神 水 华 池 说

  神水者,即木液之谓也。华池者,脐中气穴之下,两肾中间一窍。绝肖黄庭,谷气就此而生精,医家所谓精穴者是也。斯窍也,少壮之士,阳盛气融,则神水华池,不过浇灌炉鼎、洗涤脾胃,周流润泽气穴而已。元气衰微,精元枯竭者,皆藉此以为丹本。元气既衰,非元气之衰也,乃气质之气断丧已甚。邪欲之性,念念不已,先天既不得见,后天亦不足为用,嬴矹之根,殆起于此。华池之窍,乃生精而降于肾者也。气壮则精多,精多则华盛,用之如有余。气凋之士,精元槁矣。谷气所临,不过产一等欷欷之水,流归肾府耳。然我既静矣,元气本无增减,但华池无矣。大药三品,而欠其一。
  故阳生之际,未值采之时,以意斡归尾闾,自夹脊直透至泥丸。故就精穴用精,自然随气而升至午宫,遇众阳融之则精始可用。然后降至于心,就心取汞,依然下至黄庭。即落乎其中。却用一意封固,即绵绵若存以养之。二者就其中自相吞啖而丹始成。
近有浙西一派,虽少壮之士,亦用此法而结丹。但道在迩,求诸远耳。然各执其是而已。

Thần thủy Hoa trì thuyết

Thần thủy chỉ mộc dịch. Hoa trì chỉ một lỗ giữa hai thận, nằm dưới khí huyệt giữa rốn. Rời khỏi Huỳnh đình, cốc khí liền ở đây sinh ra tính, chính là nơi các thầy thuốc gọi là tinh huyệt. Khiếu này, ở thanh niên cường tráng, dương thịnh và khí thông thì thần thủy Hoa trì chẳng qua tưới cho lò vạc, tẩy rửa tì vị, lưu chảy khắp nơi thấm nhuần khí huyệt mà thôi. Ở người nguyên khí suy yếu, tinh, nguyên khôn cạn đều dựa vào đây làm gốc đan. Nguyên khí đã suy, khôngphải là nguyên khí suy yếu mà do khí của khí chất đã quá hao tổn. Tính của tà dục thì niệm niệm không ngừng, tiên thiên đã không hiện được, hậu thiên cũng không đủ dụng, gốc của sự suy kiệt và sự nguy hiểm bắt đầu từ đây. Lỗ Hoa trì sinh ra tinh và đưa xuống thận. Khí mạnh thì tinh nhiều, tinh nhiều thì hoa thịnh, dụng dư thừa. Khí sinh thì tinh và nguyên đều khô cạn. Cốc khí đến chẳng qua chỉ sinh ra một lọai nước nhờ nhờ, chảy về thần phủ. Nhưng ta đã tĩnh rồi, nguyên khí vốn không tăng hay giảm, nhưng Hoa trì không như vậy. Cho nên ba lọai đại dược sẽ thiếu mất một.
Lúc dương sinh ra, và chưa đúng lúc hái nó, dùng ý đưa nó về Vĩ lư, từ Hiệp tích thẳng lên đến Nê hòan. Ở nơi tinh huyệt dụng tinh, tự nhiên theo khí mà dâng lên đến Ngọ cung, gặp chúng dương hòa quyện vào nó, vậy tinh mới có thể dụng. Sau đó, đưa xuống tim, ở tim lấy hống, rồi theo đó đưa xuống Huỳnh đình. Đã vào trong Huỳnh đình thì dùng nhất ý đóng kín, giữ miên miên nhược tồn để dưỡng nó. Tinh và khí ở trong đó tự hỗn trộn hài hòa vào nhau và đan bắt đầu sinh ra.
Gần đây có phái Chiết Tây, dù là kẻ sĩ không cường tráng cũng dùng cách này kết đan. Nhưng đạo ở gần mà cầu quá xa, nên mỗi người tự cho mình là đúng.

采 取 图 论

  采者,求真阳于肾府,取者,取真汞于心田。可以采则采,采之必得其用。非其时而来之,则龙不降,虎不升。惟见血气奔驰,冲冲来往,迷者以为交媾矣。抑不知离坎阴中之真阳,阳中之真阴,自兀然耳。至于气脉为一念所止,则气疾人脉络之中,离坎之内,反有伤于铅汞。虽曰养气。要之于终,实所以丧元气也。失元气之在人,至静始见,是先天之气也。后天之气,时刻循环。但人汨于欲而不知详審耳。至于略定之际,心无他用,则方知其气之上下,遂错采以为先天,致返加害。所以近世之学道者,常有奇疾,盖为此也。夫人之疾病,但气脉为梗耳。气本自调,而若役之、使之,升则伤牌、胃、肺、肝、耳、目、口、鼻,降则如决水、如长堤,锐然而下趋,沛乎其不可御也。至真之物,其能存乎?
  余悯此等言丹之士,故画采取图为第一。虽直泄天机,但人有志于金丹,而反戕其性命,余救之以正理,太上好生,必不我罪。故此篇尽以刀圭、玄黄、婴儿、姹女、……诸般譬设,尽扫而退三舍,使贤者见之而参同,愚者见之泮然水释。分分朗朗,如宝鉴之察形,洞见毫发矣。
  金丹之士,先修明德,以尽人事。然后持前心论,则大药产而图形见矣。
  采取之法生于心。心者,万化纲维、枢纽,必须志之,而始觅之。忘老,妄心也,觅者,真心也。但于忘中生一觅意,即真心也。恍恍之中,始见真心。
  真心既见,就此真心生一真意,加以反光内照,庶百窍备陈,元精吐华矣,要在乎无中生有,有中生无。到这境界,并真心俱忘而弃之也。我以无而待已,则真息绵绵。真息绵绵之时,后天之气以定。后天隐则先天之气见,故阳生焉。
  阳生者,先天之气自气穴中流出,而至于肾中○,如喷泡然。盖两肾中间,有一缕透气穴,乃父母交媾之后,始生脉络也。故先天之气游之,既觉如斯,则一身百脉,尽若春生。春意融而渐长,此时先天之体始立,先天立而后天愈退藏矣,然后可以微动采取之意。
  意者,以目垂观于心,却以心放下送入阳宫。徐收而又纵,则阳起矣。(余见一阳论)○采之之意,生于心,心生于目。故老子曰,吾尝观心,得道亦至灵。夫真息既定,内光乃神光,此心乃真心。真心生意,神光烛心。故常为之说曰,目机心,心生意.意采铅。若阳生未融盛,而遽采之,则一念住,采意既萌,后天复起。故曰,了命实关于性地。
  性者,凡所有相,皆是虚妄。既无著相,则虚妄除而真理显矣。真理方明而一念生,岂非复为虚妄之相乎?故伺阳长而始采,则勃然而升。先天气盛,而后天伏不暇矣。采之升也,实有异焉。醺然而上,至于脐而稍上,徐止脐之上,则息方凝。名曰:铅。铅,金也。金生水,故汞产于心。云从龙,风从虎之理兆矣。风平而雨降,自然铅汞相投,相吞相啖。金生水,水生木,水又生火。木爱金而金恋水,乃交会之道也。夫金克木,反有爱恋之意焉,盖金木之本性耳。吾以本然之性,亦不过譬喻耳。○乃先天也。五行在何处?但不如是,则不能达其理。采取之道既明,交会之理复露。
  再有叮嘱:采取不可太缓,太缓则老而不可用,而后天之气杂矣。学人以交会图参看,则思过半矣。
  诗曰:醺醺和气酿春风,一点阳生恍惚中。无自有生无胜有,色从空里色还空。升于脐上铅情见,产自心源汞性通。定里见真真里定,坎离交会两蒙蒙。木为龙芍金为虎,坎户生男引离女。要知造化有根源,不离真火生于子。

Thái thủ đồ luận

Thái (hái) là cầu chân dương ở thận phủ, thủ (lấy) là lấy chân hống ở tâm điền. Có thể hái thì hái, hái nó ắt có được cái dụng của nó. Không đúng lúc mà hái thì rồng không giáng, hổ không thăng. Chỉ thấy khí huyết rần rật, ùn ùn kéo đến, người mê cho là cần giao cấu. Không biết ly khảm là chân dương trong âm, chân âm trong dương, tự dâng cao như vậy ư? Cho dù khí mạch dừng trong một niệm thì khí tật nằm trong mạch của con người, trong ly khảm sẽ thương tổn diên hống. Tuy nói là dưỡng lấy khí, cuối cùng thực ra làm tiêu tan nguyên khí, mất đi nguyên khí ở người. Khi chí tinh bắt đầu hiện ra, đó là khí tiên thiên. Khí hậu thiên luôn tuần hòan. Con người chìm đắm trong dục vọng và không biết suy xét tường tận. Đến lúc hơi định, tâm không có cái dụng khác thì mới biết khí ở trên ở dưới, liền hái nhầm cho là tiên thiên, đến nỗi phải gặp tai họa. Cho nên người học đạo các đời gần đây thường có những căn bệnh kỳ lạ là do vậy. Phàm, con người bệnh tật nên khí huyết trở nên tắc nghẽn. Khí vốn tự điều hòa, nhưng nếu sai khiến nó, làm cho nó lên thì tổn hai tỳ vị, phổi gan, tai mắt, mũi miệng, xuống thì như nước vỡ đê, ào ào tuôn xuống không gì cản nổi. Vậy, vật chí chân há có thể còn có sao?
Ta thương hạng kẻ sĩ này nên vẽ ra sơ đồ thái thủ (thái thủ đồ), đặt lên hàng đầu. Dù đã tiết lộ thẳng ra thiên cơ, nhưng có người có chí ở kim đan mà ngược lại tự hại tính mệnh mình, ta dùng chính lý cứu họ, thái thượng hiếu sinh tất không trách tội. Do vậy, ở sách này đã dùng tất cả những hình ảnh: đao khê, huyền hòang, anh nhi, xá nữ… để ví von, quét sạch và đẩy lùi tuyệt tích. Giúp người hiền xem nó mà tìm hiểu ra chỗ đồng nhất, người ngu xem nó thì nhận biết rõ ràng. Rành mạch sáng tỏ như soi mình trong bảo kính, thấy rõ cả từng sợi lông tóc.
Kẻ sĩ luyện đan, đầu tiên cần làm sáng đức, để đi đến cùng nhân sự. Sau đó trì giữ theo phần tâm luận phía trên, rồi đại dược sẽ sinh và đồ hình sẽ hiện.
Cách hái lấy sinh ra ở tâm. Tâm là đầu mối then chốt của vạn biến hóa, cần dồn chí vào nó mới bắt đầu tìm nó. Cái đáng quên là vọng tâm, cái đán tìm là chân tâm. Nhưng trong vọng sinh ra một ý tìm, đó là tìm kiếm chân tâm. Trong thấp thóang bắt đầu hiện ra chân tâm. Chân tâm đã hiện, có chân tâm này sẽ sinh ra một chân ý, cộng thêm phản quang nội chiếu, và mọi lỗ trên thân đều mở ra, nguyên tinh nhả hoa, điều này phải do ở chỗ vô sinh hữu, rồi từ hữu sinh vô. Đến cảnh giới này, ngay cả chân tâm cũng quên và bỏ đi. Ta dùng vô mà đối đãi với mình, thì chân tức sẽ miên miên (rất nhẹ nhàng mà không dứt). Khi chân tức miên miên, khí hậu thiên đã định. Hậu thiên đã ẩn, khí tiên thiên sẽ hiện, nên dương sinh ra.
Dương sinh thì khí tiên thiên từ trong huyệt khí tuôn ra và vào đến trong thận như bọt khí phun trào. Giữa hai thận có một đường qua khí huyệt, và sau khi cha mẹ giao cấu mới bắt đầu sinh ra kinh mạch. Khi khí tiên thiên đi đến đó, đã cảm thấy như vậy thì trăm mạch trong tòan thân đều tựa như hồi xuân. Ý xuân lan ra và dần lớn lên, lúc này thể tiên thiên bắt đầu lập. Tiên thiên đã lập thì hậu thiên thóai lui, sau đó có thể khẽ nhen lên ý hái lấy.
Ý, theo mắt quán xuống tim, rồi lại từ tim buông ra đưa xuống vào Dương cung. Từ từ thu lại rồi thả ra, dương sẽ khởi lên. (Phần còn lại xem ở Nhất dương luận). Cái ý hái sinh ở tâm, tâm sinh ở mắt. Nên Lão tử nói: “Ta thường quán tâm, đắc đạo thì tự chí linh.” Phàm chân tức đã định, nội quang chính là thần quang, tâm này chính là chân tâm. Chân tâm sinh ra ý, thần quang thắp sáng tâm. Cho nên thườn nói về nó rằng: mắt điều khiển tâm, tâm sinh ra ý, ý hái diên. Nếu dương sinh chưa thật nhiều đã vội hái nhất niệm sẽ dừng lại, ý hái đã manh nha và hậu thiên khởi lên. Nên nói, để nắm được mệnh chỗ cốt yếu nằm ở tính.
Tính – phàm những thứ có hình tướng đều là giả vọng. Đã không còn chấp vào hình tướng thì giả vọng mất đi và chân lý hiện ra. Chân lý vừa sáng thì nhất niệm sinh ra, há không phải lại trở lại tướng giả ngụy sao? Cho nên, đợi dương lớn mà bắt đầu hái thì thốt nhiên thăng lên. Khí tiên thiên thịnh và hậu thiên ẩn đi. Thái (hái) và thăng (bốc lên) thực ra có sự khác nhau. Say ngây mà dâng lên, đến rốn thì lên thêm chút nữa rồi từ từ dừng lại trên rốn thì tức (hơi thở) mới ngưng, gọi đó là “diên”. Diên là kim, kim sinh thủy, nên hống sinh ở tâm, đây là hình tượng của cái lý mây cuộn theo rồng, gió cuốn theo hổ. Gió lặng thì mưa sa, tự nhiên diên hống hòa hợp nhau, cùng quyện lẫn nhau. Kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc lại sinh hỏa. Mộc yêu kim và kim luyến thủy, đây là con đường giao hội. Kim khắc mộc nhưng lại có ý yêu thương quyến luyến lẫn nhau, bởi do bản tính của kim và mộc là vậy. Ta dùng bản tính vốn cũng chỉ là ví von thôi, là muốn nói đến tiên thiên. Chứ nếu quả vậy thì ngũ hành là thế nào? Nhưng không ví von như vậy, người học không hiểu được lý này. Cách nói này vừa làm rõ cách hái vừa lộ được lý của giao hội.
Lại dặn dò thêm: Thái thủ (hái lấy) không thể quá chậm chạp, quá chậm thì thuốc già không dùng được và lại nhiễm khí hậu thiên vào. Người học tham khảo Giao hội đồ sẽ rõ hơn.
Thơ rằng: Huân huân hòa khí nhưỡng xuân phong, nhất điểm dương sinh hỏang hốt trung. Vô tự hữu sinh vô thắng hữu, sắc tùng không lý sắc hòan không. Thăng vu tề thượng diên tình hiện, sản tự tâm nguyên hống tính thông. Định lý kiến chân chân lý định, khảm ly giao hội lưỡng mông mông. Mộc vi long ước kim vi hổ, khảm hộ sinh nam dẫn ly nữ. Yêu tri tạo hóa hữu căn nguyên, bất ly chân hỏa sinh vu tý – Hòa khí ngây ngất ấp ủ gió xuân, một chấm dương sinh trong khỏang thóang mờ. Vô sinh từ hữu mà hơn hữu, sắc tự không ra lại về không. Lên trên rốn diên tình hiện, sinh từ nguồn tâm hống tính thông. Trong định thấy chân định trong chân, khảm ly giao hội cả hai đều mơ hồ. Mộc là rồng hẹn cùng kim là hổ, nhà khảm sinh nam dẫn dụ nữ ly. Phải biết tạo hóa có nguồn gốc, không rời chỗ chân hỏa sinh vào giờ tý.


炉 鼎 图 论

  鼎之为器,非金非铁。炉之为具,非玉非石。黄庭为鼎,气穴为炉。黄庭正在气穴上,缕络相连,是为炉鼎。阴阳为炭,以烹以炼。
  夫黄庭之在身上,交会之顷,乃元气立之际。此时正开,而丹落于其中,逐固之。所谓水银实葫芦里,闭塞其口,置深水者也。水银,铅汞也。葫芦,黄庭也.深水者,水犹气也。闭塞黄庭,隐藏丹母,而置于气会之地,达者审之,得其趣也。虎啸风生,龙吟云起。蟋蟀吟秋,蜉蝣显阴。万气归鼎,而封固愈密,烹炼愈坚,此炉鼎之所以有也。
  万卷丹经要旨,图画立象,本使人得象忘言。后之学者,皆泥象寻真,各求诡论。岂知夫至道不繁,枢纽阴阳而已矣。如以天一生水云云之数而言者,此亦不过明水火之流行耳。如以四时八节而言者,此亦不过喻天地、阴阳消长耳。秘其母而言其子,故知之者鲜矣。
  用成今所以著为此书者,皆弃枝叶,而言本根。本根有而枝叶自芳。盖古人不欲言,而余言之。道中君子,宜体此意,毋以小道观焉。依此而行,神仙可立跻也。
  或问,炉鼎之体明类,炉鼎之用,亦愿闻焉。天地间百卉、草木,万类散殊。冬至之后,阳动于下。则枯水重荣,百草萌芽。蛰虫奋发,万类熙怡。造化岂有心而生万物?万物亦何心而望造化?盖一气之动,万类感而然耳。天何心哉?物何心哉?至于百卉,花开结实之际,正药物循环之时。落叶凋芳之际,正药物归根复命之时。可喻古人警药物产、降而成丹,莫有出于此者。但不可泥于无心,使其自浮自沉。亦不可泥于有心,而驱驰逐火。但绵绵若存,知其无,守其有。知其白,守其黑。静中行火候,定里结还丹。赠之以中。

Lô đỉnh đồ luận

Vạc là dụng cụ, không bằng vàng hay sắt. Lò là dụng cụ không bằng ngọc hay đá. Huỳnh đình à vạc, khí huyệt là lò. Huỳnh đình ở ngay trên khí huyệt, những làn khí nối liền nhau, đây là lò vạc. Âm dương là than để nung luyện.
Huỳnh đình ở trên thân, khỏang khắc giao hội là lúc nguyên khí lập. Đúng lúc này Huỳnh đình đang mở ra và đan rơi vào trong nó, liền đóng lại. Đây gọi à thủy ngân chứa đầy hồ lô, đóng nút hồ lô, đặt vào nơi nước sâu. Thủy ngân là diên hống, hồ lô là Huỳnh đình. Nước sâu, nước ví như khí. Đóng Huỳnh đình lại, tàng ẩn đan mẫu và đặt vào nơi khí giao hội. Bậc thông đạt ngẫm kỹ điều này sẽ thấy có cái thú vị trong đó. Hổ thét gió sinh ra, rồng gầm mây nổi lên. Dế rả rích mùa thu, con phù du xuất hiện vào buổi chiều. Vạn khí đều quay về lò vạc, phong cố càng thêm nghiêm mật, nung luyện càng thêm cứng rắn. Vì vậy mà có lò vạc.
Mọi quyển kim đan đều dùng hình ảnh, sơ đồ tượng trưng mà nên lên yếu chỉ, vốn nhằm giúp người học nắm được hình tượng thì quên lời. Người học đời sau đều nệ vào hình tượng mà tìm chân, mỗi người tìm kiếm một sự luận bàn kì dị riêng. Họ sao biết: đạo chân chính không có gì ghê gớm, chỉ xoay quanh âm dương mà thôi. Nếu nói về các số trời một sinh thủy… chẳng qua chỉ muốn làm rõ sự lưu hành của thủy hỏa. Nếu nói về bốn mùa và tám tiết khí chẳng qua chỉ ví von sự tiêu trưởng của trời đất, âm dương. Giấu mẹ mà nói con nên ít người hiểu thấu.
Ta đã dụng thành lý này nên nay viết ra sách này, bỏ hết lá cành chỉ bàn về gốc cội. Gốc cội có thì lá cành tự thơm. Nên người xưa không muốn nói thì ta nói. Quân tử học đạo nên thể nghiệm ý này, chớ suy xét thiển cận. Dựa theo đây mà làm ắt sánh ngang cùng thần tiên.
Có người hỏi, thẻ của lò vạc đã rõ, còn về dụng của chúng cũng rất mong được nghe. Giữa trời đất có trăm lòai hoa hủy, cỏ cây, vạn vật khác nhau. Sau tiết đông chí dương động bên dưới nên sông suối kho cạn lại bắt đầu róc rách, cỏ cây lại nảy mầm, côn trùng rộn rã, vạn lòai đều vui tươi hớn hở. Tạo hóa há là cố tình sinh ra vạn vật ư? Vạn vật cũng nào phải trông và tạo hóa. Chỉ là khi nhất khí động, vạn lòai cảm được mà như thế thôi. Trời nào có cố tình? Vật nào có mong chi? Còn như khi trăm cây cối nở hoa kết quả, chính là lúc thuốc tuần hòan. Khi lá rụng hương phai chính là lúc thuốc quy căn phục mệnh. Điều đó có thể ví với người xưa từng cảnh báo khi thuốc sinh, hạ xuống mà thành đan, chớ xuất ra vào lúc này. Nhưng không được nệ vào sự vô tâm, cứ để nó tự nổi tự chìm, cũng không được nệ vào hữu tâm mà dồn dập theo hỏa. Chỉ miên miên nhược tồn, biết cái vô, giữ csi hữu, biết cái trắng, giữ cái đen. Trong tĩnh vận hành hỏa hậu, trong định kết hòan đàn thì tặng phẩm nằm trong đó.

室 图 论

  神堂者,元神所居之室,鄞鄂是也。人知立鄞鄂之造化,显然彰露矣。仰不知有室而无主人,何取其为室哉?然主人虽无,
  而主人之胎,亦在乎一室之中矣。如怀孕然,十月之间,母呼亦呼,母吸亦吸,但气未足耳。气足而形完,一点灵光人于其中,则攸然而生。啼哭锵然,纯乎其人矣。此乃鄞鄂成,而神归于室之时也。神归其室,则所谓得其一,万事毕矣。
  盖交媾之后,神光垂,而烛乎玄珠矣。精华升,而产于玄珠矣。真铅则元气矣。精、气、神亦先有胚胎在其中矣。火足气充,则元精、元气、元神尽合而为一,故婴儿产矣。婴儿岂自产焉?火烁尽群阴,而胎始脱,到此方是产婴儿。
  吾尝谓古人画炼丹之图象⊙,○固鄞鄂也,此一点安,逐不知安一点于中之道。暂结终散,猛火空烧,而离坎逸矣。夫此一点产于外,而顺于后天者。一生二,二生三,三生万物。皆从此。常人为之,志士反焉。逆之而产于内,则长生久视之道存矣。
  岂非归根复命乎?命复归根之由,深根固蒂也。深根固蒂之道,自澄心、遣欲。澄心之理,屏视去听。如孔子曰:“非礼勿视,非礼勿言,非礼勿听,非礼勿动。”此便是真实道理。但德教欲行于世、用于时,故以礼为之防。
  所为安心者,喜、怒、哀、乐各等耳。忠、恕、慈、顺、恤、恭、敬、谨,则为真心。修丹之士,则以真心亦为妄心。混然返其初,而原其始。却就无妄心中,生一真心。奋天地有为,而终则至于无为也。若释氏之所谓真心,则又异焉。放下六情,了无一念。性地廓然,真元自见。一见之倾,来往自在。盖静之极,至于极之极,故见太极。则须用一言半句之间,如死一场,再生相似。然后可以造化至机,而为不生不死之根本,岂易窥其门户耶?

Thần thất đồ luận

Thần đường là nhà (thất) của nguyên thần, là ngấn ngạc (cõi ngòai). Người biết lập nên ngấn ngạc thì tạo hóa hiển nhên lộ ra. Há không biết có nhà mà không có chủ ư, sao còn lấy nó làm nhà? Nhưng chủ nhân tuy không có mà thai của chủ nhân lại nằm trong nhất thất này. Giống như lúc hòai thai, trong mười tháng, mẹ thở thì thở, mẹ hít thì hít, nhưng chưa đủ khí. Khi khí đủ hình hài được hòan thiện, một chấm linh quang nhập vào đó và thóat cái được sinh ra, khóc oe oe rất đỗi tinh khiết. Đây là lúc thành nên ngấn ngạc và thần quay về thất (nhà). Thần quay về nhà gọi là đắc nhất, vạn sự đều xong.
Sau khi giao cấu, thần quang soi xuống và thắp sáng huyền châu. Tinh hoa bay lên sinh ra huyền châu. Chân diên là nguyên khí. Tinh khí thần có trong thai trước nhất. Hỏa đủ khí đầy thì nguyên tinh, nguyên khí, nguyên thần đều hợp thành một, nên anh nhi sinh ra. Lẽ nào anh nhi tự mình ra đời? Hỏa luyện sạch quần âm thì thai bắt đầu thóat ra, đến đây mới sinh anh nhi.
Ta từng nói, sơ đồ luyện đan do cổ nhân vẽ…, (biết) củng cố ngấn ngạc nhất điểm này an, mà không biết ối an nhất điểm ở bên trong, nên dù tạm kết mà cuối cùng tan đi, hỏa mạnh chỉ đốt suông và khảm ly chạy mất. Phàm, nhất điểm này sinh ở ngoai và thuận theo hậu thiên. Một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật đều từ đây. Người thường thuận theo đó, người tu luyện thì ngược lại. Ngược thì sinh bên trong nên giữ theo đạo trường sinh cửu thị.
Vậy há không quy căn phục mệnh ư? Mệnh quay lại gốc là bởi gốc sâu rễ bền. Đạo của gốc sâu rễ bền là tự lắng tâm, xua tan dục vọng. Vái lý của lắng tâm là thôi nghe thôi nhìn. Như Khổng tử nói: “Không hợp lẽ không nhìn, không hợp lẽ không nói, không hợp lẽ không nghe, không hợp lẽ không làm.” Đây là đạo lý chân thực. Nhưng muốn thi hành đức giáo (dạy người bằng đạo đức) trên đời, muốn cho nó có tác dụng thì phải dùng lễ bảo vệ nó.
Để an được tâm thì hỉ nộ ái ố (thích giận buồn vui) đều phải xem như nhau. Giữ được trung, thứ, từ thuận, tuất (thương xót), cung, kính, cẩn, đó là chân tâm. Người luyện đan xem chân tâm cũng như vọng tâm, hỗn trộn mà trở về cái ban đầu như vốn có, thành tựu cái vô để trong vọng tâm sinh ra chân tâm. Phấn đấu theo sự hữu vi của trời đất, để cuối cùng đạt đến vô vi. Còn như cái gọi là chân tâm của nhà Phật thì khác. Buông bỏ lục tình, chấm dứt mọi niệm. Đất tính rộng mở, chân nguyen tự hiện. Ngày khỏanh khắc chân nguyên vừa hiện liền cảm có được sư tự tại Vì tĩnh lắm thì đến vô cùng tĩnh, và đạt đến thái cực. Như vậy chỉ trong khỏang chưa đầy câu nói mà như từ tử trở lại sinh. Sau đó, có thể nắm được nguyên lý tối cao của tạo hóa để làm gốc rễ cho sự bất sinh bất tử, điều ấy sao có thể dễ dàng dòm qua cửa mà trộm thấy được?
soạn giả
Tử Dương chân nhân – Trương Bá Đoan soạn, viễn sư chân nhân Vương Bang Thúc truyền thụ cho Lưu Nguyên, người Cổ Ngư, Đông Hòa Hi

THỦ KHẢM ĐIỀN LY

Hống thị Thanh Long tủy

Nội Đan, Ngoại Đan

 Ngọc Dịch Hoàn Đan

Nữ đan hiệp tập

Xá Nữ Phương Nhị Bát

Giáp Tích Quan Chỉ Huyền

Cao Đài đại thụ

Thái Cực 太极

Đạo Của Thầy Bất Ly Tam Ngũ

Thượng thước kiều,Hạ thước kiều

PHƯƠNG-CHÂM GIẢI-THOÁT

THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ

 Trở lại Mục Lục