THÁI CỰC ĐỒ
Vô Cực 无极, Thái Cực 太极
Dương động 阳动, Âm tĩnh 阴静
Kim 金, Mộc 木, Thủy 水, Hỏa 火, Thổ 土
Khôn đạo sinh Nữ 坤道生女, Càn đạo sinh Nam 乾道生男
Vạn vật hóa sinh万物生化

Vòng tròn này, Phật gia gọi là Giác, Đạo gia gọi là Kim Đơn, Nho gia gọi là Thái Cực. Gọi Vô Cực (Nguyên Thủy vô vật) mà Thái Cực (Phái Sinh vạn vật chi Bản Nguyên) nghĩa là không thể truy cứu được sự bắt đầu của nó. Khi con người sơ sinh, có một điểm Linh Quang, đó là Nguyên Nhân sinh ra hình tướng, đó là Thái Cực thuyết. Khi cha mẹ chưa sinh, thì có một khối Thái Hư. Đó là chủ trương: hình tướng ta sinh ra có nơi có chốn. Đó là thuyết Vô Cực.
Độ sư nói: Dục nhận Bản Lai chân diện mục. Vị sinh thân xứ thị Thái Hư.
Doãn Chân Nhân thuyết: Thái Cực có một Lý, tự vận hành gọi là Thời Hầu. Trời đất tuy lớn nhưng cũng không ngoài một hơi thở. Khi ngưng kết bất động thì gọi là Chân Chủng. Chân Chủng ấy tuy nhỏ như hạt thóc, nhưng tranh thắng được với trời đất, lúc an phục qui căn, tĩnh tức tra minh thì là Thời Hầu Thái Cực (Khi tĩnh), Dựng dục kết thực, giao cấu kết thai thì là Chân Chủng. Thái Cực (khi hoạt động). Nếu ta bảo tồn được hai cực đó mà không mất mát, thì sẽ trường sinh bất hóa, há đâu chỉ trọn một kiếp người mà thôi.

THÁI CỰC ĐỒ PHÁT HUY

Lớn thay là Thái Cực trong ta. Nó sinh sinh hóa hóa. Cùng đất trời chung thủy. Nếu được trường sinh, bất hoá nó sẽ siêu xuất thiên địa. Không làm hại sự sống, không chết oan uổng, sẽ sống trọn một đời. Nếu đoạn tuyệt được sinh tử, sẽ trường sinh, bất hóa. Sống trọn tuổi đời cũng khác phàm phu. Nếu trường sinh, bất hóa, có thể đồng Tiên Phật. Hai lẽ đó đều từ Thái Cực phát xuất ra nhưng tác dụng không giống nhau.
Người người đều biết rằng Thái Cực có từ trước trời đất, vạn vật, nhưng không biết rằng sau khi đã có trời đất vạn vật, thì vạn loài vẫn có đủ Thái Cực. Thái Cực có Thời Hầu, có Chân Chủng.
Khi chưa có trời đất vạn vật, thì Thái Cực ở hội Tuất, Hợi. Có hai hội này, Thái cực mới có được Nhất Nguyên Tạo Hóa (Một Nguyên là 129.600 năm, một hội là 10.800 năm).
Mỗi năm Thái Cực ở hai tháng: tháng 9 và tháng 10. Có được hai tháng ấy, Thái Cực mới có được một năm tạo hóa.
Mỗi tháng có 5 ngày Thái Cực, từ 26 tới ngày 30. Nhờ có 5 ngày này, Thái Cực mới có 1 tháng Tạo Hóa.
Mỗi ngày có hai giờ Thái Cực là giờ Tuất và giờ Hợi. Nhờ hai giờ này, Thái Cực mới có 1 ngày Tạo Hóa.
Mỗi giờ Thái Cực tại yểu yểu, minh minh hai Hầu. Nhờ hai Hầu này, Thái Cực mới có một giờ Tạo Hóa.
Ở động vật, thì Thái Cực an phúc, sinh nở vào ban đêm. Ở thực vật, thì Thái Cực quy căn, kết trái. Ở người, thì Thái Cực, yên tức, ảo minh, giao cấu, kết thai. Giao cấu đúng thời, điều dưỡng đúng phép,
sẽ không làm tổn thương Thái Cực, thì sẽ sống một đời bình thường.
Nếu đoạn tuyệt được dâm dục, vào được ảo minh, bảo toàn được Thái Cực, thì có thể trường sinh bất tử. Sống hết một đời (như phàm nhân) rồi cũng bị hủy hoại, còn thành tiên, tác Phật sẽ trường sinh bất tử, không bao giờ bị hủy hoại. Như vậy có khác với phàm phu, với cầm thú, cỏ cây không?

HỒN PHÁCH ĐỒ

Hồn là Thần của Khí. Có thanh có trọc. Mũi mồm hô hấp được là nhờ nó. Hô là Khí Dương Thân, Hấp là Khí Âm Khuất. Phách là Thần của Tinh. Có hư có thực. Tai mắt nghe, thấy được là nhờ nó. Thấy được là Dương Minh. Nghe được là Âm Linh. Dương Thần là Hồn. Âm Thần là Phách.
Hồn Phách hỗ tương làm nhà cửa cho nhau nương náu. Sống là Tinh Khí.
Chết là Hồn Phách. Quỷ Thần là cái gì công cộng của Trời Đất.

HỒN PHÁCH THUYẾT

Quỉ Vân là Hồn. Quỉ Bạch là Phách. Vân là Phong. Phong là Mộc. Bạch là Khí. Khí là Kim. Gió tán phát nên nhẹ nhàng. Khinh Thanh là Phách theo Hồn mà Thăng.
Kim là kiên cố, trọng trọc. Trọng trọc là Hồn theo Phách giáng. Cho nên thánh nhân lấy Hồn vận Phách. Chúng nhân thì lấy Phách nhiếp Hồn.
Hồn ban ngày ở nơi mắt. Phách ban đêm ở nơi Gan. Ban ngày Hồn thấy vật. Phách ở Gan nên nằm mộng. Mộng nhiều thì Phách chế Hồn. Biết nhiều thì Hồn thắng Phách.
Cho nên, nhân có Phách mới có Tinh, nhân có Tinh mới có Hồn. Nhân có Hồn mới có Thần, nhân có Thần mới có Ý, nhân có Ý mới có Phách.
Năm thành phần ấy vận hành không ngừng. Cho nên Tâm tà nguỵ của ta bị lưu chuyển mấy ức vạn năm vô cùng cực.
Mầm hạt tương sinh, không biết mấy vạn châu thiên. Trời đất tuy lớn, nhưng nếu quả mà không hạt, cũng không sinh được cây con.
Con mái và trứng tương sinh, không biết mấy vạn châu thiên. Âm Dương tuy diệu, cũng không làm được trứng mà không có trống mái.
Cho nên Thánh Nhân thấy vạn vật sinh xuất, lấy Tính mà đối với chúng chứ không lấy Tâm. Tính là Tâm khi chưa manh nha. Không Tâm thời không Ý. Vô Ý sẽ không có Phách. Không có Phách sẽ hết thụ sinh, và luân hồi sẽ mãi dứt.

HOÀ HỢP TỨ TƯỢNG ĐỒ
Kim Thuỷ hợp xứ 金水合处
Mộc Hoả vi lữ 木火为侣
Tứ giả hỗn độn 四者混沌
Liệt vi Long Hổ 列为龙虎
Thiên tam sinh Mộc. Vị cư Đông. Kỳ tượng vi Thanh Long
天三生木位居东其象为青龙
Thiên nhất sinh Thuỷ. Vị cư Bắc. Kỳ Tượng vi Huyền Vũ
天一生水位居北其象为玄武
Địa nhị sinh Hoả. Vị cư Nam. Kỳ tượng vi Chu Tước
地二生火位居南其象为朱雀
Địa tứ sinh Kim. Vị cư Tây. Kỳ tượng vi Bạch Hổ
地四生金位居西其象为白虎
Thanh Long, Huyền Vũ giáng phương bàn 青龙玄武降方蟠
Bạch Hổ, Chu Tước hạ phương viên 白虎朱雀下方援
Tứ tượng hoà hợp nhập Trung Cung 四象和合入中宫
Hoá tác nhất Linh qui Tử Phủ (Đan Điền) 化作一灵归紫府
Thanh Long, Huyền Vũ hợp hoà
Bạch Hổ, Chu Tước một nhà đoàn viên
Trung Cung hoà hợp mọi miền
Kim Đơn thấy tại Đan Điền chẳng sai.
Mắt chẳng xem thì Hồn tại Gan
Tai chẳng nghe thì Tinh tại Thận
Lưỡi bất động thì Thần tại Tâm
Mũi chẳng ngửi thì Phách tại Phế.

Bốn cơ quan đó vô lậu, thì Tinh Thuỷ, Thần Hoả, Hồn Mộc, Phách Kim đều tụ ở trong Ý Thổ, như thế gọi là Hoà hợp Tứ Tượng.Hợp nhãn quang, ngưng nhĩ vận, điều tị tức, giam thiệt khí.
Tứ Đại sẽ bất động, để Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ đều hội ở Trung Cung, gọi là toản thốc Ngũ Hành vậy.
Nên nói:
Tinh Thần Hồn Phách Ý, 精神魂魄意
Toản thốc qui Khôn vị 攒簇归坤位
Tĩnh cực kiến Thiên Tâm 静极见天心
Tự hữu Thần Minh chí 自有神明至
Tinh Thần Hồn Phách Ý
Hoà hợp tại Trung Cung,
Tĩnh cực Thiên Tâm hiện
Thần minh tự nhiên đến.

HOÀ HỢP TỨ TƯỢNG THUYẾT

Tứ Tượng là: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ.
Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.
Long Mộc sinh Hoả, đều thuộc về Tâm.
Tâm là tượng Đế chi Tiên (Tâm là gốc của ngũ hành)
Tâm là Chân Vô, Linh Diệu.
Nếu Tâm mà bất động thì Long ngâm, mây khởi,
Chu Tước xếp cánh (Nguyên Thần qui phục) và Nguyên Khí ngưng kết.
Hổ Kim sinh Thuỷ, đều thuộc về thân.
Thân này, từ muôn kiếp vốn thanh tịnh, nên là Diệu Hữu của Chân Vô.
Thân mà bất động, thì Nguyên Khí sẽ y phụ và Nguyên Tinh sẽ kết thành. Tinh ngưng, Khí tụ, thì Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả sẽ hồn dung nơi Chân Thổ. Tinh, Thần, Hồn, Phách sẽ hoà hợp tại Chân Ý.
Chân Ý là Kiền Nguyên, là Vạn vật chi thuỷ, thiên địa chi mẫu, âm duơng chi căn, thuỷ hoả chi bản, nhật nguyệt chi tông, tam tài chi nguyên, ngũ hành chi tổ.
Vạn vật nương vào đó để sinh thành, Thiên Linh nhờ đó mà thư thái. Ý mà bất động thì Nguyên Thần, Nguyên Khí tương giao, tinh khí thần tương hội, Tinh thuỷ, Thần Hoả, Hồn mộc, Phách kim (Tứ tượng) sẽ hoà hợp, Ngũ hành sẽ toản thốc nơi Đan Điền. Tất cả đều hội tụ về Trung cung và Đại Đan thành vậy.
Tử Dương chân nhân nói: Ngũ hành toàn yếu nhập Trung ương 五行全要入中央。

&&&&&
Trời khai Đạo vào thời mạt hậu,
Dụng điển mầu soi thấu quần sinh,
Dụng lằn Thiên Điển diệu linh,
Chuyển truyền Tâm Pháp Chơn Kinh vô lời.
Kinh Vô Lời Thầy Trời khải thị,
Là Chơn Truyền Huyền Bí Kỳ Ba,
Là nền Chánh Pháp Ma Ha,
Vô Vi Đại Đạo không Ta không Người.
Đó là nền Đạo Trời thâm viễn,
Các con hành sẽ hiển diệu mầu,
Là cơ Đại Đạo cao sâu,
Luyện Hồn luyện Tánh đặng vào Chơn Tâm.
Tâm Đạo vốn cao thâm khó ngộ,
Muốn tìm vào tận chỗ Tâm Mầu,
Trước tua phải khá luyện trau,
Mượn hình Nhân Thể leo cao Thang Trời.
Thang Trời nơi thân người khá rõ,
Sinh làm người phải tỏ Nguồn Chân,
Phải biết Máy Nhiệm nơi Thân,
Thân người là máy để phăn đường về.
Thân bao gồm nhiều bề nhiều lớp,
Trước trui rèn cái khớp đầu tiên,
Cho thân ích thọ diên niên,
Đủ ngày đủ tháng luyện chuyền lớp trong.
Luyện lần lần cho xong bảy lớp,
Luyện chừng nào đến khớp cuối cùng,
Pháp Thân Chơn Thể nhập cung,
Nhập nguồn Đại Điển Huyền Khung Máy Trời.
Đường tu luyện nhiều đời nhiều kiếp,
Đến giai tầng hòa hiệp Âm Dương,
Đó là giai đoạn cuối đường,
Cần đến Nhân Thể Âm Dương luyện giồi.
Lý Âm Dương đồng ngôi đồng vị,
Âm Dương bình yếu chỉ Đạo Mầu,
Âm Dương tương khắc tương giao,
Âm Dương Nhị Lý tương trao tương điều.
Cứ chuyển vận theo chiều tiến hóa,
Đến chừng nào Nhân Quả triệt tiêu.
Không còn phân cách đôi chiều,
Âm Dương hiệp nhứt vượt siêu Khôn Càn.
Càn Khôn vượt thẳng đàng lên nữa,
Ra khỏi vòng cương tỏa Nghiệp - Duyên,
Thẳng đường trực chỉ Huyền Thiên,
Nhập vào cảnh giới tuyệt huyền tuyệt linh.
Tu một kiếp Ngọc Kinh trở lại,
Gặp Đạo Thầy thì phải quyết hành,
Hành cho đến chỗ viên thành,
Có Thầy dẫn dắt chỉ rành đường đi.
Con chỉ cần khắc ghi lời dạy,
Giữ hành y một mảy chẳng rời,
Trong Tâm luôn tưởng có Trời,
Giữ dòng giao cảm thời thời chẳng ly.
Lòng dặn lòng từng li cẩn cẩn,
Quyết một lòng cần mẫn luyện trau,
Hành y pháp Đạo một màu,
Không xê không dịch lúc nào cũng tu.
Tu như vậy công phu mới đủ,
Đủ phân lường mới rũ sạch trần,
Luyện Tâm luyện Tánh luyện Thân,
Vào ra chặt giữ cân phân mọi bề.
Tu kín cất Thầy phê từng điểm,
Tu đủ đầy Thầy kiểm từng phần,
Luyện Thân luyện Khí luyện Thần,
Tâm an Thân định giải Trần đoạn Duyên.
Nhập vào cảnh Thiêng Liêng huyền nhiệm,
Công đủ đầy Thầy điểm Pháp Linh,
Thọ truyền Diệu Pháp Tâm Kinh,
Luyện cho thoát tục đăng trình về nguyên.

THỦ KHẢM ĐIỀN LY

Hống thị Thanh Long tủy

Nội Đan, Ngoại Đan

Nữ đan hiệp tập

Pháp của Tôn Bất Nhị 

Xá Nữ Phương Nhị Bát

Giáp Tích Quan Chỉ Huyền

Cao Đài đại thụ

Tối Thượng Bật Nhất Tu Tiên

 Trở lại Mục Lục