Dịch Cân Tẩy Tủy Kinh

                    

Bủu Minh Ðàn.Trang Web Phục Vụ Nhơn Sanh Miễn Phí.bất Vụ Lợi,Webmaster Trương Ngọc An   

DỊCH CÂN KINH

Nguyên bản : Vô danh thời Minh-Thanh, Trung-Quốc
Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ và Võ-sư Trần Huy-Quyền chú giải
Copyrigh by Trần Đại-Sỹ - Trần Huy Quyền
Tác giả giữ bản quyền.
Tout droits réservés.
All rights reserved.

Yên-tử cư-sĩ (YTCS)

Giáo-sư Trường y khoa Arma (Paris).

Giám-đốc Trung-Quốc sự vụ tại viện Pháp-Á
(Institut Franco-Asiatique).

Ông sinh trong một gia đình nho học. Ông ngoại là một đại khoa bảng của triều Nguyễn. Vì không có con trai, nên cụ theo tục lệ cổ Việt-Nam, nuôi cháu làm con. Cụ nuôi Trần Đại-Sỹ từ nhỏ. Thân phụ là một Thẩm phán, học tại Pháp, nhưng rất uyên thâm nho học. YTCS là con thứ ba trong gia đình sáu trai, một gái. Trên ông còn một người chị và một người anh. Hai người em nổi tiếng trong gia đình ông là Võ-sư Trần Huy Phong, và nhà văn, kiêm Võ-sư Trần Huy-Quyền.

YTCS được khai tâm học chữ Nho vào năm 5 tuổi, năm 6 tuổi gửi vào trường Pháp trong tỉnh học. Được quy y Tam-bảo học võ với ngài Nam-Hải Diệu-Quang năm 7 tuổi.

Bản-sư, ông ngoại cũng như phụ thân YTCS đều là những người rất uyên thâm về các khoa học huyền bí Đông-phương như : Tử-vi, Bói dịch, Nhâm-độn, Phong-thủy, Tử-bình... Ba vị nhìn thấy rất rõ thiên mệnh đã dành cho đệ tử, con cháu mình những gì, nên cả ba đã chuẩn bị sẵn một con đường cho cả đời YTCS. Hãy nghe YTCS tâm sự :

« Bấy giờ là thời gian 1950-1954, Nho học gần như đi vào giai đoạn chót của thời kỳ suy tàn, những vị khoa bảng cổ lác đác như sao mai. Chữ quốc ngữ được quần chúng hóa. Các tiểu thuyết chương hồi của Trung-Quốc được dịch sang tiếng Việt. Người Việt thi nhau đọc. Mà các tiểu thuyết của Trung-Quốc, viết trong chủ đạo của họ : Vua luôn là con trời sai xuống. Các quan thì luôn là những vì sao trên trời đầu thai, các nước xung quanh Trung-Quốc thì Đông là Di, Bắc là Địch, Tây là Nhung, Nam là Man. Bị ảnh hưởng của những tiểu thuyết đó, người Việt đọc rồi tin là thực, thậm chí lập tôn giáo thờ kính những nhân vật đó, tự ty mình là Nam-man ! Vì vậy sư phụ, cũng như ông cha tôi muốn mình phải có mấy bộ tiểu thuyết thuật những huân nghiệp của tổ tiên ta trong năm nghìn năm lịch sử, để người Việt mình hiểu rõ hơn. Các người biết số Tử-vi của tôi có thể thực hiện nguyện ước của các người, vì vậy các người cố công dạy tôi ».

Vì vậy YTCS phải chịu một chương trình giáo dục gia đình rất nặng nề. Ta hãy nghe ông tâm sự:

« Năm tuổi bắt đầu học Ấu-học ngũ ngôn thi. Sáu tuổi học Bắc-sử, Nam-sử. Bẩy tuổi học Tứ-thư, Ngũ-kinh. Tám tuổi đã học làm câu đối, văn sách, văn tế, chế, chiếu, biểu. Dù phải học nhiều, song nhờ được luyện Thiền-tuệ nên vẫn thu thái dễ dàng. Chín tuổi phải học thuật tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Mười tuổi học 24 bộ chính sử Trung-Quốc, Đại-Việt sử ký toàn thư, Việt-sử lược, Khâm-định Việt-sử thông giám cương mục, Đai-Nam chính biên liệt truyện, và hằng trăm thứ sách khác. Thành ra cả thời thơ ấu, tôi sống với sách vở, với Thiền, chưa từng biết chơi bi, đánh đáo. Bất cứ ai cũng đặt câu hỏi: Làm thế nào tiền nhân tôi lại có thể nhét vào đầu tôi những thứ khô khan như vậy? Sau này lớn lên vào đại học Y-khoa tôi mới biết là nhờ Thiền-tuệ ».

Năm 15 tuổi, YTCS đỗ Trung-học, rồi ông ngoại qua đời, một người trong gia đình gây ra thảm cảnh không thể tưởng tượng nổi, khiến YTCS phải rời tổ ấm. Song cơ may đưa đến, ông được nhập học một trường có truyền thống giáo dục cực kỳ chu đáo. Tuy gặp thảm họa, nhưng những gì bản sư, ông cha đã hoạch định cho cuộc đời, YTCS vẫn cương quyết theo đuổi. Sống xa gia đình, YTCS phẫn uất dồn hết tâm tư vào việc học. Mười bẩy tuổi ông đỗ Tú tài 1, mười tám tuổi đỗ Tú tài toàn phần. Vào Đại học. Năm 25 tuổi ra trường (1964.) Đã có chỗ đứng vững chắc về danh vọng, về tài chánh. Bấy giờ ông mới trở về với gia đình trong vinh quang. Mà... cái người gây ra đau khổ cho YTCS, than ôi, y trở thành một tên lêu bêu, vô học bất thuật, và cho đến bây giờ (2000), y đã đi vào tuổi 66, vẫn là một tên ma-cô, ma cạo.

Năm 1968 ông bắt đầu viết những bộ tiểu thuyết lịch sử.

Năm 1977, ông làm việc cho Ủy-ban trao đổi y học Pháp-Hoa (Commité Médical Franco-Chinois viết tắt là CMFC) với chức vụ khiêm tốn là Thông dịch viên. Nhờ vào vị thế này, ông học thêm, đỗ Tiến-sĩ y khoa Trung-Quốc, rồi lại tốt nghiệp Trung-y học viện Bắc-kinh. Dần dần ông trở thành Giảng viên, rồi Tổng thư ký, và cuối cùng là Trưởng đoàn từ 1995 cho đến nay (2000).

I. Sự nghiệp văn học

1. Dịch Cân Kinh - Thư Viện Việt Nam Ấn Quán xuất bản năm 2003

2. Giảng Huấn Tình Dục bằng Y Học Trung Quốc (Bộ 3 quyển 900 khổ lớn) Thư-viện Việt-Nam (www.thuvienvietnam.com), Cali. USA, xuất bản 2002.

Về cuộc khởi nghĩa của vua Trưng, gồm 11 quyển, 3509 trang, do Nam-Á Paris xuất bản :

3. Anh-hùng Lĩnh-Nam, 4 quyển,1318 trang, 1987 tái bản 2000.

4. Động-Đình hồ ngoại sử, 3 quyển, 886 trang, 1990, tái bản 2001.

5. Cẩm-Khê di hận, 4 quyển, 1305 trang, 1992, tái bản 2001.

Về cuộc phá Tống, bình Chiêm thời Lý, gồm 19 quyển, 6634 trang, do viện Pháp-Á Paris xuất bản. Sẽ do Thư-viện Việt-Nam (www.thuvienvietnam.com), California, Hoa-kỳ tái bản 2001:

6. Anh-hùng Tiêu-Sơn, 3 quyển, 907 trang.

7. Thuận-thiên di sử, 3 quyển, 909 trang.

8. Anh-hùng Bắc-cương, 4 quyển, 1254 trang.

9. Anh-linh thần võ tộc Việt, 4 quyển, 1334 trang. Sẽ do Thư-viện Việt-Nam (www.thuvienvietnam.com), Cali. USA, tái bản 2003.

10. Nam-Quốc sơn hà, 5 quyển, 2230 trang, 1996. (Do viện Pháp-Á Paris xuất bản, Đại-Nam Hoa-kỳ ấn hành).

Về cuộc bình Mông. Do viện Pháp-Á Paris xuất bản, Đại-Nam Hoa-kỳ ấn hành ...

11. Anh-hùng Đông-A dựng cờ bình Mông, 5 quyển, 2566 trang, 1999. Tổng cộng đã xuất bản : 12.709 trang !

Đang viết sẽ xuất bản: • Anh-hùng Đông-A gươm thiêng Hàm-Tử, 5 quyển, khoảng 2500 trang.

Về cuộc khởi nghĩa Lam-Sơn : • Anh-hùng Lam-Sơn, 5 quyển, khoảng 2500 trang.

Về cuộc khởi nghĩa Tây-Sơn : • Anh-hùng Tây-Sơn, 5 quyển, khoảng 2500 trang.

Tính chung, YTCS đã và dự định viết là : 20.209 trang.

II. Sự nghiệp y học

Nếu so sánh với sự nghiệp văn học, thì sự nghiệp y học của YTCS rất khiêm tốn.

Tốt nghiệp:

Đại-học Y-khoa Cochin Port Royal Paris (Pháp) với luận án Contribution à la bio-bibliographie de quelques Stomatologistes et dentistes français.

Đại-học Y-khoa Thượng-Hải, với luận án Trung-y dương ủy biện chứng luận trị (Điều-trị chứng bất lực sinh lý bằng y học Trung-Quốc).

Sự nghiệp y học của ông có 3 : Một là tìm lại được cây Phản-phì, hai là tìm ra phương pháp Điện-phân mỡ, ba là đào tạo được 1422 đệ tử.

1. Tìm lại được cây Phản-phì Năm 1982

YTCS cùng phái đoàn CMFC, đã tìm lại được cây Phản-phì, tưởng đã tuyệt chủng. Loại cây này thuộc họ trà, rút bỏ một vài độc chất, chế thành thuốc uống vào có khả năng giảm béo, hạ thấp Cholestérol, Triglycéride trong máu, mà không bị phó tác dụng như các loại thuốc hóa học. Sau đó cây này được gây giống, trồng, chế thành thuốc. Năm 1984 bắt đầu bán trên thị trường châu Âu. Trong chuyến đi này, phái đoàn được tăng cường một nữ Tài tử điện ảnh Hương-Cảng, và một nữ Bác sĩ thuộc Côn-minh làm Hướng dẫn viên. Để làm vui lòng hai người đẹp đi trong phái đoàn, thay vì đặt cho sản phẩm này mang tên mình, YTCS đã đặt tên là Hao Ling (Đọc theo Hán-Việt là Hảo Liên). Hảo là nữ Bác sĩ Chu Vĩnh Hảo người Vân-Nam. Liên là tên nữ Tài tử điện ảnh Hương-Cảng, đi theo phái đoàn.

2. Tìm ra phương pháp điện phân mỡ

Khởi đầu từ năm 1978, trong một dịp vô tình, YTCS cùng một số học trò, đã tìm ra phương pháp Điện-phân mỡ, mà tiếng Pháp gọi la Lypo-électrolyse. Sau đó mười năm, một trong các học trò của ông là Bác-sĩ Nguyễn Thị Dung (Hay Đặng Vũ Dung), đem ra phổ biến trên báo, nên người ta tưởng bà là tác giả. Hiện nay trên thế giới có khoảng 60.000 Bác sĩ xử dụng. Phương pháp này có thể làm mất mỡ tại bất cứ khu vực nào trên cơ thể, mà không phải dùng thuốc, hay giải phẫu.

3. Đào tạo học trò

Năm 1977, YTCS bắt đầu đào tạo học trò. Nhận thấy y học Tây-phương thường bó tay trước một số bệnh, mà y học Trung-Quốc lại có thể điều trị dễ dàng. Trong khi đó tại Pháp cũng như châu Âu, lại ít người biết đến. Bấy giờ tại Pháp có chừng  vài trường, dạy cho những Bác sĩ đã tốt nghiệp Đại học y khoa, học thêm 3 năm về khoa Châm-cứu, chương trình rất giản lược. Ông âm thầm đào tạo 9 Bác sĩ người Âu, 5 Bác sĩ người Việt, và một tu sĩ Phật-giáo về khoa Châm-cứu, Bốc-dược, Khí-công rất sâu, đúng như chương trình của Đại học y khoa Thượng-Hải. Chính đám đệ tử đầu tiên này, sau khi học xong, đều mở trường dạy học, gồm hai trường ở Pháp một trường ở Tây-Ban-Nha. Chương trình dạy tổng hợp y học Âu-Á bắt đầu. YTCS vừa dạy tại các trường này, vừa làm cố vấn cho các Giám đốc trường. Cho đến nay (2000) ông đã đào tạo được 1422 Bác sĩ, đang hành nghề khắp châu Âu. Trong đó có 136 Bác sĩ Việt-Nam.

III. Kết luận

Viện Pháp-Á mời Giáo sư Trần Đại-Sỹ giữ chức Giám-đốc Trung-Quốc sự vụ vì các lý do sau :

1. Thứ nhất, ông rất giỏi về các khoa huyền bí Á-châu : Tử-vi, Nhâm-độn, Bói dịch, Phong-thủy, Phương-thuật. Ông dùng lý thuyết khoa học để chứng minh các khoa trên không phải là những thứ bói toán dị đoan. Trong các khoa trên, ông nổi tiếng nhất về khoa Phong-thủy (Địa-lý).

2. Ông cùng CFMC dùng hệ thống ADN để chứng minh rằng lãnh thổ tộc Việt bao gồm từ sông Trường-giang xuống tới vịnh Thái-Lan. Với công cuộc nghiên cứu này, ông làm đảo ngược tất cả những nghiên cứu cổ cho rằng: Người Việt gốc từ người Trung-Hoa trốn lạnh hay trốn bạo tàn di cư xuống; mà người Trung-Quốc do người từ Đông Nam Á đi lên hợp với giống người đi từ Bắc-Á đi xuống.

3. Ông đã can đảm dành cả cuộc đời, để viết những bộ lịch sử tiểu thuyết trường giang, ca tụng huân nghiệp giữ nước của tổ tiên ông ; mà từ trước đến giờ chưa ai làm, chưa ai làm được, chưa ai có can đảm làm. Những bộ này ngoài yếu tố lịch sử, còn chứa đựng tất cả hệ thống văn hóa, tư tưởng của tộc Việt. Chúng tôi liệt tác phẩm của ông vào loại tư tưởng.

4. Ông tìm lại được cây Phản-phì, phát minh ra phương pháp Điện-phân mỡ.

Bác-sĩ Trần-Thị Phương-Châu (Gynecology) Giám-đốc Nam-Á sự vụ, viện Pháp-Á.

(Trích tập san Y-học Việt-Nam hải ngoại, số kỷ niệm 2000

ĐÔI LỜI GIỚI THIỆU
 

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một số tư liệu y-khoa tổng hợp Đông-Tây của Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ. Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ tốt nghiệp Đại-học y khoa Cochin Port Royal (Paris) và Thượng-Hải (Trung-quốc). Ông là tác giả các bộ sách dưới đây:

Lịch sử tiểu thuyết thuật cuộc khởi nghĩa của vua Trưng cùng 162 anh hùng.
Do Nam-Á Paris xuất bản, tái bản nhiều lần
Anh hùng Lĩnh-Nam, 4 tập, 1318 trang
Động-Đình hồ ngoại sử, 3 tập, 880 trang
Cẩm-Khê di hận, 4 tập, 1305 trang.

Lịch sử tiểu thuyết thuật các cuộc đánh Tống, bình Chiêm dưới triều Lý.
Do Thư viện Việt-Nam và Xuân-Thu Hoa-Kỳ ấn-hành. Viện Pháp-Á Paris (Institut Franco-Asiatique) tái bản
Anh hùng Tiêu-Sơn, 3 tập, 1120 trang
Thuận-Thiên di sử, 3 tập, 1080 trang
Anh-hùng Bắc-cương, 4 tập, 1556 trang
Anh-linh thần-võ tộc Việt,4 tập,1708 trang

Do Đại-Nam Hoa-Kỳ ấn hành. Viện Pháp-Á Paris (Institut Franco-Asiatique) tái bản 2001
Cốt tủy Tử-vi tuổi Tý, 1 tập, 362 trang
Nam-Quốc sơn-hà, 5 tập, 2230 trang (Lịch sử tiểu thuyết thuật cuộc đánh sang Tống dưới triều Lý)
Anh hùng Đông-A : Dựng cờ bình Mông, 5 tập 2566 trang (Lịch sử tiểu thuyết thuật cuộc bình Mông dưới triều Trần).

Do viện Thư-viện Việt-Nam, California, Hoa-Kỳ ấn hành, viện Pháp-Á Paris ( Institut Franco-Asiatique) xuất bản
Giảng huấn tình dục bằng y học Trung-quốc
(Sexologie Médicale chinoise) 3 tập khổ A4, 900 trang

Sẽ xuất bản
    Anh-hùng Đông-A, Gươm thiêng Hàm-Tử
    Khí công đại toàn

Những tư liệu mà chúng tôi lần lượt đưa lên gồm:

    1. Nghiên cứu tổng hợp Đông-Tây trị những bệnh nan y.
    2. Nghiên cứu về Khí-công trị liệu.
    3. Nghiên cứu về Vu-sơn học (Sexology).

Phần nghiên cứu Vu-sơn học (sexology) mang tên:

Giảng huấn tình dục bằng y học Trung-quốc Gồm 4 quyển. Ba quyển đầu do :

    Thư Viện Việt Nam,
    P.O Box 463024
    Escondido CA- 92046
    USA
    
Xuất bản 2002.

Quý độc giả muốn mua sách có thể viết thư về địa chỉ trên. Hoặc điện thoại (miễn phí) về số 001.877.277.8886
 

DƯỚI ĐÂY LÀ BÀI TỰA
 

1. Viện Pháp-Á trân trọng giới thiệu với độc giả tập sách giảng dạy về khoa tình dục, tức truyện phòng the, của Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ, bản Việt-ngữ mang tên :

Giảng huấn khoa tình dục bằng Y học Trung-quốc,

Bản Hoa-văn có tên là Trung-y Vu-sơn học. Giáo-sư Trần Đại-Sỹ đã dùng danh tự Vu-sơn, một từ đẹp trong văn chương Trung-quốc có nghĩa là Sexology. Từ này xuất hiện trong huyền sử, trước Tây-lịch.

Vu-sơn là tên núi ở phía Đông huyện Vu-sơn tỉnh Tứ-Xuyên. Vua Sở Tương-vương du hành đến núi Cao-đường, đêm nhà vua mơ thấy giao hoan với một cô gái đẹp. Nhà vua hỏi nàng là ai? Người con gái đó nói rằng:

    Thiếp là thần núi Vu-sơn,
    sớm làm mây, tối làm mưa ở Dương-đài.

Thực tế, nhà vua đã bị chứng mộng tinh. Sau giai thoại này, văn chương Trung-Quốc dùng từ mây mưa để chỉ việc trai gái giao hợp. Từ Vu-sơn để chỉ khoa tình dục học.

Đại thi hào Lý Bạch đời Đường, trong bài Thanh-bình điệu có nhắc tới:

    Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương,
    Vân vũ Vu-sơn uổng đoạn trường.
    Tá vấn Hán cung thùy đắc tự,
    Khả lân Phi-Yến ỷ tân trang.

Trần Trọng-San dịch như sau:

    Một nhánh hồng tươi móc đọng hương
    Mây mưa Vu giáp uổng sầu thương!
    Hỏi trong cung Hán ai người giống?
    Phi -Yến còn nhờ mới điểm trang.

2. Giáo-sư Trần Đại-Sỹ tốt nghiệp Đại học y khoa Cochin Port Royal, Paris. Ông đi sâu vào Trung-y từ năm 1977, là năm Pháp và Trung-quốc ký thỏa ước trao đổi văn hóa. Theo tinh thần thỏa ước đó, Ủy-ban trao đổi y học Pháp Hoa, (Commité Médical Franco-Chinois, viết tắt là CMFC) được thành lập (1). Giáo-sư Trần được bổ nhiệm làm Trưởng khoa phiên dịch. Hai năm sau, năm 1979 ông được trao chức vụ Trưởng ban tổ-chức và chương trình. Với khả năng sẵn có, thêm sự cố gắng phi thường, cùng với sức khỏe trời cho, ông giúp CMFC thành công liên tiếp ; ông được bổ nhiệm vào chức Tổng thư ký (1982). CMFC mỗi ngày một lớn, hoạt động càng rộng, uy tín lên cao. Sau 17 năm hoạt động, năm 1995, ông được bổ nhiệm làm Trưởng-đoàn cho đến nay (2000).

3. Từ năm 1980, ông bắt đầu giảng dạy về khoa Sexology tại trường ARMA và Institut Franco-Asiatique (IFA). Những bài giảng của ông sau đó được sinh viên đem sửa chữa để giảm bớt chuyên môn, và làm cho quần chúng hóa, rồi đem đăng báo Việt-ngữ, Hoa-văn, Pháp-văn và Anh-văn. Chính những bài này làm chấn động trong giới chính trị, và gây ra một số tiêu cực cho vấn đề ngoại giao của CMFC. Nguyên do, với tinh thần bất khuất của Thái-sử Giản, Đổng Hồ (2) trong văn học Trung-Quốc ; với tinh thần can đảm của Trần Bình Trọng, Nguyễn Biểu, Nguyễn Tri Phương (3) trong sử Việt-Nam. Hơn nữa ông chịu ảnh hưởng của y giới Pháp là nói thẳng. Vì vậy ông tiết lộ quá nhiều về đời sống phòng the của các nhà lãnh đạo thế giới.

Đối với các nhà lãnh đạo khối dân chủ tự do thì không có vấn đề. Ngay cả đối vơí Hoàng gia Anh, Bỉ, Đan-Mạch, Hòa-Lan, Lục-Xâm-Bảo, Monaco, là một sự thường. Duy đối với Thái-Lan, Arabe Séoudite, Jordanie, Maroc, Nhật-Bản thì là một sự phạm thượng không thể tha thứ, vì luật lệ các quốc gia này cấm không được đề cập đến đời sống tình dục của Hoàng gia. Căng hơn nữa đối với Trung-Quốc, Bắc Hàn, Việt-Nam, Cao-Miên, và hầu hết các nước Cộng-sản, theo chủ thuyết suy tôn lãnh tụ thì là những cấm kỵ tuyệt đối.

Thế nhưng Bác-sĩ Trần lại muốn tập trung lại đem xuất bản. Viện Pháp-Á chúng tôi cũng như CMFC phải hết sức thuyết phục để ông không nên phổ biến, hoặc phổ biến giới hạn những tài liệu này. Ông đồng ý, mà trong lòng ấm ức không vui cho đến nay.

Năm 1984, 9 viện bào chế lớn cùng một số công ty sản xuất máy móc, dụng cụ y khoa của châu Âu, thấy rằng Á-châu là thị trường lớn lao, cần phải được cố vấn, hướng dẫn trong việc xuất cảng. Các cơ sở này thành lập Liên-hợp các viện bào chế châu Âu (Coopérative Européenne Pharmaçeutique, viết tắt là CEP). CEP nhờ CMFC làm cố vấn. Giáo-sư Trần Đại-Sỹ được mời giữ chức Giám-đốc tiếp thị (Directeur Marketing).

4. Năm 1985, lần đầu tiên Bác sĩ Trần được mời đến Đại hội các Bác sĩ sexology để diễn giảng về một thứ rượu thuốc, có khả năng phục hồi đời sống tình dục, mang tên Phục dương đại bổ tửu hay Nhất dạ lục giao sinh thất tử . Đây là một loại dược phẩm, mà thế kỷ thứ 19, một vị Hoàng đế Việt-Nam đang bị bất lực sinh lý, sau khi uống, ông có thể giao hoan với sáu phi tần trong một đêm. Kết quả, sau đó sáu bà sinh ra 7 người con, vì có một bà sinh đôi.

Bài giảng được thính chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Kể từ đấy, hằng năm, các cuộc Đại hội sexology đều mời Bác sĩ Trần trình bầy một đề tài về Sex của vùng Á-châu Thái-bình dương.

Vì vậy viện Pháp-Á quyết định tập hợp tất cả những bài giáo sư Trần đã diễn giảng tại Hội nghiên cứu y học Á-châu (ARMA), tại viện Pháp-Á (IFA), tại các buổi Đại hội Sexology, rồi xuất bản. Tuy nhiên độc giả thấy trong bộ sách này đã bị cắt đi nhiều đoạn, để tránh phạm húy đối với Việt-Nam, Thái-Lan, Nhật-Bản, Maroc, Kuwait và Arabe Séoudite; điều mà CFMC không muốn.

Đây là những tài liệu quá chuyên môn, dành cho các Bác sĩ chuyên về khoa Sexology, nên rất phức tạp, rất chi tiết. Để quần chúng hóa, chúng tôi đã cho cắt giảm những đoạn nặng nề, để một độc giả bậc trung có thể hiểu được.

Thuật dưỡng sinh này của các nước Á-châu Thái-bình-dương, đã có từ trước Tây-lịch. Trải qua nhiều triều đại, những danh y lại nghiên cứu, bổ khuyết thêm, cho đến nay trở thành một khoa Tình-dục y học (Sexologie médicale) hữu hiệu bậc nhất để phục vụ cho 8 mục đích:

    1.- Bồi bổ sức khỏe,
    2.- Trị hiếm muộn,
    3.- Trị rối loạn tình dục (Nam bất lực, nữ lãnh cảm)
    4.- Kéo dài tuổi xuân,
    5.- Gia tăng tuổi thọ,
    6.- Tạo rung động,
    7.- Tăng cường khoái cảm,
    8.- Điều hòa đời sống lứa đôi.

Đây là bộ sách giảng dạy khoa Tình-dục (Sexology), không phải là sách kích dâm. Nếu quý độc giả muốn tìm trong bộ sách những kiểu cọ, những dâm thuật thì quý vị sẽ thất vọng.

Tất cả những bài diễn giảng nói bằng tiếng Pháp, nhưng Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ là một nhà văn, ông lại tự hào về cái nguồn gốc tộc Việt của mình, về khả năng Hoa-văn; nên khi chuyển trở lại Việt-ngữ, trở lại Hoa-ngữ, ông thêm vào ít giòng thơ văn, gọi là chút lòng riêng dành cho độc giả Việt-Nam, Trung-Quốc của ông.

5. Cái thuật trình bầy trong sách này, không có gì mới mẻ. Tại Ấn-độ, thánh Gandhi đã dùng, đem lại kết quả tốt. Đương thời Ngài được toàn dân kính yêu, vì vậy không thiếu những người trẻ hiến dâng cho ngài. Tiếp đến giai đoạn 1939-1976 Chủ tịch Mao Trạch Đông của Trung-Quốc cùng Bộ Chính-trị của ông ; Chủ tịch Kim Nhật Thành của Triều-Tiên; một Đại Hoàng-đế Á-châu và hầu hết các lãnh tụ Cộng-sản Âu-Á từng dùng. Sau khi Chủ tịch Mao Trạch Đông từ trần, thì y án Sex của ông cùng thuật này được phổ biến rộng tại các Đại học y khoa, nên hầu hết những danh nhân, nghệ sĩ, trí thức vùng Á-châu Thái-bình-dương lấy làm thuật dưỡng sinh. Một số đông các danh nhân thế giới hăm hở xử dụng. Kết quả rực rỡ.

Tại Hoa-Kỳ, sau vụ án tình của Bạch-cung (2000), người ta cũng thì thầm rằng Tổng-thống Clinton đã dùng thuật này. Ông biết xử dụng nhiều thiếu nữ trẻ làm cây thuốc. Cô Lewinsky chỉ là một trong các cây thuốc của ông mà thôi. Chúng tôi không tin như thế. Chẳng qua, người ta thấy ông quá đào hoa, nên nặn ra để công kích ông. Lạ một điều, trong khi dư luận Hoa-Kỳ kết tội ông, thì dư luận Á-châu, dư luận Pháp lại khen là ông đào hoa, biết sống, biết hưởng thụ. Chính Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ trong một bài giảng đã không ngớt ca tụng ông là người biết sống, biết hưởng thụ, và biết dùng Sex để bảo kiện.

Cũng tại Á-châu, một vị Thái-tử đã được cố vấn sử dụng thuật Vu-sơn, mà dù nay ông có hàng trăm người đẹp bên cạnh, lại đi vào tuổi trên 50, mà vẫn năng động, đầy sinh lực, nhất là trẻ trung. Trong khi Thái-tử Charles của Anh-quốc, dại dột lao đầu vào cuộc tình với một phụ nữ già là bà Camilla, trái với nguyên lý Vu-sơn; để rồi ông trở thành khô kiệt, gìa lóc cóc trước tuổi.

Hầu hết những danh nhân dùng thuật này, không phải để thỏa cái dâm (nếu có, rất ít), mà chỉ với mục đích bồi bổ sức khỏe, duy trì minh mẫn, kéo dài tuổi thọ. Đây là y học, phục vụ đời sống, chứ không phải là tập sách nói về cái dâm.

6. Tháng 6 năm 1999, trong Đại hội sexologie tại Genève, Bác-sĩ Trần Đại-Sỹ trình bầy đề tài :

Thái âm bổ dương

Bài này gây một tiếng vang rộng lớn, vì những phương pháp mà ông trình bầy, cho ta thấy nhiều điều sex của Âu-Á giống nhau. Nhưng, những phương pháp đó, sexology Âu-Mỹ chỉ tạo khoái cảm mà không giải thích được bằng y khoa. Trong khi bằng biện chứng Trung-y, ông lại giải thích rất khoa học.

Với mục đích giáo dục quần chúng, chúng tôi đã tước bỏ hầu hết những phần quá chuyên môn. Tuy vậy, toàn thể bộ sách, luôn có những đoạn dành cho những Bác sĩ đã thâm cứu Trung-y, nên nhiều chỗ khó hiểu, độc giả hãy lướt qua, chẳng nên bận tâm.

Viện Pháp-Á (IFA)    

 

Chú giải:

(1). Tổ chức lúc đầu của Ủy-ban như sau :

    1 Trưởng đoàn.
    2 Phó Trưởng đoàn :
        - Một phụ trách trao, tức giảng dạy tại Trung-quốc.
        - Một phụ trách đổi, tức tổ chức sang Trung-quốc học.
    1 Tổng thư ký.
    6 Trưởng ngành (Dược, Giải-phẫu chỉnh hình, Giải phẫu thẩm mỹ, Sản-khoa, Tim-mạch, Nhi-khoa).
    1 Trưởng khoa dịch thuật. Còn các Giáo sư thì tùy nghi mời.

(2). Thái-sử Giản, Đổng Hồ, là hai quan phụ trách chép sử, được văn nhân Trung-Quốc coi là mẫu tượng của kẻ sĩ cầm bút. Tể-tướng nước Tề là Thôi Trữ giết vua, rồi tới Quốc-sử quán xem quan Thái-sử chép ra sao. Ông cầm thẻ tre lên, thấy chép :

« Năm...tháng...ngày..., Thôi Trữ giết vua ở... ».

Thôi Trữ bắt Thái-sử Giản sửa lại, bằng không sẽ giết. Thái-sử Giản cương quyết không chịu sửa. Thôi Trữ giết ông, rồi cử em ông thay thế, với lời dọa : Phải chép lại, bằng không sẽ giết. Mấy hôm sau Thôi Trữ lại tới Quốc-sử quán, cầm thẻ tre lên xem, thì vẫn như cũ. Ông ta rút kiếm giết người em, cử người em thứ ba lên thay, với lời đe dọa :

« Phải chép lại, bằng không hãy nhìn gương hai anh ».

Ít lâu sau ông tới Quốc-sử quán, cầm thẻ tre lên xem, thì vẫn không đổi. Ông ta chưa biết giải quyết sao, thì có một người phi ngựa như bay đến, con ngựa mệt quá chết tại chỗ. Người này nói trong hơi thở :

« Xin lỗi Tể-tướng, tôi từ mấy trăm dậm vội tới đây ngay, để chép sự việc ngài giết vua, vì sợ ba anh em họ Giản chết rồi, không ai chép cái sự kiện này ».

Đổng Hồ, ông là quan Thái-sử nước Tấn. Quan Tướng-quốc Triệu Thuẫn giết vua là Tấn Linh-công. Triệu Thuẫn tới Quốc-sử quán xem thẻ tre, thấy chép :

« Ngày...tháng...năm... Triệu Thuẫn giết vua ».

Triệu Thuẫn cãi :

« Khi vua bị giết thì tôi đang bôn tẩu. Sự việc này không liên quan gì tới tôi ».

Đổng Hồ trình bầy :

« Ngài là Tể-tướng, khi vua bị giết, thì ngài chưa ra khỏi nước. Lúc vua bị giết trở về cầm quyền, ngài không trừng phạt thủ phạm, lại còn thăng chức tước cho nó. Như vậy rõ ràng ngài giết vua ».

Triệu Thuẫn xử tử bọn giết Linh-công rồi tới Quốc-sử quán xem Đổng Hồ chép ra sao, thì vẫn như cũ.

Triệu Thuẫn hỏi :

« Ta đã giết thủ phạm giết vua rồi, sao người còn chép như cũ ? »

Đổng Hồ trả lời :

« Trước thì ngài không giết thủ phạm, phải chờ đến khi ngài coi thẻ tre, rồi mới truy tầm giết chúng. Như vậy rõ ràng giết vua là do ngài. Việc của ngài, ngài cứ làm ; việc chép sử, tôi cứ sự thực mà chép ».

Triệu Thuẫn quẳng thẻ tre xuống đất.

(3). Trần Bình Trọng là một anh hùng kháng Mông-cổ của Việt-Nam, khi bị bắt, chủ soái Mông-cổ dụ rằng nếu ông chịu hàng, sẽ cho phong tước vương. Ông khẳng khái :

« Ta thà làm Quỷ nước Nam còn hơn làm Vua đất Bắc ».

Ông bị giết, được truy phong Bảo-nghĩa vương. Hiện tại xã Mạn-Trù, huyện Đông-An, phủ Khoái-Châu, tỉnh Hưng-Yên còn đền thờ ông.

Tài liệu:

    ĐVSKTT, Bản-kỷ 5,
    Nam-thiên Trung-nghĩa lục.
    Thoái Hiên vịnh sử.

Nguyễn Biểu là tướng kháng Minh, dành độc lập. Tuân chỉ vua Trần Trùng Quang, đi sứ, Trương Phụ luộc đầu lâu người mời ông ăn, để xem ông hành xử ra sao. Ông thản nhiên ăn, còn làm thơ tỏ khí phách. Trương Phụ sai trói ông dưới gầm cầu, cho nước dâng cao dần, đến chết. Hiện có hai nơi thờ ông. Một là tại chùa An-Quốc, trên núi Hùng-Sơn, xã Nghĩa-Liệt, huyện Hưng-Nguyên tỉnh Nghệ-An. Một tại đền Nga-Sơn, núi Tuyên-Nghĩa, xã Phù-Điền, huyện Hưng-Nguyên, tỉnh Nghệ-An.

Tài liệu:

    ĐVSKTT, Bản kỷ 9.
    Thoát Hiên vịnh sử.
    Hoàng Việt địa dư chí,
    ĐNNTC,
    Địa dư chí,
    Việt-môn sử ký,
    Việt-dư kỳ thắng,
    Nghệ-An,
    Hà-tĩnh sơn thủy lục,
    Nghệ-an thi tập.

Nguyễn Tri Phương là Tổng-đốc Hà-Nội, triều Nguyễn. Năm 1862, Đại-tá Hải quân Pháp là Francis Garnier đánh Hà-Nội, ông bị thương, bị bắt. Ông cương quyết không chịu cho băng bó, từ khước ăn uống, khẳng khái tuẫn quốc.


MỤC LỤC

Phần thứ nhất: Dẫn nhập

  1. Nguồn gốc
  2. Nội dung

Phần thứ nhì: Chuẩn bị

  1. Điều kiện để luyện
  2. Trường hợp không nên luyện Dịch Cân Kinh
  3. Tư thức dự bị lúc mới luyện
  4. Hiệu năng
  5. Chủ trị
  6. Thu công

Phần thứ ba: 12 thức Dịch Cân kinh

Phần thứ tư: Tổng kết

Phụ lục: Tài liệu Dịch Cân kinh ngụy tạo.


 

Thưa Quý Đồng-nghiệp,

Hôm nay chúng ta họp nhau đây, để thảo luận một đề tài vừa có tính chất Y-học, vừa có tính chất Võ-học, Thể-thao rất cổ của Trung-Quốc. Tại các Đại-học Y-khoa Á-châu Thái-bình dương, việc đưa vấn đề như thế này vào giảng dạy, là một sự bình thường từ đầu thế kỷ thứ 20. Nhưng tại châu Âu chúng ta thì thực là hiếm hoi. Hơn nữa đề tài, mà chúng ta bàn luận đây, sẽ gây ra rất nhiều tranh luận. Đó là:

DỊCH CÂN KINH

Dịch Cân kinh là tiếng gọi tắt của Dịch Cân Tẩy Tủy Kinh. Bộ sách này đầy những huyền thoại, đầy những ngụy tạo, đầy những mơ hồ, đã làm hại biết bao nhiêu người tin vào các bản ngụy tạo, rồi luyện tập, gây ra phản ứng nguy hại cho cơ thể, dĩ chí chết người.

Vì vậy sau buổi hội thảo hôm nay, tôi xin Quý-vị hãy vì Y-đạo, chịu khó giảng dạy cho người xung quanh, cho thân chủ, để sự thực được soi sáng.

Thưa Quý-vị,

Tôi là người Pháp gốc Việt, sống ở Pháp nhiều hơn ở Việt-Nam. Tuy nhiên lúc nào tôi cũng tưởng nhớ đến cố quốc xa xôi vạn dặm. Tôi hy vọng bản tiếng Việt của tôi, sẽ được chuyển về Việt-Nam như một bông hồng dâng cho bà mẹ hiền tóc mầu sương đang ngồi trông tin con.

Phần thứ nhất: Dẫn nhập

1. NGUỒN GỐC

Trong hằng trăm nghìn ngôi chùa Phật-giáo trên thế giới, không một ngôi chùa nào được tiểu thuyết hóa, huyền thoại hóa và thần thánh hóa bằng chùa Thiếu-Lâm bên Trung-Quốc (1). Và cũng trong hằng triệu vị tăng, không vị nào được viết, được nói, được tôn sùng bằng ngài Bồ-đề Đạt-ma. Bỏ ra ngoài vấn đề tôn giáo, quả thực Ngài là một trong những người đã đem Thiền-công vào Trung-Quốc, và làm cho quảng bá.

Ghi chú:

Trung-Quốc có 3 ngôi chùa đều mang tên Thiếu-Lâm.
  1. Hà-Nam đăng phong Tung-Sơn Trung-Châu Thiếu-Lâm tự,
  2. Hà Bắc Bàn-Sơn Thiếu-Lâm tự,
  3. Phúc-Kiến Tuyền-Châu Nam Thiếu-Lâm tự,

Một trong những sự kiện người ta từ thần thánh hóa ngài, rồi đi đến ngụy tạo ra những bộ Thiền-công, Khí-công và gán cho ngài là tác giả. Trong đó có bộ Dịch Cân Tẩy Tủy Kinh. Bài tựa bộ Thiếu-Lâm tự tư liệu của Vưu Cốc, Diêu Nguyên, do Văn-Hiến xuất bản xã Bắc-Kinh, xb. tháng 10-1984, phần tựa, trang 2 viết:

"Từ trước đến nay, mật bản Dịch Cân kinh nói là nội công Thiếu-Lâm, rồi được lưu truyền trên trăm năm đến giờ. Căn cứ vào sự kết thành của nội dung bộ sách cũng như cú pháp thì không thể nào tin được. Bộ này chỉ có thể được viết vào thời Thanh Khang-Hy (1662-1723), Ung-Chính (1723-1736) là quá. Trong thời vua Quang-Tự (1875-1909), chính Phúc-Sơn Vương Tổ Nguyên cũng đã viết: Xét đến Tung-Sơn Thiếu-Lâm tự, người ta mạo ra tập Nội-công đồ, phổ biến rất rộng".

Thực sự Dịch Cân kinh là bộ sách Khí-công do các Đạo-gia Trung-Quốc soạn ra vào cuối đời Minh hay đầu đời Thanh, tương đương với bên Đại Việt vào cuối đời Lê sang đời Nguyễn. Lúc mới xuất hiện Dịch Cân kinh chỉ là một trong hằng trăm bộ sách Khí-công, không quá siêu việt. Bộ sách này trước năm 1950 chẳng nổi tiếng cho lắm. Nhưng từ khi nhà văn Kim Dung, tiểu thuyết hóa đi trong Thiên-long Bát-bộ, thì bộ kinh này trở thành thánh kinh. Nổi tiếng đến độ đã có người bị ngã gẫy chân, thay vì đi tìm thầy điều trị, lại nằm ỳ ở nhà luyện, chút nữa phải cưa chân. Tác giả Dịch Cân kinh không biết là ai.

Dịch Cân kinh ra đời khoảng 1662-1736, thế nhưng Kim-Dung lại cho nhân vật tiểu thuyết Mộ Dung Bác, Du Thản Chi, Cưu Ma Trí luyện vào đời Bắc Tống (960-1127). Có lẽ Kim Dung cho rằng mình viết tiểu thuyết, nên không cần sự chính xác, rồi ông cũng và gán cho tác giả là ngài Bồ-đề Đạt-ma của chùa Thiếu-Lâm. Thành ra từ thập niên 60 thế kỷ thứ 20, người Việt không hề thấy bộ sách này, rồi cho rằng đó là bộ sách trong huyền thoại, không có thực.

Một số người thất học, trong đó có vài võ sư, vài thầy lang Việt-Nam, chưa hề thấy bản Dịch Cân kinh trên, họ bịa ra nhiều bản Dịch Cân kinh, rồi đem phổ biến. Tất nhiên quần chúng tin ngay. Trong thời gian 1960-1975 ở miền Nam Việt-Nam, ngay khi ra ngoại quốc (1975-2001) lưu truyền một phương pháp luyện Dịch Cân kinh, bằng tiếng Việt, chỉ có một thức duy nhất là đứng thẳng buông lỏng rồi vẫy tay như chim non tập bay. Đính kèm còn chép thêm rằng nhiều người tập, đã chữa khỏi ung-thư gan, lao, thận, Parkinson, huyết áp cao, và hàng chục thứ bệnh nan y. Cho rằng đây là một ấn bản khác của Dịch Cân kinh, tôi đã bỏ công tra trong các thư viện của những Đại-học Y-khoa Thượng-Hải, Giang-Tô, Hồ-Nam, Phúc-Kiến, dĩ chí đến các gia, các phái võ thuộc các hệ Thiếu-Lâm ở Hương-Cảng, Đài-Loan, nhưng cũng không thấy. Vì vậy tôi đặt tên bản này là Dịch Cân Kinh Việt-Nam (DCKVN), vì được sáng tác vào thời kỳ 1960-1975.

Gần đây một vài tờ báo Việt-ngữ bên Hoa-Kỳ lại lưu truyền một bản Dịch Cân kinh nữa, hơi giống bản DCKVN, hơn nữa còn đăng lời xác nhận giá trị của Bác-sĩ Lê Quốc Khánh (sinh 1932), người từng học ở Đại-học Quân-y, từng làm việc chung với các Bác sĩ Pháp, Mỹ, Phi-Luật-Tân, và cộng tác với Bác-sĩ Đinh Văn Tùng trong công cuộc nghiên cứu trị ung thư bằng Phẫu-thuật (1936-1965), nghĩa là ông Khánh mới 3 tuổi đã thành Bác sĩ. (Tài liệu đính kèm). Tôi không phủ nhận tập tài liệu này, tôi hứa sẽ nghiên cứu kỹ rồi xác nhận sau.

Từ năm 1974, một số Đại-học Y-khoa Trung-Quốc dùng Dịch Cân kinh làm khóa bản giảng dạy cho các thầy Tẩm-quất (Kinésithérapeutre) và Bác-sĩ Thể-thao để luyện lực phục hồi sau khi trị bệnh bị tiêu hao chân khí. Tài liệu còn dùng trị bệnh kết hợp Tây-y, Trung-dược, Châm-cứu:

- Lão khoa (Geratology)
  - Thần kinh, (Psychiatrics)
  - Não khoa, (Neurology)
  - Niệu khoa (Urology)
  - Phong thấp (Rhumatology)
  - Phế khoa (Pneumology)
  - v.v...

Đến Đại hội Y-khoa toàn quốc năm 1985 tại Trung-Quốc, các trường Đại-học Y-khoa trao đổi kinh nghiệm, đã chú giải, phân tích, tước bỏ phần có hại, hoặc không có kết quả đi. Từ đấy Dịch Cân kinh được giảng dạy chung với một số bộ Khí-công khác, theo thứ tự là:

  1. Dịch Cân kinh,
  2. Tráng yêu bát đoạn công, (8 thức luyện cho lưng khỏe).
  3. Ngũ cầm công, (năm thức luyện nhái theo 5 loại thú).
  4. Bát đoạn cẩm, (8 thức Khí-công đẹp như gấm).
  5. 24 thức luyện công của Trần Hy-Di.
  6. Nội đơn thuật (căn cứ vào Kinh Dịch, Đạo Đức kinh).
  7. Thất diệu pháp môn (bẩy phép luyện công tuyệt diệu).

Sở dĩ Dịch Cân kinh được đưa lên hàng đầu vì những lý do sau:

  - Dễ luyện,
  - Luyện mau kết quả,
  - Khi luyện dù trẻ con, dù người già, dù ngộ tính kém cũng thu được kết quả.
  - Dù luyện sai, chỉ thu kết quả ít, chứ không sợ nguy hiểm.

Tuy vậy nếu bàn về kết qủa luyện thần, luyện thể thì Dịch Cân kinh thua xa 24 thức luyện của Trần Hy Di. Vì luyện Thiền-công, Khí-công từ nhỏ, nên trong thời gian học tại Đại-học Y-khoa Thượng-hải, tôi theo dõi những buổi giảng Khí-công rất kỹ. Sau khi rời Thượng-Hải, trở về Paris, tôi luyện Dịch Cân kinh liên tiếp 5 năm. Rồi giảng dạy. Trong lúc giảng, tôi đã gặp những khúc mắc khó khăn về sư phạm, không phân giải được, đành chịu, không biết bàn với ai. Phải chờ đến 1987, tôi sang Úc, ở tại nhà bào đệ là Trần Huy Quyền vấn đề mới được soi sáng.

Trong gia đình sáu anh em tôi, thì Quyền là người thông minh nhất. Bất cứ vấn đề gì rắc rối, bí hiểm đến đâu, Quyền chỉ suy nghĩ khoảng nửa giờ là kiến giải sáng suốt. Tôi là thầy thuốc thiếu kinh nghiệm dạy võ thuật, lại nữa tôi chỉ dạy Khí-công cho những sinh viên đã tốt nghiệp Đại-học Y-khoa, nên không có cái nhìn tổng quát. Còn Quyền thì dạy đệ tử nhỏ nhất là 6 tuổi, lớn nhất có khi tới 80, lại có đủ trình độ kiến thức. Vì vậy Quyền nhiều kinh nghiệm sư phạm hơn tôi. Tôi đem Dịch Cân kinh ra bàn với Quyền. Vì Quyền đã học võ từ năm 11 tuổi, dạy võ 22 năm (năm đó Quyền 42 tuổi), rất nhiều kinh nghiệm. Trong một tháng, anh em đã trao đổi, bao nhiêu khúc mắc đều giải được hết. Năm sau (1988) tôi trở lại Úc, chúng tôi ra soạn thành tài liệu.

Nay nhân Đại hội Y-khoa Châu-Âu của ARMA, do yêu cầu của anh em, một lần nữa tôi sửa đổi, thêm kinh nghiệm, đem ra giảng dạy. Tôi tin rằng anh chị em sẽ hội lĩnh được hết. Trước là luyện cho thể kiện, tâm an, thần tĩnh. Sau là dạy cho thân chủ, giúp họ trị bệnh.

2. NỘI DUNG

Bản Dịch Cân kinh mà các Đại-học Y-khoa Trung-Quốc dùng là cổ bản từ cuối đời Minh, đầu đời Thanh, lưu truyền tới nay. Nội dung Dịch Cân kinh chia ra làm 12 thức. Mỗi thức gồm nhiều câu Khẩu-quyết, theo thể văn vần để dễ nhớ. Tôi không phiên âm, cũng như dịch nguyên văn, vì tối vô ích. Tôi chỉ giảng nghĩa, phân tích các câu quyết đó rất chi tiết. Tuy nhiên sau mỗi thức tôi cũng chép nguyên bản bằng chữ Hán, cũng như hình vẽ trong cổ bản để độc giả tham chước. Về tên mỗi thức, tôi không theo cổ bản mà theo bản của các Đại-học Y khoa Trung-Quốc.

Cũng như tất cả thư tịch Trung-Quốc, trải qua một thời gian dài, các câu Khẩu-quyết này bị nạn tam sao thất bản. Khi san định, phân tích để đem làm tài liệu, ban tu thư các Đại-học đã vứt bớt đi hầu hết các bản, chỉ nghiên cứu 27 bản mà thôi. Phần tôi trình bầy đây là theo bản của Đại-học Y-khoa Thượng-Hải và tham chước bản của các Đại-học Thành-Đô, Giang-Tô, Bắc-Kinh, Vân-Nam.

Mỗi thức gồm có:

    - Động tác và tư thế, để chỉ thế đứng khởi đầu, rồi các động tác biến hóa, thở hít.
    - Hiệu năng (actions), để chỉ tổng quát của kết quả đạt được nếu luyện đúng.
    - Chủ trị (Indications). Tôi dùng chữ Chủ-trị sát nghĩa hơn là chữ Chỉ-định.
    - Vị trí, huyệt vị. Mỗi khi định vị trí trên cơ thể, tôi diễn tả rất chi tiết, để đọc giả có thể luyện một mình. Tuy nhiên tôi lại mở ngoặc định rõ chỗ ấy thuộc kinh nào, huyệt nào, để các vị Bác-sĩ, Châm-cứu gia, Võ-sư, dễ nhận hơn. Độc giả chẳng nên thắc mắc làm gì.

Phần thứ nhì: Chuẩn bị

1. ĐIỀU KIỆN ĐỂ LUYỆN

  - Từ sáu tuổi trở lên.
  - Chỗ luyện phải thoáng khí, không bị nhiễu loạn vì tiếng động, không nóng hay lạnh quá (20 đến 30 độ C).
  - Ăn vừa đủ no, không đói quá, không no quá, không say rượu.
  - Y phục rộng.
  - Giải khai đại tiểu tiện trước khi luyện.
  - Luyện từng thức theo thứ tự.
  - Không nhất thiết phải luyện đủ 12 thức một lúc.
  - Khi mới luyện, luyện từng thức một. Tỷ dụ hôm nay luyện thức thứ nhất. Ngày mai ôn lại thức thứ nhất, rồi luyện sang
    thức thứ nhì. Ngày thứ ba ôn lại hai thức đầu rồi luyện thức thứ ba.
  - Mỗi ngày luyện một hay hai lần.
  - Trong toàn bộ tôi dùng chữ :
  - Thổ nạp để chỉ thở hít hay hô hấp.
  - Thổ (hô) để chỉ thở ra.
   
Còn gọi là thổ cố nạp tân (thở khí cũ ra, nạp khí mới vào).
  - Nạp (hấp) để chỉ hít vào. Thổ nạp dài ngắn tùy ý, không bắt buộc.
  - Dẫn khí, tức dùng ý dẫn khí, hay tưởng tượng dẫn khí theo hướng nhất định.

2. TRƯỜNG HỢP KHÔNG NÊN LUYỆN

  - Đang bị cảm, cúm, sốt.
  - Bị thương các vết thương chưa đóng sẹo.
  - Phụ nữ có thai từ 3 tháng trở đi (Phụ nữ đang cho con bú luyện rất tốt).
  - Ăn no quá hay đói quá.
  - Sau khi làm việc quá mệt.

3. TƯ THÚC DỰ BỊ LÚC MỚI LUYỆN

    Đứng: thân ngay thẳng tự nhiên.

  - Hai chân mở vừa tầm, rộng bằng hai vai,
  - Gối, bàn chân tự nhiên, thẳng,
  - Hai vai, tay buông thõng, hai bàn tay khép nhẹ,
  - Mắt nhìn thẳng phía trước, không lưu ý vào hình, cảnh,
  - Tiến hành toàn thân buông lỏng: Mắt đầu, cần cổ, hai vai, hai tay, ngực, lưng, bụng, đùi, chân...
    Buông lỏng hay còn gọi là phóng túng, nghĩa là thả cho cơ thể tự do, không cố gắng, không chú ý, không suy nghĩ.
  - Ý niệm: thần tĩnh, không suy nghĩ, không chú ý đến âm thanh, mầu sắc, nóng lạnh.
  - Hơi thở bình thường. Đây là tư thức căn bản, lấy làm gốc khởi đầu cho nhiều thức. Tất cả các thức Dịch Cân kinh đều
    là Lập thức (thức đứng). Không có Ngọa thức (thức nằm) và Tọa thức (thức ngồi).

4. HIỆU NĂNG

  - Điều thông khí huyết,
  - Tăng vệ khí,
  - Ích tủy thiêm tinh,
  - Kiên cân, ích cốt.
  - Gia tăng chân-nguyên khí,
  - Minh tâm, định thần,
  - Giữ tuổi trẻ lâu dài.
  - Gia tăng nội lực.

5. CHỦ TRỊ

  - Có thể trị độc lập, hay phụ trợ cho việc trị bệnh bằng bất cứ khoa nào: Tây-y, Châm-cứu, Trung-dược v.v.
  - Phục hồi sức khỏe sau khi trị bệnh:
            Trị tất cả các bệnh khí: khí hư, bế khí, khí hãm.
            Trị tất cả các bệnh về huyết: huyết hư, bần huyết.
            Trị tất cả các chứng phong thấp.
            Trị tất cả các bệnh về thần kinh.
            Trị tất cả các bệnh tâm, phế.

6. THU CÔNG

Kính thưa Quý-vị

Kinh nghiệm giảng huấn Khí-công mà chúng tôi thu được :

  - Dù tuổi trẻ, dù cao niên,
  - Dù tư chất cực thông minh hay bình thường,
  - Dù người mới tự luyện,
  - Dù những vị Bác-sĩ thâm cứu Trung-y, dù các vị lương y,
  - Dù các võ sư, hay huấn luyện viên võ thuật.

Sau khi tập ngoại công, luyện nội công, luyện khí công xong, thì chân khí nảy sinh. Chân khí nảy sinh, cần quy liễm lại, thì mới không bị chạy hỗn loạn. Vì vậy Quý-vị cần hướng dẫn cho thân chủ thu công. Đây là kinh nghiệm đặc biệt của chúng tôi, sau nhiều năm giảng dạy y học, võ học, thiền công và khí công. Phương pháp thu công, chúng tôi chép vào cuối tập tài liệu này.

Phần thứ ba: 12 Thức Dịch Cân kinh

Thức thứ nhất:
Cung thủ đương hung (Chắp tay ngang ngực).
 

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Tý tiền bình cử (hai tay đưa ngang về trước), hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay từ từ úp vào nhau, rồi đưa lên tới vị trí ngang ngực. (H1).

1.2. Cung thủ hoàn bao (vòng tay khép lại): cùi chỏ từ từ co lại, cho đến khi hai cánh tay ép nhẹ vào thân. Hai bàn tay hướng thượng. Hai vai hạ xuống, xả khí trong lồng ngực. Xương sống buông lỏng. Khí trầm đơn điền. Lưỡi đưa sẽ chạm lên nóc vọng (palais). Giữ tư thức từ 10 phút đến một giờ, mắt như nhìn vào cõi hư vô, hoặc nhìn vào một vật thể thức xa. Cứ như vậy trong khoảng một thời gian nhất định, tâm trung cảm thấy thông sướng. Đó là cách thượng hư hạ thực.(H2).

2. HIỆU NĂNG

     Trừ ưu, giải phiền,
     Giao thông tâm thận.

3. CHỦ TRỊ

     Mất trí nhớ, tim đập thất thường.
     Dễ cáu giận,
     Nóng nảy, thiếu kiên nhẫn,
     Trong lòng lo sợ vô cớ,
     Thận chủ thủy, tâm chủ hỏa. Khi tâm thận bất giao, tức thủy không chế được hỏa, sẽ sinh mất ngủ, mất trí nhớ. Thức
     này có thể điều hòa tâm thận.

4. NGUYÊN BẢN

 Phần thứ ba: 12 Thức Dịch Cân kinh

Thức thứ nhì:
Lưỡng kiên hoành đản (Hai vai đánh ngang).
 

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Án chưởng hành khí ( án tay, khí lưu thông), tiếp theo thức thứ nhất, hai bàn tay từ hợp rời nhau, úp xuống tới bụng, rồi đưa ra sau lưng (H3), đồng thời ý-khí theo bàn tay trầm đơn điền.

1.2. Lưỡng tý hoành đản ( hai tay ngang vai), hai tay từ từ đưa lên ngang vai, hai bàn tay hướng lên trời, mắt khép lại, dùng ý dẫn khí phân ra hai vai, bàn tay. Mắt từ từ mở ra. Lưỡi từ nóc vọng hạ xuống. Ý khí trên đầu, hông, đùi buông lỏng. Giữ tư thức càng lâu càng tốt.(H4)

2. HIỆU NĂNG

     Tráng yêu, kiên thận (làm cho lưng mạnh lên, giữ thận chắc chắn.)
     Xả hung lý khí ( làm cho lồng ngực mở ra, giữ khí điều hòa).

3. CHỦ TRỊ

     Trị chứng yếu thắt lưng,
     Bảo vệ thận,
     Trị chứng uất kết lồng ngực (thần kinh),
     Giữ toàn thể xương sống khi bị yếu (sau khi bệnh, tuổi già).

4. NGUYÊN BẢN

 

2. HIỆU NĂNG

     Ích tủy kiên thận,

3. CHỦ TRỊ


     Trị đau ngang lưng,
     Đau phía sau vai,
     Trị tất cả các bệnh phiền táo, cáu giận.
     Nữ kinh nguyệt thất thường,
     Nam khó khăn sinh lý,
     Hay quên.
     Trẻ con chậm lớn,
     Thần kinh suy nhược.

4. NGUYÊN BẢN

12 Thức Dịch Cân kinh

Thức thứ tư:
Trích tinh hoán đẩu (Với sao, đổi vị).
 

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Chỉ thủ kích thiên (bàn tay chỉ trời) : tiếp theo thức trên, chưởng phải di chuyển tới vị trí ngang lưng, úp bàn tay vào sống ngang lưng (huyệt Lao-cung áp vào huyệt Mệnh-môn). Đồng thời tay trái đưa lên cao, chưởng mở rộng hướng sang phải . Lưỡi từ từ nâng cao. Mắt nhìn vào tay. (H8). Thức này phải buông lỏng cần cổ, dẫn khí từ não (huyệt Bách-hội) theo xương sống (Đốc-mạch tới huyệt Mệnh-môn).

1.2. Phủ chưởng quán khí (úp chưởng thu khí) : tiếp thức trên, chưởng trái hơi hạ xuống, đầu cổ ngay. Đỉnh lưỡi từ từ hạ xuống. Hai mắt nhìn thẳng, hơi khép lại. (H9). Ý niệm khí từ lưng bàn tay trái thoát ra.

1.3. Án chưởng tẩy tủy (giữ bàn tay, tẩy tủy) : tiếp theo thức trên, tay trái từ từ hạ xuống ngực, bụng (H10). Ý niệm như trên.

2. HIỆU NĂNG

     Điều lý tỳ vị (điều hòa khí tỳ vị).

3. CHỦ TRỊ

     Trị tất cả các bệnh tỳ vị, ruột.
     Trị các bệnh vai, cổ, lưng.

4. NGUYÊN BẢN

Thức thứ năm:
Trắc sưu cửu ngưu vỹ (Nghiêng mình tìm đuôi trâu).
 

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Cung bộ quan chưởng (bước khom, quay chưởng) : đổi tư thức , hai bàn tay nắm nhẹ, đưa ra sau lưng, chưởng tâm hướng thượng. Chân trái bước về trước một bước, gối khom xuống hình cung, đồng thời tay trái đưa lên ngang với đầu đỉnh, chưởng tâm hướng nội. Trong thức này, mắt nhìn vào chưởng trái. Tay phải hơi đưa về sau. Hô hấp tự nhiên, lưỡi đưa lên trên.

(H11). Đổi thức, phải, trái giống nhau, duy phương hướng khác biệt.

1.2. Thanh hư tẩy tủy ( buông lỏng tẩy tủy) : vẫn tư thức trên, hai chưởng mở ra buông lỏng, đỉnh lưỡi hướng thượng, mắt khép nhẹ. Dùng ý dẫn khí từ bàn tay (Huyệt Lao-cung) đưa khí vào thân, hàm, răng, nhập não (Huyệt Bách-hội), rồi đưa theo xương sống (Đốc-mạch) xuống đùi, chân, bàn chân (Huyệt Dũng-tuyền).

(H12). Đổi thức, phải, trái giống nhau, duy phương hướng khác biệt.

(3) Tiếp cốt tẩy tủy (thấm xương tẩy tủy), tiếp thức trên. Chân trái thu hồi, cùng chân phải song song. Hai tay cũng thu hồi, buông thõng bên hông, rồi từ từ đưa lên cao như phần (3) và (4) thức thứ ba.

2. HIỆU NĂNG

     Cường kiên tứ chi,
     Ích tủy, trợ dương.

3. CHỦ TRỊ

     Tất cả các chứng đau nhức tứ chi,
     Đau ngang lưng,
     Dương ủy (Impuissances sexuelles)
     Di, mộng tinh.
     Nữ lãnh cảm,
     Tất cả các bệnh thời kỳ mãn kinh.

4. NGUYÊN BẢN

Thức thứ sáu:
Xuất trảo lượng phiên (Xuất móng khuất thân).
 

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Quật quyền liệt yêu ( móc quyền chuyển lưng) : tiếp theo thức trên, gập người về trước 90 độ. Hai tay tự nhiên buông thõng. Mắt nhìn thẳng về trước. Sau đó từ quyền biến ra chưởng (bàn tay mở ra), rồi người từ từ thẳng dậy, hai cánh tay ép nhẹ vào thân, bàn tay hướng thượng.

(H13). Khi người gập xuống thì Thổ. Lúc người thẳng dậy thì Nạp.

1.2. Lưỡng chưởng tiền thôi (đẩy hai chưởng về trước), tiếp theo thức trên, hai tay do quyền biến chưởng, từ từ đẩy về trước, chưởng tâm hướng về trước. Hai cánh tay thẳng ngang với vai. Hai mắt nhìn về trước. (H14).

1.3. Hấp khí hồi thu ( hít khí, trở lại bình thường), tiếp thức trên, bàn tay buông lỏng, cùi chỏ gập, hai tay từ từ thu lại, đưa ngang lưng, Nạp khí.

Nếu sức yếu, hoặc tuổi cao thì chỉ luyện một lần. Còn như thanh tráng niên muốn tăng cường thể lực có thể tiếp tục: hai tay đưa lên, chưởng tâm hướng thượng Thổ ra rồi hạ xuống Nạp vào. Luyện liền 7 lần.

2. HIỆU NĂNG

     Bổ tinh ích thận,
     Dưỡng tâm kiên phế,

3. CHỦ TRỊ

     Trị tất cả các bệnh tâm, phế, thận mãn tính. Trị các bệnh cườm tay.

4. NGUYÊN BẢN  

ỡi ngựa vung đao).
 

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Định thân bối kiến ( đứng vững, nhận lưng) : trở lại tư thức dự bị lúc đầu. Tay phải đưa ra lưng, xương sống nơi ngang thắt lưng (huyệt Mệnh-môn), chưởng tâm quay về sau (tức lưng bàn tay áp vào xương sống). Đồng thời tay trái cử cao hơn đầu. Co cùi chỏ lại, tay úp vào gáy, ngón tay ép lên tai phải. Chưởng tâm hướng về trước. Sau khi đạt thức rồi, đầu đỉnh, sống lưng đồng thời nghiêng phải , mắt nhìn vào ngón chân.

(H15). Đỉnh lưỡi đưa lên. Đổi, phải trái cùng thức, duy phương hướng khác nhau.

1.2. Đầu trắc thượng quan ( đầu nghiêng, nhìn lên) : tiếp thức trên. Thân trở về chính vị. Nghiêng đầu, nhìn lên, hai mắt hướng về phương xa.

(H16). Đổi, phải trái cùng thức, duy hướng trái ngược nhau.

2. HIỆU NĂNG

     Làm mạnh, làm chắc chắn lưng bụng, lồng ngực, cùng cổ.

3. CHỦ TRỊ

     Trị tất cả các bệnh bụng, lưng, ngực, cổ,
     Bàn tọa, ngang lưng.


4. NGUYÊN BẢN
Hình cổ bị mờ, bỏ qua, vì không cần thiết. Tuy nhiên nguyên bản vẫn còn đủ:

Thức thứ tám:
Tam thứ lạc địa (Ba lần xuống đất).
 

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Hạ án tẩy tủy (án phía dưới, tẩy tủy) : tư thức như dự thức đầu. Hai tay từ từ cử lên trên, chưởng tâm hướng thượng tới đầu đỉnh. Hai chưởng tâm đối nhau, đồng thời ngước mắt nhìn trời. Hai mắt nhìn về phía vô tận của bầu trời. Lưỡi đưa lên cao. Sau đó đầu cổ thẳng, úp chưởng hướng trở xuốngï, rồi hạ tay xuống ngang bụng.

(H17). Ý niệm "Chưởng thác thiên môn" như đệ tam thức.

1.2. Mã bộ tồn án (xoạc chân trên lưng ngựa) : tiếp thức trên, gập gối như ngồi trên lưng ngựa, đồng thời hai tay phân hướng hai bên thân, các đầu ngón tay hướng ngoại. Đó là thức mã bộ, mắt nhìn về trước. Lồng ngực, lưng, đùi như mở ra thành thức thượng hư hạ thực. (H18).

1.3. Chưởng thác thiên cân (chưởng đẩy nghìn cân) : tiếp theo thức trên. Hai chân đang xoạc, thu hẹp lại. Hấp khí. đỉnh lưỡi hướng trời. Đồng thời hai chưởng hướng thượng như đẩy vào một vật nặng nghìn cân, khi tới ngang vai thì đưa hai tay thành vị trí với vai thành đường thẳng. Hô khí. Hai bàn tay hướng lên trời. Giữ nguyên tư thức, một thời gian. Kế tiếp hai tay hạ xuống, gối gập như ngồi trên yên ngựa. Hai tay ép sát người, bàn tay hướng ngoại. Hô khí. Luyện liền ba thức

(H19). Những người huyết áp cao, hay thấp khi luyện thức này phải rất khoan thai. Thanh tráng niên trái lại luyện với tốc độ nhanh.

1.4. Hạ án tẩy thủy (án dưới tẩy tủy) : sau khi hoàn thành thức cuối thì , đứng thẳng dậy, hai tay từ từ đưa ngang đầu, chưởng tâm đối nhau, nghiêng đầu nhìn ra xa, đỉnh lưỡi nâng cao. Đầu cổ thẳng, hai tay hạ xuống ngang bụng như thức thứ 8 (H17).

2. HIỆU NĂNG

     Bồi bổ nguyên khí,
     Cường kiên cân lực, (làm mạnh, làm gân chắc chắn).

3. CHỦ TRỊ

     Trị lưng đau,
     Dương ủy (bất lực sinh lý).
     Các bệnh về chân.

4. NGUYÊN BẢN

Thức thứ chín:
Thanh-long thám trảo (Rồng xanh dương vuốt).
 

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THỨC

1.1. Khuất quyền liệt yêu (gập quyền, xuyên lưng) : như thức thứ 6, Xuất trảo lượng phiên và Khuất quyền liệt yêu. (H13).

1.2.Khất thân thám chưởng (nhiêng mình xuất chưởng) : quyền phải đưa ra sau lưng (huyệt Mệnh-môn). Quyền trái đưa lên khỏi đầu. Lưng, đầu từ từ nghiêng qua phải. Tay trái vòng qua đỉnh đầu nghiêng theo, tay phải tự nhiên bị vòng ra phía hông. Sau đó toàn thân chuyển sang phải, trong khi hai chân giữ nguyên vị trí. Mắt nhìn đầu bàn tay trái.

(H20). Đổi hướng phải trái giống nhau, duy phương hướng khác nhau.

1.3. huất thân quá mạch (hạ thân dưới gối) : quyền phải áp vào giữa sống lưng, gập gối, xoạc chân. Chưởng tâm trái hướng thượng, lưng bàn tay cách mặt đất khoảng 10 cm, chuyển tay song song với mặt đất từ bên phải sang phía chân trái. Tay phải từ quyền biến thành chưởng đưa xuống thấp. Thân thể do nghiêng chuyển sang ngay, song chưởng đưa ra hai bên đùi.

(H21). Đổi hướng phải, trái giống nhau, duy phương hướng khác nhau.

1.4. Tiếp cốt tẩy thủy : giống như thức thứ 5.

2. HIỆU NĂNG

     Cường yêu kiên thận (làm mạnh lưng, kiên cố thận).

3. CHỦ TRỊ

     Trị tất cả các bệnh đau xương sống kinh niên.
     Trị các bệnh về thận: Yếu sinh lý, hay quên, răng lung lay,

4. NGUYÊN BẢN

Thức thứ mười:
Ngoạ hổ phốc thực (Cọp đói vồ mồi).
 

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Hổ cứ thâm sơn (hổ ngồi trong rừng sâu) : khởi từ dự bị thức. Hơi cúi về trước, hai bàn tay khum khum thành quyền đưa về trước. Quyền tâm hướng thượng. Tới ngang với ngực, chưởng tâm hướng nội, gối hơi khum lại.

1.2. Cung bộ tiền phó (khum người hướng trước) : chân trái bước về trước một bước, khum lại, đồng thời hai tay đưa thẳng về trước, hai bàn tay như móng cọp. (H22-1-2). Hai mắt nhìn vào song chưởng, miệng gầm thành tiếng "Huồm" như cọp gầm.

Kế tiếp, hai bàn tay án ở hai bên chân trái, lồng ngực xả khí, đầu ngước lên, mắt nhìn thẳng (H22-3).

Hai chân bất động, đứng dậy, hai tay nắm thành quyền song song ngang hông (H22-4-5).

Đổi hướng, phải trái giống nhau, duy phương hướng khác nhau.

1.3. Tiếp cốt tẩy tủy, xem thức thứ 5, phần Tiếp cốt tẩy tủy.

2. HIỆU NĂNG

     Cường yêu tráng thận.

3. CHỦ TRỊ

     Trị thận hư bất túc.

4. NGUYÊN BẢN

Thức thứ mười một:
Hoành chưởng kích cổ (Vung tay đánh trống).
 

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Thủ bão hậu não (tay ôm sau óc) : khởi từ thế dự bị. Hai tay từ hai bên thân từ từ đưa lên qua đầu, ngước mặt nhìn trời. Kế tiếp gập cùi chỏ, hai tay tới mang tai, rồi vòng hai bàn tay án lên hai tai. (H23-1-2).

1.2. Hoành chưởng kích cổ, Thân cúi dần về trước, đầu cúi tới gối, gối khum khum về trước. Các ngón tay nhè nhẹ ép vào sau gáy. Luyện liền 36 thức. (H24).

1.3. Lưỡng biên yên tiếu (hai bên mỉm cười) : từ từ ngay người lại. Vặn người sang phải, trái 7 lần, miệng nở nụ cười. Hai chân giữ nguyên vị thế. (H25-1-2).

1.4. Đề cước thượng thứ (dùng gót đâm lên) : thức trên luyện xong, đứng thẳng người, hai chân chụm lại. Hai tay buông não ra, từ đưa thẳng lên cao. Chưởng tâm hướng lên trời. Hai đầu bàn tay chĩa vào nhau. Hấp khí. (H26).

1.5. Phủ chưởng quán khí, xem thức thứ 3, Chưởng thác Thiên-môn và Phủ chưởng quán khí.

1.6. Án chưởng tẩy tủy, xem thức thứ 3 Chưởng thác Thiên-môn và Án chưởng tẩy tủy.

2. HIỆU NĂNG

     Tỉnh não, thông nhĩ,
     Xả bối cường yêu (Xả sống lưng, mạnh lưng)

3. CHỦ TRỊ

     Trị nhức đầu, tai điếc, tai kêu, đau vai, lưng đau.

4. NGUYÊN BẢN

Thức thứ mười hai:
Đề chủng hợp chưởng (Đưa gót hợp chưởng).
 

1. ĐỘNG TÁC, TƯ THẾ

1.1. Từ thức dự bị, hai tay cạnh người, từ từ đưa lên cao, chưởng tâm hướng thượng, tới đầu đỉnh thì hai chưởng hợp nhau, chân giữ nguyên vị trí. (H27).

1.2. Phủ ngưỡng điệu vỹ (Cúi, ngửa hợp với đuôi) : Tiếp theo thức trên, hai châm khum xuống, hai tay hạ xuống ngực. (H28-1).

Hai bàn tay úp vào nhau. Chưởng tâm hướng ngực. (H28-2).

Gối gập, lưng hạ xuống, hai bàn tay mở ra, chấm xuống đất ở hai mắt cá ngoài. (H28-3).

Sau đó thẳng lưng, hai tay đưa qua đầu, bàn tay đưa lên, chưởng tâm hướng trời, mười đầu ngón tay đối nhau. (H28-4).

Luyện liền 3-5 thức.

1.3. Tả hữu phủ ngưỡng (phải, trái cúi, ngửa) : tiếp theo thức trên. Chân bất động. Lưng chuyển sang trái. Chân trái hư (không dùng sức nặng thân), chân phải thực (chuyển sức nặng thân lên chân phải). Hai tay giữ nguyên đầu ngón tay đối nhau. Mặt đối nhìn vào chân trái. (H29-1).

Chân giữ nguyên vị trí. Thân thẳng đậy, song chưởng cử quá đầu. Chưởng tâm triều thượng. Đầu các ngón tay đối nhau. (H29-2).

Lưng quay 180 độ . (H29-3).
Giữ nguyên vị trí. Cung thân, từ từ cúi xuống 90 độ,
hai tay rời nhau, bàn tay xòe đối diện với mặt đất. (H29-4).
Luyện liền (1) (2) (3) 3-5 thức.

1.4. Tiếp theo thức trên, hồi thân trở lại chính hướng. Hai tay từ từ hợp lại trước ngực, mười ngón tay đối nhau, chưởng tâm hướng hạ. Khi hai chưởng xuống ngang rốn, thì rời nhau, trở về vị trí như dự bị thức.

1.5. Thức kết thúc : Buông lỏng hoàn toàn cơ thể.
  - Hoặc nghỉ, uống một ly nước trái cây, (dành cho việc trị bệnh)
  - Hoặc vận khí một vòng Tiểu Chu-thiên, hoặc Thu công (dành cho các thầy thuốc châm cứu, các thầy thuốc đấm bóp, võ sư, võ sinh,).

2. HIỆU NĂNG

     Cường cân tráng cốt (mạnh gân, xương).
     Bổ thận, thêm tủy.
     Điều khí hoạt huyết.

3. CHỦ TRỊ

     Trị các bệnh về xương sống.
     Làm lưu thông máu,
     Làm khí điều hòa.

4. NGUYÊN BẢN

THU CÔNG


Luyện công chấm dứt phải thu công. Phương pháp thu công rất giản tiện.

1. ĐỊNH NGHĨA

Gọi là thu công khi luyện công kết thúc một giai đoạn, một tư thức, của khí công. Quan hệ là khi luyện công không bao giờ ngừng ngang, phải áp dụng phương pháp thu công, nếu không sẽ có nhiều phản ứng như sau:

- Dùng ý, khí, thổ, nạp luyện công mang lại kết quả, ai cũng muốn. Nhưng lỡ luyện sai, luyện xong không thu công thì kết quả không được làm bao.

Nguyên do, khi luyện công xong, khí tức, nguyên khí, nội ngoại khí nảy sinh chạy hỗn loạn trong cơ thể. Phải dùng phương pháp thu công để dẫn tất cả về trung đơn điền, rồi từ đây sẽ phân tán ra toàn cơ thể, điều hòa. Kết quả sẽ tốt như ý muốn.

2. PHƯƠNG PHÁP THU CÔNG

Sau khi luyện công một thời gian ngừng lại. Dùng ý dẫn khí về trung đơn điền, danh từ chuyên môn gọi là khí tức qui nguyên.

2.1. PHƯƠNG PHÁP CHO NAM   

  - Đứng thẳng, hoặc ngồi bên giường, trên ghế: (Hình TC1)  

  - Dùng ý, dẫn khí cùng một lúc tại hai bàn tay, hai bàn chân lên cùi chỏ, đầu gối; rồi vai, háng; đưa vào Trung Đơn-điền (tỳ vị). (Hình TC2)  

  - Dùng phương pháp thổ nạp thông thường.  

  - Khởi từ trung đơn điền, từ trong ra ngoài theo vòng xoắn trôn ốc, từ vòng nhỏ đến vòng lớn. Theo chiều kim đồng hồ. Đúng 36 vòng.  

  - Vòng nhỏ nhất là một điểm ở trung đơn điền. Vòng lớn nhất sát tim.

  - Sau đó lại dùng ý dẫn khí theo hình trôn ốc từ ngoài vào trong, từ vòng lớn đến vòng nhỏ. 24 vòng, ngược chiều kim đồng hồ.

  Vòng lớn sát tim, vòng nhỏ là một điểm.

2.2. PHƯƠNG PHÁP CHO NỮ

  - Đứng thẳng, hoặc ngồi bên giường, trên ghế (Hình TC1)

  - Dùng ý, dẫn khí cùng một lúc tại hai bàn tay, hai bàn chân lên cùi chỏ, đầu gối; rồi vai, háng; đưa vào Trung Đơn-điền (tỳ vị). (Hình TC2).

  - Dùng phương pháp thổ nạp thông thường.

  - Dùng ý dẫn khí từ trong ra ngoài theo hình trôn ốc, từ vòng nhỏ đến vòng lớn . Vòng nhỏ là một điểm, vòng lớn nhất sát tim. Ngược chiều kim đồng hồ. Đúng 36 vòng.

  - Sau đó dùng ý dẫn khí theo hình trôn ốc, từ ngoài vào trong theo chiều kim đồng hồ, từ vòng lớn đến vòng nhỏ, vòng lớn sát tim, vòng nhỏ là một điểm.

  Sau khi thu công mở mắt, đứng dậy sinh hoạt bình thường.

3. ỨNG DỤNG ĐẶC BIỆT

Không nhất thiết áp dụng cho thu công mà có thể dùng vào nhiều việc.

  - Sau khi tập ngoại công xong, tim đập máu chạy loạn là do công năng hỗn loạn, dùng phương pháp thu công để qui liễm chân khí về trung đơn điền, từ đây sẽ tự động phân phối đi toàn cơ thể.

  - Khi chạy mệt, khi xây xẩm mặt mày, khi đầu choáng váng, khi lạnh quá hay nóng quá, cũng có thể áp dụng cho khí tức chuyển nhiệt khắp cơ thể điều hòa.

  - Khi mắt máy, ngủ mê mới tỉnh, v.v...

  - Những người bị chứng chuột rút, kiến bò (fourmiement), hay bị spasmophilie thì dùng phép thu công để tự trị bệnh.

  - Ăn uống tiêu hóa chậm, dùng thu công, khiến công năng ruột tăng tiến, tiêu hóa trở thành tốt

 

Phần thứ tư: Tổng kết
 

Thưa Quý Đồng-nghiệp,

Quý vị vừa nghe chúng tôi trình bày phương pháp luyện Dịch Cân kinh. Quý vị cũng xừa xem Bác-sĩ Trần Huỳnh Huệ biểu diễn các động tác. Sau đây tôi xin có đôi lời cuối cùng:

1.- Khi Quý-vị đem giảng cho thân chủ, chắc chắn Quý-vị sẽ gặp những người từng luyện bản Dịch Cân Tẩy Tủy kinh này. Tuy nhiên những động tác có khác. Lý do, có thể họ học ở các Võ-sư, mà bản chất của các Võ-sư là luyện lực. Quý vị cần phân tích cho họ biết cái khác nhau. Cũng có thể Quý-vị sẽ gặp những người luyện phải bản bịa đặt.

2.- Những động tác mà chúng tôi trình bày trong bài này, chỉ có tính cách tượng trưng, không nhất thuyết phải giữ vị trí này hay vị trí nọ.

3.- Khi mới luyện thì mỗi ngày chỉ luyện một lần, mỗi lần một thức. Sau khi đã quen rồi, thì cũng mỗi ngày một lần, mỗi lần nhiều thức.

4.- Cổ nhân nói: Văn ôn, võ luyện, quý dĩ chuyên. Nghĩa là học văn thì phải ôn nhiều lần; luyện võ thì cần chuyên. Muốn có kết quả thì ngày nào cũng phải luyện.

5.- Một yếu tố quan trọng, sau khi luyện phải thu công. Không thu công thì khí sẽ chạy hỗn loạn. Cảm ơn Quý-vị đã chú ý theo dõi.

Cảm ơn nữ Bác-sĩ Trần Huỳnh Huệ, giám đốc Espace Qi Gong đã biểu diễn mẫu.

Trân trọng kính chào Quý-vị.

Trần Đại-Sỹ

video dich can kinh Bs Trandaisy_part1

video dich can kinh Bs Trandaisy_part2

Thư Viện 1          3     4      5