THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ DUY NGÃ ĐỘC TÔN

THI :

THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ
DUY NGÃ ĐỘC TÔN,
Trời trên thuần DƯƠNG,
Trời dưới thuần ÂM,
Nhất ÂM nhất DƯƠNG
Viết chi vi Đạo,
Đại Đạo KIM ĐƠN
Thất phản cửu huờn.
Kim dịch huờn đơn,
Không ngoài THỦY HỎA.
Duy NGÃ nhất KHÍ,
TIÊN THIÊN độc tôn.

Phổ An

TU LÀ THỰC HIỆN HAI CHỮ TRUNG, NHẤT (THỦ TRUNG)
Nho nói: chấp trung 執中 là chấp cái Trung của bản thể. Đạo nói: thủ Trung 守中, là giữ cái Trung của bản thể. Thích nói: không trung 空中, nghĩa là trong bản thể vốn không có gì. Đạo nói Đắc Nhất 得一, là được cái Nhất của bản thể đó; Thích nói Qui Nhất 歸一, là quay về cái Nhất của bản thể đó; Nho nói Nhất Quán 一貫 là quán triệt cái Nhất của bản thể đó.
Chúng ta nhờ đó mà biết: Nếu chẳng Chấp Trung, chẳng Nhất quán, thì làm sao nên thánh được như Khổng Tử. Nếu chẳng Thủ Trung, chẳng Đắc Nhất thì làm sao mà Thông Huyền như Lão Tử; Nếu chẳng Không trung, quy nhất thì làm sao Thiền quán được để thành Như Lai?
Cũng là Một bản thể, nhưng thấy nó Hư Không Vô Trẫm thì cưỡng gọi là Trung; thấy nó hiện ra đầu mối thì cưỡng gọi là Nhất. Trung là kho chứa Nhất, Nhất là Dụng của Trung.
ĐẮC NHẤT

Cho nên Thiên được Nhất mà càng thêm cao đại, Địa được Nhất mà càng thêm rộng dày; Người được Nhất mà càng thêm hoàn mỹ; Hoàng được Nhất mà thêm vinh mỹ; Đế được Nhất mà càng nên thần thánh; Vương được Nhất mà càng nên hiền trí; Hoàng, Đế, Vương chi Đạo đều gốc ở đó.

 Trở lại Mục Lục