Xá nữ phương nhị bát, kim ông chính cửu tam.
(Xá nữ đang lúc nhị bát, kim ông đang lúc cửu tam.)
Xá nữ ví với khí do âm tinh của ta biến hóa thành, nhị bát là số làm thành cân tròn, để chỉ đã đủ cân lạng; kim ông ví với thần do dương khí của ta ngưng lại, cửu tam chỉ dương bên trong (nội dương) đã đủ, tức quẻ trong của càn đã đạt đến tượng của ba hào. Luyện đan đến đây thì thần khí trong thân đều mạnh, sắp phân thai được. Nếu vì hiếu động mà không giữ sự an tĩnh, bỏ mặc cho sự nôn nóng, kiêu căng, ắt khí quay ngược mà động tâm, cốc thần khó an tĩnh. Chưa đầy và không tràn trề nên phải dùng “nhị bát” và “cửu tam” mà ổn định hỏa hậu, khuyên mọi người nên luôn cẩn thận, không kiêu ngạo, không lo lắng sẽ có được nội hàm tốt đẹp, tự nhiên dục vọng phẫn nộ không dâng lên, việc phân thai không bị lỗi.

Động phòng sinh thụy khí, hoan hợp sản sơ nam.
(Khi động phòng sinh khí tốt lành, hợp hoan sinh con trai đầu.)

[Động phòng là ví với thân của ta, tức nhất khiếu tàng ẩn sâu kín; “sinh thuỵ khí” chỉ dương khí trong thân ta nổi lên, nó chính là chỗ dựa để chân mệnh trở lại, là dấu hiệu dương thần bắt đầu đặt nền móng; “sản sơ nam”, chỉ dương thần bắt đầu hoài thai như quẻ chấn chỉ trưởng nam, thêm vào quẻ Càn thì thành hình tượng sấm sét mạnh mẽ - nhất dương bắt đầu động ở quẻ ngoài. Lúc này trong thân khí đã mạnh, thần đã tàng ẩn, đột nhiên dương khí dâng trào, cùng thần giao hội. Trong phút chốc,
cốc thần liền hóa thành dương thần, giống như sinh được đứa con trai đầu,
tức chân mệnh đã trở về, là sự thành công của cốc thần, có thể giữ thần lại mà không bị chết!
Trên đây là chương mười một, chỉ ra cảnh tượng khi chân mệnh trở về, để nói rõ con đường phân thai tự nhiên, nếu đọc được sẽ ngộ ra. Đang lúc dương thịnh mà sắp suy, chính là tượng của quẻ Quệ, nhanh chóng tự thoái ẩn, trở lại quẻ phục lúc ban đầu. Khổng tử nói: “Biết cái sắp tới và tàng ẩn cái đã có”, đắp đổi cho quẻ Quệ là quẻ Cấn, đắp đổi cho quẻ Bác là quẻ Phục, và từ nền tảng này dương thần được sinh ra, mới hay rằng dùng cửu (chín) hay lục (sáu) đều tốt lành mà không hối hận.

Tinh thần hồn phách ý, hóa tác tử kim sương.
(Tinh, thần, hồn, phách và ý đều hóa thành giọt tử kim sương (sương màu vàng tía).

[Tinh tàng ẩn ở thận, thận khí đầy đủ thì tinh ở an nơi thận tạng nên con người có trí tuệ; thần ẩn ở tim, tim khí đầy đủ thì thần ở an nơi tạng tim nên con người có lễ; hồn tàng ẩn ở gan, khí ở gan đầy đủ thì hồn ở an nơi gan nên con người có lòng nhân; phách ẩn ở phổi, phổi khí đủ thì phách ở yên nơi phổi mà con người có nghĩa; ý tàng ẩn ở tỳ, tỳ khí đầy đủ thì ý ở an nơi tỳ nên con người có tín – Đây là do ngũ tạng mỗi tạng giữ một khí, mỗi tạng có một đức. Có như vậy, nếu con người có thể thành ý, chính tâm thì năm khí đều đầy đủ và mỗi khí ở an nơi tạng của nó, năm đức dồi dào. Đây là đương lối mà bậc thánh luôn quán triệt để thoái tàng vào nơi sâu kín, tức là cách để người luyện đan gôm tụ ngũ hành quay về tàng ẩn ở nhất khiếu. Năm khí hòa thành một, có thể ngưng kết thành thần - thần tức là đan. Đạo giáo gọi là đan, tức điều Nho gia gọi là nhân, giống như nhân trong hạt quả.
Tử (màu tía) – kim đan ban đầu do thủy và hỏa hợp thành, thủy đen hỏa đỏ, hòa vào nhau thành màu tía, nên quan Doãn tử thấy khí của Lão tử là khí tía. Ở đây không gọi là đan mà gọi là sương, vì e người đọc câu nệ theo chữ mà ngộ nhận nó có dạng hạt (viên), suy nghĩ nhiều hóa ra ảo giác, thì trong thân sẽ bị chứng nghẽn khí sưng nề, phần lớn là do ngộ nhận, nên ví nó với làn sương do nhiều hạt mốc tạo thành. Để làm rõ hình tượng cho dễ hiểu thì không thể vòng vo,
nên lấy hình tượng về sự trống rỗng và vụn vặt để hình dung sự vi diệu của kim đan là
từ trong vô tướng sinh ra thực tướng, nên viết là tử kim sương (làn sương vàng tía).
Đọc hai chương này đủ chứng minh sự tu dưỡng của người có công phu ngang cùng trời đất. Vì sao? Trời có hình dạng rũ xuống để che trùm vạn vật, trời chỉ dưỡng lấy cái vô hình nên hình tượng của trời càng cao qúy sáng ngời, luôn che trùm vạn vật khắp vô cùng; đất ngưng kết thành hình thể để chở vạn vật, đất chỉ dưỡng lấy cái vô thể nên thể của nó càng dày rộng, luôn nâng đỡ vạn vật mà không lọt vật gì ra ngoài. Con người ngụ trong hình hài mà thành vật, người có thể dưỡng cái vô hình của mình thì hình càng lâu dài, bao lấy sự biến hóa của trời đất mà không sai trái, uốn thành vạn vật mà không để sót, có thể trường sinh nhìn ngắm mãi mãi, trí tuệ bao trùm vạn loài, vượt trên người đời, đứng giữ trời ba đất hai thành ba ngôi. Do đó Bạch tử nói: “Người ta nếu không bị hình hài làm lụy thì trước mắt chính là cõi trời Đại la.” Còn nói: “Quên hình để dưỡng khí, quên khí để dưỡng thần, quên thần để dưỡng hư, quên hư để hợp với đạo.” Một chữ “quên” này chính là không có vật nào cả. “Vốn không có vật nào cả, vì đâu mà nhiễm trần ai?” Vậy việc gì phải chấp vào đâu là tinh, đâu là thần, đâu là hồn, là phách, là ý? Tất thẩy quy về một câu: Dưỡng lấy cái vô hình, tự nhiên theo sự chuyển hóa của khí mà nắm rõ hết cái thành thực nhất về tính của ta.
Trên đây là chương mười lăm, chương này nối tiếp ý các chương trên, nói rõ rằng kim đan không phải là vật chất, dạy người bắt tay vào luyện công, chỉ cốt ở chân thành theo một, không có tư tưởng phân biệt thành hai, dưỡng lấy cái vô hình để hợp với cái vô tượng, vô thể, thì chính khí tự chảy trong trời đất, nguyên thần tự tập trung ở thân, được như vậy thì tự nhiên có sự thanh tĩnh kỳ diệu.
Trần Nê Hoàn gọi đó là “tam nhất âm phù”, Trương tử gọi là
“Đến được nền ly khảm thì tam giới ở trong thân.” Từ chương đầu đến đây là tổng kết.
Chín chương dưới nói rõ việc ôn dưỡng khiếu thành đan,
và làm sáng tỏ thêm ý các chương trên.

Duy lưu thần dữ khí, phiến hưởng kết huyền châu.
(Chỉ khi giữ lại thần và khí, trong phút chốc có thể kết thành huyền châu.)

[Hồn tàng nên thần được toàn vẹn, phách bị diệt nên khí đầy đủ. Thần khí giao cảm, tự nhiên ngưng kết. Huyền tượng trưng cho u huyền sâu kín, châu tượng trưng cho ánh sáng trong lành, nên viết là huyền châu.
Trên đây là chương mười bảy, nối tiếp ý chương trên, giảng rõ rằng dưỡng cái vô hình thì khí tự đủ và thần tự tàng ẩn an tĩnh.

Khẩu quyết vô đa tử, tu đan tại phiến thời.
(Khẩu quyết không nhiều lời, luyện đan chỉ trong phút chốc.)

[Khẩu quyết luyện đan này chính là hai câu “duy lưu thần dữ khí...” của chương trên, ý nghĩa của nó nằm ở ba chữ “không nhiều lời” và “trong phút chốc”. Nhưng thần khí làm thế nào cùng giữ lại, trong phút chốc làm sao ngưng kết, thì vốn có bí quyết đơn giản, chính là điều mà Thạch tử trong bài tựa đầu nói “không quá nửa câu”. Người học khi công phu thuần thục, từ định sinh ra tuệ, sẽ tự nhiên lĩnh ngộ, đoạt lấy thiên cơ, đạt đạo hoàn toàn, không uổng phí công phu.

Ôn ôn hành hỏa hậu, thập nguyệt sản anh nhi.
(Hỏa hậu giữ vừa vừa, mười tháng sinh ra anh nhi (đứa trẻ sơ sinh).

[Trông hỏa hậu giữ lò thuốc ở mức từ từ, khi thần và tức đã an thì mặc theo tự nhiên. Khí đã thuần thục, niệm đã lặng, tự nhiên không có sai lầm. Dưỡng qua ba trăm ngày, tự nhiên linh động lên như đứa trẻ sơ sinh thoát khỏi thai mà sinh ra, thấy hình tượng của con rồng trên ruộng – đây là lời ví von.
Trên đây là chương mười tám, chương này nối tiếp ý hai chương trên, và mở đầu cho ý của sáu chương dưới. Hai chương trên nói về hái và giao kết, chương này chỉ ra hai chữ “khẩu quyết” và dạy cách dùng khẩu quyết, hỏa hậu phải giữ mức vừa vừa. Sáu chương dưới giảng về tắm gội và phân thai, ôn dưỡng, thành đan.

THỦ KHẢM ĐIỀN LY

Hống thị Thanh Long tủy

Nữ đan hiệp tập

Nội Đan, Ngoại Đan

Cao Đài đại thụ

 Trở lại Mục Lục