Thi Âm-Phù

Thối Âm-Phù

Là từ Ngọ chí Hợi , trong Dương sanh Âm , dùng đó mà vận cho đến kỳ thuận nhu chi Ðức , là chổ dùng Chơn-Âm mà bảo dưởng lấy khí Tiên-Thiên
Nhưng Thối-Âm-Phù cũng phải vận cho đến chổ Lục-Âm toàn tốt . Cho nên nói : Nhu-thuận tại Hợi , như vậy mới thật là Chơn-Âm-Phù , mà phải dùng :
 Hấp : làm Ðại-Hào , hít vô 5 bậc cho chí rún , còn
Hô : làm Tiểu-Hào , đưa ra chí mủi , mà phải nhớ trụ lưởi chóng lên ổ gà , là bắt Thượng-Thưóc-Kiều đua hào Âm về Mhâm-mạch xuống Trung-Thiên về Giáng-Tắc-Cung mà sanh Dương trở lại .
Thế nên Dương-Hỏa và Âm-Phù trong tứ thời công phu đại tịnh , công lực đều đến chổ Can-Nhu tương đương , Kiêm-Thuận Thiện-Tông , Dương trung hửu Âm , Âm trung hửu Dương , là Âm-Dương nhứt khí . Ðó là dấu có Thai-Hườn trong Thái-Cực-Ðồ hay là Huyền-Quang nhứt khiếu . Ðến giờ Dậu công phu cũng như giờ Ngọ , lấy hấp là Ðại-Hào , Hô làm Tiểu-Hào , đến đây là Tứ-Âm-Thuần , nên trang nử-liệt , Tây-Gia Nử-Hiệp Ðông-Xá-Lang tại Huỳnh-Phòng kêu là Long-Hổ-Hội

Bài:
Ngọ thối phù Chơn-Không xuất hửu
Âm-khí trong mới tựu Dương-Thuần;
Lóng nghe Ký-Tế mà ngưng
Soi hồn cho rỏ mấy tùng Ðẩu-Tinh.
Dùng Nhứt-Bính quân bình phục chuyễn
Dỉ Thất-Tinh phản biến Càn-Khôn
Tịnh Tâm Mộc dục độ hồn
Ðộ hà cậy Thước Vong Tồn chớ kinh
Phải bền chí lặng thinh ôn dưỡng
Hai tám đầy cân lượng cho đồng
Rồi sang qua phép Tam-Thông
Mẹo khia Tam số dưỡng phòng Anh-Nhi
Ðem Trạch-Nử phùng kỳ Nhứt-Số
Cậy Huỳnh-Nương nâng đở đầy đôi
Thời nầy yếu diệu lắm ôi
Thần-minh phát hiện phục hồi sơ công
Mẹo chí Mùi gìn lòng chớ nhiểm
Cần phải lo phòng hiểm Lư-Nguy
Rồi sang trích hạ chi kỳ
Dậu thời Mộc-Dục chơn đi cho rồng
Ðem Ngủ-Khí vào trong Ðơn-Thất
Ðóng Lục-căn Mộc-Ất lai hườn
Mới là biết đặng Linh-Chơn
Thiên-Cơ huyền bí nổi cơn đó là.

Vậy , Từ Tỵ chí Mẹo thì Tấn-Hỏa cho đủ Tứ-Dương , thuộc về Lục-Dương sơ sanh , phân làm 2 đoạn đến Tỵ
Từ Ngọ đến Dậu thì luyện Thối-Phù , nghĩa là : luyện cho tuyệt Âm-Ðoạn rồi Mộc-Dục tại Dậu , rồi từ Dậu chí Hợi cũng hành công phu Thối-Phù .
Mỗi thời là 24 * 6 = 144 hào .
Ðến Dậu cũng gọi là Ô-Thố giao hòa tại Thái-Cực-Ðồ hay Huỳnh-Phòng nên gọi là hột Thử-Mể Bửu-Châu treo nơi Thái-Không Tịch-nhiên bất động , thường tịnh , thường ứng , nó vốn là lương-năng lương tri , Diệm-Mục Bổn-Lai toàn diện , nên gọi là Linh-Ðơn . Nhưng ngoài 4 giờ Ðại-Tịnh ra thì mấy giờ kia cũng phải Ðịnh-Thần luôn trong các huyệt ở Tứ-Diệp để bảo dưỡng Linh-Ðơn hoặc Hành , Trụ , Tọa , Ngọa . Ði , Ðứng , Nằm , Ngồi gì cũng Ðịnh-Thần soi luôn trong các huyệt , nên có câu :
Nhứt hiệp Linh-Ðơn thân nhập Phúc
Thùy tri Ngả Mạng do Ngả bất do Thiên Nên Thượng-Ðế có dạy :
` Tịnh rồi Ðịnh lại cho hoàn , là phải Ðịnh-Thần soi vào các huyệt , theo mỗi giờ trong hình đồ Lục-Âm Lục-Dương và
Thành hay không chổ ngó là rồi ,
Ngó sao chúng đặng ngôi cao
Ngó sao ma quỷ trì lôi xa vòng ..
Là thủ cho trùng huyệt khiếu trong châu thân , chớ đừng để cho Lục-Thất nó dẩn đi là bị nó trì lôi mà sa vòng Lục-Ðạo luân-hồi . Vậy dầu làm việc gì đâu đâu cũng phải giữ định thần luôn . Nên có câu :
Thủ tắc tồn , xa tất vong , vì :
Ðạo giả bất khả Tu-Du lu giả
Ly giả phi Ðạo giả
Nghĩa là :
Nếu giữ gìn kiên cố thì còn
Bằng lãng quên thì mất , nên
Ðạo chẳng khá lìa xa
Nếu lìa xa thì không phải Ðạo vậy
Nếu gắng chí tu hành cho đúng mức y khuôn của Ơn-Trên chỉ dạy , lo tứ-thời công phu chođầu đủ , tịnh-định cho hoàn toàn thì Ngủ-Khí sẽ Triều-Ngươn vì Tam-Huê tụ-đảnh .
* Vì thời Tý thuộc Thủy ở tại Khảm-Cung , tạng Thận làm cho Hắc-Khí qui về , là Hắc-Ðế triều-ngươn ở Trung-Ương Huỳnh-Thổ
*Thời Mẹo , thuộc Mộc ở tại Chấn-Cung , tạng Can làm cho Thanh-Khí qui về , tức là Thanh-Ðế triều-ngươn
* Thời Ngọ , thuộc Hỏa tại Cung-Ly , tạng Tâm làm cho Xích-Khí qui về là Xích-Ðế triều-ngươn
*Thời Dậu , thuộc Kim ở Cung-Ðơài , tạng Phế làm cho bạch-Khí qui về là Bạch-Ðế triều-ngươn tức là qui về Trung-Ương Huỳnh-Ðế vậy .
Trong kinh Dịch có 64 quẻ , nhưng về phần tấn Hỏa thối Phù của Tiên gia , chổ Âm-Dương chuyển biến , tả-chuyển hửu-chuyển , rồi hửu-chuyển tả-chuyển chỉ dùng có 12 quẻ trong 12 giờ của Châu-Thiên thời nhựt , biến chuyễn Âm-Dương thì đủ số Hỏa-Phù .
1- Tấn Dương-Hỏa : Khởi công tại giờ Tỵ ở Giáng-Tắc-Cung qua Vỉ-Lư , thuộc quẻ Phục , có một hào dương trong Khảm-cung , nên phải bắt Hạ-Thước-Kiều làm liên lạc cho hào Dương mới sanh đi qua Ðốc-Mạch mà thẳng lên Giáp-Tích rồi đến Ngọc-Chẩm tại Tỵ mới đúng chổ Lục-Dương cường thịnh .
2- Thối-Âm ; Thì khởi động tại giờ Ngọ ở Nê-Hườn-Cung , lưởi phải trụ nơi ổ gà đặng bắt Thượng-Thưóc-Kiều để đưa hào Âm mới sanh về Tiền-Nhâm xuống Trung-Thiên thuộc giờ Dậu , tuột đến Giáng-Cung thuộc giờ Hợi mới được Lục-Âm đặng sanh Dương trở lại giớ Tý , cứ vậy làm hoài cho đến khi thành tựu qui nguyên vào Thái-Cực-Ðồ hay Huyền-Quang-Nhứt-Khiếu mà kết Ðơn hay Thánh-Thai .
Trong 12 quẻ của kinh Dịch có 6 Âm và 6 Dương
Sáu quẻ Dương là : Phục , Lâm , Thái , Tráng , Ương , Thiên .
Sáu quẻ Âm là : Cấu , Ðộn , Bỉ , Quan , Bát , Ðịa .
Tấn Dương Thối Âm là :
*Tả Dương quái : dụng Tấn-Dương mà phục cái khí Tiên-Thiên trở lại
*Hửu Âm-Quái : dụng Thối-Âm mà nuôi dưởng cái khí Tiên-Thiên
Tóm lại , tu Bá-Nhựt phải vạn sự vai vong , ( bất tri Thiên-Ðịa thế sự như hà , hà tại giả dả ) là muôn việc đến không còn vướng trước mắt hay trong tư tưởng nửa . Giữ vậy lâu ngày sẽ được Thiên-Khí thượng-thăng còn tạp-hỏa hạ-giáng mà qui-hườn về Chánh-Pháp .
Ðó là Ðạo-Pháp Siêu-Quần của Tiên-Gia các Pháp đã minh chỉ rõ ràng . Nhưng phải giữ gìn cho vẹn trường-chay , giới-sát cho cảm động lòng trời rồi sẽ có Minh-Sư Thượng-Ðế chỉ truyền , được như vậy thì Nhập-tịnh an-thần muôn điều không thất một .
Còn việc xử-sự trên đời cũng phải cho có phước-huệ song-toàn , Âm-Chất được tương phò mới cảm đến Hư-Không Thượng-Giới rồi Thần-Tiên sẽ chỉ dạy cách làm Tiên , chẳng có chi là khó .
* Ðức Mẹ Diêu-Trì có dạy rằng :
Tập Thượng-Thừa ít vòng nhiều chử ,
Không phải ai muốn giữ được đâu ;
Nhiệm-mầu lý Ðạo cao sâu ,
Phát lời Ðại-Nguyện mới cầu Thiên-Ngôn .
Nghĩa là : Phép tu hành chỉ có bấy nhiêu đó , nếu làm xong cũng đắc thành Quả-Vị được , lựa là học chi nhiều mà làm không rồi , lại bỏ dở cũng như không học . Có ích gì đâu ? .
* Ðức Ðạt Ma có nói :
Thiên Kinh vạn Quyển tổng giai Vô-Nhứt Tự
Nghĩa là : Ngàn kinh muôn sách cộng lại không ngoài một chữ , Tức là Kinh Vô-Tự , chỉ dụng chổ Tâm-Không mà đạt Lý-Ðạo , Là trở về với Khí Vô-Cực thì thành .
Nhưng Tâm-Không đây không phải là Tâm vô-tri vô-giác , vì nó Ngoan-Không nên không có hột giống Như-Lai , cũng không thành được giống gì . Chớ kỳ thật Tâm-Không tức là Tâm toàn-giác không mê không nhiễm , không chấp trước việc phàm-tình thế-sự , coi sự việc như phù-vân thoạt có thoạt không , còn mất không chừng , nên cần phải phủi sạch cái phàm-tâm ấy , thì Thiên-Tâm ấy sẽ lộ ra , nên kêu là : Phàm-Tâm tử , Ðạo-Tâm sanh .
 Vậy khi vào tu Ðệ-Nhứt-Thoàn : Phải gắn chí làm sao phủi sạch hồng-trần thế-sự , đốn-tuyệt vạn duyên , tâm-mục tương-y , hấp-hô hửu-độ , bất vong ngoại trần , được vậy thì trong cơ thể sẽ có hữu động mà xuất hiện Huyền-Linh điển chiếu . Mà sự động đậy tức là động kiến Thiên-Tâm , hoán trược hoàn thanh , thân chơn-âm và việc Giả-Dương mà hóa thành Chơn-Dương .Rồi Giả-Âm nhờ Linh-Ðiển chuyễn vận bèn hóa thành Chơn-Âm nơi Tâm mới vận chuyển cho Lục-Âm Lục-Dương được thần toàn mới điều hòa nhau mà nên Chơn-Ðạo . Mồ-Kỷ Nhị-Thổ kết thành Minh-Châu mới trọn câu Tịnh-Thoàn .
Khi mới vào ngồi Tịnh , thì thân hình phải cho đơan trang , nghiêm thân chi tướng , hình như cây khô không diêu không động , ta người như một , muôn việc đều không tưởng nhớ , đượv vậy mới là phương pháp Vô-Thượng của Tiên-Gia bí truyền .
Khi ngồi cho vũng vàng rồi bắt đầu hít , đem hơi thở hít từ mủi đem xuống tới rún là một niệm : Nam-Mô-Cao , rồi thở ra từ từ , từ rún lên chí mủi niệm : Ðài-Tiên-Ông , làm 3 hơi như vậy .
Rồi bắt đầu :
*Hể thời Tấn-Dương thì : một Hít năm Hà , còn
*Thối-Âm thì : Năm hít một Hà
Và bắt Thước-Kiều u như trên đã nói rồi vậy .
Các công việc đã xong rồi thì cứ làm thinh Tịnh-Ðịnh đừng tưởng chi chi và cũng không để ý vào đâu đâu . Ðể tự nhiên như nhiên mà T5nh . còn hơi thở thì thở riu riu nhẹ nhẹ , không hô-hấp như bình thường để cho trong Tâm yên-tịnh mà tự chuyễn Pháp-Luân , Tâm-Tích , Tích-Tâm tức tự Tâm sanh . Tâm tức tự sanh mỗi ngày theo 4 thời : Tý , Ngọ , Mẹo , Dậu mà phanh luyện , cứ y mà tịnh-Hành .
Ðược vậy Tâm-Phàm phải chết để Ðạo-Tâm phục lại , vì dục vọng đã bặt dứt thì sẽ hiện Chơn-tâm ra và nhờ có Chơn-Khí trở về bổ nhuần . Lâu ngày , hình thể sẽ khoan-khoái nở-nang , đó gọi là Lạc-tại kỳ-trung , bởi chẳng còn tư tưởng xấu xa xâm nhiễm .
*- Kế bước qua Nhị-Thoàn : Cứ Tịnh-Tọa luôn cho đến 3 tháng dư ngày thì bản thể Chơn-Ngươn định-an rồi có linh-điển hộ-trợ đều hòa khí-huyết tương hòa thì tạp-hóa tán tiêu cho đến khi dâm-thân dâm-tâm không còn bộc khởi nữa , thì Chánh-Pháp nhãn-Tạng đặng nên , vì có Nhị-Âm tấn thì Giả-Hỏa phải lui .
Ðiều cần yếu là phải bế môn tịnh-khẩu mà luyện , lòng dứt tưởng thì trăm điều y như ý nguyện . Cứ một lòng Ðại-Tịnh Hư-Vô thì hoàn-toàn Ðại-Cơ Thoàn-Ðịnh . Theo lối này Chơn-Âm và Chơn-Dương nhơ Ngoại-Tịnh mà Nội-Phát nên hai khí đã về mà hòa hiệp tại Thái-Cực-Ðồ , hóa trược hườn thanh phát sanh ra điển lực hóa-khí mà phụ-trợ cho Thần-Quang rồi Thần-Quang đặng nhờ mảnh lực sáng tỏ và sung túc mà sung đượm là nhờ được nhiều ngày trọn Tịnh Hư-Vô .
Tóm lại là : Ði , Ðứng , Nằm , Ngồi đều phải Ðinh-Thoàn được lâu ngày thì nội-cơ sanh điện dồi-dào , sung lên mà diệt trừ hỏa-tánh , hóa Chơn thăng thượng Nê-Hườn-Cung tựu nơi đó mà sanh Minh-Trí ( là côt Minh-Châu ) .Hể đặng có Minh-Trí rồi thì tánh-tình cao-thượng , tư tưởng siêu-nhiên mà diệt trừ hạ-khí .
* Ðến Ðệ-Tam-Thoàn : Nhờ phương Thường-Ðịnh . Thường-Ðịnh mà được Thấn-Khí tương thân điều hòa Dinh-Vệ rồi Nhâm-Ðốc lưỡng mạch thông nhau , phản hậu thông tiền , thì Thần mới qui vào Trung-Ương (Hạ-Ðiền) Thái-Cực-Ðồ là nơi Mồ-Kỷ : Thồ . Ðó là nhờ Tịnh-Ðịnh mà lưỡng giả tang tiến , chỉ còn lưỡng khí Chơn-Âm-Dương tương-hòa , rồi Thần-Khí tưong-liên mới có sinh lực mà

nhờ đó mới đủ quyền diệt trừ , làm cho :
* Giả-Hỏa biến ra Chơn-Hỏa
* Giả-Thủy biến thành Chơn-Thủy .
Chơn-Thủy-Hỏa đồng cân mới đều Dinh -Thông-Vệ , Thần-Khí tưong-liên thâu nhập Trung-Ương là : Chiết-Khảm Ðiền-Ly . Nhờ Chiết-Khảm Ðiền-Ly lâu ngày mà Thần-Khí tựu thành Linh-Ðiển , Thần-Quang bèn tựu hiệp ở Thái-Cực-Ðồ hầu chờ ngày thăng-thượng Nê-Hườn-Cung . Khi Thần-Khí ở trong Thái-Cực-Ðồ có hỏa Ðiển-Lực rồi bèn rút Giả-Hỏa ở trong Tâm-Vị xưống , biến Chơn-Hỏa đem vào khoàn giữa Thận . Khi hai khí Thủy-Hỏa ở tại trung-gian lưỡng Thận rồi thì Linh-Ðiển bèn tống Chơn-Thủy lên Tâm-Vị , kéo Chơn-Hỏa vào nội Thận , thì Thủy-Hỏa được đều-hòa mà có Linh-Chơn-Ðiển ấy là Thủy-Hỏa Ký-Tế vậy . Từ đây có Linh-Ðiển dồi dào mà thể chế được Giả-Thần cư ngụ Ngươn-Thần hườn cư mới an-tịnh được
* Qua Ðệ Tứ Thoàn : Ðến đây đã được 75 ngày là 2 tháng 15 ngày thì thấy trong mình Thần-Khí Sung-Dinh , đều hòa Kinh-Huyệt , Hô-Hấp độ lượng đều đều cho thân thể được tương-nhuận cả con người . Lưỡng-Khí đều vào trong Huyền-Quang-Khiếu rồi nên Linh-Ðiển thường hoạt động cho Thần-Khí luân chuyễn , giao thông được Tam-Quan Cửu-Khiếu mà sanh lấy sinh lực củ Tiên-Thiên đem về bồi bở Chơn-Ngươn làm cho con người trở lại Ðồng-Nhân tươi đẹp . Là nhờ : Thủy thăng Huỳnh-Ðình-Cung và Hỏa giáng xuống Giáng-Tắc-Cung y như hồi 16 tuổi xuân xanh .Ðó là phép : Chiết-Khảm Ðiền-Ly . Mà Chiết-Khảm Ðiền-Ly là : đem lử ở cung Ly (Tâm) xuống ráp vô Thận-Thủy . Rồi lấy nước ở Thận-Thủy đun lên cho nó trở về nhà của (Tâm) là cung Ly vậy .
Ấy là Thủy-Hỏa đồng Cung ,nhờ lấy điện-lực của khí Hư-Vô chuyển vận cho nó đều-hòa . Khi nó đều-hòa được rồi , nhờ có Linh-Ðiển trong thân chuyển nó mạnh động theo Lưởng mạch mà vào Huyền-Quang-Khiếu hay Thái-Cực-Ðồ . Khi Linh-Ðiển ở tại Huyền-Quang-Khiếu thì nó qui tựu Tinh-Huyết mà hóa ra Ngươn-Thần , rồi Ngươn-Thần được đầy đủ lại có sinh khí bắt từ dưới rún trào lên họng (Huyền-Ưng) nghe hơi ngọt ngọt . Lúc đó nên chậm chậm mà nuốt nó đem vào Thái-Cực-Ðồ , nuốt lâu càng hay , nếu nuốt mạnh nó chun vào Tỳ-Lư Khí-Hải lại càng vô ích , nó sẽ hóa ra trược-tinh , rồi sanh vọng tình mà xuất ngoại thì xa địa-ngục .
Còn Ngươn-Thần nhờ tịnh-an mà càng ngày càng sanh thêm năng-lực , chuyễn vận cho Ngươn-Thần thêm điển-lực dồi dào , Linh-Ðiển bèn nhán-sáng ra là có linh-quang hiện .
Từ Hạ-Ðiền là Huyền-Quang mà thông lên tới Ấn-Ðường , Ngươn-Môn rồi xuất ra ngoài sẽ có Huỳnh-Quang-Nhị hiện đến Tam-Hiện , vì đã gần có đũ 300 Châu-Thiên nên mới hiện-xuất .
Ðến đây là cảnh phải thôi lửa ( ý nói về Hòa-Hầu ) . Cứ giữ Ðại-Tịnh Hư-Vô mà chờ cho nó có Huỳnh-Quang tái hiện sẽ vận qua phép Tiểu-Châu-Thiên .

Thư Viện 1      4   5