Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi tại Pháp Quốc

Sự hình thành pháp giới và con đường phản phục

 Tôi xin mạn pháp nói ngắn gọn, dễ hiểu, sau này có thời gian thì sẽ tầm chương trích cú cho đầy đủ hơn, noi theo những điều này thì sẽ hiểu được pháp giới này và con đường phản phục chẳng còn xa, thánh nhân nói, muốn 'tận tính chí mệnh', thì trước phải 'cùng lý' là như vậy, nếu ai nói rằng mình đang tu luyện mà không lo cho chuyện 'cùng lý' này thì giống như người chưa 'ngộ', khó mà tìm ra mối manh của đại đạo, nói như khoa học hiện đại thì muốn chế tạo đồ dùng công nghệ cao thì phải am tường vật lý, điện tử trước đã...
Vậy thì Pháp giới này hình thành ra sao, Phật bảo pháp giới hình thành nguyên sơ do một niệm hoảng hoảng hốt hốt mà ra, tạm bỏ qua chuyện tại sao lại phát niệm này, tuy nhiên chúng ta có câu chuyện Adam và Eva ăn trái cấm vườn địa đàng để tạm hiểu nó giống như một thứ tò mò muốn biết, nôm na dễ hiểu thì có thể nói như vậy.
Theo dịch thì sẽ dùng hai vòng tròn để mô tả sự hình thành pháp giới, vòng thứ nhất trống rỗng không có vật gì gọi là vòng vô cực - theo đạo gia, và là cảnh giới niết bàn của Chư Phật. Vòng thứ 2 thì chia làm bốn tầng như sau:
1. Tầng thái dương, thuần dương, vô sắc giới: tầng này hình thành trước hết khi pháp giới hình thành, trong giai đoạn đầu hình thành pháp giới chỉ có tầng này mà thôi. Phật nói trong kinh Lăng Nghiêm rằng 'hư không sinh trong tâm ông củng như chút mây điểm trên nền trời...' thì nó là đây, tầng thái dương, thuần dương chính là tầng hư không của nhà Phật, nguyên sơ chân tâm chúng sinh do hốt do hoảng mà sinh ra hư không, như mây sinh trên nền trời, trời mây tuy khác danh như vẫn là một vật, vậy thì khi hình thành pháp giới thì đầu tiên chỉ gồm chân tâm và hư không, đạo gia nói rằng, chân tâm này là tính,
 hư không kia là mệnh và gọi bằng tên riêng là tiên thiên chân nhất chi khí.
2. Tầng thiếu dương, sắc giới: Kinh Lăng Nghiệm, Phật dạy rằng : '...Hư không sinh ra trong tâm ông cũng như áng mây nổi trên nền trời, huống hồ là các thế giới trong hư không...' Trải qua một thời gian dài lâu thì hư không ngày càng phát sinh tính phân biệt với chân tâm, trở nên nặng nề sa xuống thấp, trong đó phát sinh các dạng sắc tướng, các cõi thế giới bắt đầu nương dựa hư không mà kiến lập, đây thuộc cõi sắc giới, theo Đạo gia thì đến giai đoạn này một phần hư không trở nên nặng nề sa xuống gọi là khí âm, như vậy cõi sắc giới thuộc thiếu dương, đã có hai thuộc tính âm dương, dương nhiều hơn mà âm ít hơn. Từ giai đoạn hình thành sắc giới, thế giới có hình tượng phát hiện, thuộc về hậu thiên,
 bắt đầu chia âm dương thì bắt đầu có sống và chết,
dương nhiều hơn âm, nên thọ mạng dài lâu, nhiều niềm vui mà ít buồn khổ.
3. Tầng thiếu âm, dục giới: trải qua một thời gian dài lâu nữa, khí dương ngày càng nặng nề hơn, dần dần khí âm lấn át khí dương tạo thành cảnh giới cõi dục, trong đó có thế giới loài người, âm nhiều hơn mà dương ít hơn, cuộc đời nhiều nỗi buồn khổ mà ít niềm vui,
 thọ mạng ngắn ngủi.
4. Tầng thái âm, thuần âm, cảnh giới địa ngục: khí âm phát triển đến cùng cực, khí dương tiêu hết thì trở thành thuần âm gọi là cảnh giới địa ngục, nơi đây chỉ toàn khí âm, không có khái niệm 'sinh, sắc, dục' như các tầng trên, đặc trưng của tầng này là khái niệm 'tử'. 
Một số nhận định:
1. Khí dương: là hư không thuộc tiên thiên
2. Khí âm: là sắc tướng sinh trong hư không thuộc hậu thiên
3. Đặc trưng của pháp giới dựa theo bốn tầng sẽ là: sinh, sắc, dục , tử
4. Như vậy đặc trưng của cảnh giới ngoài tam giới, niết bàn sẽ là: không sinh,
 không sắc, không dục, không tữ.
- Không sinh = sắc, dục, tử
- Không tử = sinh, sắc dục
- Không sắc =sinh, tử, dục
- Không dục =sinh, tử, sắc
Tổng kết lại, cảnh giới giải thoát sẽ là: sinh, không sinh, tử, không tử, sắc, không sắc,
 dục, không dục
Đây chỉ là cách diển tả theo suy luận về cảnh giới niết bàn của tôi, có thể đúng có thể sai, cảnh giới niết bàn không thể dùng lời diễn tả, chỉ có tự chứng nghiệm mới có thể biết mà thôi.
Phần trên tôi đã trình bày sự hình thành của pháp giới, bây giờ xin trình bày con đường trở về mà Tiên Phật đã chỉ lối như thế nào.
*Cấu tạo pháp giới:
1. Vô sắc giới:chỉ có duy nhất khí dương
2. Sắc giới:khí dương nhiều, khí âm ít
3. Dục giới:khí dương ít, khí âm nhiều
4. Địa ngục:chỉ có duy nhất khí âm
Con đường tu luyện của ngoại đạo, không đưa đến giải thoát là:
1. Bắt đầu từ dục giới mà tu: thanh lọc chân tâm nổi lên cảnh sắc giới, tiếp tục thanh lọc chân tâm nổi lên vô sắc giới, lên tới đỉnh là phi tưởng phi phi tưởng xứ thì đụng trần không tiến lên được nữa, như vậy sẽ đứng im ở đây ôm giữ hư không, đây chính là con đường mà đức Phật đã đi trước khi tìm ra con đường Bồ tát đạo đưa đến giải thoát sau này
2. Bắt đầu từ sắc giới mà tu: thanh lọc chân tâm nổi lên vô sắc giới rồi đến phi tưởng phi phi tưởng xứ thì đụng trần, cũng đứng im ở đây ôm giữ hư không
3. Bắt đầu từ vô sắc giới mà tu: thanh lọc chân tâm đến phi tưởng phi phi tưởng xứ thì đụng trần, cũng đứng im ở đây ôm giữ hư không.
-----------------------
Ba đường tu ngoại đạo này không đưa tới giải thoát, sau khi đụng trần thì không thể tiến lên được, lâu ngày vọng niệm lại sinh ra thì sẽ sa đoạ xuống các tầng, cõi dưới.
* Nhận xét: ba đường tu này sau khi tiến lên đỉnh vô sắc giới thì pháp giới đối với những vị này vẫn còn cảnh giới địa ngục thuần âm tồn tại mà không sao đụng chạm tới đươc. Đối chíêu với cảnh giới hư không thuần dương mà các vị này đang ôm giữ, pháp giới đối với vị này còn hai thuộc tính đối kháng là thần âm, thuần dương, tức là không thể thoát ra ngoài âm dương, tuy thuần dương nhưng niệm sinh tử vẫn còn đó, chỉ cần khởi niệm mê là sẽ có sống chết.
* Tại sao phải từ cõi dục giới này mới tu giải thoát được?
1. Từ sắc giới mà tu: thanh lọc chân tâm tới đỉnh cao nhất của sắc giới và vô sắc giới, đứng tại đây ôm giữ hư không nhưng pháp giới đối với những vị này vẫn còn dục giới và địa ngục không thể đụng chạm tới được. Như vậy sẽ phải từ vô sắc giới giáng xuống trở lại dục giới để thanh lọc pháp giới lại quay trở về vô sắc giới, tại đây muốn giải thoát bắt đầu tu Bồ tát đạo
2. Từ vô sắc giới mà tu: thanh lọc chân tâm tới đỉnh cao nhất của vô sắc giới, đứng tại đây ôm giữ hư không nhưng pháp giới đối với những vị này vẫn còn sắc giới, dục giới, địa ngục không thể đụng chạm tới được, như vậy sẽ phải từ vô sắc giới giáng trở xuống dục giới tiến hành thanh lọc pháp giới vượt lên đỉnh dục giới, vào sắc giới tiếp tục thanh lọc vượt lên đỉnh sắc giới về lại vô sắc giới, từ đây muốn giải thoát thì theo Bồ Tát đạo.
3. Từ dục giới mà tu: đây là con đường thẳng tắt nhất, không phải trở đi trở lại như sắc giới và vô sắc giới, từ dục giới thanh lọc nổi lên sắc giới tiến lên đỉnh vô sắc giới rồi tu Bồ tát đạo giải thoát, cho nên các vị chư thiên muốn tu giải thoát đều đầu thai làm người mà tu.
4. Sau khi thanh lọc được dục giới, sắc giới thì chân tâm nổi trên đỉnh cao nhất của vô sắc, dưới vô sắc chỉ còn địa ngục chưa được thanh lọc. Theo đạo gia thuần dương là vô sắc, thuần âm là địa ngục, là biểu hiện của thái cực; trước thái cực sẽ là vô cực, hợp nhất thái cực sẽ trở về vô cực là đạo đi ngược, là con đường phản phuc. Đạo gia gọi đây là tu tính,
 nhà phật gọi là tu Bồ tát đạo, các giai đoạn 1, 2, 3 là tu mệnh .
5. Thanh lọc chân tâm chính là thanh lọc pháp giới: vì thiên nhân đồng nhất lý
6. Thanh lọc pháp giới như thế nào: nguyên tắc chung là lọc bỏ âm, giữ lại dương, theo thế tục là làm lành lánh dữ, theo đạo gia là bí pháp phục mệnh luyện tiên thiên nhất khí. 

Tro Lai

Bủu Minh Ðàn.Trang Web Phục Vụ Nhơn Sanh Miễn Phí.  

Thư Viện 1      4   5