Lướt gió đêm thu vạn dặm trường,
Tử đồng đắc lịnh đáo trần dương .
Báo tin cấp cấp Tôn Sư giáng ,
Nghinh tiếp Quan Âm hiện cát tường . Đồng tử đắc lịnh báo tin có Quan Âm Bồ Tát lâm trần giáo hóa . Xuất ngoại .
Thăng
Thi : Nam Hải thuyền sen rước chúng sinh , Quan Âm tận độ cả toàn linh .
Ngũ đình niệm tưởng đừng bê trể,
Tâm quán chiếu soi hõi thế tình .
Đoạn dứt nghiệp căn nhờ trí dũng,
Xa lìa phiền não diệt vô minh .
Là nhờ thiền định hẳng tinh tấn ,
Hãy níu nhành dương giải thoát mình .
Tôn Sư mừng các môn đồ Đại Đạo , Nhân ngày Trung Ngươn sắp đến, Tôn Sư hoan hỉ ban ân các môn đồ một đề tài Siêu Hình Thượng Học. Vậy các môn đồ cần đặt tinh thần để khai thác hầu hưởng được sự ích lợi thiết thực trên bước đường tu hành giải thoát .
Các môn đồ biết rằng con người gồm có nhiều thể. Ở đây Tôn Sư chỉ luận đến ba thể thấp hợp thành một cá nhân sinh sống tại cõi trần . Đó là :
Thể xác thân : biểu hiện bằng hành động . Thể cảm thọ hay thể vía : biểu hiện bằng tình cảm . Thể trí : buểu hiện bằng tư tưởng .
Tam thể này thường xuyên gây chướng nghiệp, vì thế mà con người cứ mãi trôi lăn trong lục đạo luân hồi . Đối với một linh hồn trải qua vô số kiếp tiến hóa nơi cõi trần gian này đã tạo ra biết bao nghiệp chướng . Đến khi phát tâm ăn chay, tập làm điều thiện, cãi sửa tâm tư, tu hành từ bực hạ thừa tiến dần qua thượng thừa , thọ pháp thiền định.
Nhưng vì nghiệp chướng đã gieo tạo từ vô số kiếp đã kết thành trược khối nặng nề, luôn ám ảnh, thế nên không thể tu hành trong đôi ba năm mà có thể hoàn toàn hóa giải hết được .
Trong bài pháp này Tôn Sư chỉ đề cập đến những bậc chơn tu có chí nguyện muốn giải thoát trong hiện kiếp, đối với người chí tâm tha thiết muốn vượt thoát ra ngoài Tam Giới, trong khi nghiệp chướng còn nặng nề tồn đọng trong nhiều kiếp quá khứ thì làm sao kẻ ấy có thể vượt thoát vòng nghiệp lực bao vây .
Trong trường hợp như vậy , chư Phật, Bồ Tát vì lòng từ bi hằng thương xót " Bồ Tát ái chúng sanh như Mẫu ái Tử" nên thường chiếu rọi vào tâm linh kẻ ấy, nhận thấy được chí nguyện giải thoát vô cùng kiên cố nên các Ngài cũng không phụ lòng , dụng quyền năng của Phật Bồ Tát giải tỏa khối nghiệp chướng tiền khiên vô số kiếp của người đệ tử .
Phật Bồ Tát giải tỏa bằng cách nào đây ? .
Giờ nay Tôn Sư sẽ chỉ rõ cho các môn đồ tường tận về việc làm của Phật Bồ Tát .
Các môn đồ khá hiểu rằng Tam Thể: Xác, Vía , Trí là ba người đầy tớ của Chơn Tâm hay Linh Hồn . Chính ba kẻ đày tớ nàt đã gây tội lổi , thế nên cả ba cùng phải chịu trách nhiệm chung đối với nghiệp chướng mà mình đã tạo ra,
Đối với nghiệp chướng đã "chín mùi" tức là nghiệp chướng đã hội đủ nhân tố để ứng hiện thì đương nhiên cái xác thân là môi trường để quả báo tác động lên đó . Riêng phần nghiệp chướng còn "phôi phai" tức là nghiệp chướng chưa hội đủ nhân tố để xuất hiện, nó còn năm yên đó chờ ngày ứng thành quả báo, ngày ấy có thể trong hiện kiếp hoặc vị lai kiếp, gần hay xa hoặc thật xa .
Than ôi ! Trong khi đó kẻ đệ tử lại chí nguyện muốn giảt thoát trong hiện kiếp, Phật Bồ Tát phải dụng quyền năng của mình để hóa giải nghiệp chướng cho đệ tử bằng nhiều cách :
1-Cách thứ nhứt :
Ban rãi nguồn Phật lực vô tận vào khối nghiệp chướng của đệ tử để hóa giải, vì nghiệp chướng ví như chất xú uế, còn Phật lưc ví như biển nước mênh mông, biển nước ấy đủ sức "tẩy xoá" hoàn toàn chất dơ bẩn và mùi xú uế .
Tôn Sư sẽ giải thích rõ ràng hơn, nghiệp chướng đây chính là những hành động, những lời nói, những tình cảm, những tư tưởng tội lỗi đã ghi trong A-Lai-Gia-Thức mà trường phái Thông Thiên Học gọi là Ba hột lưu tánh Nguyên Tử Tam Thể . Tư tưởng có hình dáng, màu sắc và sức mạnh khác nhau tùy theo thanh hay trược .
Như vậy nghiệp chướng là những nguồn sóng điện có hình dạng thô thiển, màu sắc tối tăm và sức rung động nặng nề ( đó là âm điển ) .
Còn Phật lực cũng là những luồng sóng điện nhưng có hình dáng và màu sắc tốt đẹp, có một sự rung động thanh nhẹ nhưng cực kỳ mạnh mẽ. Phật lực hay dương điển có đủ khả năng hóa giải nghiệp chướng của người đệ tử .
Phật lực hay dương diển sẽ điều hòa những rung động hổn loạn của âm điển để biến đổi tính chất của âm điển, vì âm điển hay dương điển cùng phát sinh từ MỘT nhưng chỉ khác nhau ở chổ thanh và trược , tịnh và động, diều hòa và hỗn loạn . Vậy các môn đồ cần tìm hiểu cho thấu đáo .
2- Cách thứ nhì:
Cho thể Vía hoặc thể Trí trả nghiệp . Vì nghiệp chướng còn "phôi phai" tức là chưa hội đủ nhân tố để ứng hiện thành quả báo nơi thân xác. Ở đây Tôn Sư dẫn chứng đôi ba trường hợp làm tiêu biểu :
- Có những đệ tử "ái-nghiệp" tiền kiếp còn cô đọng, kiếp này những đệ tử ấy có thể tránh được sự ràng buộc của hôn nhân, vì nghiệp tình chưa hội đủ nhơn tố để ứng hiện tại cõi trần, nhưng không thể tránh được trong những kiếp sắp tới .
Trong trường hợp này Tôn Sư sẽ tác hợp ngay cuộc hôn nhơn bằng thể Vía giữa hai kẻ oan trái nợ duyên ấy, dù rằng trong hai linh hồn chỉ có một linh hồn mang xác phàm tại trần gian. Điều này đôi khi các môn đồ có thể trực nhận được qua giấc chiêm bao. Nhờ vậy mà đệ tử chấm dứt day oan nghiệp tình ái , đây là một trở ngại lớn nhứt trên bước đuờng tu hành giải thoát .
- Có những đệ tử nghiệp sát tiền kiếp còn cô đọng, theo lý ra phải chịu bị sát mạng trả quả trong những kiếp sau, những Tôn Sư chuyển cho thể Vía bị đâm chém đánh đập đến nổi các đệ tử phải giựt mình tỉnh giấc chiêm bao vì kinh sợ .
3- Cách thứ ba :
Chuyển hóa giảm bớt nghiệp cho thể xác phải trả .
Đối với nghiệp sát, Tôn Sư sẽ chuyển hóa cho xác thân phàm bị đánh đập trong hiện tại kiếp thay vì bị sát mạng trong những kiếp sau. Điều này vào thời Đức Thích Ca Như Lai, Vô Não cũng được Phật giúp đỡ như vậy , vì nghiệp của Vô Não chưa chín mùi.
Đối với những đệ tử ít nghiệp chướng thì phương cách thứ nhứt cũng đủ giải tỏa tất cả nghiệp chướng cô đọng trong vô số kiếp .
Những lối trả nghiệp này là một ân huệ của Phật Bồ Tát dành cho đệ tử chơn tu có chí nguyện giải thoát. Có kẻ thắc mắc rằng tại sao có lối trả nghiệp dễ dàng như vậy ?
Tôn Sư trả lời rằng :
- Trả nghiệp qua thể Xác là khi nghiệp đã chín mùi .
- Trả nghiệp qua thể Vía và thể Trí là khi nghiệp còn phôi thai .
- Trả nghiệp qua thể Xác phải chịu thời gian dài.
Thí dụ : Cuộc hôn nhơn cõi trần cũng phải đôi chục năm .
- Trả nghiệp qua thể Vía và Trí thì chỉ trong thoáng ngắn ngủi 5, 10 phút ! .
Tại sao ?
- Vì yếu tố thời gian của cảnh giới cao và thấp đều khác nhau, và cả hai thể Vía của hai bên đều hiểu biết Bồ Tát đứng ra " làm mai " cho trả nghiệp , nên cả hai đều ưng thuận, và vì sự tiến hóa nên cả hai đều không lưu luyến. Còn trường hợp ở xác phàm thì có khác, nó không đơn giản, các môn đồ tầm hiểu .
Trường hợp giải nghiệp này chỉ có Phật Bồ Tát với Thần thông quán suốt mới thực hiện được mà thôi .
-Có lo sợ rằng mình quyết tâm tu hành giải thoát mà có được hay không ?
- Vì nghiệp của mình còn nặng nề lắm !
Tôn Sư ban ơn .
Thi bài:
Ngày Trung Ngươn, Âm cung đại xá ,
Các linh hồn thư thả siêu thăng,
Tùy theo đẳng cấp tiến thăng,
Do tôn tử lập Đạo tràng cầu siêu .
Nơi Trung giới quá nhiều tư tưởng,
Âm khí đây gieo chưởng vô minh ,
Chướng nghiệp trói buộc vong linh ,
Biết bao phiền não vô hình nào an .
Để hóa giải dụng lằn thanh điển,
Chỉ một tia đủ hiện ánh quang,
Tháo ngay xiềng xích buộc ràng,
Chơn linh phơi phới nhẹ nhàng thoát ra .
Vậy tôn tử trần sa gắng lập,
Quả công đây danh sách nguyện cầu ,
Hồi hướng trong lúc canh thâu ,
Chơn hồn tiếp nhận ngỏ hầu mừng thay .
Điều quan trọng giờ nay tuyên bố ,
Các tử tôn tầm chổ định thần ,
Thiền định tầm lối thi ân ,
Xẹt lằn thanh điển giúp phần chơn linh .
Mùa Vu Lan vô hình lưu lại ,
Bồ Tát đây tự tại giáng trần,
Đủ đầy quang điển ban ân ,
Dặn dò như thử gắn tầm chung lo .
Kế tiếp Tôn Sư cũng dạy qua diệu dụng của âm thanh Đại Hồng Chung, Chuông, Mỏ, Kinh kệ, tất cả đều có tác dụng cực kỳ quan trọng.
Âm thanh phát ra sẽ có đủ sức để làm cho nggười dương gian tỉnh thức và kẻ âm cảnh tự phá xích xiềng trói buộc do tự giác, thay đổi quan niệm tư tưỏng tội lổi ra thanh cao, lành mạnh, tức thì chấm dứt sự đau khổ , vì tất cả sự đau khổ phiền não đều phát sinh từ ý niệm vô minh mà ra . Thế nên nơi các cảnh tịnh, các bậc chơn tu, các lảnh đạo , các tu sĩ đồng nhi cần phải trang nghiêm, giữ lòng khiết tịnh khi khởi Đại Hồng Chung, Chuông , Mỏ và câu kinh . Người đánh Đại Hồng Chung phải luôn luôn trì niệm chuyển đi cả âm thanh hòa trong tư tưởng lành, sức phát động ngân nga sẽ đưa đến một diệu dụng không lường nổi và nhớ rằng tiếng Đại Hồng Chung không nhặt nhưng cũng không quá thưa, đó là điều cần nhớ .
Thi :
Thế trần diễn biến cuộc tai nàn,
Tuồng hát mở màn lắm khóc than,
Quả nghiệp sanh linh đồng thọ khổ,
Than ôi ! nhơn vật trải dinh hoàn.
Màn trời sương phủ cơ hàn bấy ,
Chiếu đất đỡ đần dạ chẳng an ,
Chấn động đông tây lòng thảm não,
Đoái nhìn dâu bể lắm kinh hoàng .
Ngâm:
Đôi lời huấn giáo thế trần,
Giờ đây Bồ tát tường vân nương mình .