Pháp Bảo Đàn Kinh

Giải: Cùng chung một Giống

  , Cha con gặp nhau, qua lại vài câu trao đổi, đã thông cảm và rất tương đắc. (Lường căn, chẩn mạch)

   Là người Đại căn bao giờ cũng vẫn có hoài bão duy nhứt là làm Phật,

về Nguyên.

   Kìa xem loài “Thực vật” (cây cỏ, bất động) luôn luôn hướng về Cha là vầng Thái Dương để sanh nở đúng Thiên Nhiên.

   “Con người” bị thị dục sở vọng sử linh sai khiến mà xa Thiên lìa Tự Tánh, không hướng thượng xem trăng,

cứ ngó xuống để tìm loè loẹt (phóng ngoại).

   Đã đến Chùa còn bảo làm việc gì khác là rất kẹt, không Chánh Đáng.

   Vài câu đối đáp tỏ ra xứng Thầy, phải trò rồi (Cho keo), còn chờ đợi gì nữa, ắt đặng truyền trao, giao gia tài cho Trưởng Tử.

   Người tu Phật phải “Hổn tục hoà quang nhơn bất thức” phải kín đáo cẩn ngôn, lẫn lộn trong sanh chúng (Đồ chúng) trong Chuồng ngựa (Mã tào), ẩn núp đằng sau, đừng nên chường mặt ra phía trước, làm cái việc của người tu (Hành Giả) sơ cơ (mới vào chùa), bửa củi, giã gạo, chuẩn bị đủ vật liệu: chảo sắt, củi, nước, lửa, lò đất (ngũ hành) , lập nền tảng vững chắc cho lẽ sống (Đạo).

   Thiên Đạo, vạn Đạo dĩ “Gạo” độ nhứt kia mà (cười). Tội nghiệp cho chúng tăng ni tróc da tay, loả mồ hôi trán làm công quả cho chùa mãn đời chẳng đặng nếm một hột “Cơm Phật” chỉ vì tánh còn mê, chuyên cầu ruộng phước, chẳng trau Đạo, vậy mà vẫn tin tưởng, trong mong ngày kia Di Đà thọ ký. Đáng thương thay!

   Bao nhiêu người trí có, ngu có, qua bao nhiêu năm gần gủi Ngũ Tổ chẳng đặng thọ truyền, nay Huệ Năng mới đến là nảy ra cái việc làm kệ để chọn người thừa hưởng di sản vô giá truyền kiếp ấy.

   Việc đó biểu lộ sự vui mừng, đắc ý và thể hiện hoài bão bấy lâu của “Đường Nghiêu gặp Ngu Thuấn”.

   Chưa gặp được người xứng đáng thì giang san, ngôi báu, ấn kiếm chẳng trao ra, nay còn tiếc chi với Con Trời, Phật tử?

   “Đồ chúng” là bậc thấp kém, tự mình không có định kiến gì hết chỉ ỷ lại tuỳ nương kẻ khác giúp mình mà thôi, chịu ảnh hưởng của điều kiện khách quan: “tối” đến là tối theo, “sáng” tới là hoà mình với sáng, gặp may là vui, gặp gủi là buồn, buông trôi theo thương ghét….Đó là chúng sanh tánh (Bá Tánh) chẳng phải “Bản Tánh, Tự Tánh”.

    Hể là đồ chúng thì không tự chủ, nhứt định phải tuyển độ trạch giữa hai “Đối Tánh”: không ác thì thiện, chẳng vui thì buồn….Đó là cái biến thiên vô thường của “Tâm viên, Ý mã”.

   29- Còn Thầy Thần Tú nghĩ rằng: Các người kia chẳng trình kệ là nghĩ vì ta cùng kia làm Thầy giáo thọ, vậy là hạp, phải làm kệ đem trình Hoà Thượng, ví bằng không trình kệ thì Hoà Thượng do nơi đâu mà có được lòng ta chỗ thấy rõ cạn sâu.

   30- Ta trình kệ nầy cầu “thấy Pháp” thời thiện, tìm làm “Tổ” thời ác. Bằng mong làm Tổ thời có khác nào lòng phàm mà muốn đạt Ngôi Thánh? Bằng chẳng trình kệ, trọn chẳng đặng pháp. Thật là khó lắm! Khó lắm!

   31- Phía trước mặt chùa của Ngũ Tổ có nhà cầu “ba gian”. Ngài tính rước quan cung phụng là “Lư Trân” vẽ tượng “Lăng già biến tướng” và “Ngũ Tổ Huyết Mạch đồ” để lưu truyền cúng dường.

   32- Thần Tú làm kệ xong rồi đã mấy phen muốn đem trình; đi vừa đến trước thềm thì trong “lòng hoảng hốt”, mồ hôi ra khắp mình, nghĩ trình kệ chẳng đặng. Trước sau trải qua bốn ngày, “13 phen” như vậy mà chẳng trình kệ được. Thần Tú bèn lo nghĩ: chi bằng tới dưới nhà cầu kia chép rõ, ngỏ Hoà Thượng xem thấy. Thoạt như Tổ khen hay, tức thời ra lễ bái mà rằng kệ ấy thật của Tú làm, bằng như người nói chẳng kham thì uổng cho ta tới chùa mấy năm thọ người lễ bái, lại còn tu Đạo gì nữa?

   33- Trong đêm ấy lối canh ba, chẳng cho người biết, một mình cầm đèn chép kệ trên vách Nam lang, bày chỗ thấy của lòng mình.

Thân thị “Bồ Đề thọ”

Tâm như “Minh cảnh đài”

Thời thời cần phất thức

Vật sử nhá trần ai

Nôm

Thân thiệt Bồ Đề thọ

Lòng như Minh cảnh đài

Hằng hằng lau phủi sạch

Chớ để vướng trần ai.

Trở lại trang chánh

free web counter

Thư Viện 1      4   5