Pháp Bảo Đàn Kinh

“Nhành dương quét sạch bợn thân,

   Cam lồ tắm gội bụi trần tiêu tan”.

     “Hóa Thần” (Dương khí hóa Thần) đến “Thần thuần Dương”, chẳng còn phần Âm, nói rửa tội bằng Lửa (Dương Thần) nên Phật Tổ, Lão Tổ (Hồng Quân). Đến đây hoàn toàn “Thành Đạo”: đủ ba phẩm đơn, Thần huờn Hư, huờn Vô, trọn tứ thiền, chẳng còn tu luyện, Thiền Định gì nữa. “Hột giống sanh tử đã tiêu diệt”.
   Người Tham thiền và việc Tham thiền là Một. Tôi thường lấy kinh Thánh để nói là muốn lấp lần cái hố sâu phân cách Đông Tây, phá mê, phá chấp cho thấy được sự đồng nhứt Chơn Lý, tránh tai hại gây nên bởi sự HIỂU LẦM kinh sách. Chớ chi ai ai cũng hiểu được “Jean Baptiste là Thánh rửa tội bằng Nước Thánh, sửa soạn cho Thần thể Tánh (Christ) đến sau rửa tội bằng Lửa” không khác với “Quan Âm Bồ Tát” gội rửa bợn lòng bằng Cam lồ thuỷ, chuẩn bị cho việc Hóa Thần để Sáng Lòng bằng Thần thuần dương cũng như Nữ đồng trinh dành dầu để rước CHÚA đến với Luyện Khí Hóa Thần là “một việc trong Tâm Linh giới” chẳng khác, thì đâu còn phân Nhơn, Ngã đâu còn độc tôn, biệt lập! Có dịp tốt, tôi sẽ trình bày một ít trường hợp điển hình để thấy rõ hơn.
   Người tu đến bậc nầy phải cố gắng nhiều hơn trước bội phần vì lẽ Đạo cao Ma cao. Chẳng phải dùng sức mạnh của ý chí như trước mà phải dùng Thần thông phép tắc, cuộc chiến đấu giữa Sãi Thánh và yêu tinh (Tây Du), giữa Xiển Triệt (Phong Thần).
   Đến đây là xong phận sự Học sinh, đã nên Thí Sinh, phải chịu một cuộc khảo duợt, thử thách rùng rợn ghê hồn, phải dự vào cuộc chiến đấu trường kỳ gọi Phong Thần hay là Long Hoa Hội (trong cõi lòng). Phải hạ nốt Phàm Tâm, phải gay go lắm với sức chống cự của bầy tôi Vua Trụ. Đạt Mạ Tổ Sư gọi là “Khử Tà Bàn” (Bàn môn tả đạo lẫn lộn trong lòng).
   Tổ Sư lấy đất đá lấp cái đầm là về sau làm xong việc “Đem Khảm lấp Ly về Ngôi cũ”,

luyện tiêu phần âm, độ tận chúng sanh,
   (Nữ Hoa luyện Đá vá Trời)!
   Như ta đã thấy cái KHÍ (pháp) ấy Lợi Hại lắm. Quyền năng rộng lớn vô cùng: Sáng tạo- Huỷ diệt, Sanh Sát, vừa vây hãm vừa giải thoát. Nó là thứ vi trùng vừa chống bệnh tật vừa sanh bệnh tật, là thuốc Tiên đồng thời là Độc dược cũng là Huỳnh tương Tiên tửu mà là Rượu sắc men tình. Do Nó tất cả: hư nên, còn mất, siêu đọa đều là Mi. Muốn làm Tiên Phật phải khiến Nó nên Chơn Chủng (Hạt Tâm) mà chẳng nên để Nó hóa Chúng sanh chủng (Hạt Nhân) – Vì thế người trau Đạo, tạo Phật bắt buộc phải làm cái việc khó nhứt là “Tuyệt Dục”.
   Tôi kể vài câu chuyện:
   I/- Có người bạn đã trên 50 tuổi, có Chức sắc Thiên phong, mang danh hiệu Thiên mạng đến hỏi tôi: (Bấy lâu, tôi theo cơ Phổ độ, nay muốn tiến lên cơ Đại Thừa đốn giáo, vậy phải làm thế nào?
   Đáp: Phải trường trai.
   Tôi trường trai lâu rồi!
   Tốt lắm! Nhưng chưa đủ! Nói thẳng, không sợ mích lòng: thì Voi, Khỉ cũng chay lạc vậy! Có câu: “Uổng ngật mê trai nan liễu ĐẠO, Không đồ xướng niệm ĐẠO vô thành”. Phải Hành Đạo.
Thì tôi đã Hành Đạo!
   Hành Đạo như bạn theo đuổi bấy lâu là làm việc cho Hữu Hình cơ Đạo gọi là Tôn giáo, khác hẳn với Vô Vi Đại Đạo. Phải trở về nội Tâm, trau dồi Thiên Mạng.
Thầy đã ban cho tôi là Thiên Mạng rồi!
   Thiên Mạng ấy là giả danh, không có Thực Chất. Đã trường trai còn phải thêm một điều kiện trọng yếu nữa để bảo vệ Chơn chủng hầu gầy dựng cái “CHƠN Thiên Mạng” là phải “Tuyệt dục” Với vẻ hãi hùng, đôi mắt chớp lạch, anh gằn mạnh: Tuyệt dục hả?
Dạ phải. Nhứt định như vậy!
   Sau vài chuyện qua loa, ông bạn từ giã, bước nhanh, không buồn ngó lại, trong bụng thì thầm:
“Ngán bấy Tây Phương đường vòi vọi,
Hơi nào “chứa nếp nhịp thèm xôi”?
   2/- Một hôm có vị Mục Sư đến khuyến dụ tôi theo Tôn giáo của ông, cho rằng tôi thờ “Đạo Cao Đài” là lầm đường lạc lối. Câu chuyện dài dòng lắm. Tôi chỉ tóm tắt chỗ bí yếu. Tôi nói: “Thưa ông, loài người có nhiều trình độ tiến hóa, mỗi dân tộc đều có “đắc tánh” của nó nên giáo lý phải có “nhiều hình thức” để thỏa mãn chớ tất cả đều là con chung của Đấng Tạo Hóa, đồng một cơ thể, Linh Tánh như nhau.

Cơ Tạo có một thì Đạo không Hai.
   Mỗi người đều có Trời con (Emmanuel), có Phật tánh nơi lòng, hình hài tuy khác, Phật tánh hay Christ vẫn đồng. (vô vi) nội tâm.
   Không đồng! Christ sanh ở Palestine, Phật ra đời tại Ấn Độ! (Hữu tướng) ngoại cảnh!
   Thưa ông: “Cũng là cơ đốc giáo, tôi thấy mấy Ông Cha thì không vợ con, sao Mục Sư lại có con, có vợ”.
   Chúa cho phép “cưới gã trong Đạo” với nhau, cấm không cho lấy vợ chồng ngoại đạo.
   Hay lắm! Đúng lắm! Theo tôi hiểu thì “gã cưới trong Đạo” là trong cõi lòng, trong Tinh Thần, Tiên Đồng Ngọc Nữ hòa hiệp nhau theo “Thiên Đạo”, còn nam nữ phàm tục lấy nhau là ngoại đạo thuộc “thế gian chi đạo”, trái ý Chúa. Nếu làm thế e phạm vào lời quở trách của Christ: “Sao các ngươi đem con Trai đổi lấy Đĩ, bán con Gái đổi lấy Rượu để uống, nghĩa là để thoã mãn nhục dục, kẻ “ngoại đạo” đã huỷ hoại “con trai, con gái loài người”. (Chơn âm, Chơn dương)
   Anh nói vậy, sao tôi thấy Hòa Thượng của nhà phật có vợ con, còn anh là Học đồ Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng vậy?
   Dạ thưa ông: Hòa Hiệp theo ĐẠO là Hòa THƯỢNG, vào Thiên đường, hòa hiệp theo đời là Hòa HẠ, nhập địa ngục, ý Trời, ý người trái hẳn. Muốn Hiệp giác bội trần hay ngược lại tùy ý. Ông cũng vậy mà hòa thượng kia cũng vậy. – Còn riêng tôi trước kia mê muội, chưa biết Thượng Đế, biết Phật nên thuận chìu theo nhơn dục. Sau Giác ngộ, nhận được sự Nghịch Thiên, phản Chúa của tôi và thấy trong kinh Thánh có câu:
((Có kẻ Hoạn từ trong bụng mẹ,
Có kẻ Hoạn bởi tay loài người)).
   Nhưng có kẻ “Tự mình” làm nên hoạn vì cớ nước Thiên đường, nên tôi tín thọ phụng hành “Tự mình làm nên Hoạn”, mặc dù mang tiếng mang Bầu mà không Nhậu nhẹt”. Còn ông sao bỏ qua lời dạy quý báu ấy? Ông không lại cái từ trong bụng mẹ, không bị ai thiến mà cũng không tự mình làm nên hoạn vì cớ nước Thiên đường để nên “Mục Sư thật sự”, hay là “trái cây Cấm rất ngon, nghe lời con Rắn cám dỗ, làm trái ý Chúa Trơi, bị đuổi ra khỏi vườn Êden và tản lạc trong hồng trần khổ hải, vô phương trở lại Đào nguyên, Động phủ.
   Suy tư kỹ càng bạn thấy chư Thánh nhơn đều như nhau, dạy phải làm cái việc khó nhứt đời để bảo vệ “Nhơn Sâm,

Bàn Đào” nếu muốn Trường sanh bất tử!
   26- Tổ có một Viên Đá trị yêu, chạm 8 chữ: “Long Sóc Nguyên niên, Lư Cư Sĩ Chí”. Đá ấy trước để tại Viện Đông Thiền, chùa Hoàng Mai. Đến đời Minh (HUỆ), niên hiệu Gia Tịnh (ĐỊNH) có người hoạn quan ở Việt trung tới Hoàng Mai thỉnh đem về Tào Khê. Nay hãy còn.
   Nói khác nhưng đồng một lý với trước. Đá trị yêu cũng gọi “Đá hóa vàng”. (Tinh hóa Khí- “Rồng trong ao” – Vàng cung Khảm). Cục Kim chuyên trong tay Huê Quan, Kim Cô Bảng của Tôn Hành Giả, trụ dằn đáy biển (Định Hải). Nhờ nó mà đánh yêu trừ Vọng Niệm.
Phải là “Hoạn Quan” mới thỉnh được cái Trung Hữu ấy.
Câu 27, 28, 29, 30 không ngoài Lý trên, miễn chép lại.
   Tới đây đã dứt sự tích sơ lược ký của Đại Sư. Nói sơ lược chớ rất đầy đủ lịch trình tác Phật của một nguyên nhân trau Đạo.
   Đây về trước thuộc về Thực Hành theo Vô Tự Chơn Kinh. Về sau nói một cá nhân đắc đạo dùng Hữu tự kinh để giảng dạy, bên trong tự độ, bên ngoài giác tha.
   Mỗi người chúng ta được ban cho một hình hài đủ các cơ quan tốt đẹp có thể giúp ta thực hiện Đức Thượng Đế, chẳng lợi dụng được nó về mục đích Thiêng liêng cao cả để cho tàn tạ và bị phá hoại theo thời gian thì ô hô một cuộc đời ‘Rỗng tuếch”.
   Những cái cao siêu không phải ai ai cũng quan niệm và thực hành trọn vẹn nổi nhưng đành cam chịu khoanh tay phó mặc cho định mạng sử linh, cho sở dục sai khiến sao?
   Muốn sanh tồn, sống tự do hạnh phúc phải nổ lực hoạt động, cố gắng thắng tất cả trở lực, chướng ngại. “Loài người xưa kia bị cầm chưn trong đất liền. Nó có khuất phục dưới sự giám thị chặt chẽ, khó vượt nổi của tên “Cai Ngục” (phong ba) gầm thét như sấm, thường xuyên canh gác bờ đại dương chăng?
   Không! Nó suy tư và “thuyền tàu” đã mang nó qua bên kia bờ của lục địa khác. Lhomme était retenu oaus le continent par l’ ocear.
   (S’est-il résigné à’ implacable surveillance du “Géolier mugissant”, en sentinelle sur le rivage? Non! Il a pensé et le “Navire” l’a porté sur la rive d’ un autre hémisphère.)
   Muốn vượt qua ái hà thiên xích lãng, khổ hải vạn trùng ba để thoát cái định luật luân hồi chặt chẽ mà còn tiếc rẻ cuộc đời, chẳng dám lập chí xung thiên, rán bỏ cái điều rất khó bỏ, làm cái việc rất khó làm thì tâm chí yếu hèn, thế nào có được chỗ đứng trên con đường tìm Thượng Đế.
Cười xòa khách tục muốn tầm Tiên,
Cũng muốn say sưa cũng muốn quyền!
   Thịt cá ê hề, thê thiếp đủ,
Muốn giàu, muốn tước, muốn Thần Tiên.
   Bao nhiêu phát minh vĩ đại ngày nay từ đâu có được, phải chăng trên trời rớt xuống? Quả thật do Trí loài người, do các nhà bác học, cần cù suy nghĩ trong thí nghiệm thất ngày nầy qua ngày khác, đời nọ đến đời kia, trải nhiều khó nhọc, bao lần thất bại, dần dần tiến đến chỗ “thành công thiện mỹ”. Người thật hành “khoa học huyền bí” cũng vậy. Phải đào tạo Tinh Thần trí tuệ để nhờ nó làm Bát Nhã Thoàn đăng bĩ ngạn.
   ( Đóng thuyền Noê để tránh Đại Hồng Thủy).
   Có nhiều người vừa bước chân vào đạo đã muốn có Thần thông phép tắc để khoe khoang với đời, cầu được đưa lên đài vinh quang hầu hưởng hạnh phúc về danh lợi. Họ đâu có biết rằng những thần thông phép tắc ấy vẫn là sở hữu của mình một khi tự khai mở được những quyền năng cao thuợng theo đúng nguyên tắc khoa học.
   Nặng mang xác thịt lại lầm tưởng là Chơn ngã, muốn nó biến hoá, hô phong hoán võ, sái đậu thành binh, trừ yêu trị quỉ.
   Ôi! Thật là mơ mộng hão huyền, muốn có được Qui- mao, thể giác.
   “Phi lý, phản khoa học!”
   Tu hành mà còn vọng tưởng như thế thật là mâu thuẫn, dù có được phép tắc đi nữa cũng không thoát ngoài vòng luân hồi sanh tử vì kẻ nào “kém phần đức hạnh” mà được phép tắc sẽ gây nhiều tai hại cho muôn loài.
   Những người tâm tánh còn thấp kém mới ao ước những phép lạ, còn nhà “Chơn Tu” chỉ yêu cầu có một việc là được Đồng Nhứt với Cội Nguồn.
   Còn tham vọng là “còn đắm chìm” vì tham vọng là nguồn gốc của đau khổ. Bậc hiền nhân chuyên tu “Tánh Mạng”, lúc nào cũng nghĩ đến chuyện phóng thích tâm trí ra khỏi tham vọng.
   “Giải thoát ra khỏi tham vọng, đó mới là TU”! bao giờ chưa hàng phục được nó thì chưa có thể có hạnh phúc, an lạc, thanh tịnh để kiến thiết xây dựng, sáng tạo. Phải bắt đầu tự “Hiểu Mình” thật kỹ càng để hiểu rộng vũ trụ bao la, thế gian man mác mà trong ấy mình là “một phần tử”, một đơn vị. Ta tự biết mình là một phận sự lớn lao nhứt mà cũng gay cấn nhứt. Nếu ta không rõ các “nguyên động lực của ta”, các ý định của ta, các yếu tố đã un đúc, cấu tạo ta xưa nay, giá như ta không am hiểu các tư niệm thầm kín của ta thì ta làm thế nào có đủ năng lực để xác định những mối quan hệ giữa ta với vũ trụ, nhân chúng?
   Muốn thấu triệt cái, “nguyên động lực” của mình, muốn am hiểu tường tận những thị hiếu, sở vọng nầy kia của chúng ta tất nhiên phải châm chú kích thiết vào “tâm tư” không hề gián đoạn. Chúng ta cần phải “gác lại một bên” tất cả các tôn giáo có đặc tánh riêng biệt và tự mình “Trạch pháp thù thắng” phát kiến lấy Lý Chân Như (Đạo, Thượng Đế, Phật…)  
   Một mai thân nầy tan rã mà chẳng làm được nên đức hạnh gì lúc sinh thời thì khôngphải là đáng ân hận lắm ru?
   Trong khi nghiên cứu mình, khảo sát mình tức là chúng ta mở đường cho “Anh Sáng” và trật tự hiện ra. MINH TÂM KIẾN TÁNH là một việc khó vô cùng và nếu ta không tự hiểu mình, không suy nghĩ đúng mức, rất xác đáng, thì cái cứu cánh “Thực tại”, cái tối chung “Thực Hữu”

không tài gì mà Hiểu được!
   Muốn liễu đạt Bản thể thanh tịnh của Tự Tâm thì cần phải dứt bỏ rốt ráo của vọng tình, kiên trinh bền chí, cơ mẫn thông minh, tinh nhuệ sắc sảo. Chẳng có ai là người có thể giám định tinh thông chắc chắn vấn đề Tâm Tính của bạn. Chính bạn phải gánh lấy nhiệm vụ phát minh cái “Chánh tri kiến” của bạn và “tự giải thoát” chớ chẳng ai có thể cứu độ bạn ra khỏi vô minh, hôn mê hắc ám, phiền não luỹ tiết chướng ngại.
   Bạn là người đã tạo ra khổ sở phiền muộn cho mình thì chỉ có bạn là “Vị cứu tinh hộ mạng” cho bạn thôi! Có tự mình sáng suốt và liễu đạt bản thể của tự tâm thì mới phát kiến nổi “ĐỊNH và HUỆ”.
   “Diệu viên thuần chơn cao cả” chỉ ứng hiện lúc nào “TÂM” hoàn toàn minh mẫn, đại định, chớ không phải khi nó loạn động theo dục cầu sở vọng. Chừng nào cái tham vọng điên đảo kia tức là “nguyên nhân” của vô minh và đau khổ của chúng ta không được giải nghĩa cùng thâm và “tiêu tán” thì tình trạng “tương đối” vẫn còn tiếp tục mãi, dù có nỗ Lực thoát ly cũng vô ích, không khéo, lại còn chìm đắm thêm trong “ác tận” như kẻ gặp phải sa lầy, càng vùng vằng xuẩn động chừng nào lại “càng lúng sâu” xuống chừng nấy.
   “Tham vọng” ấy thường biểu lộ ‘trong thú nhục dục”, trong lòng quyến luyến theo thế tục trào lưu, trong ý niệm muốn lưu danh thiên cổ, trong chức quyền thế lực, trong bí mưu mật kế, trong các chuyện hoang đường Thiêng Thiêng kỳ diệu, mầu nhiệm phi thường.
   Trong thời kỳ mà tinh thần còn là “Lợi khí” cho “Ngã tướng” hay “phương tiện” cho tham vọng thì vẫn còn “đối tánh” và xung đột

(bất điều hòa).
   Một Tinh Thần như thế không tài nào đốn ngộ được cái “Bất khả lượng”. Nếu chúng ta thám sát thâm viễn tính tham vọng bằng cách “trầm mặc ngẫm nghĩ tới nó”, bằng cách “tri giác cái ý nghĩa thâm thuý tột cùng của nó” để vượt hẳn nó đi, tức thời có một “tính năng” mới mẻ, khác lạ hiện ra để giác tỉnh chúng ta vì tính đó không phải do tham vọng hay các năng sở đối lập khỉ sinh. Nhờ tính minh mẫn ấy (Bản Giác) vô số các tầng lớp của “Thức Tâm” mới bộc lộ ra và được giải nghĩa cùng thâm.
   Có liễu đạt bản thể thanh tịnh của tự tâm, mới “Chánh tư duy”, thấy rõ “Chơn Tánh, giải thoát tâm trí ra khỏi tham vọng và vô lượng phiền não hắc ám trái ngược. Muốn hiểu mình, chúng ta phải nhận thức “tất cả cái gì đương trải qua bên trong chúng ta” và muốn nghiên cứu mình, Tâm trí cần phải được vận dụng “chẵm rãi” thong thả. Các bạn cần phải điềm tĩnh thanh tịnh và tâm trí có thanh tịnh , tĩnh mạch thì “Tuệ tính mới khai sinh”. (Trích Hiển Chơn phá vọng)
   Dọn gai gốc tầm ra “Đường Sáng”
   Vẹt mây mù lố rạng “Trời xanh”.
   Tự tôi, chẳng bao giờ dám mạo hiểm “đề xướng ra” một chủ thuyết , một hành vi, một phương thức nào. Tôi luôn luôn trích lục các triết lý vi diệu của các bậc Thánh Nhân, Tiên giác và lập lại cho các bạn nghe, chiêm nghiệm và suy tư rồi phán đoán lấy. Tôi chỉ làm nhiệm vụ “Thông dịch viên của Đạo Lý” nào thôi.
   Kinh sách đã có nhiều, chất lại thành non, chỉ cần tìm hiểu cho đúng Chơn Lý là đủ. Tôi thấy biết bao nhiêu tai hại lớn lao gây nên bởi sự “hiểu lầm kinh sách”.
   (Thế nên, trải qua các thời đại, các “Giáo lý cao siêu” thường bị “canh cãi” vì cớ lắm vị tu hành thật tâm muốn tầm chơn lý nhưng ban sơ thiếu kinh nghiệm, kiến thức còn eo hẹp lại cố gắng hạn định Chơn giá trị của sự hiểu biết (Chơn tri) trong giới hạn của một “Giáo Lý tầm thường” cho đến ngày sự kinh nghiệm vượt đến chỗ cao thâm quyền bí, các vị đó tự nhận sự sai lầm trước kia nhưng than ôi! Vì lẽ bị ràng buộc trong khuôn khổ tôn giáo do mình đề xướng ra hoặc vì lẽ khó giảng cho quần chúng một “Chơn Lý vi diệu” nên các vị đó buộc lòng đánh chữ Hàm thinh).
   Có lắm trường hợp cãi canh, chỉnh lý đã gây chia rẽ trầm trọng đến đổ máu, chết chóc hằng vạn sinh mạng. Cũng có lắm sự hiểu lầm giết chết bao nhiêu linh hồn do tu hành không đúng cách.
   Lầm lạc mà riêng hại cho mình đã là đáng tiếc một kiếp sanh quý báu huống hồ vùi chôn đại đa số tín đồ do mình làm thủ lãnh, đã không công mà còn ghê gớm thay cho phần trách nhiệm to tát ấy?
   Đời đã cho ta rõ: “Những giáo lý giống như những vật sanh ra rồi chết, những nghi thức tế lễ, thờ phượng được tạo thành rồi biến mất theo thời gian, những môn phái choán một thời đại rồi bị loại ra ngoài sâu khấu của cuộc đời, (chịu luật biến thiên) song ở trên cả chúng nó có “Tiên Thiên Đại Đạo” (Sagesse antique) vẫn nguyên vẹn (bất biến) một khi con người đem nó ra gọt bỏ những lớp vỏ văn hoa mà người đời đã luống công tô điểm bên ngoài cốt để phô bày nó cho rình rang.
   Vị Đệ tử (Đại Đạo) nhớ rằng Con Người lập ra lễ bái, giáo lý,

môn phái chớ không phải chúng nó tạo ra cho con người!
   Người đã đắc đạo không cần tôn giáo nhưng vẫn nương theo tôn giáo để giúp đỡ tín đồ và dẫn dắt quần sinh từ sông mê đến bờ giác.

(La voix du silence)
   Không nên lầm những Cứu Cánh và phương tiện!
   Cần phải thông suốt. Thông mà không suốt thì khó tránh sai lầm!
   Trong trung dung nơi chương 20 có nói về Đức Tri: “Bác học chi, thẩm vấn chi, thậm tư chi, minh biện chi, Đốc Hành Chi”. Nghĩa là học cho rộng, hỏi cho rõ, nghĩ cho kỹ, phân biện cho rành, Dốc lòng làm theo.
   (Học cho rộng để hội thông đạo lý,
   (Hỏi cho rõ để quyết điều nghi ngờ,
   (Nghĩ cho kỹ để rõ lẽ Chánh tà,
   (Biện cho rành để phá sự sai lầm.
   Đó là những việc của đức tri của hạng Học tri để Trạch Thiện.
   Linh hồn nào còn ham hưởng hạnh phúc ở cõi đời Vật chất và lầm tưởng cho là hạnh phúc Chân thật của Chơn Ngã thì chưa thể hiệp nhứt với Chơn Ngã được. Muốn được vậy người phải dẹp bỏ mọi vui thích ở cõi đời và chỉ tìm hạnh phúc trong sự “hiệp nhứt” ấy mà thôi.
   Linh Hồn không nên nhìn đời sống nầy là đời sống của nó và nên hiểu rằng nó là Chủ nhơn ông, có phận sự chế ngự những thể của nó (tôi tớ).
   Ở đây, Đức Aryatanga khuyên ta đừng quan tâm đến cái Nhộng, hay lầu đài ảo tưởng hoặc mọi hình thức bề ngoài của mọi vật.
   Linh Hồn nên “lãnh đạm hoàn toàn” đối với tất cả những “hình dạng ấy” trước sự hân hoan hay khổ não mà những hình dạng ấy có thể đem đến cho nó, hoặc có thể cảm nhiễm nó. Nếu chưa thoát ly khỏi các trạng thái ảo huyền và mê ly ấy, linh hồn còn thuộc về cõi đời vật chất (Mê Hồn) và lẽ dĩ nhiên chưa sẵn sàng để nếm hương vị thâm thuý của sự tự do “Hoàn toàn giải thoát”.
   Trước sự tang thương dời đổi, những éo le thảm thiết của cõi đời, linh hồn phải đeo đuổi không ngừng sức tấn hoá huyền bí của mình, đừng lo nghĩ đến chúng nó.
   “Ta” chớ nên đồng hoá mình với “Phàm Nhơn”, dầu nó xinh đẹp đến đâu. Ta phải làm chủ nó và dùng nó như những “dụng cụ” để tấn hoá nơi cõi đời. Có thế nào phàm nhơn mong cầu được sự trường sanh bất tử hoặc lẩn trốn khỏi sự tàn phá của thời gian. Nó phải được hữu dụng và thích ứng với mục đích Thiêng Liêng trong thời gian sanh tồn cho đến ngày nó hư hoại.
   (1-Ta là Chơn Ngã- cái Ta Chơn Nhơn -Chơn Tánh (Hồn Tiên)
   (2-Phàm nhơn là giả ngã – phàm tánh tư tâm (xác tục)
   Tất cả sanh vật đều có hai Bản Chất:
Hình dạng cấu tạo bằng vật chất và
Tâm thức tổ chức hình dạng.
   Sự chết chỉ chạm đến hình hài vật chất mà thôi. “Tâm thức” làm cho hình hài được vững chắc, nó trường tồn mãi sau khi hình dạng tan rã.
   “Bản Tánh” của nó luôn luôn ở nơi “Thượng Đế”. (La voix du silence) (thụ bẩm ư thiên)
   Theo dõi từ đầu chí cuối, hẳn bạn đã mỏi mệt, hãy rung đùi ngâm nga Thánh giáo sau đây, thả hồn theo giọng du dương trầm bỗng cho thoải mái đôi khắc.

Trở lại trang chánh

free web counter

Thư Viện 1      4   5