Pháp Bảo Đàn Kinh

TRẦN Á TIÊN CỐNG HIẾN “ĐẤT ẤY”

   Chẳng có người xin, người cho nào hết, không nên lầm mà sa vào bẫy rập! Cái Chùa Bửu Lâm, cái kho tàng quý báu ấy “xưa vốn của Ta”. Từ lúc Tiểu Linh Quang tách rời Đại Khối để hạ trần, “Ngôi Tiên” bị người “trần” thay thế, tiếm vị (Trần Á Tiên). Vì vậy “bảo vật” biến thành Mồ Ma ô trược. Nay Ta trở về đất cũ vườn xưa, lấy lại quyền “Chủ nhơn ông”, cho người Chủ Tạm ra rìa, sửa sang cái quy mô cho tốt đẹp, rộng lớn hơn, cao thượng lên hơn, hiệp với Thiện Tâm, loại đường Nhơn dục cũng nói xây dựng Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài cho Lạc thơ trở lại Hà Đô, Càn Khôn hoán tượng. (xem Tây Du chỗ Tôn Ngộ Không trở về Hoa quả Sơn đuổi Hổn thế Ma Vương)

   Tôi đã định nghĩa như trên, nếu đồng loại thấy tôi đi xin tiền, đất, vật dụng chi chi để làm nhà Dưỡng Lão, trại tế bần, Chẩn y, cô nhi viện thì nên tiếp rước nồng nhiệt. Trái lại thấy tôi mang bộ mặt nầy với danh nghĩa Thánh Thần Tiên Phật để lạc quyên, không dám đánh đập cho mất lòng nhân ái thì cũng rải gạo muối tống khứ lập tức, chẳng cho tôi có phút để rỉ tai lời ngon ngọt mà mê hoặc lợi dụng.

   Tôi rất đau lòng mà không chối cãi được với câu “Tôn giáo là món thuốc để đầu độc nhơn loại” của phái Duy vật.

   Đừng để cho lời đó có giá trị bởi việc làm phi lý và không bổ ích chi cho phần Hồn. (TÂM)

   Cái Tọa cụ là vật để ngồi Thiền như cái nệm có là bao lâm song cái “dụng cụ thiệt” để tham thiền rất lớn, gồm cả bốn cõi Tào Khê, tất cả ở một châu thân, một vũ trụ. Miếng đất ấy là mồ chôn tổ phụ của họ “Trần”, nay dùng cho việc Phật thì nên để Mồ Ma nằm yên (trừ ma vọng Tâm) bồi đắp cao lên (Bình thiên) không nên san bằng thấp xuống (Bình địa) (Hiệp thiên bội địa). Phải chấp nhận điều ấy thì”

Sanh Long Bạch Tượng kết mạch”.

   Ở trần là Ma gia tứ tướng, về Trời là Tứ Thiên Vương gác bốn cửa: (Mắt, Tai, Miệng, Mũi). Với phàm phu chúng là bốn Chúa yêu (Tứ Hầu hổn thế trong Tây Du) mở Tử Lộ,

với Thánh Nhơn là Bốn Tướng Trời bảo vệ Sanh Môn.

   Dạo một vòng trong cảnh ấy (Châu thiên) phải có đi, có đứng. Đứng hoài không đi, đi hoài không đứng là không biết thưởng thức cái tốt đẹp thiên nhiên của Chơn Lạc. Đây là giang sơn của Tề Thiên: Hoa Hỏa Sơn, Thủy Liêm Động.

   16- Còn chùa Bửu Lâm cũ ấy, nguyên đời trước của ông Trí Dược Tam Tạng bên Tây Quốc từ Nam Hải sang qua cửa Tào Khê múc nước mà uống, mùi thơm ngọt lạ thường, bèn gọi Đồ đệ mà rằng: “Khí vị nước nầy sánh lại với bên Tây Thiên trước chẳng khác chút nào, trên dòng khe nầy chắc có Địa mạch rất tốt nên làm một cảnh lan nhã, bèn theo dòng nước tìm đến nguồn, xem thấy mặt, “non nước đoanh xây”, “đâu non châu dụm”, bèn khen rằng: “cảnh nầy mường tượng như hòn núi Bửu Lâm bên Tây Thiên.

   Lại có cư dân trong làng Tào Hầu mà rằng: “Núi nầy nên dựng một “cảnh Chùa” về sau 175 năm sẽ có một vị Vô thượng pháp bửu diễn hĩa nơi chùa nầy, kẻ đắc Đạo nhiều như rừng, nên hiệu chùa là Bửu Lâm.

   17- Thuở ấy có quan mục Triều Châu là Hầu Kính Trung lấy cả mấy lời tiên tri đó dâng biểu tâu vua. Vua y theo lời thỉnh cầu sắc tứ biên ngạch là Bửu Lâm, bèn dựng nên cung điện Phật là đầu hết, kể từ đời “Lương”, niên hiệu “Thiên Giám” năm thứ 3. (Bắt đầu từ 3 trở về 1)

   Chùa Bửu Lâm như Giái Đàn nói trước cũng của vị Thần Y Biến Thước Trí Dược Tam Tạng bên Tây Quốc từ Nam Hải qua cửa Tào Khê “Thủy nghịch lưu” nơi chứa Cam Lồ, Bồ Đào Tiên Tửu, ai ai cũng có, Đông Tây giống nhau, chẳng khác chút nào. “Theo dòng nước mà tìm nguồn”. (đi ngược lên cao) nói lên non tìm thuốc, về núi tu luyện là đây!

   “Chớ nên ẩn núp núi xa,

     Xưa nay các Đạo hiểu ra rất lầm!

   Đạo đâu? Đạo ở nơi Tâm,

     Thì đâu có phải kiếm tầm đâu xa”.

Một vị Đại Sư diễn hóa một đời mà kẻ đắc đạo nhiều như rừng, khó có được nói Chùa Bửu Lâm là “kho báu” vô tận thì có lý.

(Nên hiểu lẽ CHƠN độ, GIẢ độ chúng sanh!) đúng Thiên Lý thì Thiên Tử (Trời con) chấp thuận. (Hợp Pháp)

   18- Trước đền có một sở đầm, “Rồng” hằng khi “lặng mọc” trong đó, rúng động cả rừng cây. Một bửa nọ hiện hình lên rất lớn, sóng nổi sôi trào, mây mù tối mịt, các đồ chúng đều sợ hãi. Tổ nạt rằng: Mầy chỉ biết hiện hình lớn chớ chẳng biết hiện lại hình nhỏ, nếu là con “Thần Long” thì hãy biến hoá, nhỏ hiện ra lớn, lớn hiện ra nhỏ vậy! Tổ nói rồi thì rồng thoạt lặng giây phút hiện lại hình nhỏ rồi “nhảy khỏi mặt đầm”. Tổ dở “Bình Bát” thử đó mà rằng: ((Mầy đâu dám chung vào bình bát của Lão Tăng nầy)).

   Vừa dứt lời, rồng hớn hở bơi đến trước mặt Tổ. Tổ lấy bình bát hứng rồng, rồng chẳng vùng vẫy đặng. Tổ bưng bình bát về chùa, thuyết pháp cho rồng nghe. Rồng liền cổi xác mà thăng mất. Bộ xương dài cở bảy tấc, đầu đuôi, sừng cẳng đủ cả, còn lưu truyền tại chùa. Sau tổ khiến lấy đất, đá lấp cái đầm ấy, cái đầm ấy tức nay trước mặt điện về phía tả chỗ có cái tháp bằng sắt để trấn đó! (Bộ cốt rồng thất lạc mất).

“tướng diệt, tính tồn”

   ((Đừng có nghĩ đây là “Thần thông”, phép lạ!))

   Trước chùa có Ao Sen (Liên Trì), đầm chứa Rồng. (Long đảm)

   Trong chỗ thanh trược hỗn hợp, mọc lên Giống cư trần bất nhiễm trần. Trong sở Đầm có Rồng ẩn hiện. Rồng là vật Thần thoại đặt ra ám chỉ “Khí” năng biến hoá, làm Mây, làm Mưa v.v…

   Đoạn nầy trước kia đã giải nhưng đây với lối trình bày ngôn ngữ khác hơn nên phải bổ túc để thấy được chỗ đồng nhứt lý.

   Trước bày “Giả” để sau thấy phép biến ra “Chơn Long” (Chơn Khí Dương Tinh). Tại sao “Rồng ấy hung hăng làm Rung động cả rừng cây”, tại sao nó hiện hình rất lớn, sóng nổi sôi trào, mây mù tối mịt làm cho “đồ chúng sợ hãi”, trái lại Đại Sư khinh thường, chỉ dùng phép mọn là thâu phục nó ngay? – Muốn được một Tinh Thần Điềm Đạm, bất uý như các bậc Thánh nhơn, trước phải biết “Nguyên nhân”

khiến cho Lòng ta xao động, sợ sệt.

   “Có GIÓ mới phát sanh SÓNG

Biết phép Ngừng gió thì biển lòng Sóng lặng

   Ai uống được Định Phong Đơn thì lâu ngày sẽ có xâu Định HảiChâu của Nhiên Đăng Cổ Phật.

   Trong tâm ta gồm có hai phần: Tâm Tánh cũng nói Tâm Thần, Tâm Khí. (Khinh khí - Nguyên tử)
   Cái Nguồn gốc của “Bất tịnh” là phần ÂM là cái “Khí”, nó là Nguyên động lực của niệm lự. Không có “Thần” kềm chế, phần “Âm” ấy khác nào gái Không Chồng, mặc tình đi dọc đi ngang, tự do nhiễm trước, phóng ra ngoài chịu tất cả ảnh hưởng, chạy theo mọi sự vật tiếp xúc với nó, đúng với câu: “Nữ bất giá như Tư diêm phạm thủ” (con tư diêm như con dê cái ai rờ đầu là nó chạy theo người ấy liền). Nhờ sức “Sinh hoạt” (Khí lực) bên trong làm động lực cho cơ thể, các bộ phận mới hoạt động được, bằng không nó chỉ là cái máy chết, tất cả đều hoá ra vô dụng (hữu thể vô dụng). Nó làm trung gian môi giới giữa Tinh Thần và vật chất. Thiên về vật chất thì bị vật hoá, về Tinh Thần thì Thần Hĩa.

Giờ Chơn Khí Dương Tinh phát sanh ắt chạy nơi ngoài để sanh: thấy, nghe, ngửi, nếm, sanh tư tưởng, hành động, dâm dục v.v… khi nó ra ngoài là lôi cuốn Thần trí chạy theo để tiếp xúc với Ngoại cảnh,

vì thế mới sanh “Cảm giác”.

   Muốn “Tự Chủ” thì thần trí phải “Chế trị cảm giác” và điều khiển nó theo ý muốn của mình, bằng để cảm giác sai khiến thì sức sinh hoạt thịnh, tinh thần bị lấn áp, ta chỉ sống một cuộc đời của con động vật thôi. Phải Luyện Trí để chế ngự Tình cảm gọi là luyện “Hồn chế Phách”, THẦN điều khiển KHÍ.

   “Bát Giái” phải phục tòng “Hành Giả” thì mới nên công, bằng làm trái, chìu ý muốn của Bác Giái, xua đuổi hành giả thì Vọng Niệm sanh gọi là bị Yêu cản lộ.

   Sở dĩ “Lòng ta xao động”, không được thanh tịnh là tại cái Khí (rồng) phát sanh, lìa căn cội, sanh gió sóng, làm rối trật tự, mất sự Điều Hịa, sanh ra Đối Lập, chẳng còn giữ được Bản thể thanh tịnh của Tự Tâm.

   Người tu đơn luyện kỷ (Đại Sư) biết được phép Cầm giữ, kềm chế cái “Khí phát sanh” ấy (thâu và phục Rồng) đem nó trở về bồi bổ cái “Nguyên Khí” không cho hao táng,

giữ gìn “khí lực” cho tròn đầy (Thuần Dương).

   Tâm KHÍ không xao động,

   Tâm THẦN được yên tịnh.

   Nhờ “Dương Tinh” bồi bổ, Ngươn Khí được sung thiệm đến chừng “Tinh đầy khí đủ” thì Thần Khí được cái Máy Định, xuất hiện “Tánh Chơn Thường” (điềm đạm) vậy mới là đắc Chơn Pháp.

   Muốn đến chỗ chí thiện, kiến Chơn Như Diệu Tánh, điềm đạm hạnh kiểm thì phải rõ thông phép “KHÍ CÔNG” (công phu luyện Khí), trị bịnh phong trần ngay nguồn gốc mới kham sáng lòng thấy tánh.

(Minh Tâm Kiến Tánh)

   Tập trung tư tưởng vào một vật thể để tham thiền- Chế ngự đè nén tư tưởng- Xiềng xích buộc trói con Khỉ lao chao vào cột trụ duy nhứt để không cho nó leo chuyền và dùng vô số phương tiện khác để mong làm chủ Cảm giác, giành quyền tự chủ đều hoài công, khác nào dùng sức mạnh ghì đầu tướng cướp, cậy phép Thần thông xỏ mũi yêu tinh, không cãi tà quy chánh tận đáy lòng nó được: Cướp vẫn là cướp, Yêu vẫn huờn yêu, nó chỉ nằm yên trong nhứt thời, chờ có cơ hội tốt là quất khởi và đánh bại ta. Cái “Âm Khí” tiềm tàng trong nội Tâm, ta phải biến thành “Dương Khí” thì mới mong có kết quả tốt và chắc chắn, ngoài ra là bàn môn, tà pháp, ngoại Đạo mà thôi, chỉ có kết quả chốc lát rồi đâu vẫn hoàn đấy, yêu tinh xuất đầu lộ diện như thường, không bao giờ được Tự Tịnh, Tự Định để thực hiện cái phép “Chơn Tịnh”.

   Mỗi Tế Bào là một cá nhân, một chúng sanh có đặc tánh của nó. Như thế trong người ta, trong Tiểu Thiên Địa ấy có vô số chúng sanh mà ta phải cãi tạo cho hết gọi là Độ tận chúng sanh của lòng mình. Nói cách khác là phải luyện tiêu phần âm mới Thuần Dương mà “thành Tiên tác Phật”.

   Đã nói vô số thì làm sao độ cho tận được”? Chả khó gì! Vô số do Một mà sanh. Hàng phục được con Chúa yêu thì Tiểu yêu nương đó biến mất.

   Nghe đây: Có một lần xem chớp bóng chuyện Tây Du, thấy Tam Tạng và hai học trò là Bác Giái, Sa Tăng đều bị Chúa Yêu bắt trói trong động, Tôn Hành Giả tận lực đánh yêu để cứu Thầy và hai sư đệ. Giết chết vô số tiểu yêu nhưng không trừ dứt gốc được, đứa nầy chết, đứa khác xuất hiện; từ dưới đất chui lên vô cùng vô tận. Kiệt sức mà không thành công, Hành Giả phải nhờ đến Quan Âm Bồ Tát trừ Chúa yêu, giải thoát Thầy trò Tam Tạng. Đoàn thỉnh kinh mới tiếp tục sứ mạng của mình được.

Chúa yêu là Âm Khí.

   Quan Âm Bồ Tát là Chơn Khí Thuần Dương, gọi Khí Chơn Dương. – Bạn thấy rõ nếu không nhờ đến sức của Dương Khí (Phật Bà) thì trông gì lấy ý chí để đè bẹp vọng niệm phát sanh, Cảm giác đột khởi để lòng không xao động và đem lại sự Chơn Thường điềm đạm được. Yêu Tinh từ đất chui lên là nói từ trong Tâm địa xuất phát kia mà!

Có ích gì ra sức làm cỏ mà không bứng Gốc rễ nó?

(Đây là chơn lý cứu khổ cứu nạn của Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát)

   “Nói chuyện ĐẠO lời trao cặn kẽ,

   Dạ vô tư thì lẽ tận tường.

       “Thuốc hay” vị bổ Thuần Dương,

    Đem ra mà độ người đương Lợi Quyền.”

   Đồ chúng là “sãi tục” chưa làm được việc Phật, chưa biết thâu và phục khí, thấy cuồng phong dấy lên thì biết yêu đến làm thịt, không có Thiết bảng, chẳng chút Thần thông, không sợ sao được?

   Đại sư là “Sãi Thánh”, là Đấng Christ thì đã làm chủ Gió và Biển, con Giao Long làm gì cục cựa nổi? Lèo lái vững vàng, dông êm sóng lặng, đăng bĩ ngạn như trở bàn tay.

   Dùng Lửa thiêu đáy nồi ((Rồng biến nhỏ)) nó nhảy lên khỏi mặt nước (hơi nước bay lên) thâu vào Bình Bát (nồi chứa hơi) “Khí huyệt”.

   Thuyết pháp (chưng nấu) hơi rược bay lên ống dẫn hơi (Tào Khê) còn lại cặn bã là hèm (cốt rồng).

   (Thực hành chơn pháp, luyện tinh hoá khí…..)

   “Khinh thanh” Thượng phù) SEN

   “Trọng trược” hạ ngưng) Bùn

   “Rõ ràng như vậy”. Bạn có nghe nói: Phi thăng, phi giáng, khoá hạc thừa long, đằng vân giá võ, bạn thích và muốn thưởng thức cuộc vân du Thượng giới ấy lắm chứ? Làm đặng công phu trên thì việc đó là trò chơi thường ngày của bạn.

   “Đến đây đã là Bồ Tát, là Đại Tiên rồi. Tuy nhiên chưa phải là hoàn tất! Mới nửa đường, phải còn nhiều nặng nhọc nữa. Như trước kia đã nói: “Tuy danh đắc Đạo thiệt vô sở đắc”.

Mới nên con nên trò mà thôi!

   Đây mới là cái “Sáng” của mặt trăng tròn, “Chúa ban đêm”, (Thái Âm) cái thụ hưởng của Cha, của Thầy gởi đến, còn trong vòng ta bà, còn tròn khuyết, sanh diệt vô thường mặc dù đã “Sáng”,

cái sáng của Âm Thần. (Huệ)

   Phải muôn ngàn khó nhọc nữa để biến Thái Âm (huệ) thành Thái Dương (trí), luyện, “Thần Thuần Dương” siêu xuất tam giái, khỏi luật tương đối, đạt đặng cái Tự Hữu Hằng Hữu (Chơn thường) cùng Cha nên Một; đồng nhứt với Bản nguyên. (đủ đầy Trí Huệ nên Một Tánh- Tứ Bát Nhã)

   Trong kinh Thánh, Jean Baptiste (Bồ Tát) nói: “TA rửa rội bằng nước, người đến sau TA, rửa tội bằng Lửa.

TA không đáng xách giày cho người. (Phật)

   Sanh Jean Baptiste “Thánh Jean rửa tội”. Đến trước sửa soạn chức vụ Đấng Christ (Như Lai Phật Tánh) = Nhờ Khí Thuần Dương mà sáng lòng, chuẩn bị để Hóa Thần. (Lửa)

Trở lại trang chánh

free web counter

Thư Viện 1      4   5