Pháp Bảo Đàn Kinh

“LÃNH ĐẶNG CHƠN TRUYỀN (Y Bát)

ĐẠI SƯ QUAY VỀ PHƯƠNG NAM LÁNH ẨN”

“Chẳng có đi đâu xa hết”!

   Gốc ở Lãnh Nam đến, thì trở vào Phương Nam, sống trong Thạch Động, nhập Thần thất (nhà Tâm), Cần cù niệm DI ĐÀ, làm cái việc Đạo Sư chỉ dạy, Tu trong nhà Kín, không tiếp xúc bên ngoài (ngoại cảnh), suy nghĩ Chơn Chánh, Thật Hành phải phép, ngâm mình trong dòng nước Thức Tâm ảo diệu, thuần chính khiết bạch, cố gắng sưu tầm, tạo “Hỏa Tiển” phóng “phi thuyền” ra khỏi địa cầu về hoạt động ở cõi Hư Vô, làm nên nhà “Bác Học Huyền Bí”. (Science occulte). Sướng chưa? Vạn sự do TÂM tạo! Do Nó mà đến, nhờ Nó mà về. Chính Nó đày ta xuống hồng trần mà cũng nhờ chính Nó đưa ta về quê cũ.(Nội Tâm Hành Pháp)

       ((NAM PHƯƠNG BÍNH ĐINH HOẢ)).

   “Niệm DI ĐÀ" là niệm vào Chơn Như Diệu Tánh

(phép vô niệm).

   Phái tịnh độ vô vi giải nghĩa Lục tự Di Đà như sau:

(Thần, Lửa)…   “Nam ấy Nam phương LỬA bính đinh,

(Khí, Gió)…        Mô là chỉ rõ vật vô hình.

(Tinh, nước)…    A gồm nhâm thuỷ an nơi Thận!

(Hiệp nhứt Tam Bửu)..Di giữ chặt bền Ba Báu Linh

(Huệ) …   Đà sáng sắc vàng tròn khắp cả,

(Định)   vóc Phật  …  Phật hay thanh tịnh ở nơi Mình!

  Hống Diên hai tám hoà nên Một,

  Rồng Cọp đem về tại Huyệt Tinh.

   Đây là Vô Vi Chơn Niệm. Nhờ một sâu Định Hải Châu 108 hột (72 + 36 = 108) của “Nhiên Đăng Cổ Phật” mà đắc cái bản thể thanh tịnh của Tự Tâm là nên Phật, là đến được

“Tịnh Độ Vô Vi”.(Khẩu niệm là Giả, Tâm hành là Chơn)

   Niệm đủ 36 vạn tiếng Lục tự như tôi đã thấy, có đặng A Di Đà Phật thọ ký, (có tròn hai chữ “Nam Mô” hay không, tôi không rõ), chớ đúng như trên thì cam đoan “Chắc ăn” vì đã có câu:

   Nhứt cú Di Đà vô biệt niệm,

   Bất lao đàn chỉ đáo Tây Phương.

   Trở về Sống với Nội Tâm, ẩn dật lo bề Tự Giác, nhập Định Tham Thiền, Luyện ĐẠO, Luyện HỎA, v.v… Từ năm Tân Dậu đến Bính Tý là 16 năm đã đắc ĐẠO,

được Tâm Ấn nên nói gặp Ấn Tông Thiền Sư (Tông là Tâm).

   “Đừng chấp lời, hãy tìm LÝ!”

   Chỗ “Giáp mối” của giờ, ngày, tháng, mùa, năm, dùng để chỉ việc “biến sanh”, thay đổi của máy tuền hoàn vận chuyển. Rốt Hợi đầu Tý “cuối tháng Chạp đầu tháng Giêng”, mồng “8” giữa 1 và “16”, một cân Âm Dương, trăng tròn, “Chơn Khí Thuần Dương”, trong lòng xuất hiện

“Quan Âm Bồ Tát” (nhục thân Bồ Tát), rõ thấu được cái lẽ nhiệm mầu do Huệ Tâm Trực giác. Nói Rằm chớ thật đúng giờ Tý đêm rằm là khởi đầu

“16 trăng mới tròn đầy”.

   “NGÀY RẰM XUỐNG TÓC ĐẠI SƯ”

 “Là Chú Tiểu” đầu chừa “Ba Vá”, (phân ba) “nên Đại Sư” phải gọt láng bon. (Thuần nhứt).

   Miếng “Tâm Điền” được làm cỏ sạch trơn, thuần tịnh  khiết bạch, nhờ tu luyện đúng phép mà nên. “Bộ óc (đầu) gội rửa sạch trong.

   Lục Tổ dạy: Đản y thử tu dữ Ngô đồng xứ vô biệt

           Bất tác thử tu “Thí phát xuất gia ư đạo, Hà ích?

   Làm đặng việc Phật, đắc “Tâm Không” là Chơn Hành.

   Lần Lục chuyển, tam diêu Bất Động,

   Tâm Vô Vi trống lỏng căn cơ.

  Bụi trần không thể đóng nhơ,

    Linh đơn “Hai Phẩm” giựt cờ Thánh Tiên.

   Luyện Tinh hoá Khí, luyện Khí thuần DƯƠNG gọi là Hai phẩm đơn.

   Trước kia đã nói 6 năm sanh Đại Sư, đủ 3 Âm, 3 Dương (3+3=6) đến Lục chuyển. Đây nói 16 năm, chỉ một cân Đại dược, đồng một Lý. Tinh đầy khí đủ, đặng cái máy định, Tâm Không (bất nhiễm). Đừng chấp ở ngày Trời, không cứ mấy năm công phu, đến đây thì ra mặt (xuất động) làm cái việc “Chơn độ chúng sanh”.

(nhóm khắp tứ chúng)

   Như thử thanh tịnh tiệm nhập Chơn Đạo

   Ký nhập Chơn Đạo danh vi Đắc Đạo

   Tuy danh đắc đạo thiệt vô sở đắc

   Vi “Hĩa Chúng sanh” danh vi Đắc Đạo

   “Năng ngộ chi dã khả truyền Thánh Đạo”

(Thanh tịnh kinh)

   Tuy là đặng đạo nhưng thiệt chưa chỗ đặng. Phải tận độ chúng sanh của lòng mình mới thật hoàn toàn đặng đạo vì đến đây mới được hai phẩm đơn, mới nên “Thái Âm” (Phật Bà), còn trong vòng ta bà, còn tròn khuyết. Dùng Khí Thuần Dương điểm hoá “Ngươn Thần” đến Thần Thuần Dương nên Phật Tổ (Thái Dương), đã ba phẩm đơn cũng gọi là

“Cửu chuyển huờn đơn” (Thành Đạo).

 Việc Hóa chúng sanh nầy rất nặng nhọc, phải làm trọn kiếp vì còn một vọng niệm là còn nguy hiểm! Há chẳng cố Gắng sao?

Tháng 2 ngày mồng 8 nhóm các vị danh đức… 2 x 8 = 16 lập Giái Đàn (Hội Thánh, Phật Hội,

Đàn Tiên). = gom vào Tâm

   1 Đại Sư, 5 vị Đại Đức: (Nhứt HOA Ngũ Diệp)

   Trí, Huệ, Thông, Kỳ, Mật: (Ngũ KHÍ Triều Nguyên)

   “Giái Đàn nầy” gốc (nguyên) … gốc Xưa lắm, từ mở mang Trời Đất. MỘT sanh BA ((Câu na bạc đà la Tam Tạng)) đến có Đạo Phật từ Ấn Độ truyền sang Trung Nguyên, giống Bồ Đề được trồng bởi Trí Dược Tam Tạng từ Tây Quốc. “TRÍ DƯỢC”= Trí Huệ được dùng làm “Thuốc” chửa phong trần bịnh (phiền não). TAM TẠNG = Thượng dược TAM PHẨM, Thần giữ Khí, Tinh…

Thuốc hay vị bổ Thuần Dương,

Đam ra mà độ người đương Lợi Quyền.

   (Lập Giái Đàn: Xây dựng “Nền Tâm” )

   (Cất Chùa: gầy dựng “Nhà Tâm”)

   (“Phật”: là “Linh Quang Tánh”)

   Trong mỗi người đều có giái đàn nầy, chỉ vì nhân loại đã hoá nó thành chỗ “buôn bán và cướp giựt” nên phải mắc bệnh trầm kha bất trị.

   Chẳng nói tại “Trung Quốc” mà nói ở “Địa trung hải” cũng được. Còn Trời Đất, còn người thì chỗ đó có thể xuất sinh Nhục thân Bồ Tát, chắc chắn như vậy, khỏi cần phải tiên tri mấy trăm năm, mấy ngàn năm hết.“Nói khắc bia đá” có nghĩa lời nầy mãi mãi không sai giá.

“Từ Nhâm Ngọ” đến Bính “Tý” (175 năm)” lời tiên đoán ứng hiện “Ngọ Tý”, ám chỉ Nam Bắc giao thông, Thuỷ Hoả ký tế, Bồ Tát ra đời, Thiên cơ ứng nghiệm.

9- Đến đây “Đại Sư xuống tóc” thọ giái rồi liền cùng tứ chúng mở bày ý nhiệm đơn truyền, đều y như lời hai bài sấm trước.

10- Qua năm sau, mùa xuân, Đại Sư từ giã tứ chúng mà về chùa “Bửu Lâm” thì sư Ấn Tông cùng kẻ tăng đưa đi trót hơn ngàn người thẳng đến Tào Khê.

11- Thuở ấy “đất Kinh châu” thầy “Thông Ứng” luật sư cùng bọn môn đồ cả vài trăm người đều nương theo ở với Đại Sư. Sư đến Tào Khê vào chùa Bửu Lâm xem lại bề thế chật hẹp không đủ dung nạp tăng chúng, nên muốn mở rộng ra bèn đến ra mắt người “chủ đất” trong làng đó tên là Trần Á Tiên mà rằng: “Hôm nay Lão Tăng đến nhà thí chủ xin một chỗ đất để vừa đủ cái toạ cụ đặng chăng? (Dời chỗ ở)

12- Á Tiên bạch rằng: Toạ cụ của Hoà Thượng rộng ước bao nhiêu?

 Tổ sư đưa tọa cụ ra coi thì Á Tiên “vưng chịu liền”.

Tổ bèn lấy tọa cụ trải ra trùm “Bốn cõi Tào Khê”, lại có bốn vị Thiên Vương “hiện thân”

ra ngồi trấn bốn phương.

 15- Á Tiên bạch rằng: “Mới biết Hịa Thượng pháp lực rộng lớn, nhưng vì “phần mộ ông bà” của tôi đều nằm trong “đất ấy”. Vậy ngày sau có tạo tháp, cầu xin chừa lại các ngôi mộ đó, còn bao nhiêu, tình nguyện cúng hết, đời đời làm nơi Bửu Phường.

16- Nhưng chỗ đất nầy là chỗ “Sanh Long, Bạch Tượng” đến kết mạch, chỉ nên Bình Thiên, không nên Bình Địa. Sau khi chùa ấy sửa sang, đều y như lời hứa trước.

17- Một hôm tổ dạo chơi trong cảnh ấy, gặp chỗ nào “non nước” tốt đẹp thì Ngài liền dừng chân nghỉ khoẻ, mấy chỗ đó bèn thành ra chỗ “lan nhã”, cọng là 1-3 chỗ, nay gọi là “Hoa quả viên”,

ghi số đều “thuộc của Chùa”.

Giải:

   Khởi đầu làm việc Phật là lập “Giái Đàn”, dựng nền Nhân, “Luyện kỷ trúc cơ”, Hiệp nhứt Tam giáo Ngũ chi, Quy Tam Bửu Ngũ Hành, Tam quy Ngũ Giái, v.v….(một lý)- Nhờ “Khí Thuần DƯƠNG” lòng được thanh tịnh, nền tảng vững vàng, năm sau mùa xuân, “Hóa Thần dời về Thượng Đỉnh” (Chùa Bửu Lâm: Rừng Báu) lập nền tảng mới tại Thượng Điền.

Trở lại trang chánh

free web counter

Thư Viện 1      4   5