Pháp Bảo Đàn Kinh

(Tài liệu tham khảo diễn giải)

(Mùa Hạ, Rằm tháng Tư năm Mậu Thân)

LỤC TỔ ĐẠI SƯ

(Sự tích sơ lược ký)

   Đàn Kinh dạy về bậc Thượng Thừa và Tối Thượng Thừa, lời lẽ u ẩn khúc chiết, sâu thâm huyền diệu khôn lường, không thể dùng lý trí mà khám phá nổi, vì quá sức hiểu biết của loài người. Dù cho bậc Đại trí như những nhà Bác Học, thông thái như Thạc Sĩ cũng không thể lấy lòng phàm tánh tục mà đo lường “Ý Phật”, trừ ra những nhà “Huyền Bí Học Uyên Thâm” mới khám phá nổi điều bí ẩn trong đàn kinh mà thôi.

   Đây thuộc về việc của “Bản thể thượng học”

của Tâm Linh giới thì phải nhờ đến Trực giác

của Tâm linh mới kham.

   Tạo chúc cầu Minh.

   Đọc thơ cầu Lý.

   Chớ giải nghĩa theo Lời,

   Ráng tìm ra diệu Ý!

   Bao nhiêu kinh sách ra đời chất thành non, chẳng nói ngoài TÂM TÁNH, không ngoài tôn chỉ Minh Tâm-Kiến Tánh để trở lại Bản nguyên. Muốn trở lại Cội nguồn thì phải rõ thông Nguồn cội,

chỗ “Diện Mục Bổn Lai”.

   Khởi đầu Đàn Kinh chỉ lai lịch của LỤC TỔ,

   Cũng như Kinh Thánh nói sanh Jêsus,

   Tây du tỏ cội nguồn của TỀ THIÊN ĐẠI THÁNH

   LINH CHÂU TỬ xuất thế trong Phong Thần.

   Dầu dụng ngôn ngữ như thế nào cũng không nên chấp ở danh từ ngôn thuyết mà phải tìm ra Chơn Lý tuyệt đối mà thôi.

   Nên để ý đây là kinh văn, nói chuyện nước Thiên Đường Cực Lạc Quốc, dạy về “Đại Đạo Vô Vi”, nói sự xuất sinh của Hồng Hài Nhi, của Bồ Đề Chơn Chủng,

không nên quan niệm về “Phàm thân” của Thế gian chi đạo.

   Đạo chăng ngoài ÂM DƯƠNG, “Hoà hiêp theo phàm pháp” thì sản nhục thân,

theo Chơn Pháp sanh Thánh thể.

   Mượn giả tỏ thiệt, lấy thiệt bày giả, khá biện minh rành mạch.

   Kinh là “đuốc huệ” để soi đường cho kẻ Đại căn cũng là bẩy rập gài người Hạ trí.

   Tiền nhân không bao giờ cố ý đề cao khi ghi chép sự tích của HUỆ NĂNG Lục Tổ với lắm chuyện linh thiêng kỳ diệu, mầu nhiệm phi thường, mơ hồ huyền ảo. Kẻ hậu học không rõ đặng nên “chấp lời bỏ ý”, không khám phá đặng ‘chơn lý”, phải sa vào Mê tín rồi lớp mê tín này truyền ra cho hạng mê tín khác để mê hoặc người và càng giúp cho dị đoan phong khởi.

       I- Lục Tổ Đại Sư tên HUỆ NĂNG, cha Ngài họ Lư, huý là Hành Thao bị giáng chức quan đất Tân Châu, đương đời Đường, niên hiệu Võ Đức, năm thứ Ba, tháng Chín. Mẹ Ngài là Lý Thị, bửa kia nằm chiêm bao thấy trước sân muôn đoá Bạch Hoa tranh nở, đôi chim Bạch Hạc đua bay, mùi thơm lạ phưởng phất đầy nhà khi thức dậy mới biết là điềm lành mà Cấu thọ thai nguyên từ đó.

II- Bà bèn Tắm gội tinh khiết, thành tâm trai giới, chịu thai nghén đến sáu năm mới sanh Đại Sư, chánh là đời Đại Đường, năm Mậu Tuất, niên hiệu Trinh Quán thứ Mười hai, tháng hai, ngày mồng tám, giờ Tý.

   Xem qua sự kiết thai nói trên tuy là thông thường nhưng ý nghĩa rất tế nhị, xác thật, nên chú ý từ câu, từ chữ để phát minh diệu lý ẩn tàng trong ngôn thuyết.

   Do phụ tình, mẫu ý, nam nữ hoà nhau sanh thai.

   Tự TÂM THẦN của người thọ thai thấy được nên nói là chiêm bao, người ngoài mình không ai biết được. Số 3, số 9 có liên hệ mật thiết 3x3=9. họ Lư, họ Lý có nghĩa mầu nhiệm riêng. Nói đời Đường đỏ tỏ sự tột đỉnh của giống dòng Lý. “Giống Tiên Thiên” mới sanh Trời con, Phật tử. Bạch Hoa, Bạch Hạc cho biết sự trong trắng, thanh bạch của cảnh tượng xuất hiện Chơn chủng.

   Đôi chim Bạch Hạc là Nhị Khí Am Dương, thứ nhẹ nhàn khinh thanh, nên nói là giống biết bay.

Lưỡng long đâu đầu “sanh trái châu ở giữa”.

   Đây là cảnh non nhân nước trí,

   Kìa là nơi thảo dị kỳ hoa!

       “Âm Dương vừa lúc giao hoà”

    Đặng nghe sấm nổ Tiên gia giáng phàm.

   Trong có cuộc tuần hoàn chuyển động,

   Ba hồi chuông tiếng trống bên lầu.

      “Tay ôm phong nguyệt một bầu”

   Đã “kiết thai”, phải giữ lòng trong sạch, trai giới tinh nghiêm để bảo thai,

phòng nguy lự hiểm. (tắm gội tinh khiết)

   “Đơn kiết tụ” năm gìn bảy giữ,

   Hớp “thuốc mầu” bá sự mới an.

       Nhứt là tâm trí bảo toàn,

     Ư kim, ư cổ chớ màng nhọc công!

   Giữ “tâm không” nghe ròng đạo đức,

   Vị “Thần tâm” tây vức nhẹ nhàng,

       Cửu long, thất bửu đôi hàng,

     Hào quang phát khởi nê hoàn xung thiên.

(chịu thai nghén đến “Sáu Năm” mới sanh Đại Sư.)

   Đây là chỗ cần phải suy nghĩ kỹ, không khéo lại sa vào dị đoan mê tín. Thế thường có phàm thai nào đến 6 năm mới sanh nở chăng?

   Trái sự tự nhiên, phản khoa học thế nào tin được? Tại sao tiền nhân lại ghi chép vô ý thức như thế? Không! Đây là một sự thật hiển nhiên, đúng đắng trăm phần 100 với Thần thai. (Phật tử).

   Hãy lắng nghe câu chuyện của Khrisnamurti thuật: “Ngày xưa có một ông đệ tử đến trình diện với ngài Đạo sư và yâu cầu Ngài dẫn ông ta đến hầu vị Chân Tiên. Ngài Đạo sư chuẩn nhận điều thỉnh nguyện của ông đệ tử nhưng buộc ông này phải thi hành đúng theo lời ngài chỉ dạy.

   Ông đệ tử mừng quýnh và chịu vâng theo. Trong Bảy năm liên tiếp ông ta phải sống trong “một cái động gần đấy” và ngày ngày tu hành y theo lời chỉ dạy của ngài đạo sư.

(Nhập Tâm thất, sống với nội Tâm)

Đầu tiên người ta bảo ông đệ tử ngồi điềm tỉnh, yên lặng mà cả vừa tập trung tư tưởng nữa.

Đến năm thứ Hai, ổng phải làm thế nào Thỉnh cho được vị Chân Tiên vào động.

Năm thứ Ba, ổng phải mời vị Chân Tiên ngồi với ổng.

Năm thứ Tư, ổng phải đàm đạo, chuyện vãn với vị Chân Tiên.

Năm thứ Năm, ông phải dắt vị Chân Tiên dạo khắp trong động.

Năm thứ Sáu, ông phải làm sao để vị Chân Tiên ly khai khỏi động.

Đến năm thứ sáu, ngài Đạo sư bảo ông đệ tử Bước ra khỏi động và phán rằng: “Bây giờ nhà ngươi đã rõ ai là Chân Tiên, Chân Thánh”.

Giả: Vị đệ tử quan niệm tìm “Chơn Tiên” ngoài “Lòng Mình”

Chơn: Ông Đạo Sư chỉ dạy phải “Tâm Hành” để gầy dựng “Chơn Tiên, Chơn Phật ở trong “Nội Tâm”.

 - Năm đầu ta ngưng Thần tụ Khí, hoà hiệp Âm Dương cho sanh “Ánh Sáng” (Bồ Đề Bát Nhã). Có sáng lòng, Tâm mới Thanh tịnh. (Tánh mạng song tu- Định Huệ đồng trì).

- Năm thứ Hai, tâm thanh tịnh Chơn dương phục, ta tiếp khí chơn dương vào động (khí huyệt) đặng “tiểu dược”, kiết thai.

- Năm thứ Ba, ta giữ Chơn dương ấy kề ta, không rời.

- Năm thứ Tư, Hồng thai đã lớn, biết nói chuyện (máy động, nghe  tiếng thấy hình).

- Năm thứ năm, “Anh nhi” đi khắp động. (Hành đại châu thiên).

   - Cuối năm thứ sáu bước qua năm thứ bảy được “Thuần Dương” trọn vóc tiên, thoát thai “Thần hoá”, nhộng thành bướm ra khỏi động gọi là “sanh Đại sư” (Đại dược) (Xuất Tánh- Viên Minh tánh trí)

(Chơn Tiên)

   Danh từ, số mục, năm tháng ngày giờ có nghĩa Thần bí của nó, phải để ý, đừng bỏ qua vì thánh nhân đã dụng ý kỹ lưỡng.

   Trong sáu bảy năm công phu đúng phép ta thâu thập vô số kinh nghiệm, đạo sanh hoá vô cùng, không thể tả xiết. Ta nhận thức được nhiều cảnh tượng phi thường, không dùng lời nói mà miêu tả được vì nó vượt ra ngoài ngôn ngữ.

   Trên đường tu, ta phải vượt qua từ chướng ngại nầy đến chướng ngại khác. Ta phải luôn luôn sáng suốt với mình mới khỏi lầm mưu yêu quái. Nó biến hoá vô cùng, nó đến cùng ta với thiên hình vạn trạng. Ta phải chịu nhiều sự đau khổ như kẻ mang thai, “con tim biết bao lần rướm máu”.

   Đoạn sau Lục Tổ Đại sư có di ngôn dặn môn đồ phải tỉnh thức đề phòng để bảo vệ Chơn Thân của ngài vì trong vòng 6 năm có kẻ rình rập làm hại và chắc chắn sẽ đến vì lẽ tên Trương Tịnh Mãn. Vượt qua tai nạn nầy thì chắc ăn vì đã cẩn thận gìn giữ vẹn toàn cái “Tự Tánh Chơn Phật” nó nảy nở tốt tươi, đẹp đẽ, khỏi cơn đại hiểm của lúc sản phụ sanh thai, qua đèo qua ải (Đại dược quá quan) “Quan Thánh quá ngũ quan trảm lục tướng” (lục tặc)

 3-((Khi sanh Ngài ra Hào quang sáng hực giữa Trời, mùi thơm bát ngát, vừa hừng sáng có “Hai vị Thánh Tăng” đến ra mắt, bèn tỏ lời với Thân phụ của Đại sư mà rằng: “Con ông mới sanh bữa hôm đặt tên Cần dùng trên chữ “HUỆ”, dưới chữ  “NĂNG”.

4- Lư đại nhơn mới hỏi: Vì sao để tên là HUỆ NĂNG?

   5-Tăng sư đáp rằng: “HUỆ ấy là lấy ơn Pháp mà tế độ chúng sanh, còn NĂNG là làm nên việc Phật”.

Nói rồi kiếu lui Chẳng biết đi nơi nào.

6-Đại sư không bú sữa mẹ, mỗi đêm có Thần nhơn cho uống lấy “nước cam lồ” mà thôi ……

   Giải: Từ đây bước qua một giai đoạn mới, ta đã đắc “Huệ” được Trực giác,

đã hiển chân mới phá vọng nổi,

nhờ Trí Huệ soi phá Vô minh.

   Mặt Trời tỏ muôn lằn quét sạch,

   Ánh như Trăng soi vách gọi đường.

   Cảnh Bình Minh (Hừng sáng) là chỗ hiện diện của hai cái Tối Sáng (Hai vị Tăng) lúc xuất hiện của Thái Dương (Thần thể Tánh) muôn ngàn tia sáng (Hào quang).

((Giờ Tý, Dương sanh, đến sáng mới xuất hiện. Trăng khởi sự tiếp Chơn dương ngày cuối tháng, đến mồng 3 mới thấy.))

   Cái Thánh thể, Phật tử ấy, xuất hiện, dĩ nhiên phải sáng hực Trời, mùi thơm bát ngát vì nó do sự qui nhứt của Tam Bửu (Tinh-Khí-Thần, Phật-Pháp-Tăng) mà nên.

       Nguơn Thần, ngươn Khí với ngươn Tinh

Tam Bửu     Ráp lại lâu lâu nó tượng Hình

       Phá cửa Linh đài vào bái Phật,

Ngũ Hành    Ngũ Hành hiệp nhứt rất mầu linh!

   Qui Y Tam Bửu cũng gọi là Tam Huê tụ đảnh, ba phần Chơn Hương (giới-định-huệ) gom về lư đảnh, mùi thơm bát ngát khi gặp lửa nung. Có lửa thì có ánh sáng, có hơi thơm. Nhờ sức mạnh của Dương Khí  cổng Thần thai dời về Thượng Đảnh nói Ngũ Long Bỗng Thánh, Long Nữ hiến Châu (mặt Trời dưới nước mọc lên). Khi sanh thai, sản phụ cũng phải nhờ “Khí lực” đưa thai ra. Cái ấy quan trọng lắm, nhờ nó mà gầy dựng muôn Pháp, ở đâu cũng có Nó. Quyền năng của Nó rộng lớn vô bờ bến …

   Ta thường thấy trong hình Thiện Tài Đồng Tử, Na Tra, mấy chú tiểu ở chùa, trên đầu có chừa “Ba vá” để tiêu biểu “Lý Qui Y Tam Bửu, Tam Ngôi Nhứt Vị. Một vóc Ba thân, Phật ba mặt

“Một mà Ba, Ba mà Một”.

   Đã là “Dương khí” thì rõ là Một khối Âm Dương rồi, vì tánh cách quan trọng, tối cầu bí yếu của Nó trong sự gầy dựng nên “Công phu luyện Khí” phải đứng đầu và khó nhứt của người TU, nên hư, thành bại do đó!

  - HUỆ NĂNG: Huệ (TÁNH) thuộc Tri, Năng (MẠNG) thuộc Hành, gồm cả Đạo Lý Tri-Hành.

- THẦN KHÍ: Thần (Ngộ Không), Khí (Ngộ Năng).

   Có “Huệ” mới soi phá phiền não, đồng nghĩa với nhờ thuyền Bát Nhã (Trí Huệ) độ người qua đất Phật; nhờ nó mà lòng phàm tuyệt, tánh tục tiêu nên nói “lấy ơn Pháp tế độ chúng sanh(tính).

   “Năng”: có làm, mới nên việc Phật.(Đóng thuyền)

   Nói hai Thánh Tăng không biết từ đâu đến và đi cũng không rõ về nơi nào. “Khứ lai vô tông tích”

   - Ai biết sáng tối từ đâu đến rồi đi về đâu? Hết tối rồi sáng (nhị Khí), hết sáng rồi tối. Tối sáng nương nhau mà xuất hiện, sanh sanh diệt diệt vô cùng.

   - Hai cái làm Nhân,làm Duyên lẫn cho nhau. Sáng sanh tối, Tối đẻ Sáng. Khi Sáng thì Tối ẩn trong Sáng, khi Tối thì Sáng ẩn trong Tối. “Hai” cái Hàm tàng nhau không ly lìa,

thành “một” khối bất phân.

Đây là chỗ Lục Tổ nói:

Khi Định thì Huệ ở trong Định,

Khi Huệ thì Định ở trong Huệ, đừng nó trước Định rồi sau Huệ, như thế thì “Pháp có hai sao?”

- Đại Sư không bú sữa mẹ … “Nhờ Cam lồ thuỷ nuôi nấng”…

Đây là phép Tam niên nhũ bộ. Nhờ Khí Thần Dương điểm hoá Ngươn Thần. Nói cách khác là Phật Mẫu Quan Âm Bồ Tát nuôi dưỡng và dạy dỗ Thiện tài đồng tử với Dương liễu thuỷ trong Tịnh Bình, nói “Ban Đêm” là kính đáo không ai thấy biết được vì đó là “huyền vi, bí ẩn của Thần nhơn”

Khi Ngài được Ba tuổi thì Cha Ngài từ trần, táng nơi bên vườn.

       - Mộng cây mộc lên đầy đủ thì hạt giống tiêu luôn tại chỗ, chỉ còn Đất nuôi dưỡng cây non nên nói mất Cha, còn Mẹ và sanh đâu táng đó.

   - Phàm Tánh sanh nở trên miếng đất Tâm Điền và bị vùi chôn trong đất ấy, khi Bồ Đề Chơn Tánh xuất sinh đầy đủ, nói là Đạo Tâm sanh, Phàm Tâm tử, hiển Chân phá Vọng, đổi Xác thay Hồn.

           a- Trước riêng nói về phần Tinh Thần trí tuệ (Linh Hồn), làm cái việc phân tách, diễn tả lai lịch của Tôn Ngộ Không (Tây Du). Vốn bẩm ư Thiên và có thể trở về “ đồng nhứt với nguồn cội” nên nói là “Tề Thiên” (bằng Trời).

   b- Sau chung nói: Một cá nhân gồm cả thể xác lẫn Tinh Thần để tổng hợp như Tây du nói việc Trần Huyền Trang (Tam Tạng) ra đời.

   Từ lúc sáng thế, tạo thành Vũ Trụ, vạn vật, muôn loài xuất hiện trong vòng Càn Khôn đều đồng “Một Bản Nguyên” và chịu chung một Định Luật. “ Càn Khôn” là Tương Đối, là Mâu Thuẫn rồi. Cái ấy tạo hoá ra và chi phối tất cả.

   Phàm Một cái thân được sanh ra bao giờ cũng gồm Nhị Thể. Hai phương diện: XÁC HỒN “Vô vi-hữu tướng” Chơn giả, Chánh tà, Thiện ác, thở của Trời, ăn của Đất.v.v… Như thế cần phải tìm hiểu cho rành mạch sự Tương Quan, tương liên của vạn vật và vũ trụ để đạt Chơn Lý.

       LÝ thì xét “Tam tam tiền hậu”

       Ngoài “vòng Trời” còn giấu Lẽ chi?

           Nào là huyền diệu ẩn vi,

         Xanh kia dính với Mình ni thế nào!

   8- Bà Lý thị thủ tiết nuôi con. Lần hồi Đại Sư lớn lên Bán củi đổi gạo mà nuôi Mẹ. Đến 24 tuổi nghe kinh liền xét tỏ bèn tìm đến Chùa Hùynh Mai, đảnh lễ ra mắt Ngũ Tổ. Ngũ Tổ khen là người có Đạo Khí, phó truyền Y Pháp, khiến nối Ngôi Tổ Sư.

   9- Thuở ấy nhằm niên hiệu Long Sóc, kỷ nguyên là năm Tân Dậu. Từ đó Ngài quay về Phương Nam lánh ẩn. Đến niên hiệu Nghi Phụng Bính Tý năm đầu, “Tháng giêng mồng 8” gặp thầy Ân Tông gạn hỏi các lẽ mầu nhiệm. Thầy Ân Tông tỏ hội được ý chí của Sư cũng trong tháng ấy “ngày Rằm” khắp nhóm tứ chúng xuông tóc cho cho Đại Sư.

   10- Sang “tháng Hai ngày mồng 8” nhóm cả các vị danh đức, thọ cụ túc hai trăm năm mươi giái:

   1* TRÍ Quang luật sư làm Thọ giái sư   Tam-Huê (gốc của

2* HUỆ Tịnh luật sư làm Yết ma      Tam Tạng)

   3* THÔNG Ứng luật sư làm Giáo thọ    “Ngũ Khí” hội hợp

4* KỲ Đa la luật sư làm Thuyết giái  (triều ngươn)

   5* Mật Đa Tam tạng làm Chứng giái   thành chỗ “giái đàn”

  (nền Tâm)

   11- “Giái đàn” này Gốc từ triều nhà Tống, ông “Câu Na Bạc Đà La Tam Tạng sáng lập”, có “dựng bia khắc chữ rằng: Sau đây có vị Nhục thân Bồ Tát thọ giái về chỗ này”.

     (chỗ 1-3, 3-1. Một phân Ba, Ba hiệp Một)

   12- Còn đời Lương hiệu Thiên Giám năm đầu có Ngài Trí dược Tam Tạng từ bên Tây trước cởi bè qua biển có đem một cây Bồ Đề bên nước ấy sang qua nước Tàu trồng bên cạnh giái đàn nầy cũng có ghi lời tiên tri rằng: “Sau đây 170 năm có vị Bồ Tát xác phàm ngồi dưới gốc cây nầy mà thuyết pháp Thượng thừa chúng sanh nhiều lắm. Thật là một vị Pháp chủ tâm ấn của Phật”.

   GIẢI:

   Câu 8: Trong Một Châu Thân “Tiểu Thiên Địa” ấy gồm có ba phần: Đầu-Ngực và Bụng, nói theo vũ trụ Thượng- Trung- Hạ giới, theo Đơn kinh là Thượng- Trung- Hạ điền. Triết học gọi là giới Tâm Linh- giới Lý Trí- giới Tình Cảm, cũng nói Tinh Thần- Sinh hoạt- Vật chất v.v… Số 3 là số Mầu nhiệm của Đạo, nó tượng trưng cho sự Biểu hiện của “ Tam Vị Nhứt Thể”. Nó luôn luôn nhắc lại Ba mà Một, Một sanh Ba, chỉ định cái Nguyên Lý Đơn Nhứt tối sơ, căn nguyên của vạn vật, do đó Con Người đến cõi trần gian (đường đi) và cũng nương đó Con Người  phản hoàn nguyên bổn (lối về).

   1- Đầu là chỗ đóng đô của Tinh Thần, bộ óc chỉ huy tối cao “Thần Kinh Hệ”(Quần Tiên Hội )

   2- Bụng là chỗ cự ngụ của Vật chất ( Bao tử, ruột ).

   3- Ngực ở giửa làm trung gian, môi giới cho Tinh Thần và Vật Chất, gồm Phổi, Tim để vận hành khí huyết. Nhìn ra Đại Vũ Trụ ta thấy trên không, khoảng Hư Vô là Trời, dưới là khối hữu hình đặc cứng la Đất, khoảng giữa là Không Khí, tuy Vô hình mà Hữu chất, Vô mà Hữu, Hữu mà Vô nó là cái gạch ( - ) nói liền Vô Hữu.

(( Bà Lý Thị thủ tiết nuôi CON. Lần hồi Đại Sư lớn lên bán củi đổi gạo mà nuôi Mẹ)).

   Tuy vắn tắt, giản dị đơn sơ nhưng chứa đầy Huyền vi của Máy linh Tạo Hóa. Đây là bí ẩn Thiên cơ, đâu dám cạn tỏ tinh thâm dầu với kẻ đã hãi thệ sơn minh cũng không thế mạo tội Trời dễ duôi tiết lậu, buộc lòng Thánh nhơn xưa nay phải dùng ẩn ngôn dụ ngữ rất nhiều để ám chỉ cho người Trí, kẻ đại căn có đủ sáng suốt phát minh được “diệu lý trong lời kín hở mà thôi”.

-Việc không nhiều mà khó nói, khó nhận,

khó hiểu nên phải nói nhiều,

trình bày lắm sách, dùng vô số danh từ.

   - Phàm con người từ vô thỷ đến giờ đã sống muôn đời quen thuộc với âm thinh sắc tướng, đã bị vật chất hóa làm bế tắt Thiên Lý nên cái vì thấy được, nghe, rờ được mới nhận thức được. Vì thế Jêsus thường lập đi nhấn lại câu: “ Ai có tai để nghe, hãy nghe”. Muốn cho người khác biết đặng “ Cái chưa từng biết”, tất nhiên phải dùng ví dụ, mượn cái “đã biết” để cho có thể hình dung được cái “chưa biết”. Chỉ biết cây cung mà chẳng biết “Ná Lảy” thì phải nói: “Ná Lảy là cây cung có bá, có lảy”, chớ nói Ná Lảy là ná lảy thì cụt hứng…

   Nên nhớ, đây là “ Tiên Thiên Đại Đạo”, vô thinh, vô xú, vô tượng, vô hình vượt ngoài ngôn ngữ, không lệ thuộc thời gian, không gian, có thể quá sức hiểu biết của loài người thì việc thuyết minh lại càng khó bội phần.

   Thánh kinh hiền truyện lưu truyền vô số không ngoài mục đích giúp người “ Hiểu biết và làm theo” để tự giải thoát khỏi xiềng xích của Vô Minh, ra khỏi vòng lẩn quẩn của sanh tử, của luật biến thiên vô thường để phản bổn huờn nguyên, trở về nên MỘT với “Trung tâm bất biến”.

“Biên khu” luân lạc từ bao,

   Tìm sao cho thấy đường vào “Trung Dung”.

       Đường Trung Dung linh lung ẩn khuất,

Nẽo Bồng Lai gai rấp, lau che…

   Để đạt mục đích nói trên Tiền nhân bất đắc dĩ phải gắng gượng đặt tên, phải Nhơn hình hoá, vật chất hoá cái “ Máy Linh mầu nhiệm” tiêm tàng sâu kính trong Vũ trụ để khai mở bồi bổ cái Tri giác của kẻ Đạo Tâm và hướng dẫn theo đường lối Chánh Chơn tuyệt đối. Cũng noi theo chỗ dụng ý ấy tôi vẽ ra hình sau đây để có phương tiện trình bày, mong bạn tầm đạo thông cảm chỗ mượn quyền để bày “ Lý” của tôi

  1-Hỏa    I-Diêu Trì

   2-Phong    Mẫu Tử Hà

   (Thông Thiên Hà,  Ngân Hà, Lưu Sa Hà,  Huỳnh Hà , Tây Giang,    3- Thủy  Tào Khê.v.v…)

II- Liên Trì

   Trong ta có 2 cái ao được liên lạc và nuôi nấng lẫn nhau bởi Một con sông có hai dòng: “Thuận-Nghịch”

   1- THUẬN là ra đi, là hạ trần, Tinh Thần vào Vật Chất, Thánh sanh phàm, Phật thành yêu, là “Đoạ” là lìa “Nguyên Vị”.

   2- NGHỊCH là trở về, là “Siêu Thăng”, vật chất qui Tinh Thần, phàm nên Thánh, yêu thành Phật, là “Siêu”, là “Hồi Nguyên Vị” (về ngôi vị củ, trở lại vườn xưa).v.v… Đó là cơ “Đọa Siêu, siêu đoạ, Phật yêu, yêu Phật… Nói sao cho cùng, nắm đặng Lý căn bản nầy thì Thiên kinh vạn quyện nhứt thời minh.

   “ĐỨC MẸ” là nguồn gốc sanh hóa muôn loài vạn vật, cư ngụ tại Diêu Trì Cung, kinh tôn xưng là “PHẬT MẪU DIÊU TRÌ”, Tây Vương Mẫu (Bà MARIA của cơ Đốc giáo). TA cố gắng đem tất cả năng lực thử sưu tầm sự thật (Chơn Lý) ra sao để khám phá sự sanh thành dưỡng dục của cơ TẠO và HÓA của ĐỨC MẸ tối cao, tối Linh và hầu tìm ra Đường cả (Đại Đạo) lớn lao vô lượng vô biên, vô thỉ , vô chung, vô cùng, vô tận ấy.

   ĐẠI ĐẠO vô hình, sanh dục Thiên Địa

   ĐẠI ĐẠO vô tình, vận hành Nhựt Nguyệt

   ĐẠI ĐẠO vô danh, trưởng dưỡng vạn vật

   Ngô bất tri kỳ danh, cưỡng danh viết “ ĐẠO”.

(Thanh tịnh kinh)

   Nghĩ ra việc tìm để Hiểu Biết nầy dường như quá sức Loài người song có khó mới có Nên, có Bền mới có Chắc. Muốn sống và Tiến bộ, con người phải hoạt động, phải khắc phục tất cả chướng ngại, trở lực của Thiên nhiên và hoàn cảnh trong đó mình đang sanh sống. Đó là việc của Thế nhân mà còn phải khó khăn, lao nhọc như thế huống đây là tìm một lối sống lớn lao đẹp đẽ của người Xuất thế, của Tinh Thần ĐẠO ĐỨC. Việc đời trước mắt dễ như chơi

   Đạo Pháp thâm sâu mới khổ đời.

Nhưng Vua THUẤN là ai? TA là ai?

   Người xưa có khác chi mình!

Phật Tiên, Thần Thánh trong hình phàm phu.

Cũng có câu: Phật Tiên bổn thị Phàm nhơn tố,

       Liễu đắc phàm nhơn tức Thánh nhơn.

Không nên tìm kiếm xa vời mà phải chơi vơi lạc lõng.

TA là Tiểu vũ trụ: Tất cả là TA- TA là Tất cả.

“ĐẠO đâu? ĐẠO ở nơi TÂM,

Thì đâu có phải kiếm tầm đâu xa?

   Phải tập đi dưới Đất rồi sẽ học bay trên Trời! Phải biết cho rốt ráo “TA” phàm nhơn (giả nhơn) để nên cái “TA” CHƠN NHƠN (Chơn ngã).

   - Quay về với TA, tầm đường lối trong TA (connais-toi, toi même, tu connaitras DIEU et I’ univers.) Ngươi hãy tự mình biết mình rồi sẽ biết đặng THƯỢNG ĐẾ và vũ trụ.

   - Cái BẢN THỂ của TỰ TÂM vốn là THANH TỊNH nhưng im lìm bất động mãi mãi vậy sao? Nếu thế thì làm sao TẠO và HOÁ đặng, làm sao TẠO thành vũ trụ là Cô Âm thì Bất sanh rồi?

   - Trong chương “Thu thủy” Trang Tử có nói: “Mỗi mỗi đều có Hai phương diện. Muốn có Phải mà không có Quấy, có Trị mà không có Loạn là chưa rõ LÝ của Trời Đất, cái Tình của vạn vật, ấy là mơ tưởng có Trời mà không có Đất, có Âm mà không có Dương, hai phương diện đồng có của mỗi vật. Muốn phân hai phương diện tương đối ấy ra như Hai vật có thật thì là vu phản nếu không phải là Ngu xuẩn!

   - Có chỗ nói “Ban sơ có một ông Khổng lồ tên là Bàn Cổ nằm im lìm không biết bao lâu rồi vùng thở. Từ đó Ngài tạo thành vũ trụ .v.v…” (Xem Kinh Thánh Tin Lành chỗ sáng thế của JEHOVAH là Đức CHÚA TRỜI (Ngươn Thần) với Ngôi Lời (Ngươn Khí) của Ngài (Parole). “Giữa” chỗ Tịnh nằm và Động thở, có cái Máy Sống, có sanh Một vật báu vô cùng biến hóa, vô cùng linh diệu. 

   - Âm Dương xung hoà, Phụ Tình là (Lư ông), Mẫu Ý (Lý thị) tương hiệp. Lý Tình gồm hai sanh Bồ Đề Chơn Chủng, Phật tử Huệ Năng. “Con” là cái kết quả của Tình yêu giữa cha mẹ, cái gạch nối liền con Sông liên lạc giữa Đất Trời.

   -Trên là Trời, dưới là Đất, vạn vật được tạo thành ở giữa.

   -Cha gieo giống, Mẹ lãnh và nuôi nấng hạt giống.

Có Tình gieo giống xuống

Bởi Đất, Trái bèn sanh

   Không Tình cũng không giống

   Không Tánh ắt không sanh

“Cực TỊNH sanh ĐỘNG”

   Trước cái ĐỘNG sau cái TỊNH, chỗ Âm Dương giao hòa Nhứt Dương sanh, lìa Cha nhập vào lòng Mẹ.

   - CÀN (  ) KHÔN ( ) một lần giao cấu, CÀN mất 1 hào Dương, biến thành LY (  ) “trung hư”. KHÔN đặng Nhứt dương ấy lấp ruột thành KHẢM   ( ) “trung mãn”.

   “Càn Khôn biến LY KHẢM”, “Hà Đồ thành Lạc Thơ” (đổi vóc).

   TIÊN THIÊN NGƯƠN KHÍ (Đức Mẹ) Mẫu Khí một lần động sanh

TIÊN THIÊN NGƯƠN TINH (Đức Con) Tử Khí

   “Đây là LÝ biến sanh”. Khởi Đầu như thế để dần dần TẠO thành vũ trụ, vạn vật muôn loài là cái Rốt. Bất Biến sanh Biến thiên. Nhứt bổn tán Vạn thù, một sanh hai, Hai sanh Ba, Ba sanh Vạn v.v… Đây nói thuận là Ra Đi.(Giáng Bổn lưu Mạt nhi vạn vật)

   Đức Mẹ là Gốc (Bổn) ở Diêu Trì.

   Đức Con là Ngọn (Mạt) ở Liên Trì.

   “LIÊN TRÌ HẢI HỘI PHẬT” (Ao sen biến nhóm Phật).

   Tới đây” đã sát Ranh Phàm Thánh, chỗ Lưỡng giái Sơn.

   (Siêu) Biết quày về hướng thượng thì nên Một với Phật Tiên được tham dự

“Bàn Đào Hội của Tây Vương Mẫu”.

   (Đoạ) Ngu muội đi luôn, trợt chơn sa vào Trầm luân khổ hải.

   -Nhìn Cung KHẢM  (      ) “trung mãn” ta thấy rõ Đàn bà mang thai Nam tử (âm trung hữu dương). Cái BỒ ĐỀ Chơn Chủng này Quan trọng lắm. Phải gieo trồng, chăm sóc nuôi dưỡng nó cho kỹ càng, đúng mức, cho nó nảy nở tốt tươi mạnh mẽ, cành lá sum sê để núp dưới cội gốc, nhờ sự chở che của nó để nên Phật Tổ. (Chớ lầm Cây Bồ Đề trồng nơi chùa mà ta đã thấy).

   Mẹ Dưỡng thai cách nào, với phương tiện nào? “Bào thai tiếp phần TIÊN THIÊN của Mẹ” bằng cuống Rún nên nói Thai tứ. (hơi thở trong thai) cũng nói Tiên Phật thở bằng Rún.

   Bào thai sanh nở nhờ nước Cam lồ mà lớn mạnh. Phải là Thuốc Tiên, Bánh Trời, Cơm Phật mới đặng.

   “THỦ TIẾT” là giữ long trong sạch, trai giới tinh nghiêm, tiết cầm không dời đổi (tắm gội, rửa tội), bảo toàn bản chất TIÊN THIÊN của trang “Thánh Mẫu”, bằng không, phải sa vào ô trược nặng nề, rớt qua Hậu Thiên làm Phàm Mẫu

(Đàn bà ngoại tình trong Kinh Thánh).

   Đã trình bày sự Sanh Thành, Dưỡng Dục của Mẹ-Cha, bây giờ quan sát đến việc “Ngược lại” của Đức Con đã trưởng thành đền đáp công ơn Đức Mẹ.

   Trên Đầu nuôi Thân

   Trong Miệng tìm ăn

   Gặp nạn tên Mãn

   Dương Liễu làm Quan

   (Giải ra sau phẩm Phó chúc)

Trở lại trang chánh

free web counter

Thư Viện 1      4   5