TƯƠNG QUAN GIỮA
    KINH DỊCH VÀ ĐẠO CAO ĐÀI

        Thầy Khai Bát Quái (Cao Đài) mà
        tác thành CÀN KHÔN thế giái

        TNHTL-tr48

    Hoàng Việt Châu viết : "Học Dịch là học về Trời". (Phù học Dịch, học Thiên dã) và nói : "Đạo sinh Trời,Trời sinh Đất, Đất sinh vạn vật. Thái Cực chỉ là một âm một dương". (Đạo sinh Thiên, Thiên sinh Địa, Địa sinh vạn vật. Thái Cực nhất âm nhất dương dã). Lại nói "Vạn vật qui về Đất, Đất qui về Trời, Trời qui về Đạo, âm dương chỉ là Thái Cực" (Vạn vật qui Địa, Địa qui Thiên, Tiên qui Đạo, âm dương nhất Thái Cực dã) (THIỆU UNG, SĐĐ, quyển VII thượng, trang 23).

      Theo quan niệm của Thiệu Tử thì Đạo Dịch tức Đạo sinh thành. "Sinh là tính của trời, thành là hình của đất. Sinh mà thành, thành mà sinh. Đó là Đạo Dịch". (Sinh dã, tính Thiên dã, thành dã, hình địa dã. Sinh nhi thành, thành nhi sinh. Dịch chi Đạo dã) (THIỆU UNG, SĐĐ, trang 23). Theo Trần Thuần trong "Bắc Khê ngữ lục" thì "Đạo vốn lưu hành trong khoảng Trời Đất, không nơi nào là không có, không vật nào là không có". Trời do Đạo mà sinh, Đất do Đạo mà thành. Trời, Đất, người, vật tuy khác nhau, nhưng đối với Đạo thì chung một mà thôi.

      Phần Thoán truyện (quẻ Hằng) trong Kinh Dịch có câu "Cái Đạo của Trời Đất trường cửu, chẳng bao giờ hết" (Thiên Địa chi Đạo hằng, cửu nhi bất dĩ dã). Trình Y Xuyên thêm : "Trời nếu chuyên về một mặt thì gọi là Đạo, nếu phân ra mà nói : về hình thể là Trời, về chủ tể gọi là Đế, về công dụng gọi là Quỉ, về diệu dụng gọi là Thần, về tính thì gọi là Càn". (Thiên chuyên ngôn chi tắc Đạo dã, phân nhi ngôn chi dĩ hình thể vị chi Thiên, dĩ chủ tể vị chi Đế, dĩ công dụng vị chi Quỉ, dĩ diệu dụng vị chi Thần, dĩ tính vị chi Càn) (LÝ QUÁ, Tây Khê Dịch thuyết, quyển I, quẻ Càn)

      Xem thế, Thần học của Đạo Cao Đài về ý nghĩa thờ tự nằm trong Kinh Dịch. Hệ Từ Thượng, Chương XII đã viết : "Hình nhi thượng gọi là Đạo, hình nhi hạ gọi là Khí". Hình nhi thượng thuộc Tiên Thiên Bát Quái, còn hình nhi hạ thuộc Hậu Thiên Bát Quái vì các động lực nhạc lễ tạo thành Khí là ngũ hành. Còn Trung Thiên Bát Quái được long mã tãi trên nóc Cửu Trùng Đài (tức Nhơn) nói lên sự đứng giữa trung hòa giữa Tiên Thiên Bát Quái (tức Thiên) và Hậu Thiên Bát Quái (tức Địa).

      "Từ thế kỷ XXVII (TTL), thiên văn Trung Quốc phản ánh một nền triết lý siêu hình rất đặc biệt, phảng phất tính chất Tôn giáo". (Dès le 27è siècle, I'astronomic chinoise reflète une métaphysique très remarquable affectant un caractère religieux) (Léopold De Saussrure, Les origines de l'astronomie chinoise. Paris 1930, trang156). Mãi đến đầu thế kỷ XX STL, Đạo Cao Đài mới thể hiện tính chất Tôn giáo đó, làm cho nó trở thành Đạo, mang đậm triết lý và màu sắc phương Đông.

      Thật vậy, "Kinh Dịch trong truyền thống Trung Quốc có một địa vị tương đương với địa vị của quyển Kinh Thánh / Bible trong truyền thuyết Cơ Đốc Giáo phương Tây hay cuốn Kinh Thánh Coran trong truyền thuyết Hồi giáo. Đó là một tác phẩm (Dịch) được coi như một Thánh Kinh mà ảnh hưởng của nó đã được biểu chứng trong những luồng tư tưởng lớn của Trung Quốc : Khổng Giáo, Lão Giáo và mãi về sau hàng bao thế kỷ vẫn còn là đầu đề suy luận của những tư tưởng gia trứ danh Trung Quốc". (Le Yiking ou livre des multations possède dans la tradi - tions chinois une place comparable à celle de la Bible dans la tradition occidentale chritienne ou du koran dans la tradition de l'islam. C'est un ouveage considéré comme sacré don't l'influence se constate dans les grands courants de la pansée chinoise : le cofucianisme et le taois me, et qui ne cesse, au cours de siècle, de faire 'objet des flexions et des commentaires des plus remarquables esprites de l'Empire du Milieu) (Xem "Đại Đạo giáo lý và triết lý" cùng người viết).


      Đức Chí Tôn đã dạy : "Khi chưa có Trời Đất thì Khí Hư Vô sanh có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực. Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng, Tứ Tượng sanh ra Bát Quái biến hóa vô cùng mà lập ra Càn Khôn thế giái" (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển TNHT, quyển II, trang 62) . "Nếu không có Thầy thì không có chi trong Càn Khôn thế giới" (TNHT, quyển I, trang 31)

      Thái Cực là Nhất nguyên lưỡng cực (principe polarisé) đồ hình là ; Lưỡng Nghi là âm ( ), dương ( ); Tứ Tượng là Thái Dương (=), Thái Âm (= =), Thiếu Dương ( ), Thiếu Âm ( ) và Bát Quái là Càn ( ), Khảm ( ) Cấn ( ) Chấn ( ), Tốn ( ), Ly ( ), Khôn ( ), Đoài ( )

      Bát Quái có tám đức : Càn thì mạnh vì Càn có 3 vạch đều dương nên cương. Khôn thì thuận vì Khôn có 3 vạch đều là âm nên nhu. Chấn thì động vì Chấn 1 dương ở dưới, 2 âm ở trên (Dịch tính từ dưới lên trên, nghĩa hào 1 ở dưới, hào 3 ở trên). Đức Khổng Tử nói : "Chấn là dấy lên, dấy lên thì động". Tốn thì vào vì Tốn 1 âm ở dưới, 2 dương ở trên, không phải thế mà âm chống dương. Phu Tử nói : "Tốn là khuất phục, phục thì vào". Khảm thì hãm vì Khảm 1 dương mất ngôi kẹt giữa 2 âm nên bị hãm. Ly thì sáng vì Ly 1 âm được vị, giúp 2 dương nên sáng. Cấn < i> thì ngừng vì Cấn có 1 dương ở trên, 2 âm ở dưới vâng theo nên ngay chính, tĩnh chỉ. Đoài thì vui vì Đoài 1 âm ở trên, 2 dương ở dưới tiếp sức,

      tính của nó hòa hoãn mà vui thích.

      Tại Bát Quái Đài Đền Thánh, thiết trí một Thiên Bàn hình tám cạnh, trên đặt quả Càn Khôn, ngang quả Càn Khôn vẽ một Thiên Nhãn tức con MẮT TRÁI MỞ RỘNG. Đó là Thái Cực, trong con mắt có 2 phần : trắng biểu tượng cho dương, đen biểu tượng cho âm. Âm Dương hiệp nhứt trong Thái Cực gọi là ĐẠO. Nên nhớ, Thầy dạy vẽ Thiên Nhãn trên cung Bắc Đẩu, thực tế ta vẽ ngang giữa Thiên Xích Đạo (chớ không phải Địa Xích Đạo) vì người Miền Nam thấy sao Bắc Đẩu ngang tầm mắt (Xem "Đại Đạo giáo lý và triết lý" cùng người viết) (3). Bát Quái trong Thiên Nhãn phù hợp với 8 quẻ của Trung Thiê BQ.

      Trên Thiên Bàn, hình tám cạnh ấy có vạch tám quẻ Bát Quái. Theo hướng Đông Tây (phương vị Đền Thánh) là quẻ Chấn Đoài, theo hướng Bắc Nam là quẻ Ly Khảm. Hai quẻ Cấn Tốn xếp hai bên trái phải của quẻ Chấn (trong Bát Quái Đài nhìn ra); còn hai quẻ Càn Khôn thất vị phải đứng hai bên quẻ Đoài (Các Thánh Thất không cùng phương vị với Tòa Thánh là Bát Quái Đài, mà không vẽ 8 quẻ, nếu vẽ sai pháp (xem lại TL,PCT, Paris 1952, trang 71))

      Thánh giáo dạy : Khí âm cướp một phần chơn dương của ngôi Càn, Càn ( ) mới hóa ra Ly ( ), Ly là Thái dương mặt Nhựt, Khôn ( ) đặng chơn dương thành Khảm ( ), Khảm là Thái Âm mặt Nguyệt. Càn mất một hào dương mà lẫn phần âm vào nên bị khí âm trầm xuống làm Càn lìa ngôi mà Khôn thất vị". Càn Khôn về cung, lục tử thế vì tức Kỳ Ba phổ độ thay Chí Tôn bằng hình ảnh Hội Thánh. Hội Thánh gồm 6 phẩm : đứng đầu là anh cả Giáo Tông, tới C Pháp, ĐSư, PS,GS,GH. Chính vì Càn Khôn thất vị nên Ly Khảm thế ngôi. Do đó, Đức Chí Tôn mới khai đệ tam Bát Quái. Vì Thầy đã mở đạo Tam Kỳ qui Tam giáo khai đạo Hạ nguơn, Ký Đệ Tam hòa ước, lý đương nhiên, "Thầy khai Bát Quái

      (Cao Đài) mà tác thành Càn Khôn thế giái".

      (TNHT quyển I, trang 48)

      Thầy chỉ sơ con đường Trung Đạo Đạo Trung Hòa Thánh Giáo phát minh Trung là nguồn cội Nhơn sanh, Không chinh không đảo, chung quanh (Tám quẻ) qui về (Thái Cực) BQ Cao Đài hay Trung Thiên Bát Quái bố trí theo hệ thống tương liên : Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài mà ngôi tứ chính là Khảm, Ly, Chấn, Đoài.

      Càn lui về Tây Nam vì trời cao đã định ngôi, Khôn lui về Tây Bắc vì đất thấp đã định vị. Thế nên, Tốn là Trưởng Nữ phải thay mẹ làm việc (hành đạo) và Chấn là Trưởng nam phải về phương Đông gánh vác mọi việc (đại sự). Vậy hai trai gái đầu phải hợp lực nhau mà hành đạo.

      Theo thứ tự hệ thống tương liên trên, tám quẻ trong Trung Thiên Bát Quái xoay theo chiều dương (chiều ngược kim đồng hồ theo Dịch Lý). Trong khi đó, cùng thứ tự trên như vậy, Hậu Thiên Bát Quái xếp theo chiều âm (chiều thuận kim đồng hồ) . Nhờ chiều dương của Trung Thiên Bát Quái mà Thầy đã đem khí dương sinh sưởi ấm cho vạn loài.

      Trở lại lời dạy của Đức Chí Tôn : "Khí Hư Vô Sanh có một Thầy và ngôi Thầy là Thái Cực". "Đến như Vô cực mà Thái Cực, đó là nói lúc âm dương còn hỗn độn chưa phân chia, tức là lúc có tượng của Thái Cực. Nếu suy tới trước nữa, lúc chưa phân âm dương thì cái lý tuy là chí cực, nhưng cái tượng vẫn còn trong trạng thái Hư Vô. Cho nên ta nói Thái Cực bắt nguồn từ Vô cực. Đó là việc trước lúc còn hỗn độn. Đến khi dương động bốc lên, âm tịnh động xuống thì Trời Đất an, Lưỡng Nghi phân chia xong. Khi tính chất của mọi dương ngưng đọng lại làm thành mặt trăng, thì Tứ Tượng hiển hiện ra. Do đó, khí dương lưu lộ mà thành gió (Tốn), sấm (Chấn), khí âm kết tụ lại thành ra núi (Cấn), đầm (Đoài). Bát Quái lúc đó định ngôi". (Chí sở vị Vô Cực nhi Thái Cực giả, cái âm dương hỗn độn vị phân chi thời, tức Thái Cực chi tượng giả. Kỳ chi chí vị hữu âm dương chi tiền, kỳ lý tuy vi chí cực, kỳ tượng thượng tại hư vô, cố viết : Thái Cực bản Vô Cực dã. Thử thị hỗn độn dĩ tiền chi sự. Cạp chí dương động nhi thượng phù, âm tĩnh nhi hạ ngưng, tắc Thiên thành Địa ninh, nhi Lưỡng Nghi phán yên. Chúng dương chi tinh ngưng nhi vi Nhật, chúng âm chi tính ngưng nhi vi Nguyệt, tắc Tứ Tượng trình yên. Do thử nhi dương khí chi lưu lộ giả vi phong, lôi, âm khí chi kiết tụ giả vi sơn, trạch, tắc Bát Quái định yên) (HỒ CƯ NHÂN, sđđ)

      Kinh Dịch trong Hệ Từ Truyện viết : "Dịch có Thái cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái". Còn Thiệu Tử nói : "Một chia làm hai, hai chia làm bốn, bốn chia làm tám. Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Từ Càn đến Khôn đều được những quẻ chưa sanh, nếu suy ngược lại thì có thể sánh với bốn mùa. Thứ tự 64 quẻ phỏng theo đó". (Thiệu Tử viết : nhất phân vi vị, nhị phân vi tứ, tứ phân vi bát dã. Càn nhất, Đoài nhị, Ly tam, Chấn tứ, Tốn ngũ, Khảm lục, Cấn thất, Khôn bát. Tự Càn Khôn giai đắc vị sinh chi quái, nhược nghịch suy, tứ thời chi tỉ dã. Hậu lục thập tứ quái thứ tự phỏng thử) (CHU HY, Chu Dịch Bản nghĩa, trg 7)

      Tóm lại, đầu cuối vốn chỉ có một mà biến hóa vốn lẽ sống của loài người. Thế nên, từ Thái Cực, người xưa dùng một vạch (-) để chia Lưỡng Nghi , hai vạch để phân Tứ Tượng , chia đôi nữa thành Bát Quái mà sanh hóa vô cùng


      Nhằm có sự nhất quán trong công trình kiến tạo vũ trụ và vạn vật, đồng thời giúp cho Tiên Thiên BQ và Hậu Thiên BQ tương quan mật thiết, Thầy khai Trung Thiên BQ). Chữ "Trung" trong Trung Thiên BQ như Thánh Giáo dạy : Không có ý nghĩa về thời gian mà chỉ có ý niệm về Trung Dung, Trung Hòa đứng giữa Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái.
      Bảng Can chi

      CAN--CHI

           Sửu 

      Dần   Mão

      Thìn      Tị

      Ngọ        Mùi

      Thân    Dậu

      Tuất    Hợi

       

      +              -

      +             -

      +                -

      +                 -

      +               -

      +              -

      Giáp         + 

      1

      51

      41

      31

      21

      11

      Ất           -

      2

      52

      42

      32

      22

      12

      Bính         +

      13

      3

      53

      43

      33

      23

      Đinh         -

      14

      4

      54

      44

      34

      24

      Mậu         +

      25

      15

      5

      55

      45

      35

      Kỉ           -

      26

      16

      6

      56

      46

      36

      Canh        +

      37

      27

      17

      7

      57

      47

      Tân          -

      38

      28

      18

      8

      58

      48

      Nhâm        +

      49

      39

      29

      19

      9

      59

      Quý         -

      50

      40

      30

      20

      10

      60

      "Trung Hòa là tính tự nhiên của Trời Đất, Trung dung là đức hạnh của con người. Trung là giữa, không thiên về bên nào, Dung là thường. Trung Dung là đem cái Đạo Trung mà làm lẽ sống hằng ngày" (TRUNG DUNG, Chương I)

      Kinh Dịch giải như thế nào về Đạo Trung Dung ? Ví dụ quẻ Thuần Càn ( ) có sáu vạch

      (mỗi vạch gọi là 1 hào)

        _ THƯỢNG - 6 + Những hào 1,3,5 thuộc dương
        _ NGŨ - 5 + Những hào 2,4,6 thuộc âm
        _ TỨ - 4 + Hào 1 cảm ứng với hào 4
        _ TAM - 3 + Hào 3 cảm ứng với hào 6
        _ NHỊ - 2 + Hào 2 cảm ứng với hào 5
        _ SƠ - 1 + Hào 2,5 là Trung, nhưng Trung có chính và bất chính.

      Ví dụ : quẻ ký tế số 63 chỉ sự đã thành, Ly ( ) dưới, Khảm ( ) trên.

      Hào 5 gọi là Trung chính vì đúng vị trí (hào dương ở dương quái)

      Hào 2 gọi là Trung chính vì đúng vị trí (hào âm ở âm quái)

      Ví dụ : quẻ vị tế số 64 chỉ việc chưa xong, Khảm dưới, Ly trên.

      Hào 5 gọi là Trung bất chính vì không đúng vị trí (hào âm ở dương quái)

      Hào 2 gọi là Trung bất chính vì không đúng vị trí (hào dương mà ở âm quái)

      Xem thế, đứng giữa chưa hẳn là Trung dung. Trung Dung phải ở vị trí thích hợp với mối quan hệ của mình trong tập thể.

      Đạo Trung dung là lẽ tự nhiên trong sự biến hóa của Trời Đất, vạn vật, có trước sau, trên dưới, không thái quá mà cũng không bất cập, lấy đạo đức làm nền tảng "Trung Dung là lý tưởng đại đồng trong triết học Khổng giáo" (TRẦN QUANG THUẬN, Tư tưởng chính trị trong Triết học Khổng Giáo,

      Sàigòn 1961, trang 195)

      Trung Thiên Bát Quái của Đạo Cao Đài, phương vị 4 hướng chính gần giống như Hậu Thiên Bát Quái vì cùng phát sau khi Trời Đất định ngôi. Trục Chấn - Đoài (hướng Đông - Tây) y nhau, nhưng trục Ly - Khảm của Hậu Thiên BQ là Nam - Bắc, còn Trung Thiên BQ là Bắc - Nam. Bởi lẽ, người xưa coi phương Nam là phương cao quý nhất, ngược lại, Đạo Cao Đài coi phương Bắc là phương sùng kính nhất, ngôi vị Bắc Đẩu, nơi ngự của Đứa Chí Tôn.
      "Cao như Bắc Khuyết nhân chiêm ngưỡng"

      Âm nghi, dương nghi trong Tiên Thiên BQ có lẫn trong âm có dương, trong dương có âm. Trái hẳn Trung Thiên BQ, trong Lưỡng Nghi đều thuần âm hoặc thuần dương.

      CÀN (cha), Khảm (Trung Nam), Cấn (Thiếu Nam), Chấn (Trưởng Nam).
      KHÔN (mẹ), Đoài (Thiếu nữ), Ly (Trung nữ), Tốn (Trưởng nữ).

      Tại sao xếp quẻ Ly ở phương Bắc mà không xếp quẻ Càn hay quẻ Khảm ? Bởi vì :
      -Tiên Thiên BQ chủ nhất Càn - Đạo vi Thái Cực giả thị (Đạo là Thái Cực đó vậy).
      -Trung Thiên BQ chủ nhất Ly - Tâm vi Thái Cực giả thị (Tim cũng là Thái Cực).

      Vì Tâm thuộc Hỏa mà Ly cũng thuộc Hỏa. Quẻ Ly trên áo Giáo Tông đặt trên tim mà Ly lại là CON MẮT. Thế nên, Đức Chí Tôn dạy : "Nhãn thị chủ tâm" là vậy.

      Vả lại "Tâm tức Đạo, Đạo là Trời. Biết Tâm ắt biết Đạo, biết Trời' (Tâm tức Đạo, Đạo tức Thiên. Tri Tâm tức tri Đạo, tri Thiên) (ĐÀO TRINH NHẤT, Vương Dương Minh, trang 131).

      Mặt khác, "Đức Khổng Tử sau khi làm chương Bát Quái, rõ ràng đưa Ly làm cương lĩnh cho muôn đời, chứng tỏ các bậc Thánh có đức, có vị từ xưa đều được ở ngôi Ly, chỉ cần một quẻ Ly cũng đủ làm nên một học phái cho ngàn đời, chẳng còn nghi ngờ gì nữa". (Khổng Tử thủy tác Bát Quái chương lậu, minh minh đề xuất Ly lai, dĩ vi thiên cổ cương lĩnh, hiện thiên cổ hữu đức vi chi Thánh Nhơn câu đắc lưu vu Ly, nhi Ly chi nhất quái cụ vi thiên cổ học mạch, vô nghi hỉ)

      HỒ CƯ NHÂN, Dịch tượng sao, quyển I, trang 33).

      Thế thì, tạo hóa đã phó thác Vũ Trụ cho Ly thì Ly phải giữ ngôi Chí Tôn ở phương Bắc. Khảm giúp Ly nên giữ trục ở Nam. Ly Khảm thay thế Càn Khôn thì Càn Khôn phải dời di chỗ khác. Do đó, Ly tiến tới thay thế Càn để Càn lui về Tây Nam.

      Tám quẻ còn biểu tượng cho các cơ quan trong cơ thể như sau : Càn là đầu, Khôn là bụng, Chấn là chân, Tốn là đùi, Cấn là tay, Đoài là miệng, Khảm là tai, Ly là mắt (phương vị Bát Quái trên áp đại phục của Giáo Tông hơi khác) vậy Ly là Mắt mà mắt là Thiên Nhãn. Thiên Nhãn phải vẽ trên cung Bắc Đẩu, nên phải đặt quẻ Ly ở phương Bắc mà không thể đặt quẻ nào khác được.

      Khác hơn các quẻ khác, các hào trong quẻ Ly đều đắc chính. Trái lại các hào trong quẻ Khảm đều bất chính. Do đó, Ly Khảm thể hiện rõ sự phân cực của âm dương. Ly Khảm đều có tính cô tụ vào giữa gọi là TINH. Hễ có tinh khí thì có tinh huyết, có tinh dương thì có tinh âm.

      Quẻ Ly có khí tinh âm kết tụ ở giữa và tỏa khí dương sáng chói ra ngoài để nuôi dưỡng các hành tinh, thường gọi là tinh tú. Cái tinh âm đen ở giữa ấy đạo học gọi là HUYỀN KHUNG hay tinh huyền,

      khoa học gọi là "lỗ đen".

      Theo Dịch Lý "âm tiêu dương thẳng" và "âm cực sinh dương" nên tinh tú và tinh huyền có mối chuyển hóa hổ tương qua lại với nhau : một âm một dương, một đen một sáng, một tĩnh một động… cứ mãi vận hành. Ta thấy tinh tú phát ra ánh sáng, còn tinh huyền là cái lỗ đen thu năng lượng. Lỗ đen càng lớn mạnh thì tinh sao càng chết lạnh (theo luật bảo toàn năng lượng). Lỗ đen tụ hội đến cực độ thì đột biến nổ lớn, phóng thích năng lượng tạo thành những tinh vân, kết thành tinh tú, vạn vật theo dịch "vạn vật xuất hồ chấn". Rồi các tinh tú lại chết lạnh thành lỗ đen. Lỗ đen kết tụ lại nổ… Thế nên vũ trụ có lúc co giãn không ngừng nhưng không qua khỏi tầm thúc phược huyền khung sơ khai (lỗ đen ban đầu).

      Trước đạo khai trên 15 năm, nhà cách mạng gốc đạo sĩ TRẦN CAO VÂN (1866-1916) đã cầu Kinh Minh sư trong có câu : "Con cầu Phật Tổ Như Lai, con cầu cho thấu Cao Đài Tiên Ông" và đã nghiên cứu về Trung Thiên Dịch (Cụ HT Kháng là Q. Chủ tịch nước VN Dân Chủ Cộng Hòa năm 1946), ông bỏ dở công việc vì bị Pháp bắt rồi bị giết, khiến cụ Huỳnh Thúc Kháng phải than :
      Văn (vương) sau, Phục (Hi) trước vẫn Kinh (dịch) này.
      Riêng giữa TRUNG THIÊN đứng một đây.
      Học thuyết đem bầu tâm huyết nhuộm,
      Trời Nam, Dịch mới tiếc không Thầy :

      Giáo lý Cao Đài tổng hợp Tiên Thiên và Hậu Thiên BQ để đưa ra triết lý nhập thế của con người dấn thân.

    Trong 64 quẻ của Kinh Dịch chỉ có hai quẻ tượng trưng cho linh thú. Đó là quẻ Càn 1/64 biểu tượng con RỒNG và quẻ Tiệm 53/64 biểu tượng con chim HỒNG (Sếu mồng đỏ), hình ảnh về con người. Càn chồng lên Khôn mới sanh ra quẻ Tiệm (Tốn trên Cấn dưới), tức âm dương tương hợp mới sanh ra con người.

    Khi quẻ Càn di chuyển chồng lên quẻ Khôn thì quẻ Tốn cũng di chuyển chồng lên quẻ Cấn mà sinh ra quẻ Tiệm.

    Trong Kinh Dịch, phần Hạ Kinh nức nở từng hào của quẻ Tiệm như sau :

    "Xét 4 hào ở giữa quẻ, từ hào 2 đến hào 5, hào nào cũng đắc chính (nghĩa là hào âm ở vị trí âm và hào dương ở vị trí dương). Cho nên Thoán Từ khuyên giữ vững đạo trung chính như những hào đó thì tốt".

    Kinh Dịch giảng ý nghĩa từng hào của quẻ Tiệm :

      Hào 1 : Chim Hồng tiến đến bờ nước
      - 2 : Chim Hồng tiến đến phiến đá to
      - 3 : Chim Hồng tiến đến đất bằng
      - 4 : Chim Hồng bay lên cây, may tìm được cành ngay mà đậu.
      - 5 : Chim Hồng lên gò cao
      - 6 : Chim Hồng bay bổng lên mây.
    Nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê cho rằng :
    "Trong 64 quẻ, không có quẻ nào mà hào trên cùng ( ? ) cho ta cảm tưỡng nhẹ nhàng khoan khoái như quẻ này. Thật là phơi phới cùng cánh chim Hồng bay bổng tuyệt vời".

    Đại Tượng truyện trong Kinh Dịch cho rằng quẻ Tiệm nói riêng về con người : "Người quân tử nên theo tượng quẻ này mà tu thân, tiến dần cho được thành người hiền, rồi thành bậc Thánh để cải thiện phong tục cho dân".

    Thật không có quẻ nào hợp với phương tu Đại Đạo bằng quẻ này. Giáo lý Cao Đài dạy : lo tròn Nhơn Đạo mới bước qua đường Thiên Đạo tu thành bậc Thánh mà giáo thiện nhân sanh.

    Nhà Dịch học Dương Từ Hồ cũng viết : "Dịch là chính mình, chớ chẳng phải làm gì khác… Lấy Dịch làm cuộc biến hóa của Trời Đất mà chẳng lấy Dịch làm cuộc biến hóa cho mình thì chẳng thể tốt được".

    Chính việc thờ quẻ Càn Khôn (Càn trên Khôn dưới) mà vận chuyển chồng lên Cấn sanh ra quẻ Tiệm. Quẻ Tiệm chỉ con người mà Đạo Khai năm Dần là năm của con người (Nhân sanh ư dần), lấy Bính Dần (1926) làm năm đầu lịch Đại Đạo, giống như Võ Vương (thay lịch nhà Hạ) lấy năm Bính Dần (1134 trước Tây Lịch) làm năm đầu nhà Châu tức lịch Can Chi.


    Đạo Cao Đài là nhất nguyên lưỡng cực (principe polarisé) một mà hai : Đó là Càn (cha), Khôn (mẹ). Nếu chia bằng đều thì Khôn ắt lấy Càn làm chủ. Hai mà bốn mà tám : đó là Càn Khôn với lục tử (6 con) : Ly, Khảm, Chấn, Cấn, Tốn, Đoài. Nếu lại bình quân nữa thì lục tử ắt tôn cha mẹ làm chủ. Càn Khôn giáp giới Đoài nên liệt ở phương Tây, do xuất ở Chấn phân nửa thuộc dương nên trưởng nam, trưởng nữ hành việc thay thế cha mẹ (Giáo Tông, Đầu sư thay quyền Thầy) mà giáo hóa nhơn sanh. Khảm, Ly là nơi qua lại của Càn Khôn nên toàn thể gia đình giao cho Khảm Ly, còn Chấn Đoài là cửa ra vào của Tạo Hóa. Khi xuất ở Chấn (trưởng nam) hoạt động tiến lên, Đoài (Thiếu nam) ở lại sau. Trưởng nam ra để hành Đạo, trưởng nữ (Tốn) vào để giúp, mục đích đều gặp Ly. Khi nhập ở Đoài, Khôn (mẹ) dùng đạo tàng ẩn mà vào trước. Càn (cha) lấy đạo chỉ huy mà vào sau, cùng về Khảm (trung nam) nên cả thảy đều vào. Bởi lẽ, Càn Khôn thất vị (So với Tiên Thiên BQ) nên phải dùng lục tử (6 con) hành đạo, nhưng Càn Khôn vẫn làm chủ và điều khiển sáu con theo tôn chỉ và mục đích đại đồng nhân loại.

    Theo Thiệu Tử : "Càn Khôn tung mà lục tử hoành, đó là Thể của Dịch. Chấn Đoài hoành mà lục tử tung, đó là Dụng của Dịch "Trung Thiên Bát Quái trung hòa Thể dụng là nhất nguyên". Tiên Thiên, Hậu Thiên BQ là vô gián vì Hà Đồ hay Lạc Thư đều lấy số Một của Thượng đế làm cơ bản sinh hóa"

    (BẢO BA, Chu dịch nguyên chỉ, quyển 7, trang 39.).

    Thuyết quái truyện nói : "Càn là Trời nên gọi là Cha. Khôn là đất nên gọi là Mẹ. Chấn là một lần cầu, được trai nên gọi trưởng nam. Tốn một lần cầu được gái nên gọi trưởng nữ. Khảm hai lần cầu được trai nên gọi thiếu nam. Đoài ba lần cầu được gái nên gọi thiếu nữ". (Càn thiên dã, cố xưng hồ phụ. Khôn địa dã, cố xưng hồ mẫu. Chấn nhất sách nhi đắt nam, cố vị chi trưởng nam, cố vị chi trung nam. Ly tái sách nhi đắc nữ, cố vị chi trung nữ. Cấn tam sách nhi đắt nam, cố vị chi thiếu nam. Đoài tam sách nhi đắc nữ, cố vị chi thiếu nữ) (BẢO BA sđđ, trang 44).

    Càn Khôn là nguồn gốc Kinh dịch sinh được 6 quái : 3 âm, 3 dương. Đức Đại Từ Phụ, Đại Từ Mẫu cũng tạo hình 6 con mà "Giáo Tông là anh cả", "Giáo sư là anh ruột lo cho các em" (TÂN LUẬT, trang 3 và 5)

    "Trong Thánh Thể của Đức Chí Tôn, từ Giáo Hữu, Giáo Sư , Phối Sư, Đầu Sư, Chưởng Pháp, duy lên tới Giáo Tông mới được quyền là Anh cả mà thôi" (ĐHP. TĐ ngày 15/4/Quý Tỵ - 1953). Đó là 6 con của Đức Chí Tôn.

    Thế nên, phải thay hệ thống Bát Quái Tiên Thiên từ chỗ phản ánh các hiện tượng tự nhiên thành mô hình xã hội. Đó là gia đình 2 cha mẹ và 6 con. Hai ngôi Bắc Nam nhường cho Ly Khảm, tức cặp Trung nữ, Trung nam, cặp duy nhất vừa có sức mạnh của tuổi trẻ và trí tuệ của tuổi già. Theo lối tư duy của người phương nam : Ly vốn là quẻ dương về mặt tự nhiên (Tiên Thiên), khi chuyển sang xã hội (Trung Thiên) nó chuyển thành quẻ âm, nằm ở hướng Bắc lạnh, ứng với Trung nữ. Còn Khảm vốn là quẻ âm về mặt tự nhiên, khi chuyển sang mặt xã hội nó chuyển thành quẻ dương, nằm ở phương Nam nóng (gần xích đạo), ứng với Trung Nam, phù hợp với Bát Quái Cao Đài.

    Tóm lại, Càn Khôn thất vị trong thời kỳ Hạ Nguơn nên lục tử thừa hành. Trưởng Nam (Cấn), Trưởng Nữ (Tốn) tức Giáo Tông, Hộ Pháp… đã làm xong nhiệm vụ của mình trong lời khai nguyên Đại Đạo. Tiếp nối Trung Nam (Khảm) Trung Nữ (Ly), cặp duy nhất vừa có sức mạnh tuổi trẻ, vừa có trí tuệ của tuổi già hành đạo cho phù hợp với thời đại liên hành tinh. Vì lẽ, "chẳng lấy Kinh Dịch làm cuộc biến hóa cho mình thì chẳng tốt hơn được".


    Dị biệt lớn giữa Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên BQ là không giống nhau về ngôi vị, âm dương, vì thế cũng đổi chiều và đường ranh cũng đổi. Dương nghỉ ở Tiên Thiên BQ gồm : Càn, Đoài, Ly, Chấn, Âm nghi : Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Trong khi đó, ở Hậu Thiên BQ, Dương nghi gồm : Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Âm nghi : Tốn, Ly, Khảm, Đoài. Đường ranh Lưỡng nghi cũng khác : Tiên Thiên BQ chạy dọc Bắc Nam, còn Hậu Thiên BQ xuyên qua Đông Tây (xem hình trang 10).

    Hà Đồ (TTBQ) vận hành sang trái tương sinh, còn Lạc Thư (HTBQ) rẻ sang phải tương khắc theo luật Ngũ Hành. Sự mâu thuẫn này chính là do sự khác biệt giữa các số. Hà Đồ gồm có 10 số, tổng số từ 1 đến 10 (1+2+3+4+5+6+7+8+9+10) là 55. Lạc Thư gồm 9 số, tổng số từ 1 đến 9 (1+2+3+4+5+6+7+8+9) là 45. Tương sinh ngụ trong tương khắc, tương khắc ngụ trong tương sinh. Mâu thuẫn mà thống nhất thì mâu thuẫn đó không đâu bằng Hà Lạc và thống nhất cũng không đâu bằng Đồ Thư. Nhờ Hà Đồ, Phục Hi lập Tiên Thiên BQ diễn tả vũ trụ đã hình thành. Thế nên, Hà Lạc chỉ là hai công trình xây dựng vũ trụ quan liên tục thời trời đất còn hồng mong đến khi định hình. Do vậy, có Tiên Thiên BQ mà không có Hậu Thiên BQ thì quan niệm về vũ trụ chưa toàn diện. Có Hà Đồ mà không có Lạc Thư thì Thể và Dụng không kiêm ích. Cái Thể của Tiên Thiên thì âm dương tương hàm (ngậm lấy nhau). Cái dụng của Hậu Thiên thì âm dương hữu biệt mà giúp[ nhau về cứu cánh. Thế nên, Hà Đồ, Lạc Thư không phải hai đồ, nếu đạt hiểu được cái thâm sâu của nó.

    Tiên Thiên BQ cứ trên âm dương mà lập quẻ. Hậu Thiên BQ cứ trên ngũ hành mà trù định. Âm dương là vô vi, ngũ hành là hữu vi. Có hình phải có bóng. Do đó âm dương, ngũ hành cũng chỉ là một (xem hình 1, trang 80). Chỉ khác nhau về biến hóa sinh thành. Âm Dương sinh thì ngũ hành thành để tạo lập vạn vật. Ta thấy mặt trời, mặt trăng tạo ra sáng tối, đêm ngày, nóng lạnh, năm tháng… Tất cả chỉ là hình thái của âm dương dùng để biểu thị ngũ hành, năm yếu tố cơ bản kiến tạo vạn vật.

    Như vậy, theo Kinh Dịch, Tiên Thiên BQ là hình nhi thượng giả vị chi Đạo là vô vi tức Trời và Hậu Thiên BQ là hình như hạ giả vị chi khí là hữu hình tức vạn vật. Chính Long Mã tải Trung Thiên BQ Đồ và Lạc Thiên thư nơi Nghinh Phong Đài trên Cửu Trùng Đài tức Ngôi Trung hòa giữa Tiên Thiên BQ và Hậu Thiên BQ, nói cách khác, Trung Thiên BQ trung gian làm cầu nối giữa Trời Đất vạn vật làm hữu vi và vô vi không còn xung khắc. Vì lẽ đó, Đạo Tâm, nhơn tâm không phải là hai tâm, nếu đạt lý đạo.

    Long mã tãi Trung Thiên BQ chạy về hướng Tây quay đầu về hướng Đông vì "Đạo phát ư đông, di ư Tây, phản hồi Đông". Bởi lẽ đó, phương Tây cho rằng "Ánh sáng từ phương Đông đến" vì Châu Á là nơi phát xuất nhiều Tôn giáo như Bái Vật giáo, Ấn Độ giáo, Phật Giáo, Do Thái giáo, Ky Tô giáo… Và Đầu thế kỷ này là Cao Đài giáo. Văn minh nhân loại chuyển theo không thời gian từ thời tứ tượng, nghĩa là từ Đông sang Tây. Thế nên, khi Đạo Cao Đài chủ trương "Nam phong thhử nhựt biến nhơn phong" không có nghĩa là lội ngược thời gian sống với cái cổ xưa mà thực sự ước mơ dọn đường cho một cuộc BÌNH MINH THÁNH ĐỨC (theo kiểu thời đường đại chớ không kiểu thời cổ đại), sau cơn ác mộng dài sâu xé của loài người.

    Chu kỳ văn minh nhân loại vần xoay theo chu kỳ Tứ Tượng : Thiếu dương (vào mùa xuân), Thái dương (Hạ), Thiếu âm (Thu), Thái âm (Đông), hễ Đông mãn thì Xuân sang (hình 5 trang 86), dương khí khởi đầu ở cung Tý (thủy) tức Thiên khai ư Tý, 12 giờ đêm, thuộc Thiếu dương số 1, ứng vào quẻ Phục , Dương khí lên đến cực độ ở cung Tị thuộc quẻ Càn thì bắt đầu suy. Dương cực âm sinh ! Đến cung Ngọ (số 7 dương cực) thì nhất âm sinh, ứng vào quẻ Cấn ( là gặp gỡ). Dương khí đến cung Dậu số 9 thì tận. Nói cách khác, số 1 là Thái Cực, số 3 gần nhất và số 7,9 xa nhất đối với Thái Cực (xem hình 5, tr 86).

    Trong sách "Thái Huyền", Dương Hùng có viết : "Tiết Đông chí (khởi ở cung Tý) là cái tượng GẦN NHẤT với Đạo. Dương khí đang tiến, hưng mà chưa đầy nên mới gọi là GẦN ĐẠO. Tiết Hạ chí (khởi ở cung Ngọ là cái tượng XA ĐẠO, tiến gần đến chỗ cùng rồi trở lại).

    Dịch Thuyết quái viết : "Đế xuất ở Chấn (Đông), mừng vui ở Đoài (Tây). (Đề xuất hồ Chấn, duyệt ngôn hồ Đoài). Điều đó giúp ta khẳng định : Tòa Thánh chọn đúng phương về địa lý và Bát Quái. Đạo phát khởi ở Phương Đông (tức Chấn) đem sự yên vui ở Tây (tức Đoài). Mặt khác, "Học Dịch là học về Trời. Trời đâu có chia làm sau làm trước, thế sao lại chia ra Tiên Thiên, Hậu Thiên ?" (THIỆU UNG, sđđ, quyển 7, trang 13)(1). Trung Thiên BQ chủ yếu về Đạo Nhân, đứng giữa Thiên và Địa trong Tam Tài. Tiên Thiên đồ là Đạo Trời, Hậu Thiên đồ là Đạo Đất và Trung Thiên đồ là Đạo Người. (xem hình 4, trang 86). "Ở Trời là âm dương, ở Đất là cương nhu, ở người là nhơn nghĩa, gom Tam Tài lại mà gấp đôi vạch lên, nên Dịch có 6 vạch thì thành quẻ". (Tại Thiên vị âm dương, tại Địa vị Cương nhu, tại Nhân vị Nhơn nghĩa, Kiệm Tam Tài nhi lưỡng kỳ hoạch, cố Dịch lục hoạch nhi thành quái) (TRẦN TỔ NIỆM, sđđ, quyển 6, trang 2)

    Nhìn lên mặt tiền Tòa Thánh hai chữ NHÂN NGHĨA bằng chữ Nho hiện ra chủ thuyết giáo dân của Đạo Cao Đài quá rõ. Tắt một lời, Trung Thiên BQ đồ như mối Đạo tam Kỳ phát khai là để trung hòa giữa Tiên Thiên BQ và Hậu Thiên BQ, giữa các nần Đạo xem như khác nhau trên hoàn vũ mà thật ra "Bách trí nhi vạn lự, đồng qui nhi thù đồ" cùng về một mối.

    Mặt khác, người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng, nhất là giới nông dân. Người ta cảm thấy trời, đất và người có một sợi dây vô hình thiêng liêng ràng buộc lấy nhau, khó tác rời ra được. Thiên nhiên ruộng vườn đã góp phần lớn vào cuộc sống của họ. Vũ trụ với nhơn sanh hầu như không có ranh giới : Họ tin trời với người vốn là một, cùng một gốc chớ không thể hai, theo quan niệm "Trời người hợp nhất" (Thiên Nhân ợp nhất). "Thầy là các con, các con là Thầy" trong giáo lý của Đạo Cao Đài. "Mọi vật, mọi việc đều biến dịch theo định luật của vũ trụ, nhưng diễn tiến bất ly tâm mà luôn luôn tìm đường quay về gốc hoặc quay về với Đạo". (NGUYỄN HỮU LƯƠNG, sđđ, quyển 6, trang 2)

    Ý tưởng đó thể hiện rõ trên bức bích họa Tam Thánh tại Tịnh Tâm điện của Đền Thánh. Đó là "Thiên Nhơn hòa ước" ký giữa Trời và Người mà nội dung là "Thiên Thượng Thiên Hạ, Công Bình, Bác Ái". Sự hợp nhất ấy qua trung gian các đồng tử để thực hiện một thế giới Đại Đồng Huynh Đệ. Thật ra, "chỉ có kẻ chí thành trong thiên hạ mới có thể thấu được thiên mệnh, thấu được mệnh Trời thì mới hiểu rõ được tính người, mà hiểu rõ tính người mới có thể hiểu tính vật, hiểu tính vật mới giúp được việc hóa dục của Trời Đất, giúp được việc hóa dục của Trời Đất thì mới có thể tham dự sánh cùng Trời Đất" (TIỀN MỤC, Tứ thư thích nghĩa, quyển II, trang 59)

    Thế nên, giới nông dân không phân biệt họ với thiên nhiên vì "Trời Đất muôn loài cùng một thể". (Le Ciel, 1a Terre et l'Homme constituent les trois composants de l'univers fncièrement UN) (Helmuth de GLASENAPP, Les cing grandes religions du monde, Paris 1954, tr176). Họ không thể xa cái Đạo Tam Tài. Cho nên, "Sáng được nghe Đạo, dù chiều chết cũng cam lòng". (Triệu Văn Đạo, tịch tử khả hỉ - Khổng Tử).

    Tóm lại, "Trời do Đạo mà sanh, Đất do Đạo mà thành. Trời Đất, Người tuy khác biệt nhưng đối với Đạo thì chung Một mà thôi". (Thiệu Tử, quan vật nội thiên). Thật vậy, Thiên Nhơn hiệp nhứt hoặc "Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể" đối với phương Đông được coi như chân lý tất yếu" (NGUYỄN HỮU LƯƠNG, sđđd, trg 275)

    Sự tương quan giữa Kinh Dịch và giáo lý của Đạo Cao Đài bàn bạc khắp nơi trong Thánh Ngôn, Kinh điển, Kiến trúc… chẳng hạn, bài "Ngọc Hoàng Kinh" không lý giải bằng Kinh Dịch thì khó lấy sách gì thích nghĩa được, như đã trình bày "Lục Long" ở một đoạn trước.

    Ngoài ra, những danh từ Cửu Trùng Thiên, Cửu Trùng Đài trong Đạo rút từ số 9 của Lạc Thư. Người xưa đem ứng số 9 số trong 9 cung của Lạc Thư mà chia vòm trời thành 9 vùng gọi là Cửu Thiên, Cửu Trùng (chín tầng). Theo Từ Nguyên định nghĩa Cửu Trùng là Trời và cho biết thêm : "Thời Thanh sơ, Dương Mã Nặc trước tách sách Thiên Vấn lộ nói Cửu Trùng là Trời".

    Phép HOÁN ĐÀN trong Đại lễ thời Tý biểu tượng pháp luân thường chuyển âm dương khí hóa để vạn vật sinh thành theo Dịch lý : "Sinh sinh chi vị Dịch".

    Lễ Tứ Thời : Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu dâng Tam Bửu là hiến cả hình hài, trí não và tinh thần lên Đại Từ Phụ, Đại Từ Mẫu. Thời Tý là thời cực âm sanh dương, nguơn khí của Đức Chí Tôn phát khởi. Thời Ngọ là nguơn khí của Đức Chí Tôn cực thịnh, đủ dương quang bủa khắp vũ trụ. Thời cực dương của Thái Dương. Thời Dậu là nguơn thần Đức Chí Tôn giáng hạ, âm dương giao thoa, thủy hỏa ký tế. Thời Mẹo là nguơn thần của Đức Chí Tôn phát khởi biến hóa, vạn loại hữu sanh.

    Lễ Tứ tiết : Xuân, Hạ, Thu, Đông là 4 mùa nhớ ơn Cha Mẹ và tiền bối. Mùa Xuân mồng 9 tháng giêng Vía Đức Chí Tôn, Đại Từ Phụ của toàn sanh chúng. Mùa Thu, Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung ngày 15-08 hằng năm, nhớ công ơn Phật Mẫu, Đức Mẹ hiền từ. Hoa cúc vàng : các bậc làm mẹ dâng lên Đức Đại Từ Mẫu để tỏ lòng hiếu kỉnh. Hoa cúc trắng : các con dâng mẹ còn sống để tỏ ân sâu, nghĩa nặng cưu mang. Mùa Hạ, Vía Đức Hộ Pháp mồng 10-4 (và 5-5 Âm lịch), ghi công những bậc tiền bối thời tiền khai Đại Đạo. Mùa Đông, Lễ Hạ Nguơn Khai Đạo Cao Đài vào ngày 15-10-âm lịch tôn vinh Đức Chí Tôn và Thần, Thánh, Tiên, Phật giáng trần giáo đạo và cầu cho "Thiên hạ thái bình".

    Trở lại trang chánh

    Thư Viện 1      4   5