3_CỬU TRÙNG ĐÀI

    Chương II, Hệ Từ Thượng có viết : "Hà xuất đồ, Lạc Xuất Thư, Thánh Nhơn tắc chi". Vua Hạ Vũ (2205-1766 trước Tây lịch) thỉ tổ nhà Hạ trị thủy ở sông Lạc, một chi nhánh của sông Hoàng Hà. Khi nước rút, vu thấy một con linh qui hiển hiện trên lưng có 9 số mà lập ra Cửu Trù Hồng Phạm (khuôn phép lớn) tức chín điều cơ bản để dạy dân trong sinh hoạt hàng ngày.

    Cửu Trù, Cửu Thiên, Cửu Trùng chỉ là tên gọi khác nhau mà cùng một gốc theo Từ Nguyên : Cửu Trùng Thiên là chín từng Trời hay Trời. Còn theo sách Lã Thị Xuân Thu : Cửu Thiên bao gồm Trung ương (Thái Cực), Tứ chính và Tứ ngung tức bốn hướng chính, bốn hướng phụ. Đó là Bát Quái chớ có chi lạ !

    Trên nóc Cửu Trùng Đài có long mã tải Lạc Thiên Thư (Trên tay Đức Lý cầm quyển Lạc Thiên Thơ, Đức Hộ Pháp gọi Thiên Thơ là "Thánh Ngôn" đó. (ĐHP. Thuyết Đạo ngày 6-8Tân Mão - 1951)) và Trung Thiên Bát Quái trung hoà giữa Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái (xem chương III). Trong Hệ Từ Thượng, Chương XII có viết : "Hình nhi thượng gọi là đạo, hình nhi hạ gọi là Khí". (Hình nhi thượng giả vị chi Đạo, hình nhi hạ giả chi Khí). Ý nói : Hình nhi thượng là cái học về Tiên Thiên và hình nhi hạ là cái học về Hậu Thiên.

    Hình nhi thượng giả vị chi Đạo chỉ Cung Đạo nơi Bát Quái của Đền Thánh. Nơi ấy thuộc Tiên Thiên vô vi thờ Chí Tôn, Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật.

    Hình nhi hạ giả vị chi Khí Chữ Khí ( ) chỉ việc vô hữu hình gồm cả người, vật. Đạo Cao Đài nhận phần Tiên Thiên vô vi làm bí pháp và Hậu thiên hữu hình làm thể pháp mà lập giáo.

    Trần Tổ Niệm trong Dịch Dụng giải lý như vầy : "Hình nhi thượng lấy một âm một dương (Càn Khôn) cho đến cả cương nhu, bởi thế mới gọi là Đạo (vì nhất âm nhất dương vị chi Đạo). Hình như hạ thì lấy Nhân Nghĩa (hai chữ Nhân Nghĩa tạc trước lầu chuông trống), lễ nhạc (ban nhạc thiết trí nơi lầu Hiệp Thiên Đài), hễ có phận sự thì phải giữ, hễ có hình phải có danh, bởi thế mới gọi là Khí"

    (Những chữ trong ngoặc đơn là của người viết thêm vào để giải cho rõ nghĩa).

    Tắt một lời, nhìn kỹ Đền Thánh, ta không thấy chỗ nào là không phảng phất tính chất của Dịch. Bởi vì, "học Dịch là học về Trời". (Phù học Dịch, học Thiên dã). Thiệu Tử nói thêm : "Học về Tiên Thiên là học về Tâm, học về Hậu Thiên là học về Tích, ra vào, có không, sống chết. Tất cả đều là Đạo" (Tiên Thiên chi học Tâm dã, Hậu Thiên chi học Tích dã, xuất nhập, hữu vô, sinh tử giả. Đạo dã). Thế thì, không còn nghi ngờ gì nữa, chỉ nghiên cứu Tòa Thánh Tây Ninh thôi, ta cũng thấy tư tưởng Đạo Cao Đài hình thành từ Kinh Dịch. Nhất là phần nhân đạo, Đạo Cao Đài bám chặt thuyết Trung Dung của Nho giáo mà Đức Khổng Tử là bậc Thánh nhân đã làm cho Kinh Dịch trở nên tẫm diệu, cứu dịch ra khỏi nhục ô danh bói toán.

    "Dịch đến Văn Vương thì được tu sửa, đến Khổng Tử thì được rạng rỡ" (Cố viết : Dịch cái Văn Vương nhi tu, cái Phu Tử nhi hiển) (LÝ QUÁ, Tây Khê Dịch thuyết, quyển 1, trang 8.). Thật vậy, Phục Hy chỉ vạch quá, Hạ Vũ chỉ làm Cửu Trù, từ Văn Vương mới thật có Kinh Dịch, là triết lý động của phương Đông. Năm trăm năm sau, Khổng Tử đọc đi đọc lại Kinh Dịch ba lần làm đứt cả lề. Ngài mới làm được Thập Dực, Thoán, Tương thêm vào ý Văn Vương thì Đạo Dịch mới sáng tỏ.

    Khiến cho Trần Tổ Niệm mới thốt lên : "Thánh Nhân làm Dịch không gì khác hơn là khiến con người thuận theo cái lý của tính mạng. Cái lý của tính mạng chính là Đạo Tam Tài". (Thánh Nhân tác Dịch vô tha, tương sử nhân thuận tính mệnh chi lý nhi dĩ. Tính mệnh chi lý, Tam Tài chi Đạo dã (TRẦN TỔ NIỆM, Dịch Dụng, quyển 6, trang 2.). Do đó, ta thấy vũ trụ quan của Đức Khổng Tử thể hiện đầy đủ trong Kinh Dịch. Ngài đã viết : "Trời, Đất, Người, vật tuy khác nhau, nhưng đối với Đạo chỉ có một mà thôi". (Thiên, Địa, Nhân, Vật tắc dị tử, kỳ ư Đạo, nhất dã).

    Tóm lại, Đạo Tiên Thiên là học về Tâm pháp vô vi, thuở Trời Đất nguyên sơ cho đến khi "Thái Cực sinh âm dương, âm dương động tĩnh tuần hoàn trong Thái Cực, mà tuần hoàn trong Thái Cực cũng là tuần hoàn trong vũ trụ" (Triệu Ung, Hoàng Cực Kinh Thế).

    Đạo Hậu Thiên là học về cái lý trong cuộc vận hóa ngũ hành (Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) hữu hình trong cuộc sống nhân sanh. Năm vị tương đắc mà đều hữu hạp, một câu nói bao gồm cả cái vô cùng diệu lý của Hà Đồ. Các số 1-6 Thủy và 2 - 7 Hỏa chính là THẬP THIÊN CAN (Mười can của Trời). Các hành Thủy ở Bắc và hành Hỏa ở Nam chính là THẬP NHỊ ĐỊA CHI (12 chi của Đất). Như thế, một qua, một lại giao thoa với nhau trong khoảng Trời Đất, sinh sinh hóa hóa, có cái gì là chẳng theo đó mà ra (Ngô Quế Sâm,

    Chu Dịch tượng thuật, quyển 9, trang 29.).

    Phục Hy vạch Bát Quái lập Tiên Thiên đồ lúc vũ trụ còn vô hình (âm dương), Văn Vương kế tục lập Hậu Thiên đồ diễn tả giai đoạn biến hóa sự hình thành của trời đất vạn vật, con người ra đời phải có nhân đạo để kiềm thúc trong lễ nên Trung Thiên đồ xuất hiện do mặc khải của Đức Cao Đài.

    Đạo Trung Thiên hay Trung Dung chủ yếu là Đạo Nhân đứng giữa Thiên và Địa trong Tam Tài. Tiên Thiên là Đạo Trời, Hậu Thiên là Đạo Đất và Trung Thiên là Đạo Người. Càn Khôn sinh 6 con, có gia đình thì nhân đạo mới xác lập. Thế nên, người ở giữa Trời Đất phải hành động sao cho trung hòa với đạolý Trời Đất và chịu ảnh hưởng sự biến hóa của Càn Khôn vũ trụ.

    Càn Khôn là âm dương nhưng hơi khác hơn vì Càn là Thái Cực (Đại Từ Phụ) và Khôn (Đại Từ Mẫu) cũng do Thái Cực biến ra. Thế nên, người ta mới gọi Thái Cực là nhất nguyên lưỡng cực (le principe polarise'). Thời đại này là thời Đạo Tâm hay Tâm Thái Cực (vì nhất âm nhất dương chi vị đạo mà nhất âm hợp với nhất dương là Thái Cực) mà Tâm Thái Cực tức "ngọn đèn lòng". Mỗi người tự soi sáng cầu nguyện chính trong tâm mình để sớm đến thời Thượng ngươn Tứ chuyển , khi thấy Thiếu dương hiện ở Phương Đông và Thái Dương rạng rỡ ở Nam bang. Đó là lúc thời mạt kiếp của thiếu âm và thái âm (hắc ám) lui dần vào bóng tối. Đức Di Lặc sẽ hiện ra như vì sao Bắc Đẩu, chính là lúc "phục kỳ bản, phản kỳ chân".

    Đạo Cao Đài vi chủ Càn Khôn vì "Cái nghĩa của 64 quẻ đều do một quẻ Càn mà ra" (Lục thập tứ quái chi nghĩa, tam vu Càn chi nhứt quái - Dương Từ Hổ). Họ Dương cho rằng gạch liền (-) của hào dương là chỉ sự hoàn toàn, còn gạch đứt (- -) cũng vẫn của hào dương mà bị phân chia nên chưa hoàn toàn. Trong Phúc Aâm ta thấy bà Eva (âm) do xương sườn của ông Adam (dương) mà hóa thành, đã hiện rõ ý trên. Họ Dương lại viết : "Vạn vật, vạn hóa, vạn lý đề do quẻ Càn mà ra. Quẻ Khôn cũng chỉ là quẻ Càn chia đôi, chớ đâu phải ngoài quẻ ( )

    àn có quẻ Khôn. Các quẻ Chấn, Tốn, Khảm, Ly, Cấn, Đoài cũng do quẻ Càn mà biến sanh khác nhau, đâu phải ngoài quẻ Càn có sáu quẻ ấy. Tất cả đều do sự biến hóa của Càn mà ra cả". Đó là Họ Dương muốn nói đến cái lý Nhất Nguyên. Dưới hầm Thiên Bàn tám cạnh đặt quả Càn Khôn có tám quẻ : Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Dưới tám quẻ, khởi đầu từ quẻ Càn (xoay ngược chiều kim đồng hồ, chiều dương của dịch lý) có viết tám chữ "Tam giáo QUI NGUYÊN (ngay quẻ Chấn về hướng Đông), Ngũ Chi Phục Nhứt" (ngay quẻ Đoài về hướng Tây). Đọc theo trục Đông Tây Chấn Đoài ta thấy hai chữ NHỨT NGUYÊN. Điều đó xác nhận Đạo Cao Đài là Nhất Nguyên, rất phù hợp với Dịch : "Số một (Càn) là căn số của vạn hóa" (Nhất vạn hóa chi căn dã).

    "Trong Kinh Dịch, Khổng Tử căn cứ vào sự đối đãi của Aâm Dương, cơ ngẫu mà xiển minh thuyết Nhất nguyên của Thái Cực. Đạo ở ngay chỗ tương đối của Aâm Dương" (TRẦN NGỌC THÊM,

    Bản sắc văn hóa VN, 1996, trang 279)

    G.ENCAUSSE trong quyển "La Science des Nombres' đã viết : "Con số nào, nếu càng xa số Một thì càng đi sâu vào vật chất, trái lại càng trở về số Một thì con số đó càng lên cao về tinh thần và ánh sáng' (Plus un nolnbre se'loigue du nolnbre UN, plus il s'enforce dans la matiere, plus il se rapproclu du nombre UN, plus il remonte vers l'esprit et la lumiere). Thật là chí lý và dinh diệu thay số Một tức ngôi Thái Cực tức Đạo. Ai càng xa Đạo thì càng vào đường sa ngã vật chất.


    - Con số 1 :
    Bàn rộng hơn, hình nhi thượng của Dịch là các số và tượng của nó. Tượng của mỗi con số có tác dụng như một trường sinh lực đủ sức tạo từ cái không đến cái có. Chẳng hạn con số 1 là số bất biến, con số thể (căn), còn số 3 là con số dụng của số 1 thì biến hóa vô cùng "dĩ bất biến" hoặc "nhứt thân ức vạn diệu huyền thần biến" (Kinh Lễ). Thật vậy, bất cứ con số nào cũng đều từ con số căn 1 mà cộng thêm vào,

    nếu con số lớn thì trừ mãi cũng trở về con số 1.

        CỘNG
        1 + 1 = 2
        2 + 1 = 3
        3 + 1 = 4
        4 + 1 = 5
        5 + 1 = 6
        6 + 1 = 7
        7 + 1 = 8
        8 + 1 = 9
        9 + 1 = 10

        TRỪ
        10 - 1 = 9
        9 - 1 = 8
        8 - 1 = 7
        7 - 1 = 6
        6 - 1 = 5
        5 - 1 = 4
        4 - 1 = 3
        3 - 1 = 2
        2 - 1 = 1

    - Con số 3 là số biến của số 1, "nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật" hay "một cội sanh ba nhánh in nhau" (Kinh Lễ). Do số 1 không cấp số nên lấy con số 3 dùng làm căn. Ta thấy, số 9 là biến số của số 3 (3 x 3), số 27 là biến số của 3 (3 x 3 x 3), số 81 cũng là biến số của số 3 (3x 3 x 3 x 3) …. Như thế, khi biết được số căn là biết được cái thể của các số biến.

    -Con số 7, số 9 :
    Trong quyển Liệt Tử, ngay chương đầu đã toát lên cuộc đại hóa từ Thiếu dương đến Thái dương, rồi từ Thiếu âm đến Thái âm. Khí dương tượng trưng các con số 1, 3, 5, 7, 9 trong Hà Đồ. "Goi là Dịch là vì có biến. Dịch biến thành MỘT. MỘT biến thành BẢY. Bảy biến thành CHÍN. CHÍN là con số cùng, nên biến lại thành MỘT. MỘT (Thái Cực) là con số khởi đầu của mọi sự biến hóa" (Thiên Thụy)

    Tại sao khi đàn ông mất khắt 7 tiếng chuông, còn đàn bà 9 tiếng. Tục ngữ có câu "ba hồn bảy (chín) vía", nên người mất thì gọi hồn hay chiêu hồn bằng chuông (phách anh linh…) Vì đàn ông có 7 vía là : 2 tai, 2 mắt, 2 lỗ mũi và miệng, đàn bà thêm âm môn và tuyến nhũ (1) nữa là 9 vía.

    -Còn Cửu Huyền Thất Tổ là sao ?

    Tự điển TỪ NGUYÊN giải : 1/- Cửu Huyền là 9 tầng trời, 2/- Thất Tổ là Bảy đời tổ : Nội tổ, Tằng tổ, Cao tổ, Tiên tổ, Viễn tổ, Thỉ tổ, Cửu tổ.
    Như vậy Cửu Huyền Thất Tổ là con cháu thờ bảy đời ông bà tổ tiêu diêu trên chín tầng trời. Giống như khi đưa vong ta làm bàn đưa 4 chữ Vĩnh Du Tiên Cảnh, Vãng Sanh Cực Lạc nên khi lập bàn thờ vong, người xưa đề 4 chữ Cửu Huyền Thất Tổ. Theo văn phạm Trung Hoa : Cửu Huyền là định ngữ của Thất Tổ nên phải đứng trước, chớ không phải con cháu đứng trước ông bà. Cũng thuận với lời Thánh Ngôn dạy "nhứt nhân chứng ngộ Thất Tổ siêu thăng". Ta còn thấy Cửu Huyền Thiên Nữ cùng lối giải thích ngữ pháp.

    -Con số 5, con số 10 :
    Con số 5 ở cung trung là số sinh thuộc thổ, gấp đôi là số thành 10. con số 5, trong Kinh Dịch là số Tham Thiên Lưỡng Địa. Tham là ba (3 x 3 = 9) số 9 là trời.

    Lưỡng là hai (3 x 2 = 6), 6 là số đất. Trên Thiên Bàn có đèn Thái Cực. Lưỡng nghi đăng, năm cây nhang xếp thành hai hàng. Hàng trong ba cây là số tham thiên (Thái Dương), hàng ngoài hai cây là số lưỡng địa (Thiếu âm) biểu tượng dương xướng âm họa. Tinh thần phải là chủ vật chất.

    Trong Bát Quái Đồ, cung trung thuộc hành thổ. Thổ tỏa khí để nuôi kim. Kim sinh Thủy. Thủy sinh Mộc. Mộc sinh Hỏa, sau cùng thành tro bụi vào lòng đất để nuôi muôn loài.

    Sống gần đất mẹ bao nhiêu càng hưởng sinh lực dồi dào của mẹ ngần ấy. Thế nên, những vật gì làm chân ta ngăn cách với đất như giày, dép, da…. dễ làm cho ta thiếu cứng cáp. Thế nên người xưa cho rằng nơi nào linh thiêng thì khí đất nơi đó cũng linh thiêng. Vậy khi ta vào chiêm ngưỡng Đức Chí Tôn tại Đền Thánh, ta nên bỏ giày dép ở ngoài để hưởng được cái linh khí của các Đấng. Ngược lại, cung Đạo, các ngai… nơi thường phát ra những lằn điển quang đặc biệt nên các Chức sắc cao cấp phải mang giày vô ưu, tránh làm ô uế vùng Thánh địa đó. Ấy là nghi lễ, ta thấy ở các điện, đền, Thánh Thất….

    -Con số 3, số 6 :
    Theo Dịch, con số 3 là biến số của số 1. Đó là Tam vị nhất thể của Bà La Môn (La trinité Brahmaiste) mà Đạo thờ trên đỉnh Bát Quái Đài : Brahma, Christna (Vishnou), Shiva, còn trong Đạo Cao Đài là :

    Phật, Pháp, Tăng. Tuy ba là một.

    Trong "Thần khúc" (Divine Come'die) của thi hào Ý Dante (1265 - 1321) gồm có ba phần, mỗi phần có 33 khúc, mỗi khúc có 3 câu. Có thể nói con số 3 là số trí tuệ nhất trong triết học. Học giả Tống Nho Thiệu Ung gọi số 3 là chân số của Dịch, chữ số chính đáng của Trời Đất.

    Đức Lão Tử cũng dạy : "Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật". Lễ chế nhà Châu qui định "Lễ dĩ tam vi thành" (Lễ 3 lần là hoàn thành). Lễ dâng Tam bửu, trong Đạo Cao Đài cũng 3 lần là xong. Nhiều từ mang tính số 3 như : Tam Giáo, Tam Đài, Tam Tài, Tam Thanh, Tam chi (Pháp, Đạo, Thế), Tam Qui, Tam Công, Tam Lập… con số tam phục thật là con số mầu nhiệm.

    Theo huyền bí học Tây Phương : ngôi sao ba cánh hay 5 cánh, khi hướng lên là thiện, khi hướng xuống là ác. Trong Đạo Cao Đài không phân rõ thiện và ác vì ông Thiện ông Ác đều tụ thành chánh quả. Bởi lẽ, ông Thiện đứng gần ông Ác (mà hiền) mới thấy ông này dữ. Ông Ác đứng gần ông Ác hơn như lời ông Ác nói : "Anh hiền quá cai trị bọn ác không sợ", thì ông Ác cũng là ông Thiện. Điều đó, được Đức Hộ Pháp biểu tượng bằng hai tam giác đều chồng lên nhau thành ngôi sao 6 cánh. Mỗi cánh đề một chữ trong 6 chữ : "Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ" mà cái Thiện đè lên cái Ác tức Dương trên Âm dưới.

    -Con số 15 :
    Số 15 là số đặc biệt của Lạc Thư, cộng chiều ngang, chiều dọc, đường chéo đều là 15. Người Phương Tây gọi là Ma Phương (Carré, magique).

    Trong bài Tứ Tuyệt điểm danh các cao đồ đầu tiên có 12 đệ tử (phần dương) cộng với 3 vị hầu đàn (phần âm) là 15. (xem hình trang 45)

      CHIÊU, KỲ, TRUNG độ dẫn HOÀI sanh
      BẢN đạo khai, SANG, QUÍ, GIẢNG thành
      HẬU, ĐỨC, TẮC, CƯ thiên địa cảnh
      HƯỜN, MINH, MÂN, đáo thủ đài danh.
    Số 15 lại là số đồng tử Hiệp Thiên Đài, số đặc biệt vật phẩm dâng cúng Đức Phật Mẫu và là số Thái Cực vì số 5 là số sinh cộng với số 10 là số thành, thuộc thổ ở trung ương.

    Như thế, số 15 ám chỉ Đạo Cao Đài thờ phần dương Chí Tôn và cả phần âm Phật Mẫu. Bài thi này chỉ rõ, Đức Chí Tôn đặt tư tưởng Cao Đài trên Kinh Dịch.

    - Các ngươn, hội :
    Bát Quái tuy có 64 quẻ, thật ra chỉ có 12 quẻ chi phối vạn vật và phân làm 6 quẻ âm và 6 quẻ dương. Trong cuộc đại hóa vũ trụ khởi đầu là cung Tý (thuộc quẻ Phục nhứt dương sinh) nên mới gọi "Thiên khai ư Tý". Mỗi chu kỳ có 4 thời : Thiếu dương (xuân), Thái dương (hạ), Thiếu âm (thu), Thái âm (đông). Bốn mùa lập thành một nguơn (Manvatara). Một nguơn có 12 hội (nhứ năm có 12 tháng), mỗi hội thuộc quẻ lục âm hay lục dương. Mỗi hội có 30 vận (như 1 tháng có 30 ngày), mỗi vận có 12 thế, mỗi thế có 30 năm.

    Trong nguơn vũ trụ (anne'e cosmique), nếu tính Tý đến Tỵ là dương trưởng, từ Ngọ đến Hợi là dương tiêu. Một nguơn của mỗi chu kỳ có 12 hội, 360 vận và 4320 thế, nghĩa là mỗi nguơn có 129.600 năm, mỗi hội có 19.800 năm, mỗi vận có 360 năm và mỗi thế có 30 năm.


    -Đại Thiên Địa, tiểu Thiên Địa :
    Theo thuyết "Thiên nhơn hiệp nhứt", con người là mỗt ảnh hình tu nhỏ của Càn Khôn vũ trụ. Quan hệ giữa thiên nhiên và con người có tính chất đồng dạng và hợp nhất. Thế nên, ta chỉ cần quan sát bầu trời với những vì sao mà khi một trẻ sơ sinh mới ra đời đã chịu ảnh hưởng sâu xa nên có thể qua tinh tú đoán biết được số phận và tương lai của con người là vậy.

    Trong Kinh Dịch, lý thuyết ngũ hành tương quan với nhân thể từ đi đứng, cử chỉ, lời nói, gương mặt, hộp sọ… đều chứa đựng các thông tin của quá khứ, hiện tại và tương lai.

    Trong nhân tướng học, khuôn mặt là yếu tố quan trọng nhất. Khuôn mặt con người sánh như bầu trời mà mặt trời là nhãn cầu trái, mặt trăng là nhãn cầu phải (tức lưỡng quang chủ tể ), các vì sao là những nốt ruồi và lông mày tượng trưng cho mây.

    Năm bộ phận trên khuôn mặt tương ứng với ngũ hành : 1)Trán và lông mày là hỏa thuộc tâm, 2). Đôi mắt là mộc thuộc can, 3). Hai mũi là kim thuộc phế, 4). Cái miệng là thổ thuộc tỳ, Hai tai là thủy thuộc thận. Còn kích thước hình dáng của hộp sọ nói lên tri thức của một người.

    Khuôn mặt của một người tác thành năm loại : Tròn, vuông, xoan, tam giác,

    chữ nhật và tương ứng với một số tính cách nhất định.

    Dưới đây là so sánh hình thái giữa trời và người :

    ĐẠI THIÊN ĐỊA

    TIỂU THIÊN ĐỊA

    *Trời : tròn

    *Đầu người : tròn (không tròn vo)

    *Đất : vuông

    *Chân : vuông (không hẳn vuông)

    *Tứ thời (Xuân, hạ, thu, đông)

    *Tứ chi

    *Ngũ hành (kim mộc thủy hỏa thổ)

    *Ngũ tạng, ngũ quan

    *24 tiết (ngoài bát tiết thêm 16 tiết (1)

    *24 đốt xương sống.

    *Bát tiết (lập xuân, xuân phân, lập hạ, hạ chí, lập thu, thu phân, lập đông, đông chí)

    *Bát môn : phi môn (môi), hộ môn (răng), hấp môn (khí quản), phún môn (miệng trên bao tử), u môn (miệng dưới bt), lan môn (tiếp giao giữa ruột già, non), phách môn (lỗ đít), khí môn (lỗ tiểu)

    *Cửu thiên

    *Cửu khiếu (xem dưới)

    *12 tháng

    *12 đốt khí quản

    *Sông ngòi

    *Huyết mạch

    *Lục khí (phong hàn thử thấp lương táo ôn nhiệt)

    *Lục phủ : vị, đởm, tiểu trường, đại trường, bàng quang, tam tiêu

    *360 ngày của 1 năm

    *360 đốt xương

     

     


    ((1) 16 tiết : tiểu tuyết, đại tuyết, tiểu hàn, đại hàn, Vũ thủy, Thanh Minh, Kinh trập, Cốc vũ, tiểu mãn, Mang chủng, tiểu thử, đại thử, Bạch lộ, Hàn lộ, sương giá 9.)


    CỬU KHIẾU của con người được Đức Chí Tôn xếp đặt có hình quẻ THÁI (Địa Thiên Thái : quẻ Khôn chồng lên quẻ Càn), trong câu "Thanh Đạo TAM KHAI Thất ức niên", tức tam dương Khai Thái (vận thịnh)


    -Con số 9 : Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ đã tiên tri : "Cửu cửu Càn Khôn dĩ định". Cửu cửu là 9 x 9 bằng 81, số 9 là số cực dương ở phương Nam trong Hậu Thiên Bát Quái và là số mạt vận của 1 chu kỳ Tiên Thiên Bát Quái, nên Trung Thiên Bát Quái (Bát Quái của Đạo Cao Đài) dùng Khảm Thủy ở phương Nam để chữa lửa (lửa tượng trưng cho chiến tranh) mà bảo tồn vạn loại : Điều đó, cũng nằm trong ý niệm : Thần Shiva (Civa) là thần phá hoại mà cũng là Thần bảo tồn vạn loại.

    Trở lại : Sấm Trạng Trình, lấy số 9 làm căn, ta thấy những biến cố "cửu cửu" quan trọng sau đây :

    Năm 1936 : (1+9+3+6=19), bỏ 10 còn 9 ' Thế chiến thứ hai mở màng.

    Năm 1945 : (1+9+4+5=19) , bỏ 10 còn 9 ' Các nước nhỏ tuyên bố độc lập.

    Năm 1954 l (1+9+5+4=19) , bỏ 10 còn 9 ' Việt Nam tạm phân tại vĩ tuyến 17.

    Năm 1963 : (1+9+6+3=19) , bỏ 10 còn 9 ' Ngô Đình Diệm bị đảo chánh.

    Con số 9 lão dương ấy đã chấm dứt thời Tiền Khai Đại Đạo (1926-1971) của năm vị Thánh Tông đồ : Ngô Minh Chiêu, Cao Quỳnh Cư, Lê Văn Trung, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang. Tất cả là 45 năm (4+5=9). Số 45 là số đặt biệt của Lạc Thư, 5 vị cao đồ nhơn với 9 vẫn là 45. Số 5 là số Tham Thiên (3), Lưỡng Địa (2). Số 5 là do hai số căn 3 và 2 hợp thành 3+2=5. Muốn trở về với Đạo, với Thái Cực (tức MỘT), ta dùng phép trừ :
    5 - 2 = 3
    3 - 2 = 1 (Thái Cực)

    Lẽ dễ hiểu, người tu mốn phản bổn hườn nguyên thì mỗi ngày phải bớt : bớt trục vật, bớt dục vọng, bớt tham danh lợi, bớt điều thị phi như Đức Lão Tử dạy : "Tổn chi hựu tổn, dĩ chí ưu vô vi" (Hãy bớt lại bớt thì đạt đạo vô vi) mà vô ngã nhi hành. Krishnamurti, Thông Thiên học, cũng nói : "Hãy không là gì cả, thì đời ta sẽ trở nên vô cùng giản dị và tốt đẹp".

    Nhắc lại, cuối đời Đức Cao Thượng Sanh là năm 1971 (1+9+7+1=18=1+8=9). Số 9 là số lão dương, về phương Tây (nơi mặt trời lặn), báo hiệu thời các Thánh Thần trọ vì (règne du saint Esprit) đã chấm dứt, nghĩa là thời Thiên phong bằng cơ bút không còn nữa.

    Sách Thái Huyền có giảng : "Phần khí dương làm 3 chặng (3x3=9), chồng lên 3 lần, đến 9 doanh là tới chỗ chí cực". Đó là con số 9 cực dương viên màn công phu thì "Tinh hóa khí, khí hóa thần,

    thần hườn hư" mà đắc đạo về côi vô.

    Khoa Tượng số học Tây Phương (Symbolisme des Nombres) cũng viết về sự huyền bí của con số 9 trong cái chết của Đức Je'sus Christ như vầy : "… Notons e'galement qu'après sa résurreetion le Christ appuruofois aux disciples et aux apôtres".

    Sau cùng, ta có thể lập tương quan giữa tượng và số của Kinh Dịch với bí pháp và thể pháp của Đạo Cao Đài qua các con số từ 1 tới 12 (chữ xiêng thuộc Kinh Dịch, chữ thường là thuật ngữ Đạo Cao Đài,

    chữ lăn quăn là chung cả hai).

    Số 1 - Thái Cực, Nhất Nguyên,Chí Tôn, Đấng Duy Nhất (Lè Très - Haut)
    Số 2 - Lưỡng Nghi, Nhị Nguyên, Nhị Kỳ Phổ Độ.
    Số 3 - Tam tài, Tam giáo, Tam Kỳ Phổ Độ.
    Số 4 - Tứ tượng, Tứ thời, Tứ Đại điều qui.
    Số 5 - Ngũ hành, Ngũ Chi, ngũ giới cấm.
    Số 6 - Số Đất, Lục tự Cao Đài ĐĐTKPĐ, (áo) sáu nút (tiểu phục HTĐ).
    Số 7 - Thánh Thất, Thất Hiền.
    Số 8 - Bát Quái Đài, Bát Cảnh Cung, Bát Tiên…
    Số 9 - Cửu Trùng, Cửu Trùng Thiên, Cửu Thiên Huyền Nữ, Cửu Nương.
    Số 10 - Số Thành, Mười phương Phật (1 Phật Mẫu + 9 Nữ Phật), Thập Thiên Can.
    Số 11 - Số lễ phẩm nơi bàn Hộ Pháp.
    Số 12 - Thập nhị địa chi, Thập nhị khai thiên, Thập nhị thời quân, Thập nhị thời thần là Thần thời gian trong Đạo.

    Số 12 là vừa thể pháp vừa bí pháp : nếu nói Thập nhị thời quân. Quân là người sờ mó được thuộc hữu hình thể pháp; nếu nói Thập nhị thời thần. Thần linh khuất dạng thuộc vô vi bí pháp. Nói một cách khác, bí pháp (huyền tượng) được thể hiện bằng những con số. Những con số này lại biến hóa vô cùng để trở về cõi không. Vì nhiều người chưa rõ sự huyền bí của các con số trong Đạo nên Đức Hộ Pháp nhắc nhủ : "Thể pháp tác thành mười điều chẳng hiểu đặng ba, còn bí pháp thì chưa ai hiểu thấu, làm cho Đạo mất giá trị trước mắt chúng sanh, đức tin ngày càng khuyết giảm" (Tân Luật và Pháp Chánh Truyền PCT, trang 93).

    Đức Chí Tôn đã dạy : "Số 12 là số đặc biệt của Thầy". Thế nên, Thầy đã an bày trên toàn thế giới. Thánh Lacov người Israél có 12 con trai, là 12 vị Thánh trị vì 12 đội quân. Iisus Mavin đã dựng lên 12 khối đá tạ ơn 12 lần thoát nạn. Lăng Salomon được 12 bò tót bảo vệ và 12 viên đá quý trên ngực 12 bò.

    Đường vào tu viện Thánh Ioanna ở Jérusalem có 12 cổng làm bằng 12 khối đá ghép lại ghi tên 12 tông đồ. Âm lịch, dương lịch năm chia 12 tháng, ngày 12 giờ (12 x 2 = 24 giờ).

      Đại Đạo phát sinh Tam Giáo Đạo
      Tam Giáo Đạo quy nguyên Đại Đạo
      Thư pháp Lý Thượng Nhân Hương Cảng

    Tứ tượng có liên hệ với văn minh loài người :
    Thái Cực sanh lưỡng nghi, biểu tượng hữu hình là Đền Thánh (dương) và Đền Phật Mẫu (âm), Lưỡng Nghi Sanh Tứ Tượng biểu hiện là vòng thành Tòa Thánh hình vuông, mỗi cạnh 1Km (duy nhất). Mỗi cạnh có ba cửa, cộng chung 12 cửa, thêm Chánh môn nên phải xây lắp cửa số 5 đệ giữ đúng Thập Nhị Khai Thiên. Các cửa xây theo Pháp Tam Quan (3 cửa). Không quan (cửa bên trái) là lối nhìn về lẽ không : "không tức thị sắc". Giả quan nhìn theo lẽ sắc : "Sắc tức thị không". Không theo hai nẻo. Không sắc là vào trung quan tức Trung Đạo, Trung Dung. Đó là con đường chính của giáo lý Đạo Cao Đài.

      Văn minh nhân loại vận chuyển theo vòng tròn : Mùa xuân (Thiếu dương), hạ (Thái Dương), thu (thiếu âm), đông (Thái âm). Xuân qua thì hạ tới, thu mãn thì đông sang theo nhị cung khôn : "Nhất âm nhất dương" như đêm ngày nốit iếp nhau. Trong cuối mùa đông lạnh lẽo (Lão âm) một hào dương trổi dậy, biểu hiện bằng quẻ phục . Thế nên, trong bản thân văn minh điện tử nhận thấy sự tàn phá gớm ghiếc của khoa học cơ giới, một thế hệ ngấm ngầm tạo lập thời hoàng kim an bình thánh thiện, thay thế cho thời mạt kiếp. Trong quyển Indivisible Anatony, bác sĩ Graham Howe nhận định : Các thức giả phương Tây tìm về với đạo học phương Đông. Vòng thành Tứ tượng ước mong ngày đó trong thế tĩnh.

      Tứ tượng sanh Bát Quái là hình thể chợ Long hoa chinh mong tới ngày lập đời Thánh Đức.

      Vòng thành Tòa Thánh.


      Và Bát Quái Long Hoa thị chuyển dịch theo chiều dương (ngược chiều kim đồng hồ) của Bát Quái Cao Đài. Thế nên cửa một Bắc thuộc quẻ Ly, cửa 2 Tây Bắc thuộc quẻ Khôn, cửa 3 Bắc thuộc quẻ Càn, cửa 5 Nam thuộc Khảm, cửa 6 Đông Nam thuộc Cấn, cửa 7 Đông thuộc Cấn, cửa 8 Đông Bắc thuộc Tốn, rất phù hợp với hướng địa lý và cùng phương vị với Tòa Thánh.

      -Lại nói về con số 9 :
      "Chín từng trời đất, thông truyền chứng tri". Theo kinh Cửu và kinh Di Lạc, chín từng trời đất (theo Giáo lý của Đạo Cao Đài) tứ dưới lên trên là : 1. Thanh Thiên, 2. Huỳnh Thiên, 3. Xích Thiên, 4. Kim Thiên, 5. Hạo Nhiên Thiên, 6. Phi Tưởng Thiên, 7. Tạo Hóa Thiên, 8. Hư Vô Thiên, 9. Hỗn Ngươn Thiên.

      Theo Từ Nguyên : Cửu Trùng Thiên là Trời. Theo Dante Alighieri (1265-1321), đại thi hào ý cho rằng số 9 biểu thị cho Thượng Đế. Theo Kinh Thánh sự thăng thiên của Đức Je'sus Christ cũng rất huyền bí : Chúa bị đóng đnh lúc 3 giờ, sau 3 giờ hấp hối và 3 giờ nữa (cộng chung 9 giờ) thì mất. Sau đó 3 ngày tức 72 giờ (7+2=9) thì Chúa sống lại và lên Thiên Đàng.

      Theo từ điển Le Petit Larousse (xuất bản năm 1995, trang 1580), trong trường ca THIÊN NHIÊN, triết gia Hy Lạp Parmenide (515-440 trước Tây lịch) cho rằng con số 9 luôn chứa đựng con người và các sự vật một cách tuyệt đối.

      Trong triết học cổ đại Trung Hoa, con số 9 đã làm cơ sở cho tất cả mọi lễ nghi tôn giáo, tổ chức hành chánh và tập tục mọi nơi trên lãnh thổ. Vua Hạ Vũ đã đúc 9 cái vạc làm biểu tượng cho 9 châu trong nước. Chín vạc ấy người đời gọi là Cửu Bảo. Phải kể thêm, trước đó, vua Nghiêu Thuấn chia Trung Hoa làm cửu châu. Theo sách Hoa Đà Thần dược muốn luyện thuốc Tiên phải Cửu chuyển công thành tức là phải trải qua chín lần luyện đơn. Về sau, các lương y cũng theo đó mà Cửu chưng cửu sái tức là 9 lần nấu, 9 lần phơi.

      Ở nước ta, trong bộ sử Quốc Triều chính biên có viết : "Mùa xuân tháng giêng năm Quý Hợi (1803), vua Gia Long cho đúc 9 khẩu thần công", tượng trưng 4 mùa và ngũ hành. Đến tháng 12-1835, vua Minh Mạng cho đúc Cửu Đỉnh tượng trưng cho sự thành công và sự bền vững của triều đại. Sở dĩ có quan niệm cửu trùng như vậy là vì các vua chúa ngày xưa coi mình như con Trời (Thiên tử).

      Thêm vào đó, Trời có Cửu Thiên thì người có Cửu khiếu. Trời có Đại linh quang thì chiết cho người có Tiểu linh quang. Do đó mà con người có thể tiếp được điển trời. Đó là nguồn gốc cơ bút của Đạo Cao Đài. Chính con số 9 đã biểu thị sự huyền bí đó. Nếu đem con số 9 nhân với bất kỳ con số nào hay từ người con cả cho đến con thứ 15 chẳng hạn, khi cộng lại thì tổng số của nó đều bằng 9.

      Thí dụ :
      9 x người thứ 2 = 18 mà 1+8=9
      9 x người thứ 14 = 126 mà 1+2+6=9

      Dù là con số 12 thì vẫn nằm trong phạm trù của số 9.
      9 x 12 = 108 mà 1+0+8=9

      Những điều trên cho ta thấy rõ : Trời là 9, các con dù 2,12… 14 có biến đổi thế nào đi nữa cũng vẫn là 9 : phản bổn hườn nguyên. Kinh Tam Thánh có câu :

        Đại Từ Phụ Từ Bi tạo hóa
        Tượng hình hành giống cả Càn Khôn

      Con số 9 là số đặc biệt của Đức Cao Đài, khoa học không thể nào giải thích toàn vẹn được. Đức Chí Tôn biểu tượng quyền uy của mình bằng Mặt Trời mà không gọi tên gì khác (?) có 9 hành tinh xoay quanh theo một trật tự như sắp đặt sẵn, không chênh không lệch, theo một quỹ đạo pháp qui. Từ gần tới xa của cửu tinh là : 1/- Thủy tinh, 2/- Kim tinh, 3/- Địa cầu, 4/- Hỏa tinh, 5/- Mộc tinh, 6/- Thổ tinh, 7/- Thiên vương tinh, 8/- Hải vương tinh, 9/- Diêm vương tinh.

      Con số 9 rất quen thuộc với mọi tín đồ Cao Đài. Quả Càn Khôn đường kính 3 mét 3 tấc 3 phân. Mão Giáo Tông cao 3 tấc, 3 phân 3 ly. Cửu Trùng Thiên giữa Đại Đồng Xã 9 bậc…

      Sự biến dịch của vũ trụ vô cùng "thành trụ hoại không". Sự biến thiên vạn hóa đó để tạo thành cái mới.

      Theo "Hoàng Cực Kinh Thế" thế bế vật của quẻ Bác trong Kinh Dịch là chấm dứt một chu kỳ đại hóa để dọn đường cho một kỷ nguyên mới. Đó là thời Thượng Ngươn Tứ Chuyển. Bởi vì, hào dương của quẻ Bác (năm hào Âm ức hiếp một hào Dương) vừa suy tàn, lại được phục sinh ở quẻ phục ( ) tức là Thiếu Dương nảy mầm trong Thái Âm, tạo ra hiện tượng mới, con người mới để lập đời Thánh Đức,

      sau khi xã hội cũ tàn lụi.

      Andre' GIDE diễn tả một cách dễ hiểu và thú vị hơn : "… hoa có rụng thì trái mới sinh, nếu trái không rụng làm gì có những hoa trái mới sắp đơm bông, cũng như mùa xuân đầy nhựa sống kia phát sinh trên mùa đông chết lịm" (…Chaque Fleur se/doit de faner pour son fruit, que celui-ci, s'il/ne tombe et meur ne saurait assurer des floraisons nouvelles, de sorte que le primtemps même prend appui sur le deuil de I'hiver) (AUDRE' GIDE : Nouvelles Nourriture trang 87 ).

      Tóm lại., con số 5 là Tham Thiên Lưỡng Địa bao gồm cả Aâm Dương, vừa sinh vừa sát. Năm vị Thánh Tông Đồ mở đạo rồi liễu đạo, đều đã được Kinh Dịch nói đến : "Lúc cần phải dừng lại thì dừng lại, lúc nào cần phải hành mới động, động tịnh lúc nào cũng phải chừng mực đúng thời" (Thời chỉ tắc chi, thời hành tắc hành, động tịnh bất thất kỳ thời, kỳ đạo quang minh). Quả là "Dịch quán quần Kinh chi thủ". Kinh Dịch là bộ sách đầu não (*) mà tư tưởng của Đạo Cao Đài đặt nền tảng trên đó.

      ~~~~~~~~~~~~~~~
      (*)Tứ Thánh viết Kinh Dịch là : Phục Hi hoạch quái và trùng quái, Văn Vương làm quái từ. Thoán Từ, Chu Công làm Hào từ (Tượng Từ), Khổng Tử làm Thập dực. Thời Phục Hi chưa có văn tự nên Kinh Dịch chưa in mà chỉ có hoạch quái. Về sau, Khổng Tử san định lục Kinh thì Dịch đã thành sách gồm 12 thiên gồm 2 Kinh và 10 Truyện.

      Hai Kinh là Thượng Kinh và Hạ Kinh, trình bày 64 quẻ. Mười truyện tức Thập Dực (10 cánh) do chính Khổng Tử sáng tác, xếp thứ tự :

      1. Thoán truyện thượng

      6. Hệ từ truyện hạ

      2. Thoán truyện hạ

      7. Văn ngôn truyện

      3. Tượng truyện thượng

      8. Thuyết quái truyện

      4. Tượng truyện hạ

      9. Tự quái truyện

      5. Hệ từ truyện thượng

      10. Tạp quái truyện

      Kinh Dịch bàn về vũ trụ quan, nhân sinh quan, dạy con người cái lý trị loạn, thịnh suy, đắc thất…

    Trở lại trang chánh

    Thư Viện 1      4   5