TƯ TƯỞNG ĐẠO CAO ĐÀI
          ĐẶT TRÊN NỀN TẢNG KINH DỊCH

      Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi,
      Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng,
      Tứ Tượng sanh Bát Quái biến hóa vô cùng
      TNHT2, tr.62

      Dịch có Thái Cực, Thái Cực sinh
      Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng,
      Tứ Tượng sinh Bát Quái.
      Dịch Hệ Từ Thượng

    Kinh Dịch ảnh hưởng sâu rộng vào ý thức hệ Việt Nam trải qua nhiều thế kỷ và kết thúc với quan niệm tổng hợp Tam Giáo đồng nhất thể (Nguyễn Đăng Thục, Kinh Dịch với nền văn hóa Việt Nam, tháng 3/1994). Kinh Dịch nhấn mạnh truyền thống đạo học Đông Á thuộc về nhất nguyên tâm linh, có mặt từ thời đại đồ đồng cách đây gần 3.000 năm. Dịch không những ảnh hướng rất sớm đối với nền văn hóa Việt Nam mà còn ngấm sâu vào tôn giáo và tầng lớp sĩ phu. Nhà thơ lớn Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện tam tài trong Kinh Dịch như sau :
      Dẫu rằng muốn học máy linh,
      Xem chừng Trời Đất trong hình người ta

      (Ngư tiều y thuật vấn đáp)

    Trong Kinh Tam Thánh của Đạo Cao Đài cũng có câu giống như vậy :
    Đại Từ Phụ từ bi tạo hóa
    Tượng mảnh hình giống cả Càn Khôn.

    -Đạo thờ Càn Khôn : là Đạo thờ Cha Mẹ vì Càn là Cha, Khôn là Mẹ. Đạo thờ cha mẹ tâm linh chính là một tín ngưỡng bản địa của dân tộc ta. "Đạo thờ cha mẹ tâm linh dân tộc cần được giữ gìn và phát huy. Bởi đó chính là tinh thần văn hóa, là kinh nghiệm lịch sử, là sự độc đáo của Việt Nam không thể xóa bỏ được" (Văn hóa nghệ thuật số 8 năm 1996, trang 25).

    Mặt khác, Kinh Thuyết Pháp có câu : "Đạo Hư Vô, Sư Hư Vô". Hư Vô bao gồm tất cả : vũ trụ, không thời gian vạn vật. Về giáo lý bao hàm ba ý : 1) Có mà không; 2) Cuộc đời ngắn ngủi không không; 3) Tất cả mọi vật không thể tồn tại dưới một hình thức nhứt định (phải biến dịch). Giáo lý đạo dạy : Cuộc đời vô thường tức không vĩnh hằng, luôn luôn thay đổi để tiến lên. Đạo đức cũng phải tiến hóa. Đạo thờ Trời Đất, Cha Mẹ cũng phải sửa đổi cho hợp trào lưu phát triển của nhơn sanh. Không biến sinh là hiện tượng chết dần.

    -Dịch là biến dịch, tương sinh tương khắc, là quay về với lẽ ban đầu. Trong xã hội nông nghiệp buổi đầu, chịu tác động trực tiếp của thời tiết do mặt trời, còn các mùa xâu chuỗi theo trăng. Con nước triều vận hành trong thế quay về. Đời người cũng sinh lão bệnh tử theo gió mưa. Cái vòng lặp đi lặp lại đó, Đạo Cao Đài gọi là vòng luân hồi "Thầy là các con, các con là Thầy".

    Thầy phân tánh tạo ra khoáng sản, thảo mộc, cầm thú rồi con người. Con người ấy sống tập đoàn với nhau phải có lễ, có đạo đức để bước lên hàng Tiên Phật mà trở thành Thầy. Thánh giáo dạy :
    Tu hành là học làm trời
    Phải đâu kiếp kiếp làm người thế gian.

    Thành Phật rồi sau còn đầu kiếp tu nữa tạo thành vòng tròn luân hồi mãi mãi.
    Đạo Cao Đài phân lịch sử loài người thành Tam ngươn : Thượng Ngươn, Trung Ngươn, Hạ Ngươn. Mỗi Ngươn có nhiều chuyển thời kỳ khai Đạo Cao Đài gọi là Hạ Ngươn tam chuyển, thời mạt pháp. Thế nên, sự hiện hữu Của Đạo Cao Đài có mục đích giác ngộ loài người quay đầu hướng thiện, mở ra một kỷ nguyên hòa hợp nhân loại, không còn tranh chấp kỳ thị, bên nhau cộng hưởng thế giới Đại Đồng, mà Thánh giáo Cao Đài gọi là đời Thánh Đức nhằm Thượng Ngươn Tứ Chuyển, hết một vòng đại hóa.

    -Sinh sinh chi dị lịch : Sinh rồi sinh gọi là dịch, nên dịch cũng đồng nghĩa chưa xong. Quả Càn Khôn cũng biểu tượng chưa xong, chưa xong mới biến cho hoàn toàn. Trong Kinh Dịch, quẻ 63 là Ký tế : xong rồi nhưng đến quẻ cuối 64 lại là Vị tế : chưa xong. Hợp rồi tan, tan rồi hợp là một qui luật của vũ trụ.

    Thế nên, Đạo Cao Đài lúc khai nguyên có đủ Giáo Tông, Hộ Pháp coi như đã xong. Bỗng nhiên, Giáo Tông không nhận chức lại chưa xong. Đạo một mối, chia ra 12 chi phái để phổ độ chúng sanh. Theo qui luật "Tan rồi hợp", nhất định Đạo Cao Đài sẽ thống nhất. Đức Lý Giáo Tông dạy "Cơ qui nhứt thế nào cũng sẽ thực hiện"

    (Đàn tại Đền thánh đêm 1970 Đinh Dậu).

    Đạo dưới thời Pháp thuộc không biến không thể nào tồn tại. Đạo trong thời khoa học kỹ thuật tiến bộ không biến không thể nào phù hợp với nhân sinh mà thọ truyền thất ức niên, và "Oát truyền vô biên" được.

    -Từ quẻ phục trong Kinh Dịch : Trong Tam vị thiên sứ phò cơ khai đạo, Đức Cao Thượng Phẩm là người cao niên nhất thuộc tuổi Mậu Tý, hợp với Thiên Khai ư Tý, nhằm quẻ Phục trong Kinh Dịch.

    Phục là bắt đầu lại các nền Tôn giáo cổ xưa đã qui phàm. Thế nên danh từ Cao Đài chỉ là tên gọi các nền Đại Đạo đã có từ lâu, trong thời Hạ Ngươn Tam chuyển. Nhà văn Gabriel Gobron gọi Cao Đài là Phật giáo phục hưng (Bouddhisme re'nove') chính vì đó. Phục hưng, phục sinh hay chấn hưng là sống lại những nền văn hóa Tôn giáo đã mất, rồi phát triển lên tầm cao mới, phù hợp với sự tiến bộ của thời đại.

    Những khái niệm cơ bản trên và những lý giải sắp biện thuyết sau đây cho phép ta mạnh dạn phát biểu : TƯ TƯỞNG CAO ĐÀI ĐẶT TRÊN NỀN TẢNG KINH DỊCH. Hãy nhìn Tòa Thánh Tây Ninh ta thấy ngay ba đài cao vời : Hiệp Thiên Đài, chống đỡ bằng 28 cột rồng. Giáo lý Cao Đài gọi Đền Thánh là "Bạch Ngọc Kinh tại thế". Thánh Ngôn cũng dạy " Tiên Phật nơi mình chẳng ở xa" và Đức Hộ Pháp cũng giảng giải :"Thiên Đàng ở tại thế gian này", có nghĩa là Niết Bàn hay địa ngục cũng tại cái TÂM ở mỗi người.

    Bạch Ngọc Kinh là kinh đô ngọc trắng, là Thánh địa của những môn đồ mặc sắc phục trắng. Các đài : Bát Quái, Hiệp Thiên, Cửu Trùng nhứt định rút từ trong Kinh Dịch và các cột rồng biểu tượng Dịch lý, không thể nói khác được. Mặt khác, "Dịch Khởi thủy từ Càn Khôn" (Chu Dịch Bản Nghĩa, chương X) mà Đạo Cao Đài thờ quả Càn Khôn. Vậy Đạo và Dịch có cùng chung một gốc.

    Thế nên, nói tư tưởng Đạo Cao Đài đặt trên nền tảng Kinh Dịch là có cơ sở thuận lý.

    BÁT QUÁI ĐÀI

    Dịch Hệ Hạ viết : "Ngày xưa, họ Bà Hy cai trị thiên hạ, ngẩng lên xem hiện tượng ở trên trời, cúi xuống xem phép tắc ở mặt đất, nhìn qua dáng vóc của chim muông, như tiện nghi của đất, gần thì lấy ngay ở mình, xa thì lấy ở vật, Phục Hy mới làm Bát Quái để cảm thông với đạo đức của Thần linh, để phân loại tính tình của vạn vật".

    Thật vậy, Phục Hy (4477-4363 trước Tây lịch) đã khám phá những quẻ (quái) trên mình con Long Mã hiện ở Hoàng Hà mà lập ra Bát Quái mà người quen gọi là Tiên Thiên BQ gồm tám quẻ : Càn, Đoài, Ly, Chấn (qua trái) Tốn, Khảm, Cấn, Khôn (qua phải). Về sau, Văn Vương thấy quẻ rùa trên sông Lạc và cứ vào Hà Đồ, Lạc thư mà lập ra Hậu Thiên BQ gồm tám quẻ theo thứ tự : Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, Càn, Khảm, Cấn.

    Thánh ngôn dạy : "Thầy lập ra Bát Quái mà tác thành Càn Khôn thế giới". Ý nói Thầy chuyển Phục Hy lập ra Bát Quái tạo Thiên, Văn Vương gầy nên Bát Quái lập địa và sau Thầy lập ra Bát Quái Cao Đài mà sinh thành vạn vật, trong đó có con người đứng giữa Trời và Đất nên gọi là Trung Thiên BQ gồm tám quẻ theo chiều dương (ngược chiều kim đồng hồ) theo thứ tự : Càn, Khảm, Chấn, Cấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài (xem chương III), Trung Thiên Bát Quái rất khác phương vị so với hai Bát Quái trên. Trên thiên thờ Đức Chí Tôn có tám cạnh biểu tượng đầy đủ : một sinh hai, hai sinh bốn, bốn sinh tám… như Hệ từ thượng viết : "Dịch có Thái Cực, Thái Cực sanh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng, Tứ tượng sanh Bát Quái…" Kinh dịch cho rằng : Thái Cực là lý mà Dịch là số. Nói cách khác : "Thái Cực là nguồn của lý, Đồ Thư là tổ của số".

    Vậy Thái Cực và Dịch vốn là Một. Thánh Ngôn lại dạy : "Trong khí Hư Vô phát ra vầng đại uang minh là Thái Cực… cái lý đơn nhứt ấy phân định : Khí khinh thanh phù giả vi Thiên, khí trọng trược ngưng giáng giả chi địa. Khí nhẹ nhàng bay bổng lên làm ngôi Càn. Càn là Trời tức nhứt dương chi khí . Khí nặng nề ngưng giáng xứng làm Khôn. Khôn là Đất tức nhứt âm chi khí. Thái Cực mới vận hành khí chơn dương hiệp cùng khí âm hỗ hợp nhau mà hóa hóa sanh sanh tạo thành thiên hình vạn trạng. Đó là một sanh hai, hai sanh ba, ba sanh vạn vật, nhưng vạn vật vẫn phải quay về một vì "nhứt bổn tán vạn thù, vạn thù qui nhứt bổn".

    Trong âm có lẫn một phần chơn dương nhờ huyền khí thăng lên. Càn mất một hào dương mà lẫn lộn phần âm vào, nên Càn lìa ngôi mà Khôn thất vị. Tiên Thiên mới biến thành hậu Thiên, Hà Đồ phải hóa Lạc Thư, gọi rằng "Tứ cá âm dương cộng thành Bát Quái". Bát quái biến hóa vô lường về các hiện tượng thiên nhiên, xã hội và hàm chứa các mã số của tin học hiện đại. Bát Quái do đâu phát sinh ?

    Đứng về lý luận, Bát Quái Tiên Thiên dẫn nguồn từ âm dương và Bát Quái Hậu Thiên phát sinh từ ngũ hành. Đạo thờ Càn Khôn là Đạo thờ Trời Phật ông bà, cha mẹ tức ÂM DƯƠNG.

    Triết lý âm dương hình thành rất sớm ở vùng nông nghiệp Nam Á, khi chưa có chữ viết, thuộc địa bàn dòng Bách Việt. Tư tưởng âm dương là khái niệm trừu tượng bắt nguồn từ hoa màu và con người. Âm dương gắn bó mật thiết trao đổi nhau và chuyển hóa, hễ âm cực thì dương sinh và dương cực thì âm sinh. Không có vật loại gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương và trong dương có âm. Muốn định tính âm dương phải xác định được đối tượng so sánh. Ví dụ : người đối với Trời là âm, nhưng người đối với Đất là dương.

    Quan niệm "Nam tả nữ hữu" trong Đạo cũng là quan niệm âm dương. Nam thuộc dương tính giành chỗ bên trái, nữ thuộc âm tính giữ chỗ bên phải (trong Thiên Bàn nhìn ra). Do đó, đưa tới "dương thiện, âm ác" tức ông Thiện được tạo bên nam và ông Aùc tạc tượng bên nữ, nhưng cái trái cũng có cái xấu "tả đạo bàng môn", đi quá đà là tà đạo, đi vào cửa phụ là bàng môn.

    Đạo Cao Đài phát sinh trong lòng nước Việt mà Việt Nam là một dòng của Bách Việt, những người đã sáng tạo nên triết lý âm dương. Cho nên, từ cách nghĩ, cách sống đều toát lên tính cách quân bình âm dương, nói một cách khác, dù là một tôn giáo, Đạo Cao Đài chủ trương "TÂM VẬT bình hành". Cho nên, họ tôn vinh CÀN KHÔN, Tiên Rồng, Long Mã, Đại Từ phụ - Đại Từ Mẫu, Cha Lành - Mẹ Hiền… như nhau.

    Nhờ thấm nhuần văn hóa truyền thống và triết lý âm dương, người Đạo nắm vững hai qui luật cơ bản về âm dương:

    1/- Trong âm có dương, trong dương có âm : Thực tế là : trong rủi có may,

    cái khó ló cái khôn, trong dở có hay.

    2/- Luật sinh hóa vật cùng tất biến : Thực tế là : sướng lắm khổ nhiều, tham thì thâm, bĩ cự thới lai, trèo cao té nặng… chính nhờ thông rõ qui luật quân bình âm dương mà Đạo Cao Đài chủ trương : trung dung, trung chính, trung đạo, không nghiêng duy tâm nên cũng không nghiêng duy vật, không xuất thế mà cũng không nhập thế vì nếu vận động thì cái dụng khác nhau nhưng về nguồn gốc cái thể giống nhau, chẳng khác nhưng về nguồn gốc cái thể giống nhau, chẳng khác gì âm với dương. Chính vì triết lý bình hành nên Đạo Cao Đài tôn thờ ông Thiện lẫn ông Aùc vì thiện không đúng chỗ là ác mà ác đúng chỗ (như ông Ác) là thiện. Nhờ thế mà người theo Đạo : từ bi, hỉ xả, lạc quan yêu đời vì "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời". Đạo Cao Đài thờ Đức Khổng Tử nhập thế biểu tượng một ông mũ cao, suy tôn Dịch Lý phương Bắc : Thái Cực, Lưỡng Nghi, Bát Quái và Đức Lão Tử xuất thế, một ông đầu trần đề cao âm dương, ngũ hành phương Nam. Khổng Tử ôm mộng "Bình thiên hạ". Lão Tử hài lòng với "nước nhỏ dân ít" với học thuyết : "Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật". Tư tưởng của nhị vị đều được Đạo Cao Đài tổng hợp đưa lên Thiên Bàn thờ tại Đền Thánh và tư gia.

    Theo Dịch lý, số lẻ thuộc dương, số chẵn thuộc âm. Trong thần học Cao Đài cũng thuận lý như vậy.

    1/- Số lẽ :
    Đấng Duy Nhất, Tam Tài, Ngũ Hành, Thất Thánh, Cửu Thiên khai hóa… còn Cửu Thiên Huyền Nữ chỉ nguồn gốc của Đức Phật Mẫu, khi trời đất mới phân định âm dương thì Phật Mẫu cũng là Đấng Cửu Thiên bằng Trời nhưng khi hành pháp thì ở cung Tạo Hóa Thiên.

    2/- Số chẵn :
    Tứ đức, lục nghệ (lễ, nhạc, xạ, ngự, thư, số), Bát Cửu Cung, Mười Phật (Phật Mẫu + 9 nữ Phật), thập nhị địa chi (Không sách nào nói 12 tầng trời). Vậy Bát Quái là âm ?

    Trong Bát Quái có quả Càn Khôn cộng là chín tức Cửu Thiên khai hóa ở chỗ đó.

    Nói cách khác, dù Tôn giáo khoa học đều lấy âm dương làm gốc để được vuông (chẵn, âm) tròn (lẻ, dương). Hình vuông, hình tròn là yếu tố cơ bản của vũ trụ của đời sống tâm linh. Đời vua Hùng, hình vuông là bánh chưng biểu tượng trái đất, hình tròn là bánh dày biểu tượng mặt trời. Hình vuông chu vi Tòa Thánh biểu tượng sự vững chắc, tĩnh tại. Hình tròn quả Càn Khôn là điểm mở rộng quanh một tâm đăng một tổng thể hoàn hảo, đồng nhất. Nhà hiền triết Platon coi hình vuông, hình tròn là hai hình đẹp một cách tuyệt đối. Ông biểu hiện tâm linh bằng một quả cầu như Đạo Cao Đài. Vì chuyển động quay tròn là một chuyển động hoàn hảo, không có điểm khởi đầu mà cũng không có điểm cuối : vô thủy vô chung, đạo pháp vô biên… thế nên hình cầu là biểu tượng cho tinh thần siên nhiên mà con người khó vươn tới được. Do đó, hình tròn là biểu tượng thần linh có thiên chức tạo lập vũ trụ và vạn vật. Tâm đăng là điểm xuất phát của hình tròn và tất cả điểm của hình tròn đều tìm được nơi xuất phát và nơi kết thúc. Đó là Thái Cực là tâm điểm, là Đấng Chí Tôn. Trong Đền Thánh dưới các mái vòm biểu tượng cho sự vô tận vô biên của thần linh, phía dưới là nơi lễ bái của các tín đồ trong 4 cột rồng hình vuông.

    Thật ra, Bát Quái, Tứ Tượng… đều do Thái Cực mà có, Thái Cực là cực hạn không gì sánh nổi, bao gồm không thời gian, lớn không có ở ngoài, mà nhỏ không có ở trong.

    Trang Tử nói : "Đại nhi vô ngoại, vị chi đại nhất, tiểu nhi vô nội, vị chi tiểu nhất" (To mà không có ở ngoài, gọi là to nhất, nhỏ mà không có ở trong gọi là nhỏ nhất)

    Chu đôn Hi cho rằng : "Vô cực nhi thái cực" (vô cực mà Thái Cực). Vô cực không hình mà Thái Cực là thể có hình. Mọi thứ đều từ cái không đến cái có, nên có câu "hữu sinh ư vô" (cái có sinh từ cái không). Vô cực không nghĩa là trống rỗng mà vô cực là nguyên lý của thể tồn tại có hình của thái cực. Thế nên, Chu Đôn Hi nói thêm : "Vô cực chi chân, nhị ngũ chi linh, diệu hợp nhi ngưng"

    (Cái chân không vô cực, cái tính âm dương, ngũ hành hợp lại một kỳ diệu mà ngưng tụ)

    Xét Thái Cực về mặt vận dụng, Mạng Khang Vu đã chú thích trong "Tam thống lịch" : "Thái Cực nguyên khí, hàm tam vi nhất" (Nguyên khí Thái Cực, gom ba làm một).

    Vạn vật đều có một Thái Cực và tồn tại đều theo qui luật gom ba làm một.

    Vòng 1 : Từ Thái Cực sinh ra Lưỡng Nghi tức là âm dương.

    -Vòng 2 : Từ âm dương một chia thành ba, suy ra ngũ hành.

    -Vòng 3 : Từ ngũ hành hợp với ngũ phương, ngũ tạng, Nghi, tượng,

    quái cũng giống như ba giai đoạn phát triển đầu giữa cuối.

    Từ đó, suy diễn :
    1/- Giới tự nhiên có tam tài : Trời, đất, người.
    2/- Bát quái có : Tiên, Hậu, Trung, quẻ có 3 hào : Trong, giữa, ngoài.

    Tắt một lời, âm dương ngũ hành tất cả đều suy ra từ phép "Thái Cực gom ba làm một", và Bát Quái, Hà Đồ, Lạc Thư cũng là biến đổi của Thái Cực.

    Xuất phát từ đó, Nho giáo đưa ra học thuyết tam tài : Trời, đất người. Lão giáo đưa ra thuyết khí hóa tam thanh : Thái Thanh, Thượng Thanh, Ngọc Thanh. Thích giáo đưa ra tam bảo pháp : Phật, Pháp, Tăng. Cao Đài giáo đưa ra ba ngôi : A,Ă,Â. Hệ Từ Hạ, chương thứ X có bàn về đạo tam tài như vầy : "Dịch là sách rộng lớn đầy đủ, có đạo trời, đạo người, đạo đất. Gộp tam tài mà gấp đôi lên, nên thành sáu, số sáu chẳng khác là đạo tam tài". Trong Chu Dịch định tam tài thành phương diện :

    1/- Tam tài là chỉ trời, đất, người.

    2/- Trời đất người đều có thuộc tính, theo qui luật nhất định : Đạo Trời là âm dương,

    Đạo Đất là cương nhu, Đạo người là nhân nghĩa.

    3/- Trời đất người đều thông suốt 64 quẻ của tam tài. Trong đó, hào thứ nhất, thứ hai biểu tượng đất (ở dưới); hào thứ ba, thứ tư biểu tượng người (giữa), hào thứ năm, thứ sáu biểu tượng trời (trên).

    Tư tưởng Chu Dịch về đạo tam tài có hai mặt.
    1/- Nói vềvũ trụ sinh thành : "Trời đất giao cảm mà muôn vật hóa sinh".

    2/- Nói về trời người cảm ứng : "Thuận với Trời và ứng với người" (Thuận hồ thiên nhi, ứng hồ nhân)

    Trong quẻ Hàm, lời Thoán nói : "Trời đất giao cảm mà muôn vật hóa sinh".

    Trong Hệ Từ Hạ, chương V nói : "Trời đất đều hòa muôn vật đều hóa thuần,

    giống đực giống cái kết tinh, mà vạn vật hóa sinh".

    Theo xu hướng phát triển, đưa ba Bát Quái Tiên Thiên, Hậu Thiên, Trung Thiên trùng lên nhau ta thấy :

    1/- Bát quái Tiên Thiên và Hậu Thiên : Càn hợp với Ly, Khôn hợp với Khảm. Chiều TTBQ dự sinh Càn Đoài Ly Chấn, đã sinh Tốn Khảm Cấn Khôn ngược chiều nhau.


    Và cuối ở Khảm, Khảm Ly là gia đình của Càn Khôn" (Lưu Đại Quản,

    Chu Dịch khái luận, Bản I - 1896, trang 195)

    Theo Tiên Thiên BQ, Ly là quẻ dương về mặt tự nhiên, khi chuyển sang xã hội (Trung Thiên BQ) nó chuyển thành quẻ âm (bản thân Ly là quẻ âm) nên xếp ở phương Bắc lạnh, còn Khảm vốn là quẻ âm về mặt tự nhiên khi chuyển sang mặt xã hội, nó chuyển thành quẻ dương (bản thân Khảm là quẻ dương), nằm ở phương Nam nóng phù hợp với phương vị BQ Cao Đài, và địa lý Việt Nam.

    2/-Trung Thiên BQ lấy Ly, Khảm, Chấn, Đoài làm chủ 4 mùa ứng với Nhân. Nếu TTBQ là sinh, HTBQ là vượng thì TgTBQ là thành.

    Ly là Con MẮT nằm trên sao Bắc Đẩu ở Tây tức dương chủ tiến lên, nên phải lấy con trưởng (Chấn) làm trước mà để bên tả, Đoài âm chủ lui xuống nên lấy con nhỏ (Đoài) làm quí mà để bên hữu (phân ban). Chấn Đoài trước là khinh, Ly Khảm sau mà trọng. Còn Càn lui về Tây Nam, Khôn lui về Tây Bắc vì đã già đứng qua bên. Đó là phương vị mới của Đệ Tam BQ hay BQ Cao Đài.

    A /- BÁT QUÁI TRONG VŨ TRU
    (Minh Họa theo Thánh Ngôn Hiệp Tuyển)

    B/- BÁT QUÁI TRONG MẮT

    (Thần cư tại nhãn để luyện Đạo)
    Theo "Trung y nhãn khoa học giảng nghĩa" mắt con người

    được chia làm 8 khuếch. Mỗi khuếch là một vùng tượng trưng cho 1 quẻ.

    (Con số dưới đây tương ứng với số trong con mắt trên hình)

      1/- Thiên khuếch : gồm lòng trắng ở hai bên phải trái của lòng đen, thuộc phổi, tượng CÀN.

      2/- Địa khuếch : gồm mi trên và mi dưới thuộc tỳ và bao tử lượng KHÔN.

      3/- Thuỷ khuếch : gồm đồng tử thuộc thận, tượng KHẢM.

      4/- Hỏa khuếch : gồm 2 khoé mắt thuộc tim và mạng môn thuộc LY.

      5/- Lôi khuếch : gồ lòng trắng phía trên lòng đen thuộc ruột non, tượng CHẤN.

      6/- Sơn khuếch : vòng giáp đồng tử và lòng đen thuộc mật tượng CẤN.

      7/- Phong khuếch : lòng đen thuộc gan, tượng TỐN.

      8/- Trạch khuếch : lòng trắng phía dưới lòng đen, thuộc bàng quang tượng ĐOÀI.

    i với ngũ tạng (ngũ hành), mắt chia làm 5 vùng hợp với các điều trên. Mi mắt thuộc Tỳ thổ, hai khoé mắt thuộc Tâm hỏa, lòng trắng thuộc Phế kim, lòng đen thuộc Can mộc, đồng tử thuộc Thận thủy.

C/- BÁT QUÁI TRONG NGƯỜI
(Tám quẻ tụ Đan Điền để luyện đơn)

Trong mỗi người đều có Bát Quái tại các cơ quan sau :
    1/- GAN tượng Tốn vì gan và Tốn đều thuộc Mộc, gan hóa phong ( ) Tốn tạo gió.

    2/- PHỔI tượng Càn vì phổivà Càn đều thuộc Kim, phổi chứa khí trời mà Càn ( ) là Trời.

    3/- TÂM tượng Ly vì tim và Ly đều thuộc Hỏa, tim phát xuất thần minh mà Ly ( ) là sáng.

    4/- THẬN tượng Khảm vì thận và Khảm đều thuộc Thủy, thận là cơ quan trọng yếu mà Khảm ( ) là hiểm yếu.

    5/- TỲ tượng Khôn vì cùng thuộc Thổ, Tỳ tạo ra cốc khí mà Khôn ( ) tác thành vật.

    6/- MẬT tượng Chấn vì cùng thuộc Mộc, mật xuất phát quết đoán mà Chấn ( ) là sấm động.

    7/- VỊ tượng ấn vì cùng thuộc Thổ, bao tử chứa thức ăn, mà Cấn ( ) là núi chứa quặng mỏ.

    8/- RUỘT GIÀ tượng Đoài vì cùng thuộc Kim, ruột già chứa phẩn mà Đoài ( ) là đầm lầy chứa bùn lầy.

Theo luật cộng thông của học thuyết "Thiên Nhân hợp nhất", Thái Cực tương đương với đơn điền (dưới rốn ba thốn) là trọng tâm sanh mạng, nơi hội tụ năng lượng và chuyển hóa. Luồng khí năng lượng ấy, hành giả luyện khí gọi là đơn (thuốc).

Lưỡng nghi phân thân thể con người trên dưới trước sau, phải trái thành ba phương vị vật thể từ tính sinh mạng lớn : đứng thẳng, dọc ngang lập thành hệ tọa độ ba chiều của nhân thể,

năng lượng cơ thể con người theo đó vận hành không ngừng nghỉ.

Tứ tượng chỉ các mặt nhân thể. Tất cả mặt từ rốn trở lên tiếp với trời, mặt từ rốn trở xuống liền với đất, theo Tiên Thiên Bát Quái lấy 2 quẻ Càn Khôn trên dưới biểu thị trời đất, chiều ngang trái phải Khảm Ly biểu thị nước lửa. Trước sau là chiều dọc với 2 quẻ Cấn Đoài biểu thị núi đầm thông khí. Trong ngoài là Cấn Tốn biểu tượng sấm gió nỗi lo toan.

Sanh mạng con người có ba điểm : tinh, khí, thần. Tinh là hình thể sanh mạng. Khí là năng lượng sanh mạng vận động. Thần là cơ cấu điều tiết khiến cho âm dương trong người được thăng bằng.

Thế nên, Đức Chí tôn chủ yếu dạy luyện khí. Luyện khí chủ yếu là điều thần, giữ gìn bên trong thân thể là điều quan trọng nhất. Thần là cái ngự trị hoạt động sống khử trừ hết thảy tạp niệm "tâm viên ý mã", mà giữ ý tâm tại đơn điền (dưới rốn ba thốn) nên luyện khí, còn gọi là luyện đơn.

Hành giả luyện khí lấy hội âm (dưới âm khiếu) vì âm là nơi bắt đầu khơi động mạch, là lò luyện đơn. Đơn điền là cái đỉnh (vạc có ba chân biểu thị tam bửu) giống như nửa cái nồi, nên cổ thư có câu : "Nửa cái nồi nấu Càn Khôn, một hạt gạo (đơn) bao trời đất" (Bán liên oa chử Càn Khôn, nhất lạp mễ bao thiên địa).

Tinh, khí, thần là thuốc luyện đơn trong cái đỉnh đó. Hành giả làm thế nào đổ được tam bửu vào đỉnh. Tinh mặt trời là động lực đầu tiên của vạn vật sinh trưởng, nên Chu Dịch biểu tượng bằng quẻ Ly, y học gọi là tâm hỏa, là nguồn gốc của thần, người xưa ví như gái đẹp.

Tinh mặt trăng là thể để vạn vật dựa vào, nên Chu Dịch biểu tượng bằng quẻ Khảm, y học gọi là thận thủy, là nguồn gốc của tinh, người xưa ví như đứa trẻ. Thận thủy theo can mộc, thăng lên về bên trái. Tâm hỏa theo phế kim hạ xuống về bên phải, gặp nhau ở tỳ ngay chính giữa. Tỳ thổ là đất mẹ của vạn vật, nên người xưa ví như bà hoàng. Đứa trẻ, người con gái đẹp lấy bà hoàng làm môi giới, biểu tượng thủy hỏa giao nhau, hai quẻ Khảm (trên) Ly (dưới) gọi là Ký tế,

đưa tam bửu vào đỉnh.

Thuốc tam bửu sau khi vào đỉnh, trước dùng võ hỏa nấu tức dùng ý niệm đưa hơi thở từ từ vào đơn điền (ruộng cưa thuốc). Kế đó dùng văn hỏa ôn dưỡng theo âm khơi mạch vào đơn điền, mạch nhâm vừa mở thì cách mạch khác cũng đều mở, khí đến vĩ lư qua giáp tích lên ngọc chẩm tới Nê hoàn.

Khi luyện thở, mặt hướng về sau Bắc Đẩu vì sao Bắc Đẩu là cái gậy chỉ huy thiên thể vận hành. Cơ thể con người cũng ứng với sao Bắc Đẩu nên lấy sao đó làm thần. Muốn ý niệm tập trung thì ý phải nương theo hơi thở. Nếu để ý vu vơ sản sinh thì tâm hỏa thịnh, còn để ý niệm phân tán thì thận thủy hàn. Lúc đó, hành giả nên ngưng luyện đơn. Theo bà Bát Nương dạy tịnh luyện của cơ Phổ Độ rất tiến bộ rộng rãi "Phải tìm cho được cái tịnh trong cái động" và "Muốn tịnh luyện lúc nào cũng được" (Thượng Phẩm CQC, Luật Tam Thể, trang 168)

Trở lại trang chánh

Thư Viện 1      4   5