1/- Việc tạo Quả Càn Khôn :

Đức Chí Tôn dạy việc thờ Ngài như sau :
"Một quả Càn Khôn như trái đất tròn quay (biến dịch). Bề kinh tâm (đường kính) 3,3 mét, sơn màu xanh da trời. Cung Bắc Đẩu và tinh tú vẽ lên quả Càn Khôn. Thầy kể : Tam Thập Lục Thiên, Tứ Đại Bộ Châu ở không không trên không khí, còn Thất Thập Nhị (72) Địa, Tam Thiên Thế Giới (3.000) đều là tinh tú (hành tinh). Tính lại 3072 ngôi sao, liệu vẽ trên đó cho đủ, trên sao Bắc Đẩu vẽ con Mắt Thầy. Đáng lẽ quả Càn Khôn phải bằng pha lê, đúc bên trong một ngọn đèn thường sáng. Aáy là lời cầu nguyện rất quý báu cho cả nhơn loại"

(Đàn cơ đêm 17/06/1926).

Xem thế, quả Càn Khôn không chỉ là trái đất mà gồm cả Thiên Cầu. Các tinh tú nói trên xa gần khác nhau, nhưng trong đêm mắt ta như ghi trên một hình cầu màu xanh to lớn (do hiệu quả của phép phối cảnh). Đó là Thiên Cầu, vì nước Việt Nam (gần xích đạo) nên thấy sao Bắc Đẩu nằm ngang trên đường chân trời (tức ngang tầm mắt) chớ không phải Thiên Nhãn vẽ trên địa xích đạo.

2/- Con số Càn Khôn nhiệm mầu sanh hóa :

Quả Càn Khôn đường kính là 3,3 mét, lý giải theo toán học thì biến hóa khôn lường, ẩn tàng triết lý sâu xa.

    3 - 3 = 0 biểu tượng Hư vô (Trời Đất chưa phân)
    3 : 3 = 1 biểu tượng Thái Cực (ngôi Đức Chí Tôn)
    3 x 3 = 9 biểu tượng Thái Dương (Mặt trời)
    3 + 3 = 6 biểu tượng Thái Âm (Mặt trăng)

Chỉ có 2 con số 3 mà gom cả lý thuyết vũ trụ, nếu không là Đức Chí Tôn thì không ai có thể viết nổi !

3/- Đường lên Chân Tiên :

Trong bài "Ngọc Hoàng Kinh" có những câu :
-Thượng chưởng Tam thập lục thiên, Tam thiên thế giới
-Hạ ốc thất thập nhị địa, Tứ Đại Bộ Châu

Trong khi trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển quyển I, trang 45, thì Đức Chí Tôn dạy :
"Thầy kể Tam thập lục thiên, Tứ Đại Bộ Châu ở không không trên không khí…" gom lại lấy ý mà hiểu như vầy :

a/- Thất thập nhị địa :
72 quả cầu trong Thái Dương hệ Mặt trời, Địa cầu ta đang ở là số 68. Đức Chí Tôn dạy : "Bực Đế vương nơi Địa Cầu 68 chia bằng một người thường nói Địa cầu 67. Như vậy số địa cầu càng nhỏ càng phanh cao như Đức Lão Tử bảo : "Thiếu tắc đắc, đa tắc hoặc" là vậy. Do đó người ta phải tu bỏ bớt dục vọng để sang Bộ Châu khác thanh thoát hơn.

b/- Tứ Đại Bộ Châu
hay Thái Dương hệ khác ở : Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Nam Thiên Bộ Châu và Bắc Cưu Lưu Châu. Họ giỏi hơn ta, điều khiển ta. Họ tinh thông minh triết nên có thể vào Tam Thiên Thế giới hay lên Tam thập lục thiên mà tu thành chánh quả.

c/- Tam thiên thế giới :
Trong "Luật tam thể" Đức Cao Thượng Phẩm giáng dạy "Mấy em thử phân loại Tam Thiên Thế giới và Thất Thập Nhị Địa coi thử ? Bạch : Tam Thiên Thế giới là ở từng trên bao phủ còn Thất Thập Nhị Địa ví như bàn cờ ở dưới. Đức Cao Thượng Phẩm viết : "Phải vậy đó. Tam Thiên Thế giới là ngôi vị, còn Thất Thập Nhị Địa là trường thi công quả".

d/- Tam thập lục thiên :
Trong "Bài thuyết Đạo", Đức Hộ Pháp nhắc lại lời dạy của Đức Chí Tôn "Thái Cực sanh Lưỡng nghi, tức Tam Thiên vị là Ba Ngôi Trời. Dưới 3 ngôi ấy có Tam Thập tam thiên (33 tầng trời), cộng với 3 ngôi trên là Tam thập lục thiên.

Dưới 36 tầng trời còn một tầng nữa là nhứt mạch đẳng tinh vi gọi là Niết Bàn, chín tầng vừa là Cửu thiên khai hóa, tức là 9 phương Trời cộng với Niết Bàn là Thập Phương chư Phật".

Tuy dạy tạo tác quả Càn Khôn mà thật ra là chỉ rõ con đường tu đi đến Chân Tiên.

4/- Thời Bĩ vận cần tu tâm : Quẻ Càn chồng lên quẻ Khôn thành quẻ Bĩ, ám chỉ thời Bĩ vận mạt pháp. Đức Chí Tôn phái Tam Thánh xuống trần ký đệ tam hòa ước giữa Trời và Người để cứu rỗi chúng sanh thoát cơn lầm than với Vũ Hịch (bút lông gà do Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn viết) tuyên cáo tình trạng khẩn cấp cho nhân loại biết gặp khổ nạn nếu năng tu sẽ được đại ân xá.

Ovide, thi sĩ người Hy Lạp (sanh năm 40 trước Công nguyên) nói về"Thời sắt thép" (l'Âge de Fer) như sau :
"Thời này tất cả mọi tội lỗi đều được phô bày ra ánh sáng, lòng ham mê chơn lý như lòng chí thành đều mất dạng. Thay vào đó là mưu mô, thủ đoạn, giả trá, bội phản, tàn bạo và tham lam…

Người ta sống bằng cướp bóc, ít khi có sự hòa thuận giữa anh em ruột, con thì mong chờ cha chết, lòng hiếu thảo không còn, còn thần công lý bỏ hẳn trần gian đầy máu đổ".

Trong Bhagavata Purâna viết : "Trong thời hắc ám (Kali), người đạo đức, kẻ có công cũng thua kẻ có tiền… Người ta tìm thú vui trong hôn nhân xác thịt chớ không nghĩ đến việc truyền giống,

trong làm ăn thì toàn là gian lận mánh khoé".

Bởi lẽ, quẻ Bĩ có âm khí chiếm phần nội quái (chủ), còn dương khí bị đẩy lui ra ngoại quái (khách)

Địa vị giá trị đều đổi thay ngôi vị. Bọn tiểu nhân mang bộ mặt giả làm quân tử (đạo đức giả). Khi Âm thay vai trò của Dương là thời kỳ mạt pháp xáo trộn. Âm dương bất giao, nội ngoại ly cách đưa đến xã hội nhiễu nhương. Đó là thời kỳ sắt thép máu lửa, hắc ám, bĩ vận vậy.

5/- Càn Khôn là Thái Cực :

Thái Cực là Càn Khôn (Dương âm), Càn Khôn là Thái Cực, Thái Cực là Chí Tôn, Chí Cực.

Hệ từ thượng, chương XII viết : "Càn Khôn là cái sâu kín của Đạo Dịch. Càn Khôn thành hàng mà Đạo Dịch lập nên ở trong. Càn Khôn bị phá thì còn gì để thấy Đạo Dịch. Dịch không thể thấy thì hầu như Càn Khôn không thể thi hành được".

Điều này đã nói rõ trong hệ từ thượng, chương VI "Nhất âm nhất dương chi vị đạo" (một âm một dương gọi là Đạo).

(1) "Càn Khôn là cửa của Đạo Dịch. Càn tiêu biểu vật thuộc dương, Khôn tiêu biểu vật thuộc âm. Âm Dương hợp với nhau mà cương nhu mới có thực thể, thể hiện công việc của trời đất và thông cảm cái đức của Thần Minh" Thần là Trời, Minh là trăng sao. .

Hệ từ thượng, chương XI viết thêm : "Đóng cửa gọi là Khôn, mở cửa gọi là Càn. Một lần đóng một lần mở gọi là biến" Đây nói đến sự biến hóa của muôn vật do âm dương đùn đẩy lẫn nhau.

Biểu hiện ra nó gọi là tượng, hình thể nó gọi là đồ dùng, chế ra mà dùng nó gọi là pháp"

(Chương XI) chương XII nói rõ hơn :
"Hình nhi thượng giả vị chi đạo, hình nhi hạ giả vị chi khí" (Cái có trước khi có hình gọi là đạo,

cái có từ khi có hình gọi là Khí)

Tất cả các Khí đó, Đức Lý Thái Bạch gom chung một chữ KHÍ ( ) gồm 1) chữ Khí ( ) là hơi vô hình, 2) chữ Khí ( ) hơi nước bán hữu hình, 3) chữ Khí ( ) dụng cụ hữu hình, gọi là Tam tự nhất thể.

Tóm lại, Càn Khôn (dương âm) là hai tính chất của vũ trụ và vạn vật, trở thành một thế giới quan của Đạo Cao Đài. Thế giới quan này đã thâm nhập vào học thuật, tư tưởng, văn hóa của loài người.

Bởi lẽ, Càn Khôn (dương âm) không dùng để chỉ rõ hiện tượng hay sự vật đặc thù nào, mà là Đạo rộng lớn phổ biến. Nói một cách khác Đạo Cao Đài đồng nghĩa với tình huynh đệ đại đồng.

6/- Sự huyền diệu của Quả Càn Khôn :

Theo lời Ngài Trương Hiến Pháp : "Thể theo Thánh ý Đức Chí tôn, chư Chức sắc hiệp sức kiến tạo quả Càn Khôn đầu tiên đặt lên một trụ cột nơi Bát Quái Đài…

Về sau rủi ro, quả Càn Khôn ấy phát hỏa (vận Bĩ) cháy tiêu hết, duy có Thiên Nhãn thì còn lại y nguyên (Đó là thời kỳ Từ Lâm Tự). Hội thánh quyết định tạo một quả Càn Khôn khác,

tất cả đều quyết định đặc Thiên Nhãn cũ lên quả Càn Khôn mới.

Quả Càn Khôn sau vì thời gian cũng hư hoại. Hội Thánh kiến tạo một quả Càn Khôn khác nữa thay thế. Hội Thánh cũng đồng thanh dành lại Thiên Nhãn cũ để đặt lên quả Càn Khôn mới ngày nay (tức nơi Đền Thánh).

Một sự linh thiêng ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Sau khi hạ quả Càn Khôn cũ xuống, cả thế giới và trong Đạo đều chấn động. Trong Đạo xảy ra nhiều rối rắm, gây bất hòa giữa người Đạo với nhau. Đến nỗi, Đức Lý giáng cơ quở trách và ngưng việc cầu phong, cầu thăng.

Ngoài đời có nhiều thay đổi, như cuộc đảo chánh của Hội Đồng tướng lĩnh Việt Nam cộng hòa, vụ mưu sát Tổng thống Mỹ Kennedy (1961), Nhà Vua Thái Lan gặp nhiều khó khăn và nhiều biến chuyển khác trên toàn thế giới" (Hiến pháp HTĐ Trương Hữu Đức, trang 11,12)

Cuộc biến chuyển này, Đức Phạm Hộ Pháp cũng đã tiên tri trong bài thi sau:

    Chẳng phải Tây Ninh chịu nạn nghèo,
    Cuộc đời biến chuyển rất cheo leo.
    Trời còn đất lỡ tang thương biến,
    Ruộng rẫy phố tan lộ mốc meo.
    Sắc tiếng thi ngâm tua giảm bớt,
    Con đường công quả khá làm theo.
    Văn chương đâu rõ thông cùng lý,
    Chánh trị hưng suy đã thấy lèo.

Những kiến trúc phần phụ quả Càn khôn cũng mang nhiều sắc thái Dịch lý.

Trở lại trang chánh

Thư Viện 1      4   5