CHƯƠNG MỞ ĐẦU

NHẬP MÔN DỊCH HỌC

Càn vi thiên, Khôn vi địa, Chấn vi lôi, Tốn vi phong, Khâm vi thủy, Ly vi hỏa, Cấn vi sơn, Đoài vi trạch. THUYẾT QUÁI TRUYỆN.

- Cung " Càn "

- Cung " Khảm "

- Cung " Cấn "

- Cung " Chấn "

- Cung " Đoài "

- Cung " Tốn "

- Cung " Ly "

- Cung " Khôn"

I/- LUẬT DỊCH HỌC

1/- Quẻ :
Quẻ có hai loại : quẻ đơn có 8 quẻ : Càn, Khảm, Chấn, Cấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Mỗi quẻ có ba vạch ngang.
Quẻ kép do hai quẻ đơn chồng lên nhau luân phiên và thứ tự tạo thành 64 quẻ kép như Hàm,

Hằng… Mỗi quẻ có 6 vạch ngang.
2/- Hào :
Hào là vạch ngang của quẻ kép, có 6 hào kể từ dưới lên trên. Dưới thấp là hào Đầu (sơ), rồi Hai, Ba, Tư, Năm, cuối cùng là hào Trên (Thượng)
Hào chia làm hai thứ : những hào có vạch ngang liền gọi là hào Dương (hay Cửu), những hào có vạch ngang dứt, gọi là hào Âm (hay Lục).
Ví dụ quẻ Chuân, hào Đầu gọi là Sơ Cửu, hào hai gọi là Lục Nhị (sáu hai).
3/- Tính của các quẻ, các hào :
Tám quẻ đơn mỗi quẻ đều có tính riêng như Càn thì manïh, Khâm thì thuận, Chấn thì động, Tốn thì lay, Cấn thì đậu, Đoài thì đẹp, Ly thì sáng, Khảm thì đầy.
Tính các hào : hào dương cứng mạnh, đi lên; hào Aâm mềm yếu, đi xuống.
4/- Tượng của các quẻ và các hào :
Tám quẻ đơn tượng trưng cho mọi vật trong vũ trụ. Mỗi quẻ biểu hiện cho nhiều vật. Ví dụ : Càn là Trời, là tượng con rồng, Khôn là Đất, là tượng con trâu, Chấn là sấm, là tượng cái cây, Khảm là nước, tượng là mây mưa. Tốn là gió, Ly là lửa v.v…
Các hào không có tượng riêng vì không hình dung riêng cho vật gì.
5/- Ngôi vị các hào : Mỗi quẻ 6 hào, tức có 6 ngôi. Hào Đầu là ngôi thứ dân, hào Hai là ngôi tư mục, hào Ba là ngôi đại phu, hào Tư là ngôi đại thần, hào Năm là ngôi vua chúa, hào Trên là ngôi lão thành.

II/- BA BÁT QUÁI

1/- Phân biệt ba bát quái :
Ba vạch ngang của bát quái tượng trưng cho tam tài : Thiên, Địa, Nhơn. Ba bát quái trong vũ trụ cũng vậy.


Thứ tự BQ

Tam tài

Thuộc tính BQ

Thời đại BQ

Đệ nhất BQ

Thiên

BQ Phục Hy
(Xoay cả 2 chiều)

Tiên Thiên BQ

Đệ nhị BQ

Địa

BQ Văn Vương
(Xoay qua phải)

Hậu Thiên BQ

Đệ tam BQ

Nhân

BQ Cao Đài
(Xoay qua trái)

Trung Thiên BQ

2/- Đặc điểm của Bát Quái Cao Đài :
1/- Dương nghi âm nghi :
Phần bên trái thuộc dương (nam) gồm các quẻ : Càn, Khảm, Cấn, Chấn. Phần bên phải thuộc âm (nữ) gồm các quẻ : Tốn, Ly, Khôn, Đoài.
Muốn biết quẻ dương hay âm, ta dùng phép nhân các số đại số thì thấy ngay.
-Càn . . . . . . 3 vạch dương, tức là +x+x+x = +dương
-Khôn . . . . . 3 vạch âm, tức là -x-x-x = -âm
Dịch hệ từ Hạ truyện viết : "Dương quái đa âm, âm quái đa dương"

(quẻ dương có nhiều vạch âm, quẻ âm có nhiều vạch dương)
2/- Phương vị của Trung Thiên Bát Quái :
Trung Thiên ứng với giai đoạn phát triển nhân danh. Trung Thiên nói về ngũ hành và âm dương là hai yếu tố quan trọng trong sinh hóa muôn loài, tức là trung nữ (Ly) và trung nam (Khảm) làm chủ trong thời Tam Kỳ Phổ Độ nhằm lấy sức sống trẻ đang lên của Ly Khảm mà tạo thời cải thế.
Bởi lẽ, cha mẹ (Đại Từ Phụ, Đại Từ Mẫu) già rồi nên lui về Tây Nam và Tây Bắc (theo BQ Cao Đài) mà hướng dẫn 6 con nên Càn ở Tây Nam, Khôn ở Tây Bắc. Theo quái vị : 3 gái theo mẹ (Tốn, Ly, Khôn, Đoài) và 3 trai theo cha (Càn, Khảm, Cấn, Chấn). Đó là theo hệ từ thượng truyện : "Đạo Càn làm nên con trai, đạo Khôn làm nên con gái" là vậy.

Bủu Minh Ðàn.Trang Web Phục Vụ Nhơn Sanh Miễn Phí.,Webmaster Trương Ngọc An  

Trở lại trang chánh

Thư Viện 1      4   5