5/- Luật hữu hạp biến sanh

    Trong Kinh Phật Mẫu có đoạn viết :
    Hiệp âm dương hữu hạp biến sanh,
    Càn Khôn sản xuất hữu hình

    Bát hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh.

    Càn Khôn là âm dương, là Trời Đất. Thiên Địa sinh thành, ngũ hành biến hóa. Dương động, âm tịnh nên Dương lúc nào cũng tác động mạnh mẽ khắp vũ trụ để gây ra mầm sinh, còn âm lặng lẽ hóa thành những cái gì mà dương đã biến sanh. Quá trình sinh thành trải qua hai giai đoạn :
    1/- Từ số 1 đến số 5 (theo Hà Đồ) thuộc Âm Dương nên VÔ HÌNH.
    2/- Từ số 6 đến số 10 thuộc Ngũ Hành nên HỮU HÌNH
    Theo Dịch lý, năm số lẽ 1,3,5,7,9 gọi là thuộc dương chỉ Trời (vô hình), năm số chẵn 2,4,6,8,10 gọi là ngẫu thuộc âm chỉ Đất (hữu hình). Do đó, ta thấy :
    Trời 1 sinh thủy. Đất 6 thành nước, Đất 2 sinh hỏa; Trời 7 thành lửa; Trời 3 sinh mộc, đất 8 thành gỗ; đất 4 sinh kim, Trời 9 thành vàng, Trời 5 sinh thổ, Đất 10 thành đất (xem trang 86 hình 1).
    Theo luật hữu hạp (cứ vào Hà Đồ) : 1 đi với 6,2 với 7,3 với 8,4 với 9,5 với 10 (xem trang 86 hình 2) có vị trí cố định như vậy, nên Ngũ hành cũng có phương nhất định : Đông là Mộc mùa Xuân, Nam là Hỏa mùa Hạ, Tây là Kim mùa Thu, Bắc là Thủy mùa Đông, Trung Ương là Thổ (xem hình 5). Trong Ngũ Hành thì mỗi hành đều hàng âm dương. Chẳng hạn, hướng Bắc có Dương thủy và âm thủy vì nước thì có nước cứng nước mềm. Nước cứng có lẫn Cali, Magnésie trọng trược nên thuộc âm, nước mềm nhẹ thuộc dương như nước giếng (xem trang 86, hình 3)
    "Phân vật lúc sơ sinh có hình nước. Nước là thể có trước nhất của mọi vật hữu sinh. Một năm : 12 tháng, một ngày : 12 giờ… hết thảy đều nảy mầm ở Tý (12 giờ đêm). Tý là ngôi của nước. Nước sinh ở dương, thành ở âm.
    Khi khí động thì dương sinh ra (thể hơi). Khi khí tụ và tịnh thì biến thành nước. Vậy nói : Trời 1 biến sinh thủy, Đất 6 hòa thành nước. Đó là lấy lúc đầu sinh Thủy thì 1 đến khi thành nước thì 6"

    (HỒ CƯ NHÂN, Dịch tương sao, quyển I, trang 8)
    Như thế, ta có thể tóm tắt thứ tự sinh thành (xem lại hình 1) như sau : Trời Đất sinh thành nước trước nhất, rồi tới lửa, gỗ, vàng, đất. Hết một chu kỳ từ số 1 đến số 10 thì Ngũ hành : Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ hình thành. Tuy Âm dương sinh Ngũ hành, nhưng nhờ Ngũ hành, Âm dương mới biến sanh hình thể vạn vật được. "Càn Khôn sản xuất hữu hình" là vậy đó.
    "Có người cho 1,2,3,4,5 là số sinh của Ngũ hành; 6,7,8,9,10 là số thành của Ngũ hành" (PHƯƠNG DỰC TÔN, Tung Sơn độc châu Dịch Ký, quyển I, trang 2). Họ Phương lại thêm" 1 hợp với 5 thành 6,2 hợp với 5 là 7,3 hợp với 5 là 8, 4 hợp với 5 là 9, 5 hợp với 5 là 10, 1 và 6 là Tủy, 2 và 7 là Hỏa, 3 và 8 là Mộc, 4 và 9 là Kim, 5 và 10 là Thổ, 10 tức 5+5 vậy" (PHƯƠNG DỰC TÔN, sđđ, trang 3)
    Ta thấy lý luận của họ Phương là thực hiện bài toán cộng 5 trong Hà Đồ (xem hình 4, trang 86). Họ Phương lại viết : "1,3,5,7,9 đó là 5 số Trời, 2,4,6,8,10 đó là 5 số Đất. Năm vị tương đắc đều hữu hạp. Ấy là Trời Đất đều không lìa số 5. số Trời 1 biến sinh Thủy, số đất 6 hóa thành nước, đó là 5 cộng 1 thành 6. Số Đất 2 biến thành Hỏa, số Trời 7 hóa thành lửa, đó là 5 cộng 2 thành 7. Số Trời 3 biến sinh mộc, số 8 hóa thành gỗ, đó là 5 cộng 3 thành 8. Số Đất 4 biến thành Kim, số Trời 9 hóa thành vàng, đó là 5 cộng 4 thành 9. Số Trời 5 biến sinh Thổ, số Đất 10 hóa thành đất, đó 5 cộng 5 thành 10" (PHƯƠNG DỰC TÔN, sđđ, quyển 17, trang 19)
    Họ Phương đã chứng minh Âm Dương (Vô hình) sinh ra Ngũ hành (hữu hình) và hành khiển Ngũ hành biến hóa vô cùng mà tạo thành vạn vật.
    "Hỏa, Mộc dụng việc thì vật sinh, cho nên nói : Tinh, Khí làm vật. Kim, Thủy dụng việc thì vật biến, cho nên nói : du hồn làm biến. Du hồn là quỉ, nơi trở về của vật khi tiêu diệt. Tinh, Khí, Thần chỗ tin của vật khi sinh ra. Thần của Mộc, Hỏa sinh vật ở hướng Đông Nam. Quỉ của Kim, Thủy diệt vật ở hướng Tây Bắc. Tình trạng của hai trường hợp này giống như tình trạng của Xuân Hạ sinh ra vật, Thu Đông thì diệt vật" (3
    Trong Kinh Dịch, Tiên Thánh không dùng nghĩa thông thương, quỉ thần thực ra có ý nghĩa khoa học, triết học cao hơn; Quỉ Thần tượng trưng cái biến thể của hai khí Âm Dương lưu hành trong vũ trụ.
    Về ăn chay, theo truyền thống văn hóa nông nghiệp, cơ cấu bữa ăn người Việt thiên về thực vật. Tục ngữ có câu "Đói ăn rau, đau uống thuốc" hay "ăn cơm không rau như nhà giàu chết không kèn trống".
    Trong bữa ăn đặc thù là rau muống và dưa cà. "Anh đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương"… Đức Thánh Gióng nhờ ăn cà mà trở thành người to lớn. Các loại gia vị như hành, gừng, ớt, tỏi, rau răm, rau húng, tía tô, lá lốp… vừa là rau vừa là phương thuốc trị bệnh.
    Theo Dịch lý, thức ăn của loài người như mọi vật trong vũ trụ đều chịu sự chi phối của hai đông lực đối nghịch là âm dương. Âm có tính chất ly tâm, giản nở, phân tán… Dương ngược lại có tính hướng tâm, co rút, tích tụ…
    Chính George Ohsawa cứ vào đặc tính đó của Dịch Lý đã đề xuất việc ăn uống chú trọng nhiều đến ngũ cốc, gạo lức, rau đậu ngoài thiên nhiên, nhằm tái lập quân bình âm dương trong cơ thể con người mà giữ gìn sức khoẻ và phòng bệnh. Đạo Cao Đài từ lúc lập giáo, Đức Cao Đài đã buộc tín đồ phải ăn chay, hợp với truyền thống dùng ngũ cốc của dân tộc Việt Nam.
    Về thiền định, đi đứng nằm ngồi đều thiền được, không buộc ép xác. Thiền định của Đạo Cao Đài là vô sư, vô ngã theo câu "Đạo Hư Vô, Sư Hư Vô", vượt lên trên mọi nền văn hóa và Tôn giáo, bất cứ Tôn giáo nào cũng thấy Đấng Chí Tôn của mình trong khi thiền. Thiền Cao Đài là đỉnh cao về đạo vươn tới thế giới đại đồng.
    Nếu Đạo Đức Kinh là bộ Kinh Dịch không có quẻ, nhưng có Cửu chuyển đơn thành (9x9=81 chương) thì bộ Kinh Dịch có 64 quẻ mà quẻ thứ 63 là Ký tế nghĩa là đã xong, nhưng đến quẻ thứ 64 lại là vị tế (hỏa trên, thủy dưới) tức chưa xong. Theo Thần học Cao Đài, loài người cần tiến hóa mãi từ khoáng chất, thảo mộc, thú cầm rồi thành người nhưng chưa xong mà phải tiến lên đỉnh cao của nó là ngôi vị Tiên Phật. Ta thấy, Đức Chí Tôn lập hình thể của Ngài tại thế là Giáo Tông, Hộ Pháp đã xong, lại tạo cái chưa xong, để cho các đệ tử Ngô Minh Chiêu, Thượng Trung Nhựt tu lên cao hơn.
    PHẬT MẪU CHƠN KINH có câu :
    Thập Thiên can bao hàm vạn tượng
    Tùng ĐỊA CHI hóa trưởng Càn Khôn

    Theo thuyết Nhị Trung (hai số giữa) trong "hoàng Cực Tiên Thiên Tạo Hóa đồ" thì Trời lấy số 5 làm số giữa gấp đôi thành 10, 10 là số thập can. Đất lấy số 6 làm số giữa, gấp đôi 6 lên thành 12, 12 là số của Địa chi.
    Hệ CAN gồm 10 yếu tố : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
    Hệ CHI gồm 12 yếu tố : Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi gồm 6 cặp âm dương do ngũ hành biến hóa vì hành thổ chứa dương thổ và âm thổ cộng với 4 hành thủy, hỏa, mộc, kim mà thành 6. Số 6 chẵn là số âm nên gọi là Thập nhị Địa chi. Xem hình trang
    Hệ can và hệ chi có thể dùng riêng như hệ đếm 10 và 12. Trong Đạo hệ chi phổ biến hơn để chỉ : Thập nhị Khai thiên, Thập nhị thời quân, Thập nhị Bảo quân…
    Phối hợp hệ can chi có hệ đếm ngày, tháng, năm, gồm 60 đơn vị với các tên gọi như Giáp Tý, Ất Sửu, Quí Hợi… Gọi là hệ can chi hay lục giáp. Cứ 60 năm gọi là một hội. Họi đầu tiên bắt đầu thứ tư sau Tây lịch và hội Hiện Kim bắt đầu năm 1984. Từ đầu Tây lịch đến nay có 33 hội.
    Trong Đạo Cao Đài dùng năm âm lịch, dương lịch song hành, có khi sơ xuất chỉ viết một loại năm, cách tìm năm mất như sau :
    1/- Cách đổi năm dương lịch sang năm can chi
    C = d (D-3) : 60
    Trong công thức này : C là tên năm Can Chi (xem bảng), D là năm dương lịch, d là số dư của phép chia. Ví dụ muốn biết tên Can Chi của năm 1995, ta có : d (1995-3) : 60 = 12.

    Tra bảng thấy 12 là mã số của năm Ất Hợi (xem trang )
    2/- Cách đổi năm Can Chi sang năm dương lịch :
    D = C + 3 + (h ) x 60
    Trong công thức này : D là năm dương lịch, C là m4 số năm Can Chi, h là số hội đã qua. Bất kỳ năm nào cùng hội với năm tìm, lấy năm đó chia cho 60 sẽ tìm được h. ví dụ muốn đổi năm Bính Ngọ (mã số 43) ra năm dương lịch. Ta lấy 1973 chia 60 được h = 32 (bỏ số dư) rồi ghi các số vào công thức : 43+3+ (32x60) = 1966. Vậy Bính Ngọ là năm 1966.
    Để áp dụng vào việc tìm các mối quan hệ giữa người ứng với các can chi, ta áp dụng quy luật tương sinh tương khắc theo luật "tam hợp" và "tứ xung" (xem hình).
    Hệ thống 12 chi còn xác định các thành phần của các bộ phận trên cơ thể.
    Những điều trên lý giải lời nói của cổ nhân : chín phương Trời ứng với số 9 Lạc Thư, số 9 là số lẻ thuộc dương, mười phương Phật ứng với số 10 Hà Đồ và mười hai phương Đất, số 12 là số chẵn thuộc âm, theo Dịch Lý. Lời nói trên cũng phù hợp với câu kinh "Khai Thiên Địa vạn vật chi tiên". Chớ không ai nói 12 tầng trời bao giờ (vì 12 là số âm) mà chỉ nói (chín tầng Trời Đất…)
    Tóm lại, Giáo lý Cao Đài đặt trên nền tảng Kinh Dịch không thể nghi ngờ gì nữa. Quả Càn Khôn được biểu tượng bằng một Thiên Cầu trùm lên địa cầu, âm trong dương. Quả Càn Khôn đường kính 3 thước, 3 tấc, ba phân (3+3+3=9) là CHÍN, số cửu thiên khai hóa.
    Thánh ngôn dạy chư đạo hữu phụng tự Phục Hy, vị Thánh Nhứt Kỳ Phổ Độ, sáng tạo ra Tiên Thiên Bát Quái, thờ Đức Khổng Tử, vị thánh Nhị Kỳ Phổ Độn, san định Kinh Dịch và tôn kính Đức Thanh Sơn đạo trưởng, vị Thánh trong Tam Kỳ Phổ Độ, người Thầy của Dịch Lý, vị sư phó của Bạch Vân Động.
    Tất cả ba vị ấy cấu thành tư tưởng và giáo lý Cao Đài. Song trên hết vẫn là Đức Chí Tôn thống ngự trên Quả Càn Khôn. Tám quẻ trong Thiên Nhãn rất phù hợp với phương Bát Quái Cao Đài. Đầu mắt hướng về Bắc ngay quẻ Ly mà Ly là con Mắt. Phía trên lòng đen thuộc quẻ Chấn (hướng Đông), phía dưới lòng đen thuộc quẻ Đoài (hướng Tây)… (xem lại hình ở trang 25). Những điều đó chỉ có Đức Cao Đài mới sắp xếp được : THIÊN NHÃN - QUẢ CÀN KHÔN - BÁT QUÁI - BÁT PHƯƠNG (Địa lý) phù hợp với vũ trụ quan và nhân sinh quan. Từ đó đặt ra mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người : "Thuận Thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong".
    Về mặt thực tiễn, nhà triết y học Nhật Bản là Sakuravawa Nyoichi đã xây dựng một hệ thống khoa học thực nghiệm tên là "Vô song nguyên lý" hay "Nguyên lý thống nhất trật tự vũ trụ". Qua đó, ông nêu lên 12 định lý âm dương biện chứng của thế giới tương đối mà áp dụng vào cuộc sống con người.
    Tóm lại, hình tượng quả Càn Khôn, Đức Cao Đài đã dạy các môn đồ về khoa học tâm linh : Trời người hiệp nhất qua cơ bút và thiền học, khoa học thực tiễn qua Trung Thiên Bát Quái chỉ ra con đường Trung Đạo, không nghiêng về duy tâm hay duy vật. Bởi lẽ, thế giới là một thực tiễn toàn vẹn không thể ly cách, trong tâm có vật, trong vật có tâm. Nếu ta tách vật ra khỏi tâm thì làm sao biết được vật, bởi vì sự tồn tại là do ý thức, chớ không có sự tồn tại nào nằm ngoài ý thức. Ngược lại, tách tâm ra khỏi vật thì khó giải thích được tâm từ đâu mà có, còn nói tâm do vật sinh ra thì hóa ra cái không đẻ ra cái có. Tâm và vật hay sinh thể và khoáng thể đã tiềm tàng trong vũ trụ, nhận thức như vậy cho ta giải thích vì sao chủ thể nhận thức được khách thể vì cả hai thể là đồng chất, đồng thể.
    Nhờ có quan niệm "tâm vật bình hành" đúng đắn nên phù hợp với lòng người, đưa nhân loại đến cảnh Đại Đồng Huynh đệ mà đạo thọ truyền tới THẤT ỨC NIÊN.
    Đức Chí Tôn giảng dạy : "Khi chưa có Trời Đất thì khí Hư Vô sanh có Một Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, quyển 2, trang 62) "Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng biến ra Bát Quái, Bát Quái biến hóa vô cùng mà tạo lâp Càn Khôn thế giái" (TNHT2, trang 62).
    Ta dùng Chu Dịch để lý giải lời Thánh Ngôn trên. Hệ Từ Thượng viết : "Dịch dử thiên địa chuẩn (Kinh Dịch lấy trời đất làm chuẩn) Trời là Thái Cực.
    Tự quái viết : "Hữu thiên địa nhiên hậu hữu vạn vật" (có trời đất rồi sau mới có muôn vật).
    Thánh giáo dạy : "Khí Hư Vô sinh Một Thầy. Thầy là Thái Cực". Chu Đôn Hy cho rằng "Vô Cực Nhi Thái Cực" (Vô Cực mà Thái Cực). Vô cực không hình mà Thái Cực là thể có hình. Mọi thứ đều từ cái không đến có, nên có câu "hữu sinh ư vô" (cái có sinh từ cái không).
    Về mặt dụng "Thái Cực nguyên Khí hàm tam vi nhất" (nguyên khí Thái Cực gom ba làm một). Đức Chí Tôn gom ba ngôi A,Ă,Â.
    Thánh Ngôn dạy : "Thái Cực sinh Lưỡng Nghi". Lưỡng Nghi là âm dương hai biểu tượng trong đạo học, đời sống và khoa học.
    Chu Dịch cho rằng muôn vật đều có âm dương sản sinh, nên Hệ Từ Thượng viết : "Nhất âm nhất dương chi vi đạo" (Một âm một dương gọi là Đạo).
    Hay "Cương nhu tương thôi nhi sinh biến hóa" (cứng (dương) mềm (âm) đòn đẩy nhau mà sinh ra biến hóa).
    Âm dương là biểu tượng hai tính chất khẳng định và phủ định biến hóa hổ tương, dương cực đại sinh âm, âm cực đại sinh dương, đó là quy luật căn bản về âm dương.
    Trong thiên nhiên, trăng tròn thì lại khuyết, bốn mùa nóng lạnh thay nhau. Con người có sống phải có chết. Trong khoa học, điện lực có dòng điện chính (dương) dòng điện phụ (âm), số học có số chẵn (âm) số lẻ (dương), phép nhị tiến trong tinh học ngày nay dòng số 0 và 1 cũng là số chẵn và số lẽ.
    Qui luật âm dương, vì thế bất luận ở lãnh vực nào : tự nhiên, con người hay tư tưởng luôn luôn tồn tại.
    Thánh Ngôn dạy : "Tứ Tượng sanh Bát Quái, "Tứ Tượng" là bốn mùa, là bốn quẻ chính Khảm, Ly, Chấn, Đoài (đã lý giải ở trước).
    Bát Quái là khái quát tự nhiên của vũ trụ Hệ Từ Hạ, chương II viết :
    "Ngày xưa họ Bào Hy (Phục Hy) cai trị thiên hạ, ngẩn (mặt) lên xem các hiện tượng trên trời, cúi xuống xem các phép tắc dưới đất… gần thì lấy ở thân, xa thì lấy ở vật, nhờ thế làm ra Bát Quái".
    Tám quẻ của Bát Quái do hai hào âm dương hợp lại và biến hóa mà thành. Hệ Từ Thượng, chương XI viết :
    "Dịch hữu Thái Cực thị sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái" (Dịch có Thái Cực, Thái Cực sinh ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh ra Bát Quái).
    Thánh Ngôn dạy: "Bát Quái biến hóa vô cùng". Từ tám quẻ ban đầu, xếp chồng lên nhau, chuyển đổi từng đôi một thành 64 quẻ mang nhiều nội dung phong phú.
    Thiệu Ung lý giải bằng hai số chẵn lẻ biến đổi. Thái Cực là duy nhứt, chia tác thành một âm, một dương tức một chẵn mà biến hóa vô cùng.
    "Nhất biến nhi nhị, nhị biến nhi tứ, tam biến nhi bát quái thành hỉ. Tứ biến nhi thập lục, ngũ ngũ biến nhi tam thập nhị, lục biến nhi lục thấp tứ bị lử" (Một lần biến thành hai, hai lần biến thành bốn, ba lần biến thành tám quẻ. Bốn lần biến thành mười sáu, năm lần biến thành ba mươi hai, sáu lần biến là đủ sáu mươi tư quẻ. Thiệu Ung quan vật ngoại thiên). Quả thật, Chu Dịch là quyển đầu của các kinh (quần kinh thủ) bao trùm cả giáo lý,

    tư tưởng của Đạo Cao Đài.
    Cái tư tưởng lớn nhất là "Trung Dung Khổng Thánh chỉ rành" là kinh nhựt tụng của người Đạo.
    "Trung giả vô quá vô bất cập chi danh dã. Dung bình thường dã" (Trung là không quá bất cập. Dung là bình thường - Luận ngữ, Tập chú).
    "Trung dung giả, bất thiên bất ỷ, vô quá vô bất cập" (Đạo Trung Dung không thiên không lệch, không quá, không bất cập - Trung Dung chương cú).
    Đạo Trung Dung đó, Chu Dịch gọi là trung hành. Quẻ Ích, lời hào thứ 4, âm nói :
    "Trung hành, cáo công tòng, lợi dụng vi y thiên quốc" (Đạo trung báo với bậc công theo, lợi dụng đạo trung nương tựa mà dời đô).
    Quẻ Quải, lời hào thứ 5, dương viết : "Hiền lục quải quải, trung hành vô cữu" (như rau sam mà quả quyết, giữ đạo trung không có lỗi).
    Trung hành của Chu Dịch và đạo Trung Dung của Khổng Tử đều dạy "phải giữ đạo trung ở trong lòng" (các thiết trung vu nãi tâm) để tu dưỡng tâm tính đề cao nhân cách,

    nhờ đó mà coi trọng tinh thần và bản tánh của người khác.
    Trung Dung là đức tốt cực điểm, lâu nay ít ai đạt được (Trung Dung chi vi đức dã, kỳ chí thỉ hồ. Dân tiến cửu hỉ - Luật ngữ, Ung dã).

    2 - Trung Thiên Bát Quái Cao-Đài Xếp Trên Lạc Thơ
    CHÚ THÍCH :
    1.Quẻ Ly (con mắt) nằm trên cung 3 (Tam Kỳ)
    2.Càn 6, Khôn 8 thất vị
    3.Ly 3, Khảm 7 làm chủ phải tu để chiết Khảm điền Ly

    3. Âm dương vận hành (giống phép Hoán Đàn)
    theo Lạc Thư


    - > Số trời tròn (lẻ) : 1,3,7,9
    < - Số đất vuông (chẵn) : 2,4,6,8

    _
    _ Một là Trời, Hai là Đất, Ba là Người
    4. Phân biệt âm dương (Lưỡng Nghi)


    NGHI

    Âm

    Dương

    GIỚI

    Thiên Nhiên

    Đất

    Trời

    Số

    Chẵn

    Lẻ

    Giới tính

    Nữ

    Nam

    Loại người

    Tiểu nhân

    Quân tử

    Hành

    Thủy

    Hỏa

    Ngày đêm

    Đêm (tối)

    Ngày (sáng)

    Mùa

    Thu, đông

    Xuân, Hạ

    Vị

    Chua, mặn, đắng

    Cay, ngọt, lạt

    Thiên can

    Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quí

    Giáp, Bính. Mậu, Canh, Nhâm


    5. Ý nghĩa tám quẻ chính


    Quẻ

    Càn

    Khảm

    Cấn

    Chấn

    Tốn

    Ly

    Khôn

    Đoài

    Giới

    Thiên nhiên

    Trời

    Nước

    Núi

    Sấm

    Gió

    Lửa

    Đất

    Đầm

    Tính

    Cứng

    Nhuận

    Chỉ

    Động

    Nhập

    Lệ thuộc

    Thuận

    Vui

    Phương

    Tây nam

    Nam

    Đông nam

    Đông

    Đông bắc

    Bắc

    Tây bắc

    Tây

    Thiên văn

    Thiên cầu

    Trăng

     

     

     

    Mặt trời

    Địa cần

     

    Thời gian

     

    Ngọ

     

    Mẹo

     

     

    Dậu

    Người

    Đầu

    Tai

    Tay

    Chân

    Đùi

    Mắt

    Bụng

    Miệng

    Thú

    Ngựa

    Heo

    Chó

    Rồng

    Trĩ

    Trâu

    Gia đình

    Cha

    Trung nam

    Thiếu nam

    Trưởng nam

    Trưởng nữ

    Trung nữ

    Mẹ

    Thiếu nữ

    Màu

    Thắm

    Đỏ

     

    Vàng

    trắng

     

    Đen

     

    Ngũ hành

    Kim

    Thủy

    Thổ

    Mộc

    Mộc

    Hỏa

    Thổ

    Kim


    6. Minh họa quẻ Ly (Thiên Nhãn) 3 hào


    TAM TÀI

    HÀO

    THỂ

    DỤNG

    Địa

    Hào 3

    Pháp

    Tâm

    Nhân

    Hào 2

    Tăng

    Hỏa

    Thiên

    Hào 1

    Phật

    Mắt 


    7. Minh họa tương quan Ngũ quái 5 quẻ với Ngũ hành


    GIỚI THIÊN NHIÊN

    Ngũ quái

    Ngũ hành

    THÂN THỂ NGƯỜI

    5 sắc

    5 vị

    5 khí

    5 quí

    5 phư
    ơng

    5 tạng

    5
    phũ

    5 thể

    5 quan

    5 chí

    Xanh

    Chua

    Gió

    Xuân

    Đông

    Chấn

    Mộc

    Cang

    Mật

    Gân

    Mắt

    Giận

    Đỏ

    Đắng

    Nóng

    Hạ

    Bắc

    Ly

    Hỏa

    Tâm

    Tiểu trường

    Mạch

    Lưỡi

    Mừng

    Vàng

    Ngọt

    Thấp

    Trưởng hạ

    Tây bắc

    Khôn

    Thổ

    Tỳ

    Dạ dày

    Thịt

    Miệng

    Lo

    trắng

    Cay

    Khô

    Thu

    Tây nam

    Càn

    Kim

    Phế

    Đại trường

    Da

    Mũi

    Buồn

    Đen

    Mặn

    Lạnh

    Đông

    Nam

    Khảm

    Th
    ủy

    Thận

    Bàng quang

    Xương

    Tai

    Sợ


    8. Minh Họa Tứ Tượng có hai hào

    9. Minh họa quẻ Càn Khôn 6 hào


    10. Minh họa quẻ D8ịa Thiên Hỏa có 9 Hào

    Khi quẻ CÀN di chuyển chồng lên quẻ KHÔN thì quẻ TỐN

    cũng di chuyển chồng lên quẻ CẤN mà sinh ra quẻ TIỆM

    MƯỜI HAI QUẺ CỦA ĐẠO DỊCH

    Tài Liệu Tham Khảo

    Bát Quái biến hóa vô cùng
    TNHT 2, tr.62
    Bát Quái là văn tự đầu tiên Quốc học khái luận, Đài Bắc 1958

    Ngoài những lãnh vực văn hóa đã viết ở trước,

    Bát Quái và các trùng quái còn bàn về chính trị kinh tế, xã hội, bói toán…
    Hoàng Đế, Nghiêu Thuấn rủ xiêm y mà thiên trị đó là nhờ lấy tượng ở quẻ Càn, quẻ Khôn (Hoàng Đế, Nghiêu Thuấn thùy y thường nhi thiên hạ trị, cái thủ chư Càn khôn - Phan Kế Bính - Nam Hải dị nhân liệt truyện)
    Một phương diện khác nữa rất đặc biệt là Phục Hy "lấy Bát Quái tương trùng để bói xem kiết hung họa phúc" (Dĩ Bát Quái tương trùng vi cát hung họa phúc chi chiêm). Đó là chủ điểm của chương này.
    Trong Bát Quái trung thiên, bốn quẻ chính là Càn, Khôn, Ly, Khảm, ta trùng quái hoán vị trên dưới sinh ra 12 quẻ kép à : Thái, Bỉ, Ký Tế, Vị Tế, Đồng nhận, Đại hữu, Trung, Nhu, Tấn, Minh Di, Sư, Tỵ. Khôn Càn là Thượng Nguơn Thánh Đức, còn Ly Khảm Hạ Nguơn mạt kiếp. Loài người phải tu luyện để chiết đường Khảm, điền vào âm Ly mới qui hồi cựu vị.

      1.- Khôn trên Càn dưới là quẻ THÁI

    Kinh Dịch viết : Thái Tiểu vãng, đại lai, cát hanh (Quẻ Thái nhỏ đi, lớn lại, lành tốt hanh thông)
    Chu Dịch bản nghĩa giải : Thái là hanh thông, là quẻ trời đất thông nhau, hai khí âm dương thông nhau, nên gọi là Thái, quẻ ứng vào tháng Giêng. Nhỏ là âm, lớn là Dương, tức Khôn đi ở ngoài, Càn đến ở trong. Hào sáu đi ở ngôi Tư, hào chín lại ở ngôi Ba. Người được quẻ này có đức cương dương tốt lành và hanh thông.
    Lời Thoán nói rằng : quẻ thái nhỏ đi lớn lại, tốt lành và hanh thông, trời đất giao nhau mà vạn vật hanh thông, trên dưới giao nhau mà chí giống nhau. Trong dương mà ngoài âm, trong mạnh mà ngoài thuận, trong quân tử mà ngoài tiểu nhân. Đạo quân tử lớn lên thì đạo tiểu nhân tiêu đi vậy.
    Lời Tượng nói rằng : Trời Đất giao nhau là quẻ Thái, Vua coi theo mà sử nên Đạo của Trời Đất, giúp mọi sự phải để đỡ đần sanh chúng.

      2. Càn trên Khôn dưới là quẻ Bĩ

    Kinh Dịch viết : Bĩ chi phi nhân. Bất lợi quân tử trinh, đại vãng tiểu lai của người quân tử, lớn đi, nhỏ lại).
    Chu Dịch bản nghĩa giải : Bĩ là bế tắc, tức là quẻ tháng bảy, trái với quẻ Thái. Cho nên nói là "Phi nhân", nghĩa là không phảo đạo người. Lời chiêm đoán của nó không lợi về đường chánh đạo quân tử.
    Bởi lẽ, Càn ở ngoài, Khôn ở trong, nó lại do quẻ Tiệm mà lại, nên hào thứ chín ở vào ngôi Tư, hào Sáu ở vào ngôi Ba. Người ta nghi ngờ ba chữ "chi phi nhân" là thừa vì nó ở hào Sáu Ba của quẻ Tỵ (coi dưới) mà ra.
    Lời Thoán nói rằng : Bĩ đó, chẳng phải đạo người, chẳng lợi cho sự chính bền của người quân tử, lớn đi, nhỏ lại thì trời đất không thông nhau nên vạn vật không thông, trên dưới không thông nhau nên thiên hạ không có nước. Trong âm mà ngoài dương, trong mềm mà ngoài cứng, trong bọn tiểu nhân mà ngoài người quân tử. Aáy là đạo tiểu nhân lớn lên nên đạo người quân tử tiêu đi.
    Lời Tượng nói rằng : Trời Đất không thông nhau là eủ Bĩ, người quân tử coi đó để dè chừng đức hạnh, lánh nạn, không thể vẽ vang bằng lợi lộc.

     3. Càn trên Ly dưới là quẻ ĐỒNG NHÂN

    Kinh Dịch viết : Đồng nhân vu dã, hanh lợi, thiệp đại xuyên, lợi quân tử trinh (cùng người ở đồng, hanh thông, lợi về sự sang sông lớn, lợi cho sự chính bền của người quân tử).
    Chu Dịch bản nghĩa giải : Ly có vạch như âm mắt ở giữa hai vạch dương, nên đức là văn minh, là mắt, tượng là lửa, là điện, là mặt trời. Đồng nhân là chung cùng với mọi người. Ly gặp quẻ Càn, lửa lên cùng với trời.
    Hào Sáu Hai được ngôi ở trên ứng với hào Sáu Năm. Trong quẻ chỉ có một hào âm mà cùng chung với các hào dương, nên gọi chung cùng với mọi người. Ý nói vậy xa mà không riêng tư chỉ có đạo hanh, lấy đức mạnh mà đi, nên có thể sang sông. Đồng nhân là quẻ trong văn minh, ngoài cương kiện. Hào Sáu Hai trung chính mà có vẻ ứng, ấy là Đạo người quân tử. Người được quẻ này thì hanh thông có thể vượt qua nơi hiểm yếu. Còn người mà mình cùng chung phải hợp với đạo quân tử thì mới có lợi.
    Lời Thoán nói rằng : Quẻ Đồng Nhân, mềm được ngôi, được chỗ giữa mà ứng với Càn nên gọi là đồng nhân.

      4. Càn dưới Ly trên là quẻ ĐẠI HỮU

    Kinh Dịch viết : Đại hữu nguyên hanh (Quẻ Đại hữu cả lớn hanh thông).
    Chu Dịch bản nghĩa giải : Đại hữu là sự "có lớn". Ly ở trên Càn tức lửa ở trên trời, không gì không soi rọi. Lại nữa, hào Sáu Năm là hào âm ở ngôi tôn, được chỗ giữa mà năm hào dương ứng theo nó, nên gọi là "có lớn". Càn mạnh, Ly sáng, ở ngôi tôn mà ứng với trời nên có cơ hanh thông.

    Người được quẻ này có đức ấy thì rất tốt và hanh thông.
    Lời Thoán nói rằng : Quẻ Đại hữu chỉ kẻ mềm được ngôi tôn cả giữa mà trên dưới ứng nhau gọi là Đại hữu. Đức cứng mạnh mà văn vẻ sáng láng, ứng nhau với trời mà đi là đíng thời, nên cả lớn hanh thông.
    Lời Tượng nói rằng : lửa ở trên trời là quẻ Đại hữu. Người quân tử coi đó mà ngăn ngừa kẻ ác, biểu dương người thiện, thuận theo mệnh tốt của trời.

      5. Càn dưới Khảm trên là quẻ NHU

    Kinh dịch viết : Nhu hữu quang, hanh, trinh, cát, lợi thiệp đại xuyên (quẻ Nhu có đức tin sáng lạng hanh thông, chính bền tốt. Lợi sang sông lớn).
    Chu Dịch bản nghĩa giải : Nhu là đợi. Quẻ Càn mạnh, Khảm hiểm, sức mạnh gặp chỗ hiểm mà không vội vàng, tiến để mắc vào chỗ hiểm đó. Ấy là cái nghĩa chờ đợi.
    Quẻ này hào Chín Năm là thể Khảm bên trong đã đầy, lại có nhiều tính dương cương trung chính mà ở ngôi Tôn, tức cái tượng "có đức tin được ngôi chính". Khảm là nước ở phía trước, Càn là mạnh kế tới sau, ấy là cái tượng "sắp sang sông lớn mà chưa tiến lên một cách khinh thường".
    Thế nên, người được quẻ này, nếu có điều chờ đợi mà tự mình sẵn đức tin thì sẽ sáng láng hanh thông, nếu được chính bền thì tốt và lợi về việc sang sông lớn. Chính bền thì không có gì là không tốt, mà sự sang sông càng quý ở chỗ chờ đợi. Ấy là, không vì lòng ham muốn mau chống mà phạm vào chỗ hiểm nạn.
    Lời Thoán nói rằng : Nhu tức là đợi, chỗ hiểm ở trước vậy.

    Cứng mạnh mà không bị hãm, nghĩa là không thể khốn cùng.

     6. Càn trên Khảm dưới là quẻ TỤNG

    Kinh Dịch viết : Tụng hữu phu chất dịch, trung cát, chung hung, lợi kiến đại nhân, bất lợi thiệp đại xuyên (Kiện tụng có thật bị lấp, phải sợ, vừa phải : tốt; theo đuổi đến chót : xấu; lợi về sự thấy người lớn,

    không lợi về sự sang sông lớn)
    Chu Dịch bản nghĩa giải : Kiện tụng là tranh biện. Trên Càn dưới Khảm, Càn thì cứng, Khảm thì mềm. Người trên dùng điều cứng để chế kẻ dưới, kẻ dưới dùng sự hiểm để dòm người trên.
    Quẻ này, hào Chín Hai giữa đặc mà không có kẻ ứng cùng mình nên thêm lo. Vả lại, theo quái biến, nó từ quẻ Độn mà hại, tức kẻ cứng đến ở hào Hai mà nhắm vào giữa thể dưới, có sự thật bị lấp che, biết sợ mà hợp với lẽ vừa phải. Hào chín trên quá cứng ở cuối sự kiện, có tượng theo đuổi việc đến cùng. Hào Chín Năm cứng mạnh, trung chính ở giữa ngôi tôn, có tượng người lớn, lấy tư cách dương cương cỡi lên chỗ hiểm, ấy là sự đầy đặc xéo vào chỗ hãm, có tượng không lợi về sự sang sông lớn. Thế nên, người được quẻ này chắc có sự tranh tụng và tùy theo thế của mình ăn ở mà biến thành lành hay dữ.
    Lời Thoán nói rằng : Quẻ Tụng trên cứng dưới hiểm, hiểm mà mạnh là quẻ Tụng.
    Lời Tượng nói rằng : Trời với nước đi trái nhai là quẻ Tụng, người quân tử coi đó mà dấy việc mưu tính lúc đầu.

      7. Khôn trên Khảm dưới là quẻ SƯ

    Kinh Dịch viết : Sư trinh trượng nhân cát, vô cữu. (Quân chinh, bậc trượng nhân tốt, không lỗi).
    Chu Dịch bản nghĩa giải : Sư là quần chúng, dưới Khảm trên Khôn. Khảm hiểm mà Khôn thuận. Khảm là nước, Khôn là đất, thời xưa ngụ hình ở nông, che cái rất hiểm ở chỗ lớn thuận, dấu cái không lường trong chỗ rất tĩnh.
    Trong quẻ, chỉ hào Chín Hai là hào dương ở giữa quẻ dưới là tượng làm tướng. Trên dưới năm hào âm đều phải thuận ma theo, là tượng làm quân binh. Hào Chín Hai lấy tư cách dương cương ở dưới làm việc. Hào Sáu Năm là hạng mềm yếu ở trên mà dùng người, tức cái tượng vua sai tướng ra quân, nên quẻ này gọi là sư. Cái đạo dùng quân, lợi về đường chính đáng, nên dùng người lão thành mới tốt mà không có lỗi.

    Đó là lời răn người được quẻ này.
    Lời Thoán nói rằng : Sư là nhiều người, trinh là chính, khiến được nhiều người chính đính, thì có thể làm nên nghiệp vương bá.
    Lời Tượng nói rằng : Trong đất có nước là quẻ Sư. Người quân tử xem đó mà dung dân, nuôi chúng.

     8. Khôn dưới Khảm trên là quẻ TỊ

    Kinh Dịch viết : Tị cát nguyên phệ nguyên, vĩnh, trinh, vô cữu. Bất minh phương lai, hậu phu hung (Liền nhau tốt, trung nguyên việc bói, khởi đầu lớn, lâu dài, chính bền, không lỗi. Chẳng an mới lại, sau trễ tượng phu, hung).
    Chu Dịch bản nghĩa giải : Tị là gần nhau liền nhau. Hào Chín Năm lấy dương cương ở giữa quẻ trên mà được chỗ chính. Năm hào âm ở trên và dưới đều gần lại mà cái tượng một người võ về muôn nước,

    bốn bể trông lên một người.
    Người được quẻ này sẽ được người thân theo bám mình. Nếu có đức cả lành, dài lâu, chính bền thì mới để cho người khác theo về mà không có lỗi. Còn người chưa gần có điều không ổn mà sắp sửa theo về thì người này giao kết chặt chẽ, còn kẻ kia đi lại đã muộn khiến có sự hung. Những ai muốn gần

    với người thì nên lấy đó mà tính ngược lại.
    Lời Thoán nói rằng : Tỵ là tốt, tị là giáo lại. Người dưới thuận theo, truy nguyên việc bói, đầu cả, lâu dài, chính bền, không lỗi, vì cứng ở giữa, không an mới lại, trên dưới ứng nhau, sau trượng phu, hung vì đạo cùng.
    Lời Tượng nói rằng : Trên đất có nước là quẻ Tị. Đấng Tiên Vương coi đó mà dựng nước, thân cận chư hầu.

     9. Khôn dưới Ly trên là quẻ TẤN

    Kinh Dịch viết : Tấn, Khang hầu dung tích mã phồn tứ, trú nhật tam tiếp (quẻ tấn, tước hầu yên dùng cho ngựa giậm nhiều, ban ngày ba lần tiếp)
    Chu Dịch bản nghĩa giải : Tấn là tiến lên, tước hầu yên là tước làm an được nước. Ngựa cho giậm nhiều, ban ngày ba lần tiếp nối, nghĩa là chịu nhiều ơn lớn, được thân mật kính lễ một cách rõ ràng.
    Quẻ này trên Ly dưới Khôn, có tượng mặt trời mọc trên đất. Bốn hào xuôi thuận bám vào nơi cả sáng sủa, du từ quẻ Quan biến lại, thành hào Sáu Bốn mềm yếu mà tiến lên cho tới hào Năm.
    Người được quẻ này có ba điều ấy thì cũng có sự yên ấy.
    Lời Thoán nói rằng : Tấn là tiến. Sáng soi trên đất mà bám vào nơi sáng lớn, mềm tiến mà đi lên. Cho nên, tước hầu yên dùng cho ngựa giậm nhiều, ban ngày ba lần tiếp nối.
    Lời tượng nói rằng : Lửa ở trên đất là quẻ Tấn,

    người quân tử coi đó mà tự hành động cho rõ đức sáng của mình.

     10. Khôn trên Ly dưới là quẻ MINH DI

    Kinh Dịch viết : Minh di lợi gian trinh (Quẻ Minh di lợi về khó nhọc trinh chính)
    Chu Dịch bản nghĩa giải : Di là đau. Quẻ này Ly dưới, Khôn trên, mặt trời vào trong đất, tức cái tượng sáng mà bị đau, nên gọi là Minh di.
    Sáu hào trên quẻ này chủ sự tối mà hào Sáu Năm ở gần nó. Vì vậy, người được quẻ này, lợi về điều khó nhọc để giữ sự chính mà tự che sự sáng của mình.
    Lời Thoán nói rằng : Sáng chiếu vào trong đất là quẻ Minh di.
    Lời Tượng nói rằng : Sáng vào trong đất. Người quân tử coi đó để trị dân chúng, dùng tối mà được sáng.

     11. Khảm trên Ly dưới là quẻ KÝ TẾ

    Kinh Dịch viết : Ký tế hanh, tiểu lợi trinh sơ cát, chung loạn (quẻ Ký tế hanh thông,

    nhở lợi về chính bền, đầu tốt, chót loạn).
    Chu Dịch bản nghĩa giải : Đã xong thì việc đã nên. Ký tên là quẻ nước lửa giao nhau, thứ nào đều dùng thứ nấy. Ngôi sáu hào đều được chính đính nên "đã sang". Chữ "banh nhỏ" nên đổi thành "nhỏ hanh".
    Quẻ này, lời chiêm đoán của sáu hào đều có ý răn đe, làm được thì nên.
    Lời Thoán nói rằng : Quẻ Ký tế hanh tức cái nhỏ hanh thông. Lời Tượng nói rằng : Nước ở trên lửa là quẻ Ký tế. Người quân tử coi đó để suy nghĩ lo lắng mà ngăn ngừa.

     12. Ly trên Khảm dưới là quẻ VỊ TẾ

    Kinh Dịch viết : Vị tế hanh, tiểu hồ hất tế, nhu kỳ vĩ, vô du lợi (quẻ vị tế hanh,

    con cáo nhỏ hầu sang, ướt đuôi, không lợi).
    Chu Dịch bản nghĩa giải : Quẻ vị tế nói lúc việc chưa thành. Nước lửa chẳng giao nhau, chẳng hổ tương nhau. Sáu hào trong quẻ đều mất ngôi, nên "chưa xong", hầu sang (sắp xong) mà ướt đuôi là chưa xong.
    Người được quẻ này không có lợi gì.
    Lời Thoán nói rằng : Quẻ Vị tế hanh, mềm được ở giữa. Cáo nhỏ hầu sang, ướt đuôi không lợi, mà chẳng nối chót được. Tuy chẳng đăng ngôi nhưng cứng mềm ứng với nhau.
    Lời tựa nói rằng : Lửa ở trên nước, là quẻ Vị tế. Người quân tử coi đó mà cẩn thận và phân biệt các sự vật.
    Mười hai quẻ chia làm ba bậc : thượng, trung, hạ. Thượng gồm có 5 quẻ : Thái, Đồng nhân, Đại hữu, Tấn và Ký tế. Trung cũng gồm có 5 quẻ : Nhu, Tụng, Sư, Tị, Minh di. Hạ gồm có 2 quẻ : Bĩ và Vị tế.
    Ai được quẻ thượng thì thảnh thơi, quẻ trung thì cẩn thận và quẻ hạ phải e dè chỗ hiểm.
    Lời giải văn tự cổ xưa, sâu kín cần đọc đi đọc lại để hiểu ý nghĩa uyên thâm trong đó. Muốn cầu được quẻ, ta dùng tràng hạt Dịch lý để chiêm đoán (xem mục 14 ở sau), bấm đúng số nào thì chọn số đó làm quẻ rồi đọc lời giải quẻ mà tìm ra tốt xấu, thuận nghịch.

      13. Thời kỳ mạt kiếp sanh tượng tàng
    (từ hai quẻ Bĩ vàTụng)

    Vào đêm rằm tháng 8 năm Ất Sửu (1925), ở Phú Quốc, Đức Quan Thánh và Lý Bạch giáng cơ tiên tri về thời cuộc từ 1925 về sau :
    "QUAN mà hiểu rộng LÝ cao quyền,
    THÁNH Phật phân rành THÁI độ duyên.
    ĐẾ sắc nêu cao nguồn BACH tự,
    GIÁNG lâm đàn nội, GIÁNG qui nguyên.

    "Lão vâng lịnh Tam Giáo tòa lâm đoàn để đôi lời tiên tri, lẽ tuần hoàn chuyển đổi…
    "Chúng sanh khá nhớ : " Cao vi càn, càn vi Thiên. Đài Khảm, Khảm vi thủy tức là quẻ Thiên thủy tụng, thì chạy đâu cho khỏi số trời định binh lửa bốn phương. Những kẻ không tu đành cam số phận…".
    "Năm Ất Sửu (1925) để lời Lão phán,
    Qua Bính Dần (1926) đặng rạng cơ mầu,
    Lập thành nguồn đại Á châu
    Đắp xây nền móng sùng Ân đời đời.
    Nên thấy rõ đạo Trời chánh giáo,
    Cảnh Tây Ninh đào tạo Thánh Tòa.
    Lập thành cơ đạo chia ba,
    Tiền, trung với hậu cũng là đồng môn.
    Nắm cơ quan bảo tồn sanh chúng,
    Dựng lên rồi chia trúng mười hai.
    Trên tường thiên lý dăm dài,
    Lập thành Đại Đạo Cao Đài độ dân.
    Năm Mậu Dần sắp gần binh cách,
    Ấy là điều tai ách nhơn sanh.
    Bốn năm dân chủ tung hoành,
    Tây Ninh thừa thế lập thành cơ binh.
    Để bảo hộ chúng sinh bổn đạo,
    Dân Xã lo đào tạo quan quân.
    Quốc gia nổi dậy tưng bừng.
    Tân Dân thành lập lẫy lừng quốc dân,
    Nền độc lập lần lần ra mặt.
    Vĩnh Thụy lầm tưởng thật chi hành,
    Đến ngày hội cả nhơn sanh.
    Kỳ ba súng nổ lập thành quốc gia,
    Để phát động sơn hà thống nhứt.
    Hiệp Tam Giang nổ lực tấn công,
    Bảo Sanh Nhơn nghĩa Đại Đồng.
    Hòa bình thế giới ở trong đạo Trời,
    Chớ lầm tưởng quyền đời sức mạnh.
    Dễ lướt qua luật chánh thiêng liêng,
    Hậu sau ra đứng trước tiền,
    Do Tòa Tam Giác lịnh truyền thường răn.
    Đức Di Lạc cầm cân cứu thế,
    Hội Long Hoa tên để phong Thần.
    Thượng nguơn đời lập Tân Dân,
    Dựng nền dân quốc, xa lần chủ quân.
    Quâ hương hiện cảnh xuân thơ thới,
    Đạo nhà Nam vạn đại lưu truyền.
    Gia vô bế hộ êm đềm,
    Phật, Tiên, Thánh, Thần giáng miền trần gian.
    Đạo gom trọn nhơn gian vũ trụ,
    Gieo giống lành làm chủ năm châu.
    Từ đây khắp cả hoàn cầu,
    Âu ca lạc nghiệp dưới bầu trời chung.
    * Bài tứ tuyệt trên hiện rõ sự mầu nhiệm của cơ bút. Nếu đọc khoán thủ ta thấy : Quan Thánh Đế Quân giáng, khoán tâm ta lại thấy : Lý Thái Bạch giáng và sau 2 chữ Thánh Đế ta thấy 2 chữa Phật Sắc tức Phật Bà Quan Âm. Bài này tiên tri Tam Trấn thay mặt Tam giáo dạy Đạo kỳ ba.
    *Bài song thất lục bát tiên tri, Đạo Cao Đài lập trước nhất ở Tiền Giang rồi Hậu Giang và sẽ phân chia 12 chi phái. Đạo lập quân đội và Hòa Hảo lập Dân xã Đảng. Sau đó, Bảo Đại bị Ngô Đình Diệm lừa gạt truất phế. Trải qua ba cuộc đảo chánh mới lật đổ được Ngô triều.
    Đến cuối thế kỷ này "phân tiền vi hậu", Đức Di Lạc Vương Phật ra đời lập Hội Long Hoa để tuyển ngôi vị Phật, dựng đời Thượng Ngươn Thánh Đức, Đức Di Lạc là bậc Minh Vương hiền triết thông kim đạt cổ tạo cảnh thái bình "gia vô bế hệ".
    Lúc đó, đạo nắm trọn huyền vi vũ trụ và !! Đất dậy, trời thay xác, chư Phật, Tiên, Thánh xuống ở trần". Nhân loại lạc nghiệp âu ca, chung bầu trời : "Đại Đồng thế giới".
    Đây là bài thi độc nhứt vô nhị do Tam Trấn giáng chung Đức Lý Thái Bạch và Quan Thánh chủ động ban ý tưởng còn Phật Quan Âm chứng lễ đàn.

     14. Luật lưỡng phân, lưỡng hợp (từ 2 quẻ Ký tế, Vị tế)

    a/- Phân giải lưỡng nghi : theo Chu Hy, nhân sinh vạn vật đều có một thái cực. Thái cực phân ra lưỡng nghi là âm dương.
    Âm Dương là hai yếu tố tương phản nhau như nam và nữ, sáng và tối, ngày và đêm… Nhờ sự tương phản mà âm dương đùn đẩy biến hóa vô cùng.
    Tuy bản chất đối nghịch nhau, trong cái này lại có cái kia như trong dương thịnh (Thái Dương) thì có chút âm (Thiếu âm) và ngược lại.
    Thật ra cả hai yếu tố âm dương luôn luôn hòa lẫn nhau và đóng vai trò quan trọng trong sự sinh thành của vạn vật. Âm trưởng thìdương tiêu, dương trường thì âm tiêu. Âm tăng lên đến chỗ cực thịnh thì dương sẽ phát sinh và âm sẽ phải thoái đầu, và ngược lại. Đó luật lưỡng phân, lưỡng hợp.

    b/- Tràng hạt Dịch lý hay xâu chuỗi tự pháp :
    Đức Thanh Sơn Đạo sĩ, tổ sư Dịch lý của Đạo Cao Đài dạy làm chuỗi tràng hạt Dịch lý, có 64 hột phân làm hai. Một đoạn 62 hi (6+2=8) biểu tượng Bát Quái. Đoạn kế 2 hội biểu tượng Lưỡng Nghi (âm dương) đồng thời chỉ quẻ Ký tế số 63 và Vị tế số 64.
    Khi dương trưởng thì 2 hội âm dương ngang vai trái và khi âm trưởng thì mang 2 hột âm dương ngang vai phải, vào giờ cầu nguyện hay tiếp điển hay tịnh luyện.
    Trong trời đất, khí dương tăng trưởng từ giờ Tý đến giờ Tỵ vào tháng 11 đến tháng 4 âm lịch, từ tiết Đông Chí đến tiết Lập Hạ. Một dương sanh tử quẻ Phục rồi cực thịnh ở quẻ Càn. Còn khí âm tăng trưởng từ giờ Ngọ đến giờ Hợi vào tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, từ tiết Hạ Chí đến tiết Lập Đông. Một âm sanh từ quẻ Cấn rồi cực thịnh ở quẻ Khôn có 6 âm.
    Muốn như ý nguyện, người tu phải dựa vào các mốc thời gian đó. Trong ngày phải thiết lễ vào thời Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu. Trong năm vào các tiết Đông Chí, Hạ Chí, Xuân Phân và Thu Phân.
    Vào thời Tý và Đông Chí có một dương sanh nên tấn dương hỏa. Vào thời Ngọ và Hạ Chí có một âm sanh nên thối âm phù. Còn thời Mẹo, Dậu, Xuân phân, Thu phân thì mộc dục để bảo dưỡng khí dương.
    Dưới đây là 2 biểu đồ âm tiêu dương trưởng và dương tiêu âm trưởng.
    *Âm tiêu dương trưởng :


    Giờ

    Sửu

    Dần

    Mẹo

    Thìn

    Tỵ

    Tháng

    11

    12

    01

    02

    03

    04

    Tiết

    Đông Chí

    Đại Hàn

    Vũ Thủy

    Xuân Phân

    Cốc Vũ

    Lập Hạ

    Quẻ

    Phục

     

    Lâm

    Thái

    Đại trảng

    Quải

    Càn

    *Dương tiêu âm trưởng :


    Giờ

    Ngọ

    Mùi

    Thân

    Dậu

    Tuất

    Hợi

    Tháng

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    Tiết

    Hạ Chí

    Đại Thử

    Xử Thử

    Thu Phân

    Sương Giáng

    Lập Đông

    Quẻ

    Cấu

     

    Độn

    Bỉ

    Quán

    Bác

    Khôn

    Muốn hỏi việc ở cõi vô hình thì tùy thuộc vào sự di động của hai hạt âm dương, chỉ có người trong cuộc mời thông linh được.
    Trong Kinh Dịch quẻ chót tức quẻ thứ sáu mươi bốn là quẻ Hỏa Thủy Vị tế nghĩa là chưa xong. Theo Bát Quái Cao Đài, Hỏa Thủy Vị tế là quẻ Càn chồng lên quẻ Khôn và quẻ Ly chồng lên quẻ Khảm biểu tượng của sự chưa xong. Vì theo Bà Bát Nương dạy con người phải tu luyện để biến hóa từ Kim Thạch, thảo mộc, cầm thú rồi mới thành người.
    Khi đã thành người chỉ là tạm xong còn phải tu sửa để thành Thần, Thánh, Tiên, Phật mới gọi là Thủy Hỏa Ký tế. Lúc đó Càn Khôn (Bĩ) trở thành Khôn - Càn (Thái) và Ly - Khảm biến thành Khảm Ly mà người ta gọi là Chiết Khảm điền Ly (lấy quẻ dương của Khảm điền vào chỗ quẻ âm của Ly để thành quẻ Càn) biểu tượng cho sự thanh khiết đạt thành chánh quả.
    Người tín hữu Cao Đài trước là tu thân sửa mình trục bỏ cái âm, những điều xấu ác để trở thành thuần dương thánh thiện. Nếu mọi tín hữu đều tu luyện theo tôn chỉ của Đại Đạo là góp phần to lớn chuyển đổi vận Bĩ của thế giới thành vận Thái, đã thực hiện xong lời nguyện thứ tư cũng là lời nguyện to lớn nhất của Đạo Cao Đài.
    Tứ nguyện thiên hạ thái bình.
    Vía Đức Chí Tôn lần thứ 48
    TVR

    Tài Liệu Tham Khảo

    BẢO BA - Chu Dịch nguyên chỉ - Thương vụ ấn thư quán - Thượng Hải.
    BỬU CẦM - Tìm hiểu Kinh Dịch, Sàigòn 1957.
    CHU HY - Chu Dịch bản nghĩa (Kinh Dịch tạp chú), Hương Cảng.
    DUMONT - L.Homo Hierarchicus : The caste Systau and its Implications Chicago 1970
    ĐÀO TRINH NHẤT - Vương Dương Minh, Sai gon, Tân Việt
    ĐỖ ĐÌNH TUÂN, Dịch học nhập môn, Sàigòn 1973
    GLASENAPP Helmuthde - Les cing Grands religions du Monde - Paris, Payot 1954.
    HARLEZ CHARLES de Le liver des mutations (Yi.king) Paris 1959.
    JASPERS Karl - Triết học nhập môn (Lê Tôn Nghiêm dịch) Huế 1958.
    KINH THƯ - Thẩm Quỳnh dịch, Sài gòn 1965.
    LÃO TỬ - Đạo Đức Kinh (Nguyễn Duy Cần dịch), NXBVH 1992.
    LÊ VĂN QUÁN - Chu Dịch Vũ Truị Quan - Hà Nội 1975.
    LIỄU DI TRỪNG - Trung Quốc Văn Hóa sử. Đài Bắc 1948
    LUẬN NGỮ - Lê Phục Thiện dịch, Sài gòn 1962
    LÝ QUÁ - Tây Khê Dịch thuyết, Thương vụ ấn thư quán Thượng Hải.
    LƯƠNG KIM ĐỊNH - Triết Đông chuyên biệt. Sài Gòn 1962
    NGÔ TẤT TỐ - Kinh Dịch, TP.HCM 1991
    NGÔ QUẾ SÂM - Chu Dịch tượng thuận - Thượng Hải
    NGUYỄN DUY TINH - Kinh Chu Dịch (dịch bản nghĩa) Sài Gòn 1968
    NGUYỄN MAÏNH BẢO - Dịch Kinh tân khảo. Sài gòn 1958
    NGUYỄN HỮU LƯƠNG - Kinh Dịch với vũ trụ quan đông phương, Sài gòn 1971 - TP.HCM 1992
    NGUYỄN HIẾN LÊ - Kinh Dịch NXB Văn học 1992
    PLATT Nathaniel & DRUMMON Muriel Jean - Our word Through the ages. New York 1959
    PHAN BỘI CHÂU - Chu Dịch, Sài gòn khai trí.
    PHAÏM CÔNG TẮC - Lời thuyết Đạo, quyển I, II, III, IV, V
    PHƯƠNG THỰC TÔN - Trung sơn độc châu Dịch kí, Thượng Hải.
    SAUSSURE Léopold - Les origines de l'astronomie chinoise, Paris 1930
    SUDRE René - Les nouvelles énigmes de l'uni-ver, Paris 1951
    SOOTHILL W.E - Lestrois religions de la Chine, Paris 1946
    TÂN LUẬT, PHÁP CHÁNH TRUYỀN - Bản in ở Paris, Gasnier 1952
    TIỀN MỤC - Tứ thư thích nghĩa. Đài Bắc 1955
    THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN - Quyển I 1964, quyển II 1963
    THU GIANG NGUYỄN DUY CẦN - Trang tử tinh hoa,
    Chu dịch huyền giải. TP.HCM 1992
    THIỆU UNG - Hoàng cực kinh tế, Thượng Hải
    TRANG TỬ - Nam Hoa kinh, Sài gòn 1970
    TRẦN ĐÌNH HỰU - Nho giáo đã thành vấn đề như thế nào với nước VIỆT NAM ngày nay
    - Văn hóa và Đời sống tạp chí táng 11 - 1992.
    TRẦN QUANG THUẬN - Tư tưởng chính trị trong triết học Khổng Giáo, Sài Gòn, Thư lâm 1961
    TRẦN TRỌNG KIM - Nho giáo Sài Gòn, Tân Việt in lần thứ tư.
    TRẦN THÚC LƯỢNG và Lý Tâm Trang - Tống Nguyên học án, Trung Hoa
    TRẦN VĂN RẠNG - Đại Đạo sử cương I, II, III,
    Tìm hiểu Cổ Pháp Đạo Cao Đài
    TRẦN TỔ NIỆM - Dịch Dụng Tứ Khố Toàn thư trân bản. Thượng Hải
    TRANG TỬ - Nam Hoa Kinh (Thu Giang dịch). Sài gòn 1962
    TRUNG DUNG - Phan Khoang dịch, Mai Lĩnh 1944
    WEBER Charles - La phifosophie Moderne, Paris 1954

    Trở lại trang chánh

    free web counter

    Thư Viện 1      4   5