Khưu Trường Xuân chân quân sáng tácTây Du Ký .

                      

Tây Du Ký là do nguyên sơ Long Môn giáo tổ KhưuTrường Xuân chân quân sáng tác. Sách này làm rõ cái lý tam giáo một nhà, truyền đạo Tính Mệnh Song Tu, trong những lỡi nói bình thường có ám tàng thiên cơ, trong những lời đùa cợt có hiển lộ tâm pháp. Chỗ cổ nhân không dám nói, thì chân quân nói ra; chỗ cổ nhân không dám lộ, thì chân quân lộ ra. Một chương một thiên, đều theo những gì thể cố gắng làm được mà viết ra; một từ một ý, đều phát xuất ra từ chân lý thực tiễn trung. Then chốt của tạo hóa, diệu khiếu của tu dưỡng, không gì không tường minh tất cả, có thể nói rút thiên căn mà xuyên quỷ quật, mở sinh môn mà đóng tử hộ, thật là nguyên lưu của hoàn nguyên phản bản, là bậc thang để quy căn phục mệnh. Người hiểu được, là nhà Nho liền có thể thành Thánh, là phật tử liền có thể thành Phật, là đạo nhân liền có thể thành Tiên, không cần chạy mười tám ngàn dặm đường, mà có thể lấy được Tam Tạng chân kinh; bất tất phải chịu tám mươi mốt khổ nạn, mà có thể Cân Đẩu Vân qua; bất tất dùng phép hàng yêu trừ quái, mà một cây Kim Cô Bổng có thể xong

Vì đi Tây Thiên lấy kinh, diễn giảng tam muội của Pháp Hoa Kim Cương; tứ chúng bạch mã, mở ra thiên cơ của Hà Lạc Chu Dịch; chín chín quy chân, làm rõ ảo diệu của Tham Đồng Ngộ Chân; ngàn ma trăm quái, bổ những sai lầm của dị đoan bàng môn; đi qua các nước khác, chỉ rõ quá trình công phu phải làm thực sự. Tam Tạng thu ba đệ tử và đến Tây Thiên, tức kẻ có thể tận Tính thì phải tu đến Mệnh; ba đồ đệ quy Tam Tạng mà thành chính quả, là kẻ có thể liễu Mệnh còn phải tu Tính; năm Trinh Quán thứ 13 đi Tây Thiên, mười bốn năm quay về Đông Thổ, chữ Trinh-tinh thành này có bí yếu hoàn nguyên; Như Lai tạo Tam Tạng chân kinh, Ngũ Thánh lấy một tạng truyền cho đời, tam ngũ có thần công hợp nhất; toàn bộ yếu chỉ chính tại đây.

Sách Tây Du là đại đạo do các thánh khẩu khẩu tương truyền, tâm tâm tương ấn. Chỗ cổ nhân không dám nói, thì Khưu tổ nói, chỗ cổ nhân không dám bàn, thì Khưu tổ bàn, đại lộ thiên cơ, quan hệ cực lớn. Sách này ở đâu, đều có Thiên Thần bảo hộ, người đọc cần rửa tay đốt hương, mới thành kính mở ra mà đọc. Nếu thấy mệt mỏi hay buồn bã, liền đóng sách lại cất trên cao, không được tiết mạn. Người biết điều này mới có thể đọc Tây Du.

Tây Du lập ngôn, có vẻ giống với thiền cơ, mà chỗ dụng ý của nó, tất cả đều ở ngoài lời, hoặc ẩn ở trong lời tục thường nói, hoặc gửi vào trong núi non nhân vật, hoặc trong một nụ cười một câu tếu mà phân ra tà chính, hoặc trong một câu một chữ mà phân ra chân giả, hoặc mượn giả để rõ chân, hoặc theo chính để đánh đuổi tà, thiên biến vạn hóa, thần xuất quỷ mạt, cực khó dò lường, học giả cần phải nghiên cứu cực sâu sắc, không ở trong câu chữ mà gãi ngứa ngoài giày. Người biết điều này mới có thể đọc Tây Du.

Sách Tây Du là sách của thần tiên, chẳng giống với sách của tài tử văn nhân. Sách của tài tử thì luận thế đạo, như chân mà thực là giả; sách của thần tiên bàn về thiên đạo, như giả mà thực là chân. Sách của tài tử thì coi trọng lời văn, từ hay mà lý nông; sách của thần tiên coi trọng ý tứ, lời giản dị mà lý thâm sâu. Người biết điều này mới có thể đọc Tây Du.

Sách Tây Du quán thông cái lý tam giáo một nhà, ở Phật thì là Kim Cương Pháp Hoa, ở Nho thì là Hà Lạc Chu Dịch, ở Đạo thì là Tham Đồng Ngộ Chân, cho nên dựa vào việc đi Tây Thiên lấy kinh, mà phát lộ ra bí mật của Kim Cương Pháp Hoa, dựa vào cửu cửu quy chân , làm rõ chỗ bí hiểm của Tham Đồng Ngộ Chân, dựa vào thầy trò Đường Tăng, mà diễn giả nghĩa của Hà Lạc Chu Dịch. Người biết điều này mới có thể đọc Tây Du.

Sách Tây Du mỗi án có ý của mỗi án, mỗi hồi có ý của mỗi hồi, mỗi câu có ý của mỗi câu, mỗi chữ có ý của mỗi chữ, chân nhân ngôn bất không phát, tự bất hư hạ, độc giả cần phải hành hành trứ ý, cú cú lưu tâm, một chữ cũng không được coi thường bỏ qua. Người biết điều này mới có thể đọc Tây Du.

Sách Tây Du nói hết về thế pháp đạo pháp, nói hết về thiên thời nhân sự, cho đến phương pháp học đạo, phương pháp tu hành ứng thế, không gì không nói rõ. Là đệ nhất kỳ thư trong Đan kinh cổ kim. Người biết điều này mới có thể đọc Tây Du.

Sách Tây Du có phép chuyển sinh sát, đạo trộm tạo hóa, Tiên Thiên-trước trời mà trời không trái, Hậu Thiên-sau trời mà theo thiên thời, phi nhất thiết chấp tâm trứ ý, ngoạn không tịch diệt chi sự. Người học cần phải không chấp tâm viên ý mã, ảo thân nhục nang, nên từ chỗ vô hình vô tượng, phân biện ra một cái chân thật diệu lý , mới không là uổng phí công phu. Người biết điều này mới có thể đọc Tây Du.

Đi Tây Du để lấy chân kinh là lấy chân kinh của Tây Du, chứ không phải có riêng chân kinh ở ngoài sách Tây Du mà lấy, chẳng qua là mượn việc Như Lai truyền kinh để truyền Tây Du vậy. Có thể hiểu Tây Du, thì Tam Tạng chân kinh của Như Lai ở đó vậy. Người biết điều này mới có thể đọc Tây Du.

Thư Viện 1      4   5