DUY TÂM, DUY VẬT

Thi:

trần bất nhiễm mới hồi kinh,

DANH vị làm chi với thế tình,

TIÊN bút luận phô bày Triết-lý,

TRƯỞNG ngôn hậu thế học cơ linh.

Thi:

DUY trì Kinh báu để đời xem,

TÂM Đạo thường hay lý kiếm tầm,

DUY có người mê tuồng mộng ảo,

VẬT hành không quí lại chê khen.

      Nầy chúng sanh trên quả địa-cầu, nghe Bần-Đạo giải về thuyết: “Duy Tâm Duy Vật”.

      Sanh đứng làm người ở cõi đời nầy, thế thì con người phải chú trọng về cuộc thế, hơn mối Đạo. Bởi vậy biết mấy Nguơn-Hội, Đạo thường luân chuyển, nhưng trái lại cơ đời còn xây biến nạn tai, cũng vì tranh lấn lợi lộc quyền hành rồi làm cho chúng sanh không hiểu đường nào mà bước đến. Thế nên con người trước đặng tâm linh sáng suốt, rồi kẻ chuộng món nầy, người ưa món nọ, thậm chí cho đến chỗ tuyệt mù, mà cũng muốn lần đến, kìa khoa-học phát minh, các nhà bác-sĩ chế tạo những món hư linh rồi muốn đạt cơ Tạo-Hóa. Đã bao phen thái quá lần đến cung trăng, xem thế nào cho rõ, nhưng luật Trời càng khó thì càng nguy hiểm bấy nhiêu, làm cho kẻ ấy rối tâm loạn trí, một ngày kia cũng thất hy vọng với tư tưởng mộng mơ. Thế gian vì chỗ tự đắc mà từ thuở đến giờ mảng tranh đua với nhau, nước nầy muốn hơn nước khác, nước khác muốn làm cho mạt xác nước kia, túi tham của đời vô hạn, nên cho một phen con người đã đi đến trình độ cao siêu thoát hóa, rồi không biết giải họa trầm luân, bởi đó mà con người mảng kiếm tầm rốt cuộc đời không được món chi cả!!!

      Tuồng đời rất nên lạ, kẻ Duy-Vật mãn Đông tàn, Xuân Hạ tấn thối với nhau làm cho thế-giới chẳng đặng an nhàn, nên thường xảy ra tương phản với lý tưởng; thế thường chế tạo binh khí mà tranh đấu với nhau, rồi lấy lý trí mà tấn hành, cũng vì sự dục danh với nhau về phẩm vị.

      Sanh giữa xã-hội bạo tàn, thì con người nhiễm sự muốn ham. Sanh giữa đời thạnh trị thì con người an nhàn với công nghiệp. Vậy nên Đạo Trời thường tương tiếp đặng làm khuôn mẫu mà dắt kẻ thái quá, người bất cập trên thế lộ ngửa nghiêng, rồi vì cái chỗ yên với không yên mà làm cho những bậc trí tài đã nhiều phen thất thủ với sự ham muốn.

      Khi đặng phương pháp hay rồi duy trì lại, rồi đời cứ mãi kiếm tầm mục đích để làm chút sự hữu ích cho thế gian, rồi dẹp sự bạo tàn của chủng loại làm nên trong cõi dinh hoàn nầy, nó là trường tấn hóa của vạn linh sanh chúng. Trái lại những con đường kết quả của nhơn sanh là một bài học thật hành; để chơn đến cảnh Đạo rồi mới biết con đường thiện tâm, mới nhìn thấy lòng kẻ giả tuồng, người đạo tâm. Bởi vậy có câu: “Thế sự vạn ban đô thị giã”, còn luật Trời đã định, nhơn sanh phải đi tới chỗ thật hành là đường tôn-giáo.

      Đây luận qua sự hữu ích của đời là: “Sĩ, Nông, Công, Thương”, thường mấy món đó cũng là Duy-Vật, nhưng có thể làm bổ ích cho loài người, cỏ cây cũng vì sự sống đó mà làm cho con người trở nên tiến hóa, động-vật và súc-vật cũng vì giúp ích cho nhơn gian nên mới tiến thủ đến loài người.

      Con người có tánh linh hơn loài vật, tưởng là đồ dùng của mình, không phân biệt tội tình nặng hay nhẹ, cứ cắm cúi quanh năm, không kể chi là sự sống của vạn loài, nên có sự tận sát với nhau, đành một lúc con vật cũng lăn lộn dưới vũng máu đào. Con người cũng than thở. Than ôi! Cũng vì chỗ đó mà con người nhiều khi tạo ác. Sự ác và sự thiện ai cũng lựa lấy phần hơn.

      Đất Thuấn Trời Nghiêu gương nào cũng là hay cả nên nó phải đi cập với nhau. Tỷ dụ: một trò bước từ phồn hoa đến non cao đặng tầm món báu, cũng phải cần có lương thảo, trải tuế nguyệt băng sương gập ghình thế lộ, chừng trèo lên non cao cũng là dày công khổ tứ, mệt xác nhọc hồn mới tầm ra vật báu. Con người cần phải hiểu cho thấu triệt rồi tuần tự trên con đường Đạo-đức, dung hòa Duy-Vật với Duy-Tâm.

Thi:

Đạo-Đức Duy-Tâm rõ nẻo lành,

Tuồng đời vật chất, khổ lần quanh,

Trèo non lặn suối lo cho xác,

Xuống biển qua sông bởi vật hành.

Tâm Đạo phát minh thương thế cuộc,

Từ-bi Bác-ái lánh tâm sanh,

Ôi đời khá biết hay cùng dở,

Lựa lấy thi hành trược lóng thanh.

            Bần-Đạo ban ơn các trò.

Thư Viện 1      4   5