Dòng Thin Ph Đ  


THƠ THIỀN
Thơ Nhiều Tác Giả - Bạch Vân Quán - Giáp Thân / 2004
  Thay Lời Tựa

I .- Hai Chữ Thơ Thiền
Đạo Cao-Đài khai đạo năm 1926 tại Thánh Thất tạm Từ Lâm. Tháng 3 năm 1927 Đạo dời Thánh Tượng về chùa mới (Tòa Thánh ngày nay) thì chùa này đuợc đổi tên là Thiền Lâm Tự. Để nhớ nguồn  phát  xuất và khắc sâu những Thiền thi cho trong giai đoạn đầu, chúng tôi chọn hai chữ THƠ THIỀN.

            Từ đêm 14 tháng 1 năm 1926 Đức Chí Tôn đã dạy về tâm pháp:
                        Thành tâm niệm phật
                        Tịnh tịnh tịnh, tỉnh tỉnh
                        Tịnh là VÔ NHỨT VẬT
                        Thành tâm hành Đạo Pháp

            Đến ngày 28 tháng 1 năm 1926 Đức Chí Tôn dạy thêm:
                        Một ngày thỏn mỏn một ngày qua
                        Tiên Phật nơi mình chẳng ở xa.
                        Luyện đặng tinh thông muôn tuổi thọ,
                        Cửa Thiên xuất nhập cũng như nhà.

Đức Lý Thái bạch cũng khuyên nên luyện tâm pháp:
                        Có công phải biết gắng nên công (PHU)
                        Tu tánh đã xong tới luyện lòng (TÂM)
                        Kinh sách đầy đầu chưa thoát tục
                        Đơn tâm khó (THIỀN) Định lấy chi mong.

            Đức Lý dạy rõ hơn:
                        Tiên Phật nơi lòng người chứng tập
                        Tây phương tại thế chẳng xa đâu.

II.- Yếu Lược Thiền Trong Đạo Cao-Đài
Đức Hộ Pháp dạy rõ trong bài “Kinh Xuất Hội” như sau:
                        Đạo Hư Vô, Sư Hư Vô
                        Reo chuông thoát tục, phất cờ tuyệt sinh.

            Đạo vốn vô vi do một âm một dương tạo thành (nhất âm nhất dương chi vi Đạo). Đạo là gì? Đức Lão Tử cho rằng “Đạo khả đạo phi thường Đạo”. (Đạo  mà ta gọi được không còn là danh thường, thường ở đây là vĩnh hằng). Cái bản thể tuyệt đối có tên là “Không Tên” đó, chính là gốc của Trời Đất (Vô Danh thiên địa chi thỉ) tức là ngôi Thái Cực.

            Đạo Hư Vô mà Sư cũng Hư Vô. Thầy (Sư) mà sao hư vô? Kiến giải thành ngữ “sắc tức thị không, không tức thị sắc” : Cái có vốn xuất phát từ cái không; Cái không lại xuất phát từ cái có, xem hiện tượng sóng gió thì thấy rõ.

            Về giáolý, Thầy là Thái Cực, Thái Cực do khí Hư Vô sinh thành, vậy Thầy vốn có nguồn gốc từ cái không, Thầy là chơn sư của thiền định Đạo Cao-Đài. Nhưng sao Đức Hộ Pháp bảo “Sư Hư Vô”. Đức Chí Tôn đã dạy: Thầy vốn Hư Vô. Thầy chẳng giống thứ chi trên cỏi trần này. Bất cứ tín đồ của tôn giáo nhìn Thầy sẽ thấy có đức tin của họ ở trong, hình ảnh của Đấng Tối Cao mà họ đang sung bái. Thật là một sự bao dung đại đồng chưa từng thấy.

            Như thế Đức Chí Tôn dạy về thiền định trong Đạo Cao Đài là vượt cái bản ngã, tức phải vô ngã nên không ai còn nghĩ mình là tín hữu của bất cứ một tôn giáo nào. Ta là ai? Hiểu rõ tánh ta là đắc đạo (Tiên Phật nơi mình chẳng ở xa). Không phải đọc sách nhiều (Kinh sách đầy đầu chưa thoát tục) , không phải tu lâu : từ tri đạo, hành đạo mà không đắc đạo là vì không cơ duyên, không thức tỉnh, vì còn chờ “Reo chuông thoát tục, phất cờ tuyệt sinh”.

Có những nguyên nhân chỉ cần một tiếng chuông, một câu kinh là ngộ đạo trong chớp mắt (sát-na)

và thoát ra ngoài vòng sinh tử.

            Tóm lại thiền định của Đạo Cao Đài  đưa nhân loại đến gần nhau, là đỉnh cao mở cửa đại đồng thế giới. “Sư Hư Vô” có bất cứ ở đâu, thiền bất cứ nơi nào, tự bạn khám phá; không ai ngoài ta giúp ta giải thoát đuợc.

            Hành giả của Đạo Cao Đài tịnh luyện theo pháp môn nào?

            Đức Chí Tôn dạy thờ Qủa Càn Khôn. Càn (  ) trên, Khôn (  ) dưới là quẻ Bỉ (    Bất Hòa) ám chỉ thời kỳ mạt kiếp (xin xem Lý Giải Qủa càn Khôn), nên Càn Khôn thất vị nhường trục Bắc Nam cho Ly (  ) Khảm (  ) mà Ly Khảm trọng trược nên Thầy dạy “Chiết Khảm điền Ly” tức lấy hào dương của quẻ Khảm hoán chuyển tới hào âm của quẻ Ly thì Khảm Ly trở lại Khôn Càn tức quẻ Thái (     Thuận Hòa) mà hạnh thông đắc đạo.
           
            Lý giải trên dạy ta phải gạn đục (âm) khơi trong (dương). Tập cách sống của chim bay trên trời tức bỏ tánh thị phi, vị kỷ. Hãy đè nén dục vọng ham muốn. Hãy quên đi các hành vi thiện của ta và sám hối những việc làm ác độc, nhớ rằng qủa bao giờ cũng đến từ nhân.

            Muốn đạt những điều trên khi Đức Cao Thượng Phẩm bịnh nặng, Đức Chí Tôn dạy làm đài luyện khí . Tập thở là quan trọng nhất trong thiền định. Thở đúng cách giúp ta đẩy than khí ra ngoài và hít những dưỡng khí vào trong để nuôi cơ thể. Ta có thể điều khiển khí thế nào cho pháp luân thường chuyển hay phản bổn hườn nguyên bằng một nội lực thâm hậu, không vọng động,  khi tịnh luyện mà còn tính lợi hại với đời, đó là động, và nghĩ rằng mình phải là Thần Thánh, đó là vọng. Hành giả luôn phải giữ tâm tỉnh mà lặng (Tịnh, tịnh, tịnh , tỉnh, tỉnh) nghe như không nghe, thấy như không thấy. Làm người có tai có mắt sao không nghe thấy, dù có nghe thấy thị phi mà lòng luôn phá chấp, gác bỏ ngoài tai mắt. Thế mới gọi là thiền định. Bất cứ  ở đâu, bất cứ đi đứng nằm ngồi, giờ cúng người hành giả cũng có thể thực hành đuợc. Tiến sĩ Trần Quang Hải phát hiện đồng song thanh trong giờ cúng tiếng cầu kinh cao ngất đưa hành giả đến thiền định, đâu đợi đến toạ thiền, ngồi im một chổ.

III. Thơ Thiền Trong Đời Tu Của Đệ Tử Đức Cao-Đài.
Theo lý giải trên có người cho rằng mỗi hành động mỗi lời nói của đệ tử Đức Cao-Đài hàm súc thiền ở trong. Nói đúng đắn hơn, mỗi lời thơ của các Đấng, của “Đạo đức văn Đàn” có thiền ẩn tàng. Thơ và thiền gần nhau ở điểm xuất trần vượt lên trên đối cảnh, chìm trong không gian tâm linh để đạt đến chân trí thức Tâm Không.
            Ai đã đưa thơ thiền vào Thánh giáo của Đạo Cao Đài? Đó là các Đấng, chính danh hơn là Lý Thái Bạch, nhà thơ lớn thời thịnh Đuờng (713 – 766). Nhờ lấy cảm hứng từ Tam Giáo nên nhà Đường nổi lên thi Tiên, thi Phật (Vương Duy) và thi Thánh (Đổ Phủ), Lý Thái Bạch là thi Tiên không vì phong cách tuyệt vời bay bỏng mà còn do tài năng siêu phàm. Toàn huyết quản của Lý Bạch là thơ. Chính Ngài đã đưa thơ Đường Luật vào Thánh giáo của Đạo Cao Đài và trở thành Thánh thi.

            Xem thế, Thánh thi nặng Đường luật thất ngôn, còn kinh lễ thường dùng Việt thi song thất lục bát. Tại sao chọn Đường luật làm Thánh thi?
- Thứ nhứt, Đường luật coi trọng sự hài hòa cân đối qua sáu nguyên tắc của luật thi: niêm, luật,

vần, đối, tiết tấu và bố cục.
- Thứ hai, Đường Luật kín đáo, chừng mực, hài hòa giữa văn (cái bên ngoài) và chất (cái bên trong). Đức Không Tử nói: “Văn chất bân bân”. Thơ văn tươi tốt sẽ chung đúc khí thiêng liêng sông núi và sự lên men của tâm hồn.
- Thứ ba, trong thơ Đuờng âm thanh thuờng là tiếng chuông chùa xa “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền” . . . làm thức tỉnh lòng người. Thơ thường chỉ gợi không nghị luận, không nói rõ ý mà tùy người đọc luận ra Thánh ý. Điểm đặc sắc nữa là Đường thi ít thấy “cái tôi” trong đó.

IV. Nội Dung Tập Thơ Thiền.

            1.- Thiền thi: gồm thơ thiền của các bậc chân tu, tiền bối trước.
            2. - Đạo thi: gồm thơ khuyến tu của các đấng, các chức sắc trong “Đạo Đức Văn Đàn” . Sở dĩ gọi đạo thi khuyến tu mà in trong tập Thơ Thiền vì lác đác ta tìm thấy ý thiền bên trong.
            3.- Tâm thi: gồm những bài thơ lòng của soạn giả. Đôi bài thơ nhuộm màu thiền. Đôi bài ghi lại hiện tượng lạ trong mảnh vườn con trước nhà: Thanh Minh mai lại nở,  cây mít chỉ trổ trái hồ lô, với bài xướng và họa của các bạn thơ.

            Thầm mong tưong lai có nhiều thơ thiền để tâm hồn thanh thoát an nhiên .

TRUNG THU QUÝ SỬU
VÂN ĐẰNG

NGƯỜI TU HÀNH (1)

Chẳng ham danh lợi chẳng mê trần
Thạch động thanh nhàn thân độ thân (2)
Biển Bắc mặc dầu cơn sóng bủa
Non Nam chi quản đám mây vần
Ngày ăn hai bửa nuôi tinh huyết
Đêm ngủ ba canh dưỡng khí thần
Quyết đoán công phu thân vận động
Đường Tiên cửa Phật mới mong gần

PHẠM HỘ PHÁP

(1) Người tu hành tức Hành giả
(2) Ý trong câu 1 “Ngô thân bất độ hà thân độ” Không độ được mình còn độ ai ?

  HỘ PHÁP TỊNH ĐƯỜNG

HỘ độ nhơn sanh đến cõi bồng
PHÁP luân thường chuyển khắp Tây Đông
TỊNH tâm thiện niệm hằng trì giới
ĐƯỜNG Phật nẻo Tiên hiệp đại đồng

 VÂN ĐẰNG

HỌA NGUYÊN VẬN
Bài “ NGƯỜI TU HÀNH” của Đ H P

Quyết chọn đường tu chẳng bợn trần
Tại gia luyện đạo giữ gìn thân
Sáng chiều tĩnh lặng lo trì niệm
Thế sự bon chen mặc chuyển vần
Ăn uống đôi lần bồi khí huyết
Ngủ nghê vài khắc dưỡng tinh thần
Xa dần tửu sắc theo đường chánh
Nẻo Thánh ngôi Tiên đã lộ gần

VÂN ĐẰNG

ĐỘ THẾ

Dẫn thể về Tiên có mấy tay?
Mừng thay cửa Đạo Hiệp Thiên Đài
Đưa cờ dìu chúng qua bờ bĩ
Nắm kiếm độ sanh khỏi sóng tai.
Cứu giống Lạc Hồng còn luyến thể
Sửa dòng Nam Việt vững tương lai
Tăng thêm bước tiến qua non phật
Chiêu được thiện bào cứu nạn tai

THANH SƠN ĐẠO SĨ

CÕI BỒNG

Mừng rạng chơn thần giữ trọn công
Đèn từ soi chiếu khắp non sông
Sửa đời mong có chơn thần tịnh
Đặng dẫn xác thân đến cõi Bồng

THƯỢNG TRUNG NHỰT

  KHAI TÂM

Nối gót Tiên gia rán dẫm dò
Thầy không có bóng cố lường đo
Động đào đưa khó tùy phương mở
Bến tục định thần liệu thể lo
Sẵn lái sẵn buờm còn thiếu khách
Đủ linh đủ phướn mãi nhiều tơ
Khai tâm nhờ tịnh ( ) vì thở
Tình dục khuyên xa chớ hững hờ

VÔ DANH TIÊN TRƯỞNG

  CHỜ ĐƯA KHÁCH

Tập tánh không không chớ não phiền
Điển quang diêu động thấu cung Tiên
Chèo thuyền Bát Nhã chờ đưa khách
Bảo tố phong ba có pháp quyền
                                
BẠCH LONG

VÔ TÂM

Ý tịnh ẩn trong mây trắng bay
Vô tâm mọi việc trọn điều hay
Mây xuyên trăng sáng Nam lên Bắc
Trăng vượt mây lành Đông lại Tây
Nửa mảnh phù vân che núi biếc
Một vầng tâm tuệ trỏ đường ngay
Dò tìm nguồn Đạo nơi Bồng Đảo
Phản bổn hườn nguyên ắt gặp Thầy

 VÂN ĐẰNG

KHAI PHÁP MÔN
Tịnh Luyện
( Kỷ Mùi - Quí Mùi )

Khai pháp môn tu tịnh
Cho lòng luôn ổn định
Hướng về chốn Phật đài
Sớm tối hằng thiền định

VÂN ĐẰNG

BA ĐƯỜNG TU

Pháp tu Đại Đạo có ba đường:
Cửu phẩm Thần Tiên tới Phật hương
Phước Thiện tu tâm bằng trợ khó
Hiệp Thiên tịnh luyện tới Thiên Đường

 CAO THƯỢNG SANH

MẮT TRỜI NƠI ĐÂU

Tu tâm dưỡng tánh một đời
Cố tìm CON MẮT CỦA TRỜI nơi đâu ?
Ở trên rừng thẩm biển sâu
Hay ngoài – Bồng Đảo – ngàn lau mịt mùng
Hay nơi tên gọi Thiên Đường
Hoặc trên đỉnh thác bồng bềnh nước sa ?
Mắt Trời chẳng ở đâu xa
Chính trong lòng ngực tâm ta mà tìm

VÂN KIM

  VẠN PHÁP CUNG

Vạn lý hòa tâm đồng nhứt mạch
Pháp cao bình trí hội Tam tông
Cung Thiên tiếp dẫn chơn linh vị
Hồi đáp cựu ngôi hưởng phước hồng

VÂN ĐẰNG

NHỚ MÙNG 10 THÁNG 4

Mồng mười  – tháng bốn lại về đây
Ẩn hiện hình Thầy trong bóng mây
Tần Quốc triều Thiên rung đất Thánh
Pháp tu hành hiệp động trời Tây.
Dụng quyền Ma Xử đời an trị
Nhờ Pháp Kim Tiên Đạo chuyển xây
Bửu Tháp linh thiêng bên cội phúc
Chúng sanh cùng ngưỡng Đức cao dầy    

VÂN KIM   

Sinh nhựt VÂN ĐẰNG   10- 4-   Bính Tý
Ngày triều Thiên ĐH P  10-4- kỷ Hợi

VÍA KHAI PHÁP CHƠN QUÂN
(22-1- ÂL)

Nền ĐẠO Thầy ban chấp bút Tiên
Kỳ ba vinh hạnh gặp chơn truyền
Hòa đồng giáo lý an trần thế
Ưu ái nghĩa nhân đẹp thượng Thiên
Trí Giác (Cung) thân tâm tan tục lụy
Địa Linh ( Động) nhân kiệt đủ cơ huyền
Nhân ngày kỷ niệm xin cầu nguyện
Khai Pháp Chơn Quân vui phục nguyên
                      
 VÂN ĐẰNG

TỰ THUẬT
Bệnh ngặt xuất hồn về đảo bồng
May duyên tái ngộ Thầy (1) Đồng Tân (2)
Cho về viết sách làm công quả
Độ thế tu tâm sớm thóat trần

VÂN ĐẰNg
( Tháng 4- Giáp Tý)

(1 ) Sư Phụ
(2) Lữ Đồng Tân nguơn linh CAO THƯỢNG SANH

THÓAT TRẦN
Cuộc sống con người được bấy năm?

Mặc ai dè xiễm hay thì thầm.
Tháng ngày thanh thản bên vườn vắng
Sáng tối đơn sơ chiếc áo thâm
Xe ngựa rôn ràng tàn mấy chốc
Đường trần nhàn nhã sống hơn trăm
Gởi hồn theo sáo lên bồng đảo,
Xa lánh bụi trần thóat cõi âm.

VÂN ĐẰNG

  THÂN TÂM
Bầu Tiên linh dược sẵn còn đây
May gặp Hiền nhân xin tỏ bày
Thân tịnh, trước tâm còn giới định
Huệ minh, sau tánh  tự nhiên khai
Thất tình gió cuốn bườm day cánh
Lục dục sóng nhồi lái trở tay
Biển khổ vượt mau qua bỉ ngạn
Thân là thuyền đó chở TÂM nầy
                          
DIỆU THÔNG
(Thánh Thất Trung nguyên –Quảng ngãi 1952)

ĂN THIỀN - UỐNG THIỀN

Người đời thường ngỏanh lại
Buồn vui nối tiếp qua
Ngày đêm dài dằng dặc
Chỉ thấy hồn trong ta
  
Từ bỏ lối đi quen
Trở về giới tự nhiên
Thơ chối từ vần điệu
Ngồi thiền và đứng thiền

Từ bỏ nếp sống quen
Ra đi không ngỏanh lại
Ăn thiền và uống thiền
Cuộc sống đẹp như nhiên.

VÂN ĐẰNG

THẢO XÁ HIỀN CUNG

HOA - MAI

(  Năm 1929, Phối sư Thượng Tông
tặng   ĐỨC CAO THƯỢNG PHẨM
hai tấm sơn mài,  có màu sắc thiền,
hiện còn treo nơi Thảo Xá Hiền Cung)

Chúng hoa đáo lão bậc huyên nghiên
Chịêm đoán phương tình nội tiểu viên
Sơ ảnh hòanh tà thiểu thanh đạm
Án hương phù động nguyệt hòang hôn

DỊCH THƠ:

Ngàn hoa rơi đóa đẹp còn vương
Lặng ngắm vườn con tình ngát hương thơm
Bóng ngã lưa thưa màu nhợt nhạt
Hương thầm khơi nhẹ trăng chiều hôm

VÂN ĐẰNG dịch

NGUYÊN TÁC THƠ TỐNG

MAI- HOA

Chúng phương đáo lạc bậc huyên nghiên
Chiếm tận phong tình hướng tiểu viên
Sơ ảnh hòanh tà thiểu thanh thiểu
Ám hương phù động nguyệt hòang hôn
Sương còn dục há tiên thâu nhãn
Phản điệp như tri hợp đọan hồn
Hạnh hữu vi ngân khá tương hiệp
Bất tu đàn bản cộng kim tôn.
LÂM BÔ

TRÍ HUỆ CUNG NỮ THIỀN

Muốn thân trọng trược đặng tinh anh
Tu luyện nhiều năm mới đạt thành
“ Trí” định thiên lương qui nhứt bổn
HUỆ  thông Đạo pháp độ quần sanh.”
Thiên Quân mở cửa vô vi pháp, (1)
Ngự Mã giúp đời Tam lập danh.
Thiên Hỉ Động nâng người đức hạnh,
Đọan Trần Kiều tiếp bước cha lành

VÂN KIM
Năm 1950,  ĐHP vào nhà tịnh Trí Huệ Cung

  KHAI THẦN
Bến tục thuyền sen dựa đảnh Thiền,
Cưỡi lưng hạc trắng hiệp vầy duyên
Cửa Hùynh trao nết kề oai Phật
Động Bích lui thân tiếp lịnh Thiên
Bờ Ngạn sóng đưa cơn bỉ cực
Cầu Ngân  bè  rước lúc linh huyền
Khai Thần  để  bước lên Bồng Đảo
Trỏ nẽo tay đưa gậy trúc Tiên

CAO THƯỢNG PHẨM


XÁC THÂN (TINH)
( Đệ nhứt xác thân)

Bản chất vốn sanh bởi địa hòan
Âm dương nhờ đó mới thành căn.
Nhựa nhành do bởi mầm vi tố(1)
Máu huyết nảy sanh vật hữu thân.
Nhờ hưởng khí trời nên được sống
Nương theo vị đất đặng hằng sanh.
Kiếp căn bao thuở đà tiền định
Vi tố (1) đến hồi trở lại căn

CAO THƯỢNG PHẨM

(1) Vi tố là nguyên tố rất nhỏ, đầy âm chỉ tế bào (Cellule)

CHƠN THẦN (Khí)
( Đệ nhị xác thân)

Nguyên lai bản chất vốn trung bình
Lục dục thất tình vẫn vẹn thinh.
Phật Mẫu ban cho nên đức tính
Chí Tôn trau sửa được thành hình.
Ruộng cày sáu mẫu lo vun quén (1)
Nhà ở bảy căn rán vẹn gìn (2)
Trở lại ngôi xưa nhờ khéo dưỡng
Yêu thương Phật Mẫu tạo nên hình

 CAO THƯỢNG PHẨM

(1) Lục căn:    mắt, tai, mũi, lưỡi, thân , ý
(2) Thất tình:   hỉ, nộ , ái, ố, ai , lạc ,cụ.

CHỨNG NGỘ
Phất Chủ chuyển hồn về cõi Thiên,
Diệu Quang  khai khiếu phép Kim Tiên
Vân Đằng chứng ngộ từng đàn cúng,
Phẩy quạt Long Tu dứt bơn phiền.

 CAO THƯỢNG SANH
 (15-4-Quí Dậu)


  NGÔI TRỜI
( SOI ĐỜI TÔI)

Chí Tôn vời vợi đỉnh cao Ngôi
Mở cửa Thiên môn khai Đạo Trời
Đại xá Tam Kỳ nghe Thánh dạy
Hoằng dương ngũ giới nhủ người Soi
Tu chơn gìn khẩu tròn nhơn đạo
Tích đức giữ thân vẹn luật Đời
Xủ áo trần gian về Cực Lạc
Thiêng Liêng hằng sống hiện trong Tôi

VÂN ĐẰN

  NGÔI TRỜI
( SOI ĐỜI TÔI)

Tinh Thần khí kiện đạt cao Ngôi
Nhờ Đức Hòang Thiên mở lượng Trời
Ban phát áo cơm hằng bửa đủ
Xét xem tánh nết mỗi giờ Soi
Tạ ơn nhỏ phước luôn rèn chí
Lập đức tu thân giữ trọn Đời
May được làm người mừng gặp Đạo
Đường ngay nẽo thiện phỉ tình Tôi

 HƯNG HUYỀN

MÂY TRẮNG BAY

Cuối trời mây trắng bay
Ta từ mây trắng lại.
Lơ lững một hình hài
Bóng chìm chìm nổi nổi.

Trời mọc rồi trời xế.
Trăng lên rồi trăng chếch
Người sinh rồi người chết
Mai sau còn tí gì??

VÂN ĐẰNG

CHỚP MẮT ( sát - na )
Thân như chiếc bóng có rồi không
Sắc diện xuân tươi  lại cỗi Đông
Suy thịnh qua mau dường chớp mắt
Lâng lâng hồn lẫn cõi non bồng

 VÂN ĐẰNG

THONG DONG
Nẽo đời nay đã chẳng còn mong
Danh lợi xe xua lắm bợn hồng
Xa mã giống như bơi ngược nước
Sắc không ngâu tức nước xuôi dòng
Kiếp sanh nhân thế trăm năm mất
Nếp sống Thần Tiên vạn thuở còn
Cửa đạo luyện tâm , tinh khí thể
Non bồng ngày tháng bước thong dong.

 VÂN ĐẰNG


ƯỚC NGUYỆN TRÒN

Trần thế thị phi mãi vẫn còn,
Miễn tâm trụ vững tấm lòng son
Thuyền khơi nào trách cơn ghen biển
Rừng thẩm đâu màng chuyện ghét non.
Ngọn bút thần kỳ nung chí lớn
Huệ gươm khử trược bợn lon con.
Ơn -Trên giáo hóa nên người trí
Ba tám sách in,  ước nguyện tròn.

 VÂN ĐẰNG

  THIỀN HÀNH
Việc đời rủ bỏ nhẹ hai vai
Thiền định trầm tư bóng nhạt nhòai.
Quẳng nổi thất tình thân nhẹ nhỏm
Lánh mùi lục dục dạ trơn chai.
Dặn lòng xa cách đường gian dối
Luyện tánh gần kề nẻo thiện ngay
Giác ngộ về nguyên nâng Thánh chất
Niết Bàn thanh thản cõi lâu dài

VÂN ĐẰNG


NGÔI TRỜI SOI ĐỜI TÔI

(Tiếp bài 1, 2)

BÀI 3

Thiên nhập Cao Đài đã định Ngôi
May thay mới gặp Đấng cha Trời
Chơn truyền cứu thế nên nay mở
Chánh giáo an dân được sáng Soi
Mê đắm cõi trần sao giải khổ
Năng tu cội Đạo dứt oan đời
Kỳ ba ân xá tòan sanh chúng
Cực Lạc Niết Bàn hiện dạ Tôi

Ngọc Lâm Sơn
BÀI 4

Thiên nhãn càn khôn chỉ một Ngôi
Tam thanh vận chuyển rưới ân Trời
Âm dương trải khắp nhân gian khởi,
Nhật nguyệt giao hòa vũ trụ Soi
Tạo hóa diệu huyền yêu ái vật
Thiêng Liêng cao khiết mến thương Đời
Kịp thời Tam chuyển LONG HOA HỘI
Đại- Đạo hoằng khai thức tỉnh Tôi.

HẢI SƠN

THƠ THIỀN VIỆT NAM
(VÂN ĐẰNG dịch)

NGUYỆT
Giường sách ánh đèn cửa nửa khung
Sân thu đêm xuống đêm hư không.
Nhịp chày chợt giấc đâu còn tiếng
Trăng chiếu trên hoa mộc tỏa hương

 TRẦN NHÂN TÔN
 (Phù vân Yên Tử)

TỨC CẢNH CUỐI XUÂN
Thi phòng khóa chặt suốt ngày chơi
Khách tục chẳng ai đến cửa ngòai.
Tiếng quốc giục vang xuân chợt đến
Đầy  sân hoa nở hạt mưa bay.

NGUYỄN TRÃI
(Côn Sơn Thượng sĩ)

Ở TRẦN VUI ĐẠO
Ở trần vui Đạo lại tùy duyên
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền
Trong nhà có báu  (1) thôi đừng kiếm
Đối cảnh vô tâm (2) chớ hỏi Thiền

TRẦN NHÂN TÔN

(1) Tam Bửu
(2) Vô tâm đạo dễ tầm
    ĐI THUYỀN
Mênh mông theo gió thuyền trôi dạt
Sáng ánh trăng vàng bóng nước mây.
Tiếng sáo bè ai ngòai bãi sậy
Trăng rơi ngọn sóng sông sương đầy

 HUYỀN QUANG THIỀN SƯ
(1254- 1334)

GIANG HỒ
Trăng trong gió mát đủ sinh nhai 
Nước biếc non xanh cuộc sống đầy.
Sớm héo bườm lan trên dặm nước
Chiều về tiếng sáo sóng vờn mây.

TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ
 (Trúc Lâm Yên Tử)

THÓAT THẾ
Xoay mình thoắt cái vượt ra lồng,
Vạn sự đều không, nhắm mắt không.
Tam giới mênh mông lòng sáng suốt
Trăng Tây vừa lặn, trời nhô Đông.

TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ


CHÂN KHÔNG
Hư vô nơi ấy thật sâu xa
Thổi dụi mọi nơi đạt gió hòa.
Cõi đó vô vi ai cũng muốn
Mong lên cảnh ấy thật ngôi nhà.

CHÂN KHÔNG THIỀN SƯ


HỌC ĐẠO
Học đạo mênh mông ai có hay
Gạch đem mài gạch nhọc công thay
Xin anh bỏ ý nương nhà khác
Một ánh xuân sang hoa nở đầy.

TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ
(Trúc Lâm Yên Tử )

 CÓ KHÔNG

Bảo có hạt ti cát đều có.
Bảo không cả thảy đều không
Có không như bóng trăng trên nước
Đừng bán cái có như cái không.

TỪ ĐẠO HẠNH

SẮC KHÔNG
Sắc thị không, không tức sắc,
Không thị sắc, sắc tức không,
Sắc không đều không vướng
Chắc hòa hợp chơn tông.

Ỷ LAN HÒANG HẬU (1117)

VỊNH HOA BẠCH MAI TRÊN NÚI BÀ
Núi Điện linh thiêng đẹp cảnh thần,
Bạch mai hương ngát cả vườn xuân
Cánh Tiên trăng chiếu hình mây bạc
Nhụy Bụt sương pha ánh bạch ngân
Muốn chập chờn khơi chất Thánh
Bông thơm sực nức thóat hồng trần
Đất trời hòa hợp hồn thơ thới
Núi Điện linh thiêng đẹp cảnh thần

VÂN ĐẰNG
(TẠP CHÍ VĂN SỐ 13 - 1991)


LỜI BẠT
Tịnh luyện vừa xong như thóat trần,
Tâm hồn thơ thới ý thong dong
Phất phơ theo gió mây vờn sóng
Phủi sạch thất tình lục dục không.

 VÂN ĐẰNG

( Cẩn bút)

Thư Viện 1      4   5