Bần-Đạo chào chư sĩ-tử.
Nầy các đẳng chúng sanh, nghe Lão luận về thuyết “Đại Đồng Tôn Giáo”. Từ khai Thiên lập Địa đến nay, mỗi Nguơn Hội, mỗi thời kỳ đều có Đại-Đạo quảng truyền. Tôn-giáo cũng tùy theo trào lưu mà lần lượt để sắp cuộc qui nguyên. Song nghĩ rằng: Dầu năm sông bảy rạch ngày sau cũng dồn tới biển cả, nên Đức Chí-Tôn chuyển kỳ Nguơn-hội nầy, không mượn tay phàm nắm trọn quyền, chỉ để lịnh trên vận chuyển. Như thế mà các vị Hướng-Đạo cũng còn thay đổi với ý muốn của mình. Trước khi lập Đạo Nam-Kỳ rồi, lịnh trên un đúc mấy vị hướng đạo khi mượn nơi Gò-Kén mà qui tựu nhơn sanh làm cho biết phép huyền linh, nên có sự khảo dượt, rồi lần lượt lập Tây-Ninh Thánh-Tòa, đó là chỗ căn cứ của Đạo Tam-Kỳ, lần hồi chuyển ra Minh-Chơn-Lyù rồi tới Tiên-Thiên, thế đó là cơ chia rẽ, nhưng có chia rẽ mới có tấn hành phổ-thông cùng chốn. Đến lúc Tịnh-Trường khai lập, nhơn sanh vì thấy huyền linh của Từ-Phụ nên chi người hành Đạo nhập học quá đông. Mấy triệu nhơn sanh đều hưởng ứng. Nhưng tựu, lại tan, tan lại hiệp, đó là sự hằng hữu của Thiên-lý. Ngày nay nhơn sanh bước đặng trình độ khá cao, nên truyền bá Kinh vàng rồi lần lượt chuyển Nam, Trung, Bắc ba kỳ bành trướng, sau đến ngoại bang, đó là Tam-Kỳ phát tiết Chánh-Giáo trùng hưng, nên chi phải luận “Thuyết Chơn-Kinh Đại-Đồng Tôn-Chỉ”. Trước có Ngũ-Chi sau đến Tam-Kỳ Phổ-Độ nhưng Thượng-Đế đã qui tựu rồi, còn các đẳng chư Sơn, ẩn-sĩ cũng gần đây thừa dịp qui tông. Phải biết rằng Đại-Đạo quảng truyền tới năm Châu cũng do nơi phép mầu của Tạo-Hóa. Hiền-sĩ thử xem trên trời thấy mặt Nhựt đâu có hai ngôi, thường chiếu soi dưới hạ địa, vậy mới có ánh sáng. Hễ trời tối có ngọn đèn, chư hiền định thần lại thấy những tia bao quanh. Còn mặt Nhựt cũng đi lần trong Địa-cầu. Vậy thời kỳ qui bá Đạo rồi chuyển hoàn-cầu không còn chỗ nào mà không rải gieo mối Đạo, nhưng chúng sanh phải biết rằng: lý tưởng của mỗi nơi, mỗi dân tộc đều khác nhau, kẻ tín ngưỡng mối Đạo nầy, người tín ngưỡng tôn chỉ kia, ấy cũng nhờ sự tín chung đó mà làm cho nhân loại lần lần xem Kinh-sám biết nẻo Đại đồng. ở trong võ-trụ nầy dầu một mảy lông cũng không lọt ra ngoài vòng Pháp-Luân thường chuyển của Trời. Nên Tạo Hóa phải lấy đức háo-sanh để tùy theo nhân gian tuân hành theo chân pháp. Vì muốn cho nhân sanh giải khổ, lập chí tu thân thoát vòng khổ lụy, nên các Đấng Thiêng-Liêng giáng khắp nơi truyền huyền-linh để qui đời vào đường Chánh-Giáo, nhiều lý tưởng, hiệp với Đạo nên lần rồi cũng qui về một nẻo Đạo Trời, thế nên chư hiền-sĩ Tam-Kỳ tin chắc rằng: Ta đây ngày sau phải hiệp với các Giáo-Hội, còn năm Châu cũng đồng con một đấng Chúa, phải hạ mình cho chúng sanh để tự do tín ngưỡng. Chư hiền hãy coi nước tịnh bình thờ trước bửu-điện không khi nào lay động, đó là thể tâm của chư hiền sánh so mà hành cho đúng với lý Đạo. Còn chư sĩ đừng có mơ mộng huyền diệu của Tạo-Công. Ngày sau cái lý tưởng có khi thất vọng, vì chỗ không thật hành với chữ Tu, rồi trách sao Trời Phật lại nói gạt nhân sanh. Hiền sĩ ôi! phải biết rằng: Đạo lưu hành không phải một ngày giờ hay một hai năm mà thành Đạo đặng. Vậy phải tu, phải thiệt hành đi, đừng nay cầu mong huyền diệu, mai ước mơ bửu-pháp làm cho rúng động điển-quang. Phải biết Đạo Thầy muôn ngàn sự huyền linh nhưng đem cho người thiếu đức phải sa ngã nửa chừng rồi bỏ Đạo, thôi tu, ra ngoài đời lại ngạo mạn còn hơn kẻ tục, vì cái lý vọng tưởng ảo huyền. Hỏi vậy thế sự lợi danh của chư hiền phải làm đặng nuôi sống tinh thần hay chờ người đem vật dụng cho mình, tỷ như người lập tiệm phải lo phận sự hay là cậy kẻ khác giữ gìn cho. Người học trò đi học, mình học cho hay mới mong ngày chiếm bảng. Còn người học Đạo trau sửa lấy tâm, hay mượn người gìn giữ tinh thần? Vậy nên đừng tu chơi qua bữa rồi ngao ngán với cách hành vi, các trò ôi!phải hiểu rằng: một vị Tiên hay một vị Thần trở về ngôi thì biết bao sự gian nguy thống hệ ở dưới cõi tạm trần hoàn mới đạt đặng phẩm cao sang, mới về hiệp cùng Phụ-Hoàng là nơi căn cứ. Thì giờ thúc hối, Đạo mạch phổ thông, hiền sĩ ôi! lấy Đại-Đồng đừng có mộng cầu với ý muốn của mình, rồi sa ngã uổng công tu luyện. Từ Tam-Kỳ phổ khai đến nay biết bao nhiêu sự khảo dượt, bởi chúng sanh cũng vì cái vọng tưởng chẳng chánh đành thất vọng rồi ngửa nghiêng “Nhơn sự tồn vong mạc trắc”, cái luật Thiên-điều chẳng vị riêng cho người giả tướng đâu. Ngày sau đây những hạng lập thệ trước điện tòa nếu không gìn giữ e cho Ngũ-Hành phạt răn mà phải bị đọa. Đời có câu: “Nhứt ngôn thuyết quá”. Vậy các trò có chi mà không lo tu, chưởng phước làm lành, để mai sau dắt dìu kẻ hậu sanh lần theo hành chánh mạch. Đạo phát hưng nhậm lẹ dường bao, người nhập Đạo thể nước tràn chảy mạnh. Trò ôi! huyền diệu Thiên-cơ để chờ ngày tang thương mới rõ, còn hiện nay phải chịu khó lập quả đức công tròn bốn chữ: “Tôn-Giáo Đại-Đồng” mà ghi sâu vào trí óc hiệp với đồng bang chung đàng cùng chủng loại nghe chư Hướng-Đạo Tam-Kỳ.
Thư Viện 1 2 3 4 5 |