Chín phương Trời mười phương Phật Tiếng đời thường nói: “Chín phương Trời mười phương Phật”. Cho nên kẻ thế lầm tưởng rằng Phật lớn hơn Trời vì Trời chỉ có chín phương mà Phật lại mười phương. Lời nói cổ truyền ấy có nghĩa là kẻ thế không tu luyện lúc lâm chung thần hồn sẽ xuất ra cửu khiếu thì tất nhiên không vượt ra ngoài bầu trời đất đặng, vẫn còn trong vòng chín phương Trời. Còn người có tu luyện, nhờ phép Ðạo vận chuyển khai phá Thiên Môn (Nê Hườn cung) là cửa thứ mười, con đường duy nhất thẳng đến Thiên môn Phật cảnh; cho nên đến lúc quy liễu giác hồn xuất ra nơi đó; nếu giác hồn xuất tại Thiên môn thì tự nhiên thoát khỏi bầu Trời Ðất thẳng đền Phật phương. Từ nơi đơn điền mà muốn vượt khỏi Thiên Môn, chơn thần phải vượt qua 3 cửa. 1. Ải thứ nhất: cung Khôn. Nơi đây có đường đi xuống mà không có đường đi lên. Nếu không nhờ phép đạo vận hành càn khôn nghịch chuyển thì chỉ có phương giáng hạ chứ không thể thăng thượng được. 2. Ải thứ hai: cung Khãm. Lênđến ngang lưng chỗ thận thủy là cung Khãm. Bịt bùng không nẻo qua rồi cũng phải nhờ phép chiết khãm điền Ly làm cho đường cốt tủy thông thì chơn hồn mới lên cửa Thiên Môn đặng. 3. Ải thứ ba: cung Càn. Cửa đóng then cài kín mít cũng nhờ phép đạo vận hành biến Càn vi Khôn, chuyển Khôn thành Càn mà khai phá Thiên Môn, thông đồng Thái Cực. Nhờ vậy, mà đến khi quy liễu, mới do con đường quen thuộc là cửa thứ mười (phương Phật) mà quy nhứt bổn.
|