Bàn về khái niệm tinh khí thần tôi thấy nhiều sách khí công hiện đại giảng sai, nên muốn nói rõ ở đây dành cho những ai yêu thích môn khí công có thêm kiến thức tham khảo
1.Nguyên thần vốn là địa khí được người ta hấp thụ khi sinh ra và mới lớn lên thông qua huyệt dũng tuyền, về sau thì huyện này đóng lại lên con người mới có tinh thần mạnh yếu khác nhau, người thì chí khí quật cường,ăn to nói lớn, người lại nhu mì, mỗi người mỗi khác, nguyên thần chỉ có tác dụng trên mặt tinh thần mà thôi, không có tác dụng trên phương diên sức khoẻ dưỡng sinh nhiều, đôi khi nó cũng chữa được vài bệnh thuộc ngoại cảm hoặc do tà ma gây ra, nguyên thần bao bọc bên ngoài cơ thể, tùy theo mỗi người dày mỏng khác nhau, có người nó bao quanh cách xa tới nửa mét, có người chỉ vài phân, nó chính là năng lượng sinh học theo môn nhân điện hoặc cảm xạ học, các môn khí công dạy hành khí dùng tư tưởng dẫn theo nhâm đốc mạch thực ra là dẫn thần chứ không phải khí, thần có thể xâm nhập vào kinh mạch nhưng hoàn toàn không có tác dụng gì cả, truyền năng lượng chữa bệnh kỳ thực là truyền thần mà thôi, tác dụng chữa bệnh của môn nhân điện không rõ ràng, khi thì hiệu quả khi thì không là vì họ truyền thần chứ không phải khí.
2.Nguyên khí vốn là thiên khí hấp thu từ trời thông qua khiếu huyền quan ở trên đầu, người ta hấp thu nó khi mới sinh ra, về sau khiếu này cũng tự đóng lại, các môn khí công ngày nay theo tôi nhận xét đều không có tác dụng hấp nguyên khí này, đầu lưỡi để lên hàm trên là một điều kiện cần nhưng chưa đủ để hấp thu được nó, nguyên khí này một khi được hấp thu rồi thì sẽ thấy đầu lưỡi sinh ra nước miếng, vì khí vốn tàng trong dịch, phép ngọc dịch luyện hình theo tính mệnh khuê chỉ là chỉ cách hấp thu nguyên khí này, ai hấp thu được nó thì có thể trường sinh,nó có thể làm tóc bạc trỡ lại đen, răng rụng mọc lại được, đây thực sự là khí được nói trong khí công và đông y,nó chu lưu theo kinh mạch, chữa khỏi mọi bệnh tật, khi dịch sinh ra đầy miệng thì nuốt xuống nên nguyên khí chứa tại huyệt đan điền, khí này có thể theo tinh sinh dục mà tiết thoát ra ngoài, kinh tiên có câu: chân nhân luyện tinh thành khí, phàm nhân hoá khí làm tinh là như vậy
3.Nguyên tinh là cái sinh ra khi nguyên thần và nguyên khí giao hội, tức là khi thiên khí và địa khí giao hội trong thân thể thì sinh ra nguyên tinh, thần và khí tuy có thể hấp thu nhưng thuộc về trời và đất, con người chỉ vay mượn mà thôi, duy nguyên tinh này thuộc về con ngừơi, có nó thì làm tiên phật, không có nó thì trôi theo luân hồi, đây không phải tinh sinh dục.
Thơ: Dương tinh xuất hiện
Thần tiên hiện hành
Thơ: Trước muợn kiền không làm cái đỉnh
Sau đem ô thố(thần khí) làm nồi lò
Đã xua nhị vật quy huỳnh đạo
Không lẽ kim đan (nguyên tinh) chẳng phát sinh?
Có thể nhận ra rằng con người và muôn vật sống là gạch nối giữa trời và đất, có người và vật thì trời đất mới hoà hợp được, khi vạn vật còn trong bào thai hỗn hỗn độn độn thì trời đẫt đã hoà hợp trong thân ta mà ta không hay, nguyên tinh đã sinh ra mà ta chẳng biết, đến khi lớn lên thì vì vô tình chẳng biết mà đánh mất nguyên tinh này, nếu ai tìm cách phục lại được thì vượt được âm dương, nguyên tinh đó gọi tên là mệnh, tìm lại nguyên tinh này gọi là phục mệnh, kỳ thực biết sớm thì thành công sớm , bằng không đợi tới thời kỳ sẽ có tiên phật ra đời giáo hoá, thành đạo cũng không xa, nhân đó thấy rằng thi hành nhân đạo cũng có mục đích của nó, ông sinh cha, cha sinh con, chon sinh cháu chắt chút chít là để cho thiên địa có chỗ hoà hợp vậy, hành nhân đạo đến mức cuối cùng thì sẽ thành thiên đạo mà thôi.
Một sai lầm phổ biến trong khoa khí công hiện nay là còn tồn tại tư tưỡng sai lầm cho rằng luyện tinh sinh dục hoá thành nguyên khí, tôi xin nói rõ điều này ở đây.
Nguyên khí hay thiên khí được hấp thu từ trời thông qua khiếu huyền quan trong đầu rồi thông suốt chạy dọc trong ống mũi, tới chân mũi thì chạy nhập vào vòm họng trên, nhờ sự tiếp nối của đầu lưỡi tiếp tục chạy tới gốc lưỡi, lúc này ta có cảm giác một dòng nước chạy dọc theo lưỡi, tới gốc lưỡi thì biến hoá thành nước miếng còn gọi là nước cam lồ, thực tế nước miếng sinh ra là một phản ứng sinh lý của cơ thể nhằm giữ chân khí khỏi bay đi mất, khi nuớc miếng dâng đầy miệng thì nuốt thành một ngụm xuống bụng, chân khí chạy thảng vào đan điền khí hải,đó là cái bể chứa nguyên khí của con người, từ đây nó phận phối khí cho các cơ quan nội tạng và đặc biệt là cung cấp một lượng nguyên khí rất lớn cho mệnh môn phát hoả làm nhiệm vụ sinh sản, cho nên trong tinh sinh dục có chứa nguyên khí, việc làm hao tổn tinh sẽ dẫn đến hao tổn nguyên khí,nhưng kỳ thực đây là nhiệm vụ mà tạo hoá trao cho con người để làm nhiệm vụ nhân đạo, trong sự điều độ cho phép sẽ không có hại gì cả, một số tiểu thuật bàng môn sợ vì sắc dục mất khí nên bế tinh thực ra việc giữ được cũng chẳng bõ mất, nguyên khí đã từ khí hải tới mệnh môn rồi thì không có đường quay về, nếu không tiết theo tinh thì nó tích trữ tại mệnh môn chờ tới vòng sau mà thôi, hoặc là tìm đường tiết thoát trong khi ngủ mê.Có nhiều phái dùng đến cả thuật phòng trung có ý đồ thu khí qua cốc đạo nhưng lượng khí này thật là ít ỏi lắm , mỗi lần trong tinh sinh dục chỉ chứa một lượng khí lớn bằng hạt thóc mà thôi, chưa kể là chắc gì đã thu được cả hay mất nó từ hồi nào mà không hay.vậy nên hiểu là không phải luyện tinh có thể hoá khí giống như nhiều môn phái mô tả như người ta lấy lửa(thủ ý) nấu nước(tinh) thì thành hơi(khí)mà là trong tinh sinh dục có sẵn chân khí rồi, việc làm của họ chỉ là thà mất tinh chứ không chịu mất khí mà thôi, nhân đây tôi nói thêm, tại sao chân khí lại phải theo tinh làm nhiệm vụ sinh sản, bởi vì chân khí là vật dễ bay đi mất, cơ thể khi đưa nó ra ngoài phải dùng tinh chở nó theo( cũng giống như nước miếng chở nó vậy) để gặp gở tâm huyết(chứa nguyên thần)của người nữ, như vậy là nguyên thần của người nữ và nguyên khí của người nam gặp nhau mà sinh ra đứa con nít trong bụng người nữ vậy.