HỮU-VI ĐẠO-NỘI, HỮU-VI ĐẠO-NGOẠI
 VÔ-VI ĐẠO-NỘI, VÔ-VI ĐẠO-NGOẠI.


Châu-thiên đại tiểu Càn-khôn,
 Tỳ thời nương tiết bảo tồn thiên cơ.
 Tam-ngũ số đồ thơ định vị,
 Độn âm-dương chung-thỉ khắc sanh,
 Càn vi Trinh, Lợi, Ngươn, Hanh, (1)
Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, canh kỳ thường.
Can-chi đẩu thập-phương bố liệt,
Nhứt-ngoạt thời nhứt-thiết tương xâm,
 Nội-thân Can Phế sưu tầm,
Tỳ-Bàng cách vật Thận-Tâm thức hoàn,
Cư hạ tại Tam-quan Cửu-khiếu,
 Tam-điền thông Lão-khiếu thai-trung,
Thiên-cơ sanh xuất xuân dung,
Trường thâu toàn số khí hùng Âm-Dương.
 Cư hạ-tạng phân-đường Ngũ-số,
 Tứ-quí vương Tỳ-Thổ tử sanh,
 Châu-thiên Tiểu-luyện hưng hành,
 Chuyển điều Ngươn-Khí chí thành Nam-châm.
 Tý tại Thận, Ngọ Tâm, Dậu Phế,
 Mẹo qui căn biến chế như Lai,
Thu-đông xuân hạ thiên-tai,
 Hối Huyền Sóc Vọng an bài địa linh.
Tý Ngọ Mẹo nhơn hình hữu Dậu,
 Tiếp thiên căn địa thấu thông-công,
 Âm-dương tứ-quí vô-đồng,
 Ôn-lương hàn-tháo khả thông diệu-kỳ.
Âm hữu Dương, Dương bì, Âm nội,
 Chủ khách phân tương-đối tương-lân
Khắc-sanh sản Quí hóa thần,
 Diệu hành thể dụng lý chân thừa-hành.
 Đại-đạo truyền tử-sanh Nguyệt-sắc,
Âm minh-cơ, qui-tắc Phách Hồn,
 Lương-tri bí-pháp Càn-Khôn,
 Thiên-địa châu-kỵ huyền môn tương-kỳ.
Tam-bá-lục pháp thi hành độ,
 Nhựt-Nguyệt y thử số thời-thần,
 Nhơn-sanh tức độ toàn phân,
 Tam-tài nhứt-lý cân-phân quái-hào.
 Dần, Ngọ, Tuất, Thân giao Thìn,
Tý, Lục-Dương sanh chung-thỉ Ngũ-Hành,
 Lục-Âm bổn khí vận danh,
 Hợi, Mùi, Mẹo, Sửu Tỳ sanh Dậu tùng.
 Giáp, Bính, Mậu, Canh cung Nhâm-vị,
Thử Dương-Can tự-thị nguyên-nhân,
Ất, Đinh, Kỵ, Quí chi Tân,
Âm-can vi lý, đối thân Ngũ-đàng.
Trần-Sanh, đạo tri-quan cẩn-chủ,
Đoạn oan-khiên bỉnh-trú Thiên-Thơ. . . . .

 THI:
Thiên-thơ vi hữu Chưởng-tâm-Kinh,
Tùng chuyển hậu lai phát tổng tình, . .
Kỳ-trung ám tã hà-xa-pháp,
Cảnh ngoại bao la chỉ Nguyệt-minh,

VÔ-CỰC THIỆT-HÀNH
THI:
Phân hư THÁI-Cực định Càn-Khôn, .1
Động-tịnh -khai thượng hạ tồn,
Vận-chuyển LÃO Vô thành Hữu tướng,
Luân-hành TỔ-Hữu nhập vô-môn.
Tịnh-động trí-tri đắc vị nhàn, .2
Luyện phanh nội-thủ ngoại thân an,
Hữu-vô pháp-huệ tu vô-hữu,
Vô-hữu thông-minh dụng pháp-thoàn.
THI-BÀI:
Lập thân phận xa miền trần-tục,
Tầm chơn tu trong đục phân-minh,
Hư-vô Đại Đạo tường linh,
Đặng thông cơ-pháp giữ gìn chơn-nguơn. .1
Kẻ ngoại đạo tu đơn vô-hữu,
Chẳng hiểu thông hữu-tựu thành vô,
Vô-Hữu dụng lấy Đạo Đồ,
Tâm-Thần suy kém xuất đồ âm linh. .2
Luyện tánh mạng biện minh Vô-Hữu,
Còn phàm tâm tam bửu biến sanh,
Đó là lẻ Có phân rành,
Nhập tu luyện-kỵ đắc thành lẽ không. .3
Hườn-hư đắc ra công hỏa-hậu,
Kết linh-đơn soi thấu linh quang,
Đó là Không trở phản đàng,
Trúc cơ đắc-dược rõ-ràng Có sanh. .4
Hoài-thai dưỡng cho thành Thập-ngoạt,
Tịnh định an là đoạt phần Không,
Tam-niên đắc cảnh Lục thông,
Đó là lẽ Có nơi trong Không thành. .5
Diện-Bích Tịnh-Tâm thanh dương đạo,
Có biến không thấu đáo Càn Khôn,
Phân minh Vô-Hữu sanh tồn,
Công thành quả đắc Thiên-môn triệu hồi. .6
Khuyên thiện-sĩ đấp bồi Đạo-Hạnh,
Học cho thông nẻo chánh tầm-cơ,
Vẹt màn mây-phủ ám mờ,
Hườn hư Không-tánh nội-cơ phải gìn. .7
Lắm những kẻ đem mình vào đạo,
Dụng tham thoàn đặng tạo vị phần,
Luyện Không Không-tánh chí chơn,
Chẳng thông tự-chuyển pháp luân vận-hành. .8
Dụng lẽ Không không-rành lẽ Có,
Uổng công lao nhọc khó ngóng trông,
Rồi ra cũng chẳng khỏi vòng,
Công-thành niệm-tưởng mà không đắc thành. .9
Muốn thoát khỏi luân hành cơ Tạo,
Thì toan lo hoài bão tinh-thần,
Học tho thông-thấu nội thân,
Cho rành pháp nhiệm gắng cần chuyên-tâm. .10
Mới thoát khỏi luân-trầm thăng hạ,
Dùng pháp-luân bồi quả đắp căn,
Công-viên quả-mãn phi-đằng,
Thiên môn nhập đạo thượng thăng vị nhàn. .11
***

Chú Giải: Toát yếu phép tịnh luyện.
Kẻ tầm-tu đã thông Vô-Hữu, chớ dùng tâm niệm Vô không hành pháp-Hữu, thì dầu cho tịnh-định thoàn cho đến lâm-mạng, cũng chẳng thành Đạo đặng.
Nhưng còn dùng lẽ Có chẳng dụng lẽ Vô, thì tánh-mạng nan tồn, phải phân Vô-Hữu mới đặng. Người mà muốn thoát-vòng tục-lụy, nhập vị Phật-Tiên trước phải Lập-Đức cho cảm-lòng Trời, rồi sau sẽ học cơ-pháp, mới tham-thoàn Tu Luyện, Càn Khôn, cho đặng Qui Vô, mới đắc thành quả-vị Thất-Hườn-công-phu. Cho nên phép Vô-Hữu.
1. Người chưa thông Đại-Đạo, tánh-hạnh còn Sân, Ái, Ố: đó là lẽ Có của người phàm phu.
2. Kẻ không tu, dụng công luyện-kỵ hườn-hư thần khí an-tịnh. – An rồi có Khí; Khí mới phục Thần; Thần hóa ra ánh-lòa Linh-Quang.
3. Đắc cảnh Hư-Vô rồi, dụng công Bá-Nhựt, đến kết đơn rồi; thì là pháp-Không biến ra Có.
4. Quá quan phục-thực rồi, hoài-thai thập-ngoạt, muôn-mạch đều ngưng, tánh ăn được-đứt; là pháp-Có ra Không.
5. Nhập-thần xuất-thần; tam-niên, đắc Lục-Thông là pháp-Không biến ra Có vậy.
6. Cửu-niên diện-Bích, đại-định hư-vô là pháp-Có biến ra Không, cho đặng thành hư-vô-chi-khí, xuất thiên-môn qui hồi thượng-cảnh, mới thoát vòng Càn-Khôn luân-chuyển.
Nay Lão khuyên kẻ Thiện-Sĩ tầm tu, trước khá thông Chơn-Pháp; rồi sau sẽ Hạ-công thì mới mong thoát tục.
Lão ban ơn lành. – Lão thăng.

Trở Lại Mục Lục

Mời Xem Tiếp  : NGƯỜI TU HẬU HỌC

Tiên-Thiên Tứ-Thời Đại-Tịnh

Bá Nhựt Trúc-Cơ Và Hàm-Dưỡng

MÁY LINH RUNG ĐỘNG KHÔN KIỀN

CÀNG TU CÀNG TỊNH CHO HAY

ĐẮC QUẢ DO MỘT CHỬ TỊNH

ĐÀI QUI NHỨT KHÍ NGŨ HÀNH THÂU