Tu Chơn

Tu là "Sửa Mình", tức là Sửa Điển nơi mình
Muốn sửa trị cho đặng cái Vô-Hình Thân Hửu vốn là Cái Mình Điển Hạ-Thiên cũa thế-giái hửu-hình thì phải dùng cho đặng cái Sức Sáng Sống của Trời là Điển Lực Vô-Vi, chớ có cái sức phàm nào sửa Điển cho được đâu vì cái sức phàm vốn là Điễn lực của Hạ-Thiên, càng dùng cái sức nầy càng hại thân mình thì có, ấy là giúp sức cho cái ta còn hoài với mình và nó làm cho người càng mê trần mà không hay. Khác nào muốn rửa bùn mà lấy bùn tô thêm vào. Nên cái chế-độ văn minh vật chất ngày nay của xã-hội đã đi đến chổ cực điểm của nó là tinh-thần của Tứ-Giả để hại lẩn nhau thì có chớ nào phải cái Đạo-Lý của Chơn-Lý của Võ-Trụ đâu! Cũng vì đó mà thế-gian khó mà hưởng đặng sự Hòa-Bình chơn-chánh thiên-nhiên.
Thế gian mỗi nơi đều do cái thành kiến của mình vốn là Điển lực của Hạ-Thiên dặt ra kiểu mẫu là cái chủ nghĩa đóng ngục nhốt người do quyền nhơn-tạo thuộc về nhơn-tâm.
Cái mối loạn phân chia nhơn loại là đây; cái mối khổ của đời cũng đây.
Vậy, phải dùng cho đặng Điển lực Vô-Vi của Trời mới có thể sửa trị đặng các Mối Điển Hạ Thiên của Vật ở trong châu thân mình cho nó đặng trong trống trong sáng trong sạch trong ngần cho nó còn cái Linh Căn của nó, tức là mình lập Thân Danh cho mình đó, mới có Tên Tuổi với Trời, với Non Sông Đất Nước.
Có lập đặng Thân Danh cho Đạo rồi, thì tuy cái xác thân nầy còn tại thế, mà cũng Người đây, mà Người đây đã ra Người thiêng liêng rồi vì dã hưởng đặng sự thanh nhàn trong cảnh thanh nhàn của Hư Vô Cảnh Giái là cái Chơn Tâm của Người thiệt thiệt Người đó vậy.
Nay đã đặng biết Chơn Thân Người có hai phần: Khí và Chất song vô-hình.
Khí bởi Lý mà ra, nhờ sức Thần mà Có;
Chất bởi Khí mà có, nhờ sức Thần mà Hóa muôn ngàn hình trạng thấy ra trước mắt, mới có câu: "Lý Sanh Khí Hóa". Nên Lý và Khí là Hồn Xác tinh-thần của Con Người
vậy lại là Thể Hồn của Đạo.
Người Chơn Lý của Tam-Kỳ Nguyên Nguyên Bản Bản đều biết mình có cái Chơn Thân nên phải trao dồi nó cho thành cái Bổn Thân là cái Thân chánh gốc đầu bài tức là cái Chơn Ngươn của Người vậy.
Người Chơn Lý nầy biết phải cho có lại với mình cái Bổn Thân mới trường sanh nên phải TU, nên việc Tu của Người Chơn-Lý không phải về bề hình thức chay mặng cho phần xác.Tu:
về phần Khí, thì phải hườn về Nguyên Lý của nó là cái Hư Vô Chi Khí;
về phần Chất, thì phải hườn về Bổn Chất của nó là Tứ Đại Thiệt hay Thiệt Tứ Đại.
Như thế thì Chơn Thân mới đặng nhẹ-nhàn trong-sạch vì mình đã đem mình đến chỗ chí thiện chí mỉ của nó là Nguồn của Nguồn Gốc của Gốc là Nguồn Ngươn Khí Hóa Sanh của Đạo, nên tuy ở trần mà không nhiểm bụi trần. Trường Sanh cũng là đó.
Trường Sanh vì đã có lại với mình Thể Trường Sanh của Đạo là cái Thể vô-hình, vô-ưu,
vô-lự vốn là Kiếp Sống vô-hình của Trời muốn có Người Giống của Trời.
Hãy xét coi trong mình Người chỗ nào cũng có Sự Sống hết:
bullet   Mắt thấy biết phân biệt,
bullet   Tai biết cân gióng,
bullet   Lòng biết suy gẩm,
bullet   Mũi biết ngưỡi mùi.
Không phải đó là Sự Sống hay sao?
Xét coi phần vật chất mà còn đặng vậy,
 huốn chi phần vô-hình của sự Sống vô-hình là "Vô-Vi".
Mỗi sự Sống về phần vô-hình của mỗi phần tử trong mình Người là sự Sống nhỏ, Người tinh thần là Người có lại với mình Chơn Ngươn trọn đủ nên nhờ Thần lực của Điển lực Vô-Vi mà lọc lừa phần Chơn của sự Sống nhỏ đem về một sự Sống chung. Cái sự Sống nầy cũng gọi đặng là sự Sống lớn. Đến sự Sống lớn rồi phải giữ-gìn cho nó trọn đủ Ngươn Khí Hóa Sanh cho nó sanh thêm sống thêm cho đến Sống vô cùng vô tận, thì tuy mắt thấy có Người đây, Người nói đây, mà Người đây có chứa Sự Sống, bao giờ cũng còn, như vậy thì làm sao Người nầy mất cho đặng, vì thật Người đây là sự Sống rồi mà là cái Công Dung của Đạo tức là Tinh-thần sự Sống thiêng liêng.Tóm tắc:
Sắc sắc lóng xong hườn Bổn Thể,
Không không giữ vẹn hiệp Tinh-thần.
Làm đặng vậy, sống sáng suốt như vậy, thì hãy nhìn kỹ lại nơi mình mà coi có phải sự sáng kia sáng nhờ Hơi chăng? Hơi nầy là Hơi Điển chăng? Điển nầy vốn là Thần Điển do Nguồn Thanh Điển trong Nguồn Ngươn Khí Hóa Sanh của Trời.
Chơn Tâm nầy là chỗ chứa đựng các mối Điển ấy mà!
Nay Người đây biết mình Sống tận gốc sanh sống là Một với Nguồn Ngươn Khí Hóa Sanh của Trời thì cái Nguồn nầy, lẽ tự nhiên, có trong sự sống hiển nhiên vô-hình với Người, tức nhiên là Lý của Trời mà là Chơn Lý đó.
Có phải Người sanh Người sống cũng bởi Điển mà ra chăng?
Về phần Khí thì đặng như vậy, còn phần Chất thì sao?
Xét đủ các triết hợc của Bốn Giáo Chủ và theo Thánh Giáo Chơn Lý thì biết:
Cái xác thân nầy là Trời muốn phải có cho Con Trời dùng đặng sấp đặt cõi hồng hoan hay là quản trị cả thế-gian. Trời phải mượn nơi Kho Không Không kìa những món Âm Dương Ngũ Hành song không phải sấm một lần nầy mà có ra cho đặng đâu, cũng phải sấm nhiều lần mới trọn đủ, vốn nó là các chất vô-hình ở cõi vô-hình nên gọi là Chất Vật. Vì nó một vật làm ra bởi các tánh chất của các chất vật nên cũng kêu là "cái thân cặn bã của các chất vật của các từng không gian".
Khi Trời sấm Trời cho mượn, chất nào cũng đều trong sạch hết vì nó còn là vô-hình.
Nay nó bị sai lạc vì cái Người làm sai lạc cái Sanh Khí của nó.
Ngày nay Người rõ đặng Đạo Lý Chơn Chánh của Trời rồi, không bỏ nó đặng, vì nó là một vật mượn đặng dùng, người phải đem nó trả lại kho Không Không cho Thầy.
Ban sơ dùng các chất vật đặng lập thành cái thân vật chất.
Ngày nay Người có cái thân vật chất nầy đây là ở trong nó đã sẵn có cái chất của vật.
 Người phải dùng các chất nầy mà lóng nó cho ra cái chất của vật, lóng, lóng hoài,
 cũng như lóng nước vậy, cho đặng cái chất trong trắng trong ngần.
 Đến dây mới đến cái Nguyên Chất của Đất, Nước, Gió, Lửa.
Đất, Nước, Gió, Lửa dây không phải như vật mà người ta thấy trước mắt đó. Nó là Địa, Thủy, Hỏa, Phong gọi là Tứ Đại Thiệt.
Lời của Nho, Thích, Đạo cũng nói như thế. Trời mượn ở Kho Không Không kia bốn món Địa, Thủy, Hỏa, Phong.
Vật nầy pha trộn rồi thí gọi là Tứ Đại Giả, là bốn món mượn hay là Bốn Món Giả lớn.
Các bực hiền triết xưa đều nói: "Khi úp khi mở phải cho đúng Lý mới rõ đặng". Dưới đây là một cách giải của Đức Hổn Ngươn Thiên Sư khi Người còn thân hữu.
 Giải thích như Người đây, dầu ai sao cũng hiểu đặng:
1. Những vật chi có tánh chất vững vàng, thì gọi là "Địa": vật nào có chất nầy mới đủ sức chống chỏi, gìn-giữ, chịu đựng muôn vật thế gian.
2. Những vật chi có tánh chất ẩm thấp, ướt át, thì gơi là "Thủy",
vì vật nào có tánh chất nầy mới có sức thâu rút các vật khác.
3. Những vật chi có tánh chất ấm-áp thì gọi là "Hỏa", vì vật có tánh chất nầy mới đủ sức điều hòa muôn vật làm cho nóng cho chín cho vàu sức hơi phải nóng.
4. Những vật chi có tánh chất rung động thì gọi là "Phong", vì cái tánh nầy làm cho mát mẽ, nhẹ-nhàn, thơ-thới, muôn vật đều nhờ có nó mới sống mới lớn.
Bốn món lớn nầy lúc nó còn ở riêng chỗ của nó kêu là Bốn Món Lớn Thiệt –
Tứ Đại Thiệt hay Thiệt Tứ-Đại.
Thánh kinh của Thiên Chúa Giáo có lời: "Đức Chúa Trời lấy Đất nắng hình Người rồi hà Hơi thì Người mới có sự sống". Ấy cũng dồng một ý nghĩa, đồng một Lý.
Người Tu Chơn, điều cần ích, là phải lúc nào cũng yên-tịnh, lặng-lẽ , điều-hòa, nhẹ-nhàn, đầm-ấm trong mình của mình, đặng cho cái Thần nó đặng mạnh. Thần có sanh mới có Khí. Có đặng cái Sanh Khí nầy thì cái Tinh-Thần của Tinh-Thần của Người mới trưởng dưỡng mới sanh. Cái Sanh Khí có trưởng dưỡng, cái Tinh-Thần của Tinh Thần của nó mới trở về mà hiệp sức với Nguồn Ngươn Khí, có vậy mới còn hoài, mới trợ lực với Nguồn Ngươn Khí mà Hóa Sanh vạn-vật, là:
Thần nuôi Đạo như cơm nuôi vóc.

Đạo nuôi Thần như lộc nuôi thân,

Thần mà tinh-khiết muôn phần,

Càng vui càng vẻ Đạo càng được khen.

Tổng kết-luận
"Tu" theo Chơn-Lý Tầm Nguyên Đại-Đạo thì mỗi chỗ, mỗi cơ-quan,
cơ-sở trong châu thân Con Người đều có thấy giải-bày, phân-tường,
không còn sót một nơi nào mà tìm không ra mối. Vậy, nay rõ rồi, xin hỏi: "Tu" là gì?
Có Tu Chơn, có học hỏi, có học Đạo với sự Sống ở trong mình mình mới biết đặng Thiệt Người,

Người Thiệt, tức là "Mình".
Biết được Mình Thiệt rồi mới có thể dẹp đặng Cái Ta, Cái Người giả-dối nơi mình, mới là "Người Ta", là Người khôn hơn muôn vật. Cái thân xác nầy cũng là một vật trong muôn vật.
Người Ta mới chánh giống là Con Trời, vì gốc Người vốn là Lý Sanh Khí Hóa, nhờ Lý Chơn mới rõ Căn-Cội thiêng-liêng của mình, nên nay là Người vô-tận.
Không vô-tận sao đặng vì những vật lập thân danh nầy vốn là thiêng-liêng cả. Người vô-tận có cái Thể Trường Sanh nên Sống mãi, Sanh mãi như Đạo hóa sanh Trời Đất vậy.
Có câu: "Không Thầy đố mầy làm nên".
Người thế-gian không Thầy làm sao thấu nỗi đến cái Lý nầy.
Người thế-gian, nói đây là về dân-tộc ít nhiều đặng gọi là văn-minh, thì một khi có mặt tại thế, thấy mình có một cái thân sống riêng nên sống chi chi cũng ta tư riêng cả. Thậm chí đến việc Học Đạo, hay Tu Hành thì cũng đứng chỗ tư riêng mà học, học với cái Đạo tư riêng của mỗi dân tộc.

Bởi sao "Tôn-Giáo" không chia nhiều môn nhiều phái.
Nay biết rồi, Người Tu Chơn phải đến đặng Mối Vô-Vi ở nơi mình, mới thấy rõ nơi mình có Sức Hữu-Vi từ Trời mà Có, tức là Sự Sống Hữu-Hình sống tự-nhiên, nên từ đây phải Sống cùng sự Sống mới trường-cửu vĩnh-viễn, hành tròn sứ mạng thiêng-liêng.
Nên Tu Chơn là đi cho cùng bước đường của nó mới rõ câu của Đức Phù-Hựu,
 Giám-Đốc Giảng-Đàn Chơn-Lý của Đức Chí Tôn- đã phân:
"Tạo-Hóa sanh loài Người nào phải để dành làm tôi-tớ vật chết bao giờ,
vì Trời Đất và Người vốn đồng mọt Thể và một chức-vụ là để tuân theo Đạo đặng
làm sự sống cho muôn vật mà thôi".
Hiện nay, Người thế-gian, bực gọi mình là văn-minh ở đời, tưởng cũng chưa có đặng mấy ai rõ cái Mình Thiệt của mình nó ra sao, nên đứng nơi nào mà biết đặng Trời.
Ai sẵn kiếp Tu nghe nửa tiếng, Người không lòng chánh lóng ngàn thu.
Tây Sư Tinh Quân

1953

Bủu Minh Ðàn.Trang Web Phục Vụ Nhơn Sanh Miễn Phí.,Webmaster Trương Ngọc An  

Thư Viện 1      4   5