内药了性第九要

内药了性第九要
Nội dược liễu tính đệ cửu yếu
Đệ cửu yếu - Nội Dược liễu Tính


《道 德经》云:有欲以观其窍,无欲以观其妙。此二语乃金丹大道之始终,古今学人之要诀。外药不得,则不能出乎阴阳;内药不就,则不能形神俱妙。上德者修内 药,而外药即全;下德者修外药,而内药方就。外药者渐法,内药者顿法。外药所以超凡,内药所以入圣。有欲观窍者外药,窃夺造化之功,幻身上事;无欲 观妙者内药,明心见性之学,法身上事。倘外药已得,而不修内药,即吕祖所谓寿同天地一愚夫耳。况大丹难得者外药,外药到手,即是内药,圣胎有象,阴 符之功,即在如此。《参同》云:耳目口三宝,闭塞勿发通,真人潜深渊,浮游守规中。所谓无欲观妙者此也。无欲观妙者,无为之道,但无为非枯木 寒灰,绝无一事之谓,其中有朝屯暮蒙、抽铅添汞、防危虑险、固济圣胎之功。所以融五行而化阴阳,以至道法两忘,有无不立,十 月霜飞,身外有身,极往知来, 归于真如大觉之地,即佛祖所谓正法眼藏,涅槃妙心,最上一乘之大道也。若非了命之后而遽行此功,根本不固,虚而不实,未曾在 大造炉中煅炼出来,总然了得真 如之性,若有一毫渗漏,难免抛身入身之患。后人不知古人立言之意,多以性理为不足贵,试问世间学人,有几个能明涅槃之心乎? 有几个能见真如之性乎?涅槃 心、真如性,净倮倮、赤洒洒、圆陀陀、光灼灼,通天彻地,非可以后天人心血性而目之。古人亦有了性不了命,万劫阴灵难入圣之 语,是特为未修命而仅修性者言 之。若已了命,焉得不修性?若不修性,则应物固执,空有家财而无主柄。若不修性,虽幻身已脱,而法身难脱。若不修性,只可长 生,而不能无生。若不修性,虽 生身之初能了,而未生之前难全。内药了性之功,所关最大,无穷的事业,皆要在此处结果,何得轻视性乎?吾愿成道者,未修性之 先,急须修命;于了命之后,急 须了性。阴阳并用,性命双修,自有为而入无为,至于有无不立、打破虚空,入于不生不灭之地,修真之能事毕矣。

[Đạo đức kinh] nói: “Hữu dục dĩ quan kì khiếu, vô dục dĩ quan kì diệu-Hữu dục để xem cái Khiếu đó, vô dục để xem điều kì diệu”. Hai câu này là từ đầu đến cuối của Kim Đan đại đạo, là yếu quyết của người học xưa nay. Không được Ngoại Dược, thì không thể ra khỏi Âm Dương; không thành Nội Dược, thì không thể hình thần câu diệu. Bậc Thượng Đức thì tu Nội Dược, mà Ngoại Dược liền toàn vẹn; kẻ Hạ Đức tu Ngoại Dược, mà Nội Dược mới thành được. Ngoại Dược là tiệm pháp-phép dần dần mà tiến, Nội Dược là đốn pháp¬-phép xong nhanh chóng. Ngoại Dược là để siêu phàm, Nội Dược là để nhập thánh. “Hữu dục quan khiếu” là Ngoại Dược, trộm đoạt công phu của tạo hóa, là việc của ảo thân; “Vô dục quan diệu” là Nội Dược, là cái học minh tâm kiến tính, là việc của pháp thân. Nếu Ngoại Dược đã đắc, mà không tu Nội Dược, là như Lữ Tổ nói “Thọ đồng thiên địa nhất ngu phu¬-Một kẻ ngu thọ cùng trời đất” vậy. Huống gì cái mà Đại Đan khó được chính là Ngoại Dược, Ngoại Dược đến tay, tức là Nội Dược, thì Thánh Thai có hình tượng, công phu Âm Phù, chính nhờ như vậy. [Tham đồng] nói: “Nhĩ mục khẩu tam bảo, bế tắc vật phát thông, chân nhân tiềm thâm uyên, phù du thủ quy trung-Tại mắt miệng tam bảo, đóng lại không thông ra ngoài, chân nhân ẩn thân nơi vực sâu, bồng bềnh giữ Quy Trung” mà nói “Vô dục quan diệu” là vậy. “Vô dục quan diệu” là đạo vô vi, nhưng vô vi chẳng phải là cỏ khô tro lạnh, tuyệt không nói đến một việc, mà bên trong có triêu truân mộ mông-sáng tụ chiều che, rút Diên thêm Hống, phòng nguy lự hiểm, công phu củng cố vững chắc việc thành Thánh Thai. Vì thế dung hòa ngũ hành mà hóa Âm Dương, cho đến khi đạo pháp đều quên, hữu vô chẳng lập, mười tháng sương bay, ngoài thân có thân, cực vãng tri lai , quay về nơi Chân Như Đại Giác, là Phật Tổ nói Chánh Pháp Nhãn Tàng, Niết Bàn Diệu Tâm, đại đạo Tối Thượng Nhất Thừa. Nếu chẳng phải là sau khi liễu Mệnh mà vội thì hành công phu này, thì căn bản không vững, hư mà không thực, chưa từng được nung luyện trong Đại Tạo Lô, dù cho liễu được Chân Như Tính, nếu có một chút rò rỉ, thì khó tránh khỏi cái họa phao thân nhập thân . Hậu nhân không biết cái ý của cổ nhân khi lập ngôn, phần nhiều coi cái Lí về Tính là không đáng quý trọng, thử hỏi người học ở thế gian, có bao kẻ biết rõ về Niết Bàn Chi Tâm đây? Có bao kẻ thấy rõ Chân Như Tính đây? Niết Bàn Tâm, Chân Như Tính, trong văn vắt, đỏ rừng rực, tròn quay quay, sáng lấp lánh, thông thiên triệt địa, không thể dùng Hậu Thiên nhân tâm huyết tính mà nhìn. Cổ nhân cũng có người liễu Tính mà không liễu Mệnh, nên có câu “vạn kiếp Âm Linh khó nhập thánh”, là riêng vì kẻ chưa tu Mệnh chỉ tu Tính mà nói ra. Nếu đã liễu Mệnh, sao lại không tu Tính? Nếu không tu Tính, thì cố chấp khi ứng vật, uổng có gia tài mà không có chủ. Nếu không tu Tính, tuy ảo thân đã thoát, mà pháp thân khó thoát. Nếu không tu Tính, thì chỉ có thể trường sinh, mà không thể vô sinh. Nếu không tu Tính, dù có thể liễu được lúc mới sinh thân, mà khó hoàn thiện được lúc trước khi sinh thân. Công phu Nội Dược liễu Tính, quan hệ rất lớn, sự nghiệp vô cùng, đều cần ở chỗ này kết quả, sao được coi thường Tính? Ta mong người thành đạo, trước khi tu Tính, hãy nhanh chóng tu Mệnh; sao khi liễu Mệnh, hãy nhanh chóng liễu Tính. Âm Dương cùng sử dụng, Tính Mệnh Song Tu, từ hữu vi mà nhập vô vi, đến khi hữu vô chẳng lập, đả phá hư không, nhập vào nơi Bất Sinh Bất Diệt, thì việc tu chân có thể xong vậy.

Trở lại Mục Lục

Thư Viện 1      4   5