尽心穷理第三要

                    

尽心穷理第三要
Tẫn tâm cùng lý đệ tam yếu
Đệ tam yếu – Tận tâm cùng lý


《说 卦传》曰:穷理尽性,以至于命。可知尽性至命之学,全在穷理上定是非耳。穷理透彻,则性能全,命能保,直入无上至真之地;穷理恍惚,则命难修,性难 了,终有到老落空之悔。今之学人,糊涂出家,糊涂学道,糊涂修行,生则既然糊涂,死时焉能亮净?性命何事,而乃如此妄为耶! 金丹之道,包罗天地之道也,窃 夺造化之道也,至尊至贵,至神至妙,非容易而知。学人不想自己性命为何物,不辨祖师法言是何义,饱食终日,无所用心,妄想一 言半语之妙,即欲成道,日则浪 荡打混,夜则高枕安眠,以丹经为无用之言,以子书为哄人之套。诈称有道者,以错引错,妄冀成真者,以盲诱盲。即有一二信心之 士,亦不过是走马看花,何尝深 用心思,穷究实理。古人亦有谓若还纸上寻真义,遍地都是大罗仙之语,是特为不求师者而发,非言丹经子书为无用。后人不知古人之意,多借此为凭证,而即 置经书于不问,大错大错。夫仙真法言,一字一意不敢妄发,一言半语尽藏妙义,不知费尽多少老婆心,为后人作阶梯,与教门留眼 目。而反毁之谤之,其罪尚可言 乎!即后之高人贤士所作所为,总在古人范围之中,究其实落,未必高过于古人。今之高人不哄学人,则古之仙真不误后世也可知 矣。吾劝有志之士,取古人之法 言,细穷细究,求师一决,通前达后,毫无一点疑惑,方可行持,慎误自恃聪明,而有己无人;亦勿专听梆声,而任人误己;至于不 通文字之学人,亦须于俗语常言 中,辨别实义。盖俗语常言中有大道藏焉,特人未深思耳。如没体面没人形有窍道好自在颠三倒四随方就圆随机应变沙里淘金无中生有七死八活有己无人不知死活不顾性命只知有己,不知有人走三家不如守一家礼下于人,必 有所得只知其一,不知其二,此等语天机大露,何妨拈出一二,作个悟头,朝参幕思。虽大理不明,而知识渐开,与道相近,亦不空过了岁月。此穷理之 学,不论贤愚,人人可做,果能功夫不缺,日久自有所悟。但所悟者一己之私见,不得贸然下手。倘遇明师,必须彻始彻终,追究个 清白,真知灼见,得心应手,方 不误事。若知前不知后,知后不知前,知阴不知阳,知阳不知阴,知体不知用,知用不知体,或知有为而不知无为,或知无为而不知 有为,或见元关而不知药生,或 知药生而不知老嫩,或知结丹而不知服丹,或知结胎而不知脱胎,或知文烹而不知武炼,或知武炼而不知文烹,或知阳火而不知阴 符,或知进火而不知止足,或知温 养而不知抽添,毫发之差,千里之失,未许成真。不但此也,且阴阳有内外,五行有真假。性命工夫两段,先后二天各别,有真有 假,有真中之假,有假中之真,有 真中之真,有假中之假。此等机关究之不彻,即行之不到;辨之不清,即作之不成。是以吕祖三次还丹未成,后得崔公《入药镜》而 始完功;紫清有夜半风雷之患, 重复修持而方了事。如二翁者,神仙中之领袖,些子不明,犹有不虞,而况他人乎?学者须当三思之。

[Thuyết quái truyện] nói: “Cùng lý tận tính, dĩ chí vu mệnh. – Xét đến cùng về Lý, hiểu tường tận về Tính cho đến Mệnh” có thể thấy cái học tận Tính chí Mệnh, toàn nhờ vào việc xét đến tận cùng về Lý mà định thị phi vậy. Thấu triệt đến cùng về Lý, thì Tính có thể toàn vẹn, Mệnh có thể bảo, thẳng vào vùng vô thượng chí chân; không thấy được tận cùng về Lý, thì Mệnh khó tu, Tính khó liễu, cuối cùng hối hận đến già mà chẳng ích gì. Người học ngày nay, hồ đồ xuất gia, hồ đồ học đạo, hồ đồ tu hành, sống thì đã hồ đồ, lúc chết sao có thể trong sáng được? Tính Mệnh là việc thế nào, mà ngươi làm bừa như vậy! Đạo Kim Đan, là đạo bao la trời đất, đạo trộm đoạt tạo hóa vậy, chí tôn chí quý, chí thần chí diệu, không dễ dàng biết được đâu. Người học không nghĩ xem Tính Mệnh của mình là vật gì, chẳng phân biện pháp ngôn của tổ sư có nghĩa gì, chỉ suốt ngày ăn no, chẳng dụng tâm chút nào, nghĩ ngợi lung tung về diệu kỳ của một câu nửa chữ, mà liền muốn thành đạo, ngày thì lêu lổng lung tung, đêm thì kê cao gối ngủ ngon lành, coi Đan kinh là lời vô dụng, coi Tử thư  là lời sáo rỗng dối người. Giả xưng người có đạo, lấy sai dẫn sai, cuồng mong thành chân, lấy mù dụ mù. Liền có một hai kẻ có lòng tin, cũng chẳng qua là cưỡi ngựa xem hoa, đâu đã từng suy nghĩ sâu sắc, nghiên cứu đến cùng thực lý. Cổ nhân cũng có nói: “Nhược hoàn chỉ thượng tầm chân nghĩa, biến địa đô thị đại la tiên-Nếu chỉ tìm chân nghĩa trên giấy, thì mặt đất này đầy Đại La Tiên”, là riêng vì kẻ không chịu cầu thầy mà nói ra, chứ không phải nói Đan kinh, Tử thư là vô dụng. Người sau này không biết ý của cổ nhân, phần nhiều dựa vào đó làm bằng chứng, mà liền không thèm hỏi đến kinh thư, thật sai lầm, thật sai lầm. Pháp ngôn của Tiên Chân, một chữ một ý đều không dám xằng bậy đưa ra, một lời nửa câu đều tàng diệu nghĩa, không biết tốn hết bao nhiêu tấm lòng nhân ái, vì đời sau mà làm cái thang tốt, vì giáo môn mà lưu lại những điều quan trọng. Nay ngươi quay lại phỉ báng, tội đó còn có thể nói được sao! Sau này, cao nhân hiền sĩ có sáng tác hay làm gì đó, nói chung đều ở trong phạm vi của cổ nhân, xét đến cùng sự thực, vị tất cao hơn cổ nhân. Cao nhân đời này không lừa người học, thì có thể thấy tiên chân đời xưa chẳng mê hoặc người đời sau đâu. Ta khuyên kẻ có chí, lấy pháp ngôn của cổ nhân, xem xét tỉ mỉ đến tận cùng, nhất quyết cầu thầy, thông tiền đạt hậu, không còn một điểm nghi hoặc, mới có thể thi hành, cẩn thận mắc phải sai lầm tự coi mình là thông minh, mà coi ta là nhất chẳng coi ai ra gì; cũng không được chỉ nghe phong thanh, mà để người mê hoặc ta; cho đến người học mà không thông văn tự, cũng cần ở tục ngữ thường ngôn, mà biện luận ra nghĩa thực. Vì Đại Đạo tàng ở trong tục ngữ thường ngôn, chỉ do người chưa nghĩ sâu thôi. Như “một thể diện”, “một nhân hình”, “hữu khiếu đạo”, “hảo tự tại”, “điên tam đảo tứ”, “tùy phương tựu viên”, “tùy cơ ứng biến”, “sa lí đào kim”, “vô trung sinh hữu”, “thất tử bát hoạt”, “hữu kỉ vô nhân”, “bất tri tử hoạt”, “bất cố tính mệnh”, “chỉ tri hữu kỉ, bất tri hữu nhân”, “tẩu tam gia bất như thủ nhất gia”, “lễ hạ vu nhân, tất hữu sở đắc”, “chỉ tri kì nhất, bất tri kì nhị”, những câu này là đại lộ thiên cơ, rút lấy một hai câu có sao đâu, mà làm cái để tham ngộ, sáng xem chiều nghĩ. Dù không rõ ý chính, mà tri thức dần rộng mở, càng gần với Đạo, cũng không uổng phí tháng năm. Học đến tận cùng về lí, bất luận hiền ngu, ai ai cũng có thể làm được, nếu công phu chăm chỉ không thiếu, thì lâu ngày sẽ tự có sở ngộ. Nhưng cái ngộ đó là ý kiến riêng của mình, không được hạ thủ lung tung. Nếu gặp minh sư, thì cần phải thấu triệt từ đầu đến cuối, truy cứu đến mức rõ ràng, thấy rõ chân tri, đắc tâm ứng thủ, mới không lầm lẫn. Nếu biết trước mà không biết sau, hay biết sau mà không biết trước, biết Âm mà không biết Dương, biết Dương mà không biết Âm, biết thể mà không biết dụng, biết dụng mà không biết thể, hoặc biết hữu vi mà không biết vô vi, hoặc biết vô vi mà không biết hữu vi, hoặc thấy Huyền Quan mà không biết Dược sinh, hoặc biết Dược mà không biết già non, hoặc biết kết Đan mà không biết phục Đan, hoặc biết kết Thai mà không biết thoát Thai, hoặc biết Văn đun mà không biết Vũ luyện, hoặc biết Vũ luyện mà không biết Văn đun, hoặc biết Dương Hỏa mà không biết Âm Phù, hoặc biết Tiến Hỏa mà không biết dừng lại, hoặc biết ôn dưỡng mà không biết trừu thiêm-thêm bớt, chỉ sai một li là đi ngàn dặm, chưa thể thành chân. Không chỉ như vậy, mà còn Âm Dương có trong ngoài, ngũ hành có chân giả. Hai đoạn công phu Tính Mệnh, trước sau hai trời cách biệt, có chân có giả, có giả trong chân, có chân trong giả, có chân trong chân, có giả trong giả. Các chỗ quan trọng này nếu nghiên cứu không thấu triệt, thì đi mà không đến; luận mà không rõ, thì làm mà không thành. Vì thế Lữ Tổ ba lần Hoàn Đan mà chưa thành, sau được Thôi Công [Nhập Dược Kính] mà mới hoàn thành công phu; tổ Tử Dương có cái lo về phong lôi lúc nửa đêm, lại tiếp tục tu trì mà mới xong việc. Như hai vị này, là lãnh tụ trong các thần tiên, một chút không rõ, còn có chỗ không dự liệu được, huống gì người khác đây? Người học cần thật lưu ý

Trở lại Mục Lục

Thư Viện 1      4   5