CHIẾU MINH VÔ VI TAM THANH
TIỂU THIÊN ĐỊA

A- NGŨ HÀNH SƠN: tượng trưng cho Ngũ Hành, Ngũ Tạng.
B- BẠCH NGƯU: tượng trưng cho trược tinh.
C- CẦU NẠI HÀ: chỗ tiếp giáp của Mạch Nhâm và Mạch đốc (đầu dưới).
Ð- MẠCH NHÂM VÀ MẠCH ÐỐC: chỗ cách quãng đầu dưới.
E- MẠCH ÐỐC.
F- MẠCH NHÂM.
G- THƯỢNG THỪA.
H- TRUNG THỪA.
L- HẠ THỪA.
1- THIÊN MÔN: Luân xa bộ đầu, Hà đào thành, Huyền quang khiếu, v.v...
2- BÁC BỬU TRÌ: Bát Công Đức thủy, hay Bát Quái, Tám lỗ khiếu.
3- KHẢM LY KÝ TẾ: nước của thận và lửa của tâm giao hòa tại đây, địa điểm tinh khí thần tụ hội.
4- THẤT TINH ÐÀI: nơi MÔ NI CHÂU xuất hiện.
5- THIÊN CỐC CUNG: nơi HỒN cư ngụ, sau khi khai đặng THIÊN MÔN.
6- BẠCH HỔ và LONG (RỒNG): tượng trưng cho Khí và Thần.
7- NGỌC CHẨM QUAN: Luân xa, một trong TAM QUAN.
8- HƯ VÔ HUYỆT LÝ: chỉ Đệ tam nhãn.
9- CHUÔNG LINH SƠN HƠI TỎA TÂM VIÊN: tượng trưng hơi thở nhẹ nhàng, sâu, dài ngân như tiếng chuông, để cầm chân cột chặt con vượn TÂM (tâm-viên), ý nói định được tâm.
10- LONG TÙNG HỎA KÝ XUẤT: Rồng dựa lửa đi lên, ý nói HỎA của tạng TÂM.
11- TRỐNG ÐẠI HÙNG GOM THÂU Ý MÃ: chỉ 2 lỗ tai, khi bịt kín, thì kêu lùng bùng như tiếng trống, để thâu nhiếp con ngựa Ý (ý-mã).
12- THÁP LINH SƠN: cao 12 tầng, tượng trưng 12 tầng TRỜI (Thập Nhị Trùng Thiên).
13- HỒNG CHUNG SƠ KHẤU BẢO KỆ CAO ÂM: có nghĩa là hơi thở nơi lỗ mũi càng nhẹ, càng thông, bộ đầu càng rút nhẹ lâng lâng tựa tiếng chuông ngân dài cao vút âm vang vào hư không.
14- CẦU THIÊN HÀ: chỗ phân giải mọi luồng điển nơi bản thể.
15- TÂM BẢO LẠC:
16- GIÁP TÍCH QUAN: Luân xa, một trong TAM QUAN.
17- TRUNG ÐIỀN BÁT QUÁI LƯ: Luân xa, lò BÁT QUÁI.
18- MẠNG MÔN QUAN: Luân xa, một trong TAM QUAN.
19- NAM PHÁI..., Địch trúc hoán qui thôn ngọc chi (gõ ống tre gọi con rùa về),
có nghĩa là Hườn Tinh bổ não và tuyệt dục (Sát Bạch Hổ, Quy Túc).
20- VỸ LƯ: Luân xa Hỏa Hầu, hay Hỏa Xà, hay Kundalini.
21- HẠC QUI ÐỒNG HỘI THƯỢNG: Hạc tượng trưng cho điển lửa Tâm, Qui là điển nước của Thận.
22- NAM HẢI: bọng đái.
23- CHỖ 2 MẠCH XUNG VÀ MẠCH ÐÁI gặp nhau, nằm phía trên biển Nam Hải.
24- LINH CỐC: Luân xa, nơi cư ngụ của VÍA.
25- BẠCH HẠC ÐỒNG TỬ: giữ Bạch Ngưu canh điền,
tượng trưng cho 2 khí âm dương và chạm nhau bốc cháy tại rún, phần thanh nhẹ biến thành hơi bay bổng lên,tạo thành Thánh Thai Xá Lợi,
phần nặng trược cặn bã đọng lại thành tinh dịch, kích thích dục tính tạo ra Phàm Thai.
26- SONG LÂM SƠN: là 2 khu rừng cây, tượng trưng cho 2 lớp màng mỡ bao bọc Ngũ Tạng.
27- ỨNG CỐC GIÁNG CUNG: Luân xa, nơi cư ngụ của HỒN.
28- NỮ PHÁI…,Cổ cầm chiêu phụng ấp đan khuê (khảy đàn kìm kêu chim phượng hoàng về),
có nghĩa là Hườn Tinh bổ não và chấm dứt kinh nguyệt (Trảm Xích Long).
29- BẠCH HỔ: tượng trưng thanh tinh, sau khi được luyện hóa khí xung lên bộ đầu.

Khẩu khuyết Công Phu
Chiếu khảm thủy thành đơn dược
Minh khai cửu khiếu đã thông nê hườn
Pháp luân không ngoài thần khí
Chuyển vận tốn phong thứ tự nhẹ nhàng
Mạch nhâm đi xuống thủy triều
Mạch đốc lên đỉnh chầu Thầy Tiên Ông
Đó là luyện pháp nội công
Võ văn ngoại thể nhịp nhàng khai thông .
Tay chà hai mắt sáng trong
Hít vô 3 hít để thông linh phù
Hai tay xoáy nhĩ cho thông
Tay chà trán + má miệng niệm câu Ngọc Hoàng
Vò viên chà bụng chớ quên
Vòng cầu độ số đừng quên gia truyền
Tay chà xua đuổi hỏa xà
Rắn thần xuất động bò lên đỉnh đầu
Chà thận ấm áp giúp thân
Tưởng Thần dẫn khí khai thông rún người
Hai chân nhón gót sáu lần
Cẳng thì đá ngược khai thông vĩ mà
Đó là phép Đạo Tiên gia.
Hành giả ghi nhớ luôn luôn thi hành

      Giác Minh Kim Tiên dạy:
       Cách luyện Đạo có TỊNH có ĐỘNG, nhứt là bộ vận phải cho đều đặn. Bởi ngồi tu đem hơi vào rồi, bộ trên là hai tay phải cử động cho ăn rập với hai chân. Bởi tay động là giúp cho thanh khí đem vào xuống tận Hạ-Đơn-Điền, còn hai chân động là giúp cho khí ấy châu lưu khắp trong thân thể mà đuổi trược khí ra ngoài ,lợi thêm nửa quạt hai chân bơm giúp khí qua vĩ lư vọt lên trên. Nếu tu chẳng tỉnh táo, bộ vận chẳng đều thì Khí Tiên Thiên chẳng châu lưu đặng, thành ra bị dồn vào một nơi, phần nhiều tại Trung-Đơn-Điền (ngực).
       Kẻ mới tu chưa đúng ba năm, đơn tụ tại Hạ-Đơn-Điền, nếu thanh khí chẳng xuống đến thường mà bồi bổ cho đơn thân, thì hay bị nóng nảy, bởi hơi thì mát, còn nếu Chơn Khí tồn tại Trung Đơn Điền, nhiều khi sanh Tam Muội, đốt Ngũ Tạng hay sanh lao.
  Bởi vậy chư Đệ, Muội phản ráng giữ bộ vận cho đều đặn thì tốt.
(Trích Cao Đài ngoại Khuyết)

Thái Cực Kỳ

Thái cực kỳ niên : từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch.
Thái cực kỳ ngoạt : từ 26 đến 30 âm lịch mỗi tháng.
Thái cực kỳ nhật : từ 11giờ khuya đến 11giờ trưa.
Mỗi năm ngoài nhị thập tứ tiết phải tu Đại công phu,
Mỗi tháng từ 26 đến 30, tu Đại công phu.còn phải tu theo Dương tiết. Từ tháng 11 đến tháng 4 là sáu tháng dương thạnh, tu nhiều mau kết đơn
Mỗi ngày từ 11giờ đêm đến 10giờ sáng, khí dương nhiều, nhất là từ 3giờ đến 5giờ sáng.
Mỗi năm, tháng 9 và tháng 10, mỗi tháng từ 26 đến 30 (5 ngày), mỗi ngày trong hai giờ từ Tuất và đến Hợi (từ 7giờ tố đến 11 khuya) Thái Cực kết thai, Âm Dương giao phối, lưỡng thời điều dưỡng, lưỡng pháp bất thương Thái Cực (cử đừng đi mạnh).
(Trích Cao Đài ngoại Khuyết)

HỘI NIẾT BÀN ĐẠI CôNG PHU
 Mỗi năm vào ngày mùng 8 tháng 10 AL.
(đêm mùng 7 rạng mùng 8) là ngày thành Đạo của Phật Thích Ca. Chư Phật, Tiên,
Thánh mừng lể đại hội, lằn thoại khí bao trùm cả Càn Khôn Vũ Trụ, nên phải tu từ giờ Tí
tới giờ Mẹo (từ 11 giớ khuya tới 6 giờ sáng) để hấp thụ luồng điển thiêng liêng ấy thì tinh thần phấn khởi,
Đạo pháp quang minh.  Tu một giờ Đơn Đạo phát như cả trăm giờ khác.
(Trích Cao Đài ngoại Khuyết)

CAO THƯỢNG NGỌC HOÀNG THAI TỨC KINH

Ngọc Hoàng Thiên Tôn viết:

Thai tòng phục Khí trung kết,  Khí tòng hữu thai trung Tức. Khí nhập thân lai vị chi sanh, Thần khứ li hình vị chi tử. Tri Thần Khí, khả dĩ trường sanh.
Cố thủ hư vô, dĩ dưỡng Thần Khí.
Thần hành Tức Khí hành, Thần trụ Tức Khí trụ.
Nhược dục trường sanh, Thần Khí tương chú.
Tâm bất động niệm, vô lai vô khứ, bất xuất bất nhập, tự nhiên thường tại.
Cần nhi hành chi , thị chân đạo lộ.

Thai ấy là Thần của thai, Tức ấy là  Khí của hơi thở. Thai chính là thái định khi dừng (chỉ) Thần, chẳng động, chẳng lay, chẳng buồn, chẳng sợ, chẳng nghĩ chẳng tưởng, như trẻ chưa sanh ở trong bụng mẹ. Tức chính là chỉ thô Khí dứt hết, ngoại Khí chẳng lưu hành. Khí đã chẳng lưu hành, tự nhiên 100 mạch xung hòa, một khối quang minh. Khí như là Thủy, Thần như là trăng. Trăng động bởi sóng nước, Thần lay vì Khí chuyển. Nước lặng thì trăng sáng, Khí định thì Thần tuệ, Thần Khí giúp nhau, đạt đến đại định, mà nội đan tự thành nên gọi “Thai Tức”

Thai ấy là Thần của thai, Tức ấy là  Khí của hơi thở. Thai chính là thái định khi dừng (chỉ) Thần, chẳng động, chẳng lay, chẳng buồn, chẳng sợ, chẳng nghĩ chẳng tưởng, như trẻ chưa sanh ở trong bụng mẹ. Tức chính là chỉ thô Khí dứt hết, ngoại Khí chẳng lưu hành. Khí đã chẳng lưu hành, tự nhiên 100 mạch xung hòa, một khối quang minh. Khí như là Thủy, Thần như là trăng. Trăng động bởi sóng nước, Thần lay vì Khí chuyển. Nước lặng thì trăng sáng, Khí định thì Thần tuệ, Thần Khí giúp nhau, đạt đến đại định, mà nội đan tự thành nên gọi “Thai Tức”

Thần ví như người, Khí ví như ngựa, ngựa do người điều khiển, do vì Khí dẫn Thần động. Nếu muốn Thần định tự tại, có thể giữ như phụ nữ mang thai, để hàng phục được Khí, thường điều Khí về gốc tiềm ẩn, đến chỗ mênh mông bát ngát. Bảo Phác Tử nói: Được thai Tức thì thường không dùng miệng mũi để hít thở, như hơi thở tại trong bào thai, thì Đạo thành vậy.
Chu Tử trong Điều Tức Minh có nói: Tỉnh hết sức mà hư trống, như mùa xuân cá hớp nước trong ao, động hết sức mà hít vào, như trăm giống sâu bọ tiềm tàng ẩn nấp. Mùa xuân cá vì muốn được Khí mà bơi lên mặt nước để hớp không khí, động ấy hết sức nhẹ nhàng nhỏ nhẹm, mùa lạnh giống sâu bọ ngậm hơi mà ngũ đông, tiềm ẩn mà không chỗ nối. Điều Tức ấy, tu tự mềm yếu dài xa, chập chồng liền kín, khắn Khít dày đặc, ẩn núp kín đáo sâu xa mờ mịt, thở ra thì 100 đốt xương, vạn khiếu theo Khí đó mà ra; hít vào thì 100 đốt xương, vạn khiếu theo Khí  đó mà vào.

“Nhiếp sanh tam yếu” có nói : Mới học điều Tức, tu tưởng nơi Khí, thở ra theo rốn mà ra, nhập theo rốn mà diệt, điều được hết sức vi tế, mà sau chẳng dùng miệng, cũng có thể lấy rốn để hô hấp, như tại trong bào thai, nên gọi là thai Tức. Bắt đầu hít hơi thở vào xong, ngậm miệng lại, dùng rốn hô hấp, đếm số đến 6 mới thở ra; 40 hoặc 120,hoặc360 , ngay khi ấy giữ hơi thật nhỏ, có thể lấy sợi lông hồng để trước miệng, thở ra mà sợi lông chẳng động làm mức. Lâu ngày đếm số tăng dần  lên đến số ngàn 1440 ? thì già có thể thành trẻ, ngày trở lại một ngày vậy. Khí nhập đến thân  thì sống, Thần rời khỏi hình thì chết.

Bất cứ vật nào có sự sống, chẳng thể thiếu thở, nên mạng sống ở trong Khí. Phàm sanh vật có tri giác, có vận động không thể không nhờ Khí mà có thể vận động được, không có Khí thì không thể vận động mà thành vật chết. Phàm con sâu ngo ngoe không phải là chắng có hàm linh (có sự sống), linh ấy là Thần vậy, mà tính thì chứa ở trong Thần, không có Thần làm chủ thì như cây đá, không phải là chết sao? Phải biết thân người sở dĩ sống được là do nơi Khí cùng Thần. Thần và Khí này vâng theo trời, mà  nhận sự hung đúc giáo hóa từ trời.
Trong Âm Phù kinh nói : Đường đi của Thiên Địa vạn vật, các nhà hiền triết xưa đều nói cùng với trời, giữ lại theo trời, nếu mất Khí rồi, Khí hết thì chết, đều chỉ nơi  ấy  

 Ngay đó chính là yếu quyết của bản kinh. Hư vô ấy Tức là trí hư thủ tĩnh mà lập ra pháp huyền tẩn. Hư đó là hư tâm, vô đó là không thân, tâm hư thì Thần tự thanh, không thân thì Khí tự tĩnh, thường thanh thường tĩnh thì Thần Khí tự dưỡng vậy. Nhưng điều ấy không ai mang sẵn đến cho mình cả, mà phải sớm tối chuyên tâm, động tĩnh nhất như, mới có thể công thành. Gọi là ráng giữ, nói đến tu thì không thể xa lìa, không thể để một giây phút lơ lỏng xa rời. Thần chuyển thì Khí theo, Thần dừng thì Khí ở.

Lời trên nói Thần cùng Khí phải như một chẳng hai, Không có Khí thì Thần không chỗ nương, không có Thần thì Khí không được điều khiển. Thần là chủ nên Thần động thì có Khí động, Thần chẳng động thì Khí cũng chẳng động, như bóng theo hình. Kinh tuy là đã chỉ ra, nêu rõ được Thần Khí, bày ra âm dương, mà công phu tu Đạo chỉ tại âm dương hợp nhất, kiên cố giữ hư vô, Tức là đến chổ rặc ròng hư trống, thuần là vắng lặng, lại khéo léo mà hợp làm một vậy .Thần Khí hợp một mà định, thì chương này đã chỉ bày, Thần hành thì Khí hành, Khí hành mà tinh bại thì hình thể bị suy sụp, riêng Thần ngưng Khí định, hình theo đó mà hái giữ thì tự nhiên trường sinh. Trương Tam Phong trong Đạo Ngôn Thiển Thuyết có nói : “Đại phàm vào ngồi thiền, tu hành cùng Thần bao bọc giữ gìn Khí, ý nương vào hơi thở trong Đan Điền, uyển chuyển du dương, tụ mà chẳng tan, thì Khí đang chứa bên trong cùng Khí đến từ bên ngoài giao kết tại Đan Điền. Trãi qua tháng ngày được sung thịnh, đạt đến tứ chi, lưu chuyển đến trăm mạch mới ở Giáp Tích Song Quan mà chạy lên đến Nê Cửu, trọn quay lại đi xuống Dịch cung  nơi Hạ Đan Điền, Thần Khí cùng giữ, hơi thở tiếp nhau cùng noi theo. Đường Hà Xa đã  thông, công phu đến đó đã được phân nửa hiệu nghiệm của Trúc Cơ.” Tâm không động niệm, không đến không đi; chẳng ra chẳng vào, tự nhiên thường trụ.Tâm không động niệm, không đến không đi, Tức là công phu đến tâm định Thần ngưng, riêng chỗ không đến không đi, thẳng tu không còn đối đãi, lìa xa hai bên, không còn ba điều vi tế, như như thường trụ, là thường trụ không chỗ trụ. Tâm chẳng động thì Khí cũng chẳng động, giữ vững trạng thái không xuất không nhập đó là Diệt Tận Định. Tâm Khí không còn là hai nữa. Chuyên cần công phu như vậy mới là theo đúng đường Đạo . Thai Tức kinh từ đầu đến cuối chẳng lìa Thần Khí hai chữ, có Thần có Khí thì cùng giữ, quên Thần quên luôn cả Khí mới nhập được hư, công phu từ cạn đến sâu, mà hiệu nghiệm ở từng bước có khác nhau. Nếu học giả siêng năng cố gắn giữ gìn không để tổn thất, chuyên cần mà làm thì nhu Khí công sẽ đi đến cuối đường vậy     

Trở lại Mục Lục

   

Thư Viện 1      4   5

Bủu Minh Ðàn.Trang Web Phục Vụ Nhơn Loi Miễn Phí,Webmaster Trương Ngọc An