Nội Luyện Kim Đan Tâm Pháp
(7) Chương V: Luyện kỷ luận – Bàn về luyện kỷ

Kỷ chính là chân tính trong tĩnh, chân ý trong động của ta, là tên gọi khác của nguyên thần. Do chân tính trong tâm ta định đoạt tinh khí. Nếu tính này thống suất thuận theo tự nhiên thì sinh ra người, cũng tính này nếu thống suất tinh khí theo đạo thì thành thánh. Nên có thể không luyện nó trước sao? Khi thuốc sinh ra, bất kể lúc nào, sau khi luyện dược, bất kể ở hậu nào. Thuốc sắp thành nếu kỷ khơi lên niệm thì thuốc lại mất, thần sắp xuất ra nếu kỷ khởi lên niệm thần lại lặn xuống.
Muốn khí thanh chân mà kỷ chưa thuần thì không thể thanh chân được. Muốn thần tĩnh định mà kỷ chưa thuần thì thần không tĩnh định được. Vậy sao có thể thoát khỏi sự ô nhiễm mà đưa khí về luyện thành thai thần?
Người trước nói: “Chưa luyện hoàn đan, đầu tiên phải luyện tính,
chưa tu đại dược trước tiên phải tu tâm” là ý này.
Xưa Tự Nhiên cho rằng: “Để luyện dược đầu tiên phải học luyện tâm, đối cảnh mà
Nội Luyện Kim Đan Tâm Pháp
không sinh tâm, đó là đại hoàn.
Trương Hư Tĩnh nói: “Muốn thần trong thân không thoát ra, thì không để lại một vật gì nơi Linh đài.”
Để luyện được như vậy, thì do mắt hướng theo sắc nên mới có nhìn ngắm, nên phải luyện để không nhìn ngó. Tai lắng theo âm thanh nên mới nghe, vậy phải luyện để không nghe nữa. Trong cuộc sống bình thường, đầu tiên phải luyện như vậy thì hàng phục niệm nơi kỷ, mà tính thật sự thuần tĩnh. Cho nên “Nguyên thủy thiên tốn đắc đạo liễu thân kinh” nói: “Thanh sắc không dứt hăn thì tinh khí không toàn vẹn. Vạn duyên không ngưng hẳng thì thần không an tĩnh.” Nên đầu tiên phải luyện kỷ, luyện khí, luyện thần để không bị cảnh vật điên đảo. Hái thuốc thì thuốc liền có, xây nền thì nền liền thành, kết thai thành cụng mới gọi là bước đầu phục tính, vậy công phu luyện kỷ đã đạt.
Các bậc thánh trước, khi bắt đầu nói luyện kỷ, cho rằng nó có sự đối chiếu, cái dụng của tính nằm trong thế pháp, thế niệm, nên nói phải đảo ngược. Cuối cùng nói về luyện kỷ cho rằng không có sự đối chiếu mà tự mình quay về hư nên đi đến tịch diệt tận định. Bắt đầu và kết thúc đều là luyện bản tính thành chân, có thể hoàn thiện chân tính, tức thành tiên. Không có được chân tính thì không thành tiên.
Kẻ ngu trên đời không biết tiên tức là phật, cho rằng tiên và phật khác nhau, không tin xin xem Kinh Pháp hoa: “Như lai đạo thiên tiên, vi diệu khó lường tới.” Đã không tin lời phật thì hà tất cố bàn về phật, không nhưng không biết tiên không biết phật mà cũng không biết chân tính của bản thân, chỉ cuồng ngôn vọng ngữ, mê hoặc đời, tự đoạ mình vào trong biển pháp của tiên phật, không thể nhận ra sự chìm nổi, thật đáng tiếc

Trở lại Mục Lục

Thư Viện 1      4   5