Nội Luyện Kim Đan Tâm Pháp (6) Chương IV: Hỏa hậu luận – Bàn về hỏa hậu
Xung Hư tử viết: “Tu thiên tiên là tu mệnh và nguyên thần, thần tiên từ tính mệnh mà chứng được tính. Cho nên bước đầu là tu mệnh, bước giữa là tu tính, không có được kim đan không thể hồi phục chân tính. Để chứng được kim đan là tinh khí chân dương, nếu không có hỏa hậu, không thể hái lấy nung luyện thành đan.” Vì thế có câu: “Hoàn toàn nhờ vào hỏa hậu mà thành công.”
Xưa, Hư Am chân nhân viết: “Dù có chân dương và quyết chí tu luyện, nếu không có hỏa hậu chí khó thành. Cách luyện chu thiên cần được tiên truyền thụ, người đời có ai nói được sự thật?”
Còn có câu: “Nếu mọi anh ngu đều hiểu đạo, thần tiên trong thiên hạ sẽ nhiều như nước chảy.”
Lại nghe Tiết Đạo Quang nói: “Thánh nhân truyền cho thuốc mà không truyền cho lửa (hỏa hậu)”, tôi lại cho rằng: “Hỏa hậu ai bảo không truyền? (đã không thể truyền sao có sách “Hỏa ký” gồm 600 thiên?) Tùy cơ duyên âm thầm vận hành nhập vào cõi vô cùng huyền diệu. Thấy được hàng nghìn bậc thánh thời xưa, rõ ràng đều thở theo cách tiên.”
Và Trần Hư Bạch từng viết: “Muốn biết chỗ diệu trong khẩu quyết về hỏa hậu, rồng đương ở trong chân tức, nên đến mà hỏi nói.”
Tào Tiên cô trong “Linh nguyên đại đạo ca” viết: “Ta vì anh mà nói ngọn ngành, gốc mệnh đến từ chân tức.” Câu này chỉ rõ hỏa hậu chỉ là chân tức, là lối hô hấp của chân nhân, không phải cách hô hấp qua mũi miệng.
Trần Chí Hư nói: “Khẩu quyết về hỏa hậu vô cùng huyền bí, không thể một lời mà nói hết, trong nó có rất nhiều điều.”
Từ các bậc tổ truyền cho nhau, có những điều gọi là: Hỏa hậu hái thuốc, hỏa hậu phong kín, hỏa hậu khởi lên tiểu chu thiên, hỏa hậu tiến thoái điên đảo, hỏa hậu mộc dục, hỏa hậu lúc đủ hỏa dừng hỏa, hỏa hậu hái đại dược, hỏa hậu uống lấy đại dược, hỏa hậu đại chu thiên, hỏa hậu để thần toàn vẹn, hỏa hậu để xuất thần… có thể không phân biệt rõ chúng sao?
Tử Dương chân nhân nói: “Bắt đầu ở sự hữu vi người ta khó thấy ra, đến lúc vô vi mọi người bắt đầu hiểu. Nhưng tin vô vi chính là sự vi diệu cốt yếu, ai biết hữu vi chính là nền tảng.” Hữu vi là tiểu chu thiên, vô vi là đại chu thiên. Bởi hỏa hậu tiến hành trong hô hấp của chân nhân, nó thuộc vào vô hô hấp (không hít thở). Từ không hít thở để giao hội thần khí, luyện lâu ngày mà thành đại dược, tất phải dùng hữu vi, nếu không tu luyện không đúng cách. Không ai biết, là vì lẽ thiên cơ bí truyền cần kín đáo tu luyện. Tiên thánh ngày xưa cảnh giác mọi người rằng: “Biết nó không được phô trương cho người biết” là vậy. Gọi là truyền dược không truyền hỏa tức không được tùy tiện truyền bá điều này. Trước sự vô hô hấp thì đều từ vô nhập vào hữu, sau nó đều từ hữu quy vào vô. Nhưng hô hấp hỏa hậu vốn là điều có trong thân. Đầu tiên từ ngoài quay về bên trong, thì bên trong là hữu. Nên dùng đến hỏa hậu đại chu thiên tất đến được vô. Nhưng vô không phải là không dùng hỏa mà đến được vô, mà là chỗ kỳ diệu của việc tiến hành hỏa hậu nằm ở vô. Thứ hỏa này vô cùng nguy hiểm, vì hỏa ở bậc hữu vi dễ tiến hành nhưng ở mức vô vi lại khó khăn. Không thể không vận hỏa, đây là điều nguy hiểm, nếu hơi có chút pha tạp của hữu vào cũng nguy hiểm. Vô vi nhưng đôi lúc gián đoạn cũng hết sức nguy hiểm. Nên Tử Dương chân nhân dặn dò: “Những anh phàm phu tục tử trên đời, vừa nghe đến vô vi liền đoán là không dùng hỏa. Bèn theo ý thích của mình mà an tâm phóng túng. Hoặc đoán rằng vô vi là trước sau chỉ dùng vô mà thôi, không hiểu lúc đầu cần có sự hữu vi.” Nên có câu: “Chỉ dựa vào vô vi thì còn có gì phải làm?”, và Tử Dương chân nhân đã nói thẳng ý chỉ: “song tu cả hữu lẫn vô”.
Thuần Dương lão tổ nói: “Nhất dương sơ động, trung tiêu lậu vĩnh” (Đoạn dưới đây nói về hỏa hậu lúc hoạt tý).
Ngụy Bá Dương nói: “Cuối tháng rồi đến đầu tháng, sấm rền lên nhận được hỏa phù”, ở đây lấy một tháng làm ví dụ. Cuối tháng (hối) ví với lúc âm cực trong thân, hối rồi đến đầu tháng (sóc) của tháng tiếp theo, tức mồng một. Quẻ chấn có nhất dương bắt đầu xuất hiện ở hào dưới, nên ví với sự sinh thành chân khí trong thân. Thuốc sinh thì hỏa cũng sinh. Chấn dương động và đến thì nhận được hỏa phù, hái mà luyện lấy.
Trong câu trên Thuần Dương dùng một ngày để ví dụ. Trung tiêu là lúc nửa đêm, giờ tý, lậu vĩnh tức thời khắc của hỏa phù. Xưa có câu: “Hoặc dùng ngày ví dụ, hoặc dùng tháng, dùng năm ví dụ, không có gì không ví dụ được.” Qua đó thấy rằng, phát minh về hỏa hậu là điều không dễ nói ra. Người học dù không nhìn nhận đúng những ví dụ đều lờ mờ cho đó là sự ví von về sự lý trong thân, nên còn chưa hiểu thật đúng.
Trần Triêu Nguyên nói: “Phàm luyện đan, theo giờ tý lúc nguyên khí sinh ra mà vận hỏa, thì hỏa lực đầy đủ. Vào những giờ khác vận hỏa không được là do không có thuốc.” Không có thuốc tức là “nước lửa nấu chõ không”. Doanh Thiềm tử cho rằng: “Luôn vận lên vào giờ tý lúc nửa đêm, đạo trời lòng người đều trở về nguyên thủy. Luyện tính tu chân phải ở lúc này, tự nỗ lực không ngừng, mới thật là người quân tử. Vất vả cuộc sống mà tránh được cái chết thì việc đối vách tu thiền có là gì?”
Trần Nê Hoàn nói: “Trong mười hai canh giờ phải biết đến giờ tý.”
Đạo luyện đan một khi dùng đến chu thiên cần đợi đúng giờ tý để vận hỏa. Mười hai cành giờ của một ngày vốn có lúc giờ tý vào nửa đêm. Đạo luyện đan tuy nói giờ tý mà không thể chấp vào giờ tý. Trong 12 canh giờ, bất cứ giờ nào cũng có thể là giờ tý dương sinh ra hỏa phát lên, nên nói “giờ hoạt tý” để ngầm chỉ không câu chấp cứng nhấc vào giờ tý thực sự lúc nửa đêm. Người luyện đan theo thiên thời phải nhận cho được giờ hoạt tý lúc hỏa đang sinh ra. Cái gọi là đang sinh ra, đang soi chiếu, bản mệnh nguyên thần tinh quân là đây. Nếu không hiểu chữ “hoạt (linh động)” này, thì xem như cơ hội trôi qua trước mắt mà không biết. Bạch Ngọc Thiềm cho rằng: “Trăng tròn trăng khuyết nói rõ ràng, giờ tý tâm truyền quả không sai.”
Bạch Nhạn Lâm viết: “Hỏa và dược vốn ở một nơi, lúc nhìn tựa như có, lúc tìm lại là không có.” Thuốc vốn là nguyên khí tiên thiên, vốn vô hình, ta tin vào sự vô cùng chân thật trong cái vô hình của nó, cũng nhờ vào chỗ diệu dụng của vô mà hái lấy, nung luyện, đó chính là đạo tu tiên hư vô mà chân chính. Hỏa vốn là cái hữu hình của sự hô hấp, nếu dùng sự hữu hình để sử dụng nó thì nuôi lớn tà hỏa. Không dùng cái hữu hình, nên sự sử dụng nó tựa như vô (không dùng đến). Hỏa và dược ở một nơi, ở chính chỗ diệu của sự trong vô có hữu, nên nói nó như có như không.
Thầy của tôi nói: “Lúc nhất dương động bắt đầu vận hỏa, mão dậu đỏ hồng như lò đóng kín.” Nhất dương động giống với thuần dương, và việc hái lấy, đóng kín; tắm gội, ôn dưỡng; vô và hữu đều quên cả, giống với thái hư. Ở đây nói thuốc sinh tức là hỏa sinh, để làm rõ hỏa hậu khi vận hỏa hái thuốc.
Còn đây là lời Xung Hư tử tổng kết cả đoạn dài bên trên. Hái thuốc, là việc trước khi có hỏa giờ tý. Vận hỏa là việc khi có hỏa vào giờ tý. Hai điều này phải rõ. Nên Đạt Ma nói: “Nhị hậu thái Mâu Ni, tứ hậu biệt thần công”. Chính Dương ông viết: “Dùng hỏa hậu kết đan phải có thời khắc.” (Dưới đây nói việc vận hỏa vào giờ tý). Lúc tiến hành hỏa hậu tiểu chu thiên trong mười hai canh giờ, chính là lúc nung luyện kim đan, nên nói: “Kết đan phải có thời khắc.”
Tiêu Tử Hư: “Ống bễ càn khôn thổi có số.”
Ống bễ là dụng cụ đưa gió vào thổi lửa, ví hư khí hít vào thở ra, tức là càn thở ra thành khôn, khôn hít vào thành càn. Có số tức càn dùng số 9 (số dương), khôn dùng số 6 (số âm). “Ly khảm đao khuê đến có thời”, Ly là thần trong tâm gọi là kỷ thổ. Khảm là khí trong thận gọi là mậu thổ. Hai chữ thổ trên dưới hợp thành chữ khuê. Mậu thổ và kỷ thổ hợp nhất gọi là đao khuê, ví von sự hợp nhất thần khí. Đao khuê thành là do luyện hợp hai thổ, điều này trước hết cũng cần biết lúc hái lấy hai thổ này mới có thể thành đao khuê. Nếu không hiểu tất không thể thành khuê của nhị thổ.
Ngọc Đỉnh chân nhân nói: “Nhập đỉnh nếu không đúng thời khắc thì mầm linh không sinh ra.” Chân Dưong nói: “Nhập đỉnh, tức tinh của chân dương đã quay vào huyệt khí, cần dùng hỏa đúng thời khắc để nung luyện nó thì mầm vàng mới sinh. Có thời khắc, tức nếu canh một đã hết thì sang canh hai. Lục dương (sáu giờ dương: tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ) thì dùng thăng (lên), lục âm (sáu giờ âm: ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi) dùng giáng (xuống) mới hợp lẽ chính đáng. Và để hội tụ được thần khí cần phải bên nửa cân bên tám lạng mới được. Còn nếu dùng thời khắc một canh giờ, khi thăng khi giáng, không thăng mãi mà không giáng mãi mới đúng lý.”
“Huyền học chính tông” viết: “Khắc lậu (thời khắc) là hơi thở vào ra” (ở đây nói thẳng ra thời khắc là tên gọi chung cho sự ra vào của khí). Thời khắc (khắc lậu - khắc là đánh dấu, lậu là rơi xuống), chỉ một ngày có mười hai canh giờ, mỗi canh giờ có số khắc, mỗi khắc ứng với bao nhiêu giọt nước rơi xuống (đồng hồ nước thời xưa), và bao nhiêu giọt thì ứng với một canh giờ. Người xưa nói: “Hơi thở hỏa hậu chu thiên đếm rất nhẹ như không đếm, hợp với tiếng rơi lạnh từng giọt tí tách của sương ngọc.” Ở đây muốn nói hơi thở khi hô hấp. Và nếu bình thường dùng giọt nước rơi để định thời gian, thì trong đan đạo dùng chân tức định thời gian.
Quảng Thành tử nói: “Sự phản phục trong con người là hô hấp triệt để đến chân gốc. Một lần hít vào thì thiên khí giáng xuống, một lần thở ra địa khí bay lên, chân khí của ta được nối liền.” Phản phục nghĩa là sự xoay chuyển qua Thượng, Trung, Hạ đan điền. Hô hấp chính là hô hấp của chân nhân (không phải hô hấp bằng mũi miệng). Triệt đến gốc là thông đến khí huyệt. Hít thở lên xuống như thuyết phản phục (từ Thượng điền trở về Trung điền, từ Trung điền trở về Hạ điền, từ Hạ điền lại trở về Thượng điền, từ Thượng điền trở về khí hải, nối với chân khí. Ba việc này cùng thông suốt, gọi là hỏa hậu chu thiên.) Trong các sách đan nói rất nhiều đến thuyết phản phục, ta dùng lý và sự để nghiên cứu tường tận nó, thì đó đều là nói đến việc thở ra thì giáng xuống, hít vào thì nâng lên,
hợp với tự nhiên mới đạt được chỗ diệu của việc hữu vô tùy ý.
Hoàn Dương chân nhân cho rằng: “Tý mẹo ngọ dậu định chõn cơ, điên đảo âm dương trong ba trăm hơi thở.” Tý, ngọ, mẹo, dậu là hoả hậu của đại chu thiên khi thoát thai được nói đến trong “Nhập dược kính”. Và “Hoả dược kính” viết “cuối cùng thoát thai, trông vào tứ chính”, tứ chính tức là bốn giờn này. “Nhập dược kính” nói hỏa hậu đại chu thiên, ở đây chỉ nói hoả hậu tiểu chu thiên. Đại tiểu là những việc khác nhau nhưng có chung chỗ dụng. Vì sao vậy” Chính là như “Tâm ấn kinh” nói: “Tinh khí thần có chung một lý”.
Tử Dương chân nhân nói: “Khắc khắc điều hoà, chân khí ngưng kết.” Khắc khắc là nói 360 tức phải điều hoà cho hợp với tự nhiên, chỉ một khắc không điều hoà sẽ không nhập định và dựng được nền móng để thành thai.
Bạch Ngọc Thiềm nói: “Hỏa vốn ở hướng nam thuộc quẻ Ly.” Ly thuộc tâm, tâm là thần. Khí là dược, thần không loạn thì khí quay về với thần. Dùng hỏa luyện dược mà thành đan, tức dùng thần khiển khí để thành đạo.
Trần Hư Bạch: “Điều cốt yếu trong khẩu quyết về hoả hậu cần tìm trong chân tức.” Bới tức (hơi thở) từ tâm (tim) khởi lên, tâm tĩnh thì tức điều hoà, từng hơi thở quay về gốc, đây là yếu tố sinh ra kim đan. “Tâm ấn kinh” viết “Hồi phong hỗn hợp, bách nhật công linh (Đưa khí về hợp với thần, trong trăm ngày công phu linh diệu)” là có ý này.
Tiết Đạo Quang: “Thêm bớt hoả hậu, tâm tư dứt tuyệt bụi trần, một hào qua đi một hào sinh ra”. Thêm bớt là tiến thoái. Tâm tư dứt tuyệt bụi trần là ý niệm không còn có sự lo âu, tà vọng, ảo tưởng. Một hào qua đi một hào sinh là dằng dặc không bao giờ gián đoạn.
Trần Nê Hoàn: “Trong trăm khắc tối kỵ sự hôn mê.” Hoặc hôn mê, hoặc tán loạn đều để mất thời cơ nên phải hết sức ghi nhớ.
Trần Hi Di: “Công phu vào giờ tý ngọ là hoả hậu, hai giờ này phải được xác định một cách linh hoặc bất kể đêm hay ngày. Nhất dương sinh ra ở quẻ phục vào giờ tý, giờ ngọ nhất âm sinh ở quẻ cấu. Ba mươi sáu rồi hai mươi bốn (càn dùng số 9, bốn lần 9 ba mươi sáu. Khôn dùng số 6, bốn lần sáu hai mươi bốn); số chu thiên giống nhau, giờ m•o tắm gội, giờ dậu cũng vậy. Khi hoả hậu đủ thì chớ tùy tiện.” Thôi ông trong “Nhập dược kính” nói: “Hỏa hậu đủ, chớ làm tổn thương đan”, ý nói không nên tùy theo ý riêng tiến hành hỏa hậu mà không biết dừng lại.
Kim Cốc Do nhân: “Ở hỏa hậu chu thiên đến hơi thở, đếm rất nhẹ như không đếm, hợp với tiếng rơi lạnh từng giọt tý tách của sương ngọc.”
Chân Thuyên: “Hỏa hậu vốn chỉ ngụ ở nhất khí, tiến hay thoái cũng không có gì khác cả. Chỗ diệu của hỏa hậu là, ở người nếu dụng ý nhanh gấp thì hỏa khô nóng, dụng ý chậm thì hỏa lạnh đi. Không lơ là nhưng cũng không nôn nóng thì không gì không định được. Sợ nhất ý bị thất tán, không thăng không giáng, không kết đại đan.” Đây là lời dạy ở bậc vỡ lòng, dù là người chưa hiểu đại đạo, lời này cũng có thể hé mở cánh cửa đạo cho họ.
Vương Quả Tề: “Miệng không thở ra mũi không hít vào, (miệng mũi không hô hấp thì hô hấp theo cách của chân nhân) ống bễ của trời đất ngừng hơi thở. Gió tốn lửa ly nung trong đỉnh, lập tức an thân mà lập mệnh.”
Trần Nê Hoàn: “Hành tọa tẩm thực luôn như như, chỉ e hỏa lạnh đan lực chậm.” Hành tọa nghĩa là ngồi mà luyện công, không phải hành là đi lại. Có ngủ có ăn là chưa thoát khỏi kiếp phàm, chỉ mới luyện tinh hóa khí, lo xây lấy nền. Còn như công phu thai thần trong mười tháng sẽ quên ngủ quên ăn. Như như là sự vi diệu của việc nhập định. Luôn như như thì hoả hợp vào sự huyền diệu. Hỏa không lạnh, đan lực không chậm trễ.
Thuần Dương l•o tổ nói: “Sắp đặt lò vạc luyện huyền căn, tiến thoái phải rõ cửa mẹo dậu.”
Lò vạc chính là khí huyệt. Huyền căn tức nói tinh khí nguyên dương quay về gốc mà nung luyện chúng. Lò vạc, huyền căn đều nói nơi dụng hỏa, ý muốn nói người ta không thể chỉ tiến dương hỏa, thoái âm phụ. Điều hoà tiến thoái mà không tắm gội thì việc tiến thoái đó thành ra hư ảo. Tắm gội mà không tiến thoái thì việc tắm gội không được thấm nhuần. Nhờ Thuần Dương dạy phải “minh (hiểu rõ)”.
Thiền gia Mã tổ nói: “Chưa từng có ai luôn đi mà không dừng lại, chưa từng có ai dừng mà không đi.”
Chính Dương lữ tổ: “Vào cuối giờ dần, thân thì biết được hỏa hậu.” Dựa vào hai giờ mẹo dậu để tắm gội thì Thuần Dương ông đ• nói thẳng ra rồi. Chính Dương ông nói: “Dần thân, sau giờ dần chính là giờ mẹo; sau giờ thân chính là giờ dậu. Nếu có người tu đến hỏa hậu dậu thân thì không thể quên việc tắm gội ở giờ mẹo dậu.”
Còn nói: “Tắm gội, thoát thai phân ra mẹo dậu.” Việc tắm gội khi thoát thai mà viết là có phân biệt ra, tức trước tựa như có mà sau tựa như không có. Mọi người chẳng ai tiết lộ công phu luyện khí hoá thần, chỉ có Chính Dương ông mới tiết lộ bí mật vạn cổ trong câu này thôi. Lại nói: “Tắm gội, tiềm tàng đều là không.” Việc tắm gội mà thành chân không, đó chính là tiên cơ. Không thể thành chân không thì rơi vào tà môn ngoại đạo, miễn cưỡng tu luyện thêm sẽ thành bệnh hoạn nặng nề. “Ngộ chân thiên chú sớ” có viết: “Giờ tý tiến dương hỏa, tức hỏa gọi là tắm gội. Giờ ngọ thoái âm phù, cũng gọi là tắm gội.” Còn có câu: “Quả là trăm ngày phòng nguy hiểm”. Tiểu chu thiên có hỏa tiến thoái, có hoả không tiến thoái. Nếu tiến thoái không phù hợp với số của chúng, không hợp với nguyên lý của chúng, không theo đạo lý thích đáng của chúng, khôngo hợp với sự khởi dừng của chúng, không biết chỗ dừng khi hóa đủ, đều nguy hiểm cho sự đề phòng của chúng ta.
Tiêu Tử Hư: “Đề phòng sự thất thố về hỏa hậu, kỵ sự hôn mê chìm đắm.”
“Thiên tôn đắc đạo liễu thân kinh” nói: “Điều hòa hơi thở cho liền mạch và nhẹ nhàng, tựa như có tựa như không.” Tử Dương ông: “Bâng quơ giữ lò thuốc trông hỏa hậu, việc an thần tức thì để tự nhiên.” Thần tức để mặc tự nhiên, điều này giống như hỏa hậu đại chu thiên. Thật ra, “giữ lò thuốc” ở câu trên chỉ hoả hậu tiểu chu thiên. Nhưng hỏa trong lò luyện dược thuộc hàng hữu vi, cần phải hợp với sự tự tại thiên nhiên mới đạt đến chỗ diệu. Không như thế không phải là chân hỏa, chân hậu, mà là hỏa của loại tà môn ngoại đạo.
Hạnh Lâm chân nhân khuyên: “Giữ tâm tịch mịch tiến hành hỏa hậu, lắng định hơi thở tìm chân diên.” Thầy của Hạnh Lâm là Tử Dương ông nói: “Chỉ duy có định mới luyện được đan, bất định thì đan không kết.” Đây là lời chân chính vô cùng vi diệu và trọng yếu.
Tử Dương ông: “Hỏa hậu không cần bám vào thời gian, đông chí không nằm ở tý. Còn như giờ tắm gội là giờ m•o dậu, đó chỉ là ví suông.” Hai chữ “ví suông”, nói được chỗ cốt yếu của bốn câu trên, không cần bám vào thời gian, tức không dùng mười hai canh giờ được quy định mà dụng tâm âm thầm vận hành. Mười hai canh giờ chỉ là sự ví von ước lệ. Đông chí là lúc dương sinh trong cơ thể con người, tất phải khởi lên hỏa hậu giờ tý, nên gọi lúc dương sinh là giờ tý, chứ không dựa vào chữ tý trong tý nguyệt (tháng mười một), là tháng giữa đông. Mười hai canh giờ trong một ngày, bất cứ giờ nào dương sinh thì đó là giờ tý. Lúc tắm gội được ví với giờ m•o dậu. Mẹo nằm trong 6 giờ dương, dậu nằm trong 6 giờ âm, mỗi lần điều tức (điều hòa hơi thở), đến giữa giờ (âm, dương) thì tiến hành tắm gội.
Có câu: “Trong thời gian không tính đếm, chia ra tý ngọ; trong quẻ không có hào phân biệt ra càn khôn.” Mỗi canh giờ (ứng với hai tiếng đồng hồ) có tám khắc, lúc không có ý niệm về giờ giấc là lúc trong tâm đang âm thầm vận hành, tượng trưng chia ra giờ tý ngọ, vì không cần dùng đến thời gian được tính đếm. Trong kinh Dịch mỗi quẻ có 6 hào, nhưng trong thân mượn càn khôn để ví với đỉnh vạc, nên nói “không có hào”.
đây muốn nói sự vận hành hỏa để luyện dược, tức hỏa hậu tiểu chu thiên. Với câu này, Xung Hư tử đã tổng kết về hỏa trong trăm ngày mà các vị thánh trên đã nói.
Môn nhân hỏi rằng: “Xưa nay các bậc thánh chân nói về hỏa nhiều, làm thế nào phân biệt rằng tiểu chu thiên là cái dụng của việc luyện tinh hóa khí trong trăm ngày?”
Trả lời rằng: “Tiểu chu thiên có tiến có thoái, có tắm gội, có điên đảo, có số lượt chu thiên. Phàm, nói về việc luyện dược, luyện đan, giữ gìn, trông đỉnh, nấu thuốc, đan thành đều là việc thuộc tiểu chu thiên trong trăm ngày. Căn cứ vào cách này mà phân biệt thánh chân, người tài, thì trong “Đại tạng kinh” chưa thấy nói đến, đành để người học đời sau nghiệm chứng vậy.”
“Tâm ấn kinh” nói: “Hồi phong hỗn hợp, bách nhật công linh.” Hồi phong là đảo vòng hô hấp, ví với khí. Hỗn hợp là vì nguyên thần ở tâm, nguyên khí ở thận, vốn cách xa nhau. Khi khí sinh ra và thoát ra ngoài, thần tuy biết nhưng không làm gì được, thì không có cach để hỗn hợp thần khí. Do đó, kinh này nói rằng con người đảo vòng khí hô hấp mới làm thần khí quy căn (trên lên đến Nê hoàn), phục mệnh (dưới đến Mệnh đế), và hỗn hợp lại, như vậy mới khiến thần sai bảo được khí mà có sự hợp nhất. Nếu không có diệu dụng của sự hồi phong, thì tuy thần làm chủ tể của khí cũng không biết khí có chịu sự thống suất đó hay không. Đây là điều tối quan trọng và hết sức bí mật trong luyện kim đan. Dụng công phu luyện trong trăm ngày sẽ có linh nghiệm rõ rệt. (Làm thể trẻ lại trong trăm ngày, dù đ• tàn phá thể trong 10 năm, chỉ cần không đầy một năm có thể bù đắp lại để hoàn thiện khí tiên thiên này.) Khí đ• đủ có thể định, thần luyên lâu cũng có thể định, nên cách hồi phong trong tiểu chu thiên dừng ở đây. Từ đây trở xuống đều nói đến cảnh giới hỏa hậu tiểu chu thiên đủ thì nên dừng.
Chính Dương ông: “đan đã thuần thục không cần tiến hành hỏa hậu, nếu tiến hành hỏa hậu tất thương tổn đan.”
Lửa đ• đủ và thuốc đ• luyện xong thì không cần đến hỏa nữa, nên có lời cảnh giới về chính hỏa. Một khi vừa đến lúc ngừng hỏa, lập tức không được tiến hành hỏa hậu. Nếu lại tiến hành hỏa hậu sẽ không lợi ích gì. Tổn thương đan, tức đan đã chín đan thành thục cần lấy ra khỏi đỉnh vạc, và đưa vào đỉnh khác. Nếu không đưa vào đỉnh khác thì đan lấy ra không có chỗ quay về, lẽ nào không tổn thương nó? Tinh hóa khí ở khí huyệt, khí hóa thần ở thần thất, nên nói “biệt đỉnh (đỉnh khác)”.
Trong “Nhập dược cảnh”, Thôi ông nói: “Nhận đủ khí, đề phòng tạo ra hung sự. Hỏa hậu đủ chớ tổn thương đan.”
Luyện đến độ hoàng nha tràn đỉnh, tuyết trắng đầy trời, anh nhi thành hình thì hỏa hậu đ• đủ. Hỏa hậu đủ rồi chỉ nên tắm gội, ôn dưỡng, nếu không biết rằng đủ phải dừng, cứ tùy ý hành hỏa, sẽ tổn thương đan. Sau khi đan thành, đất trời hỗn trộn, thần khí tự trở nên linh diệu. Tiên sư đã nói: “Khoảng không phát sáng, thần minh tự đến.” là ý rằng trời đất đủ linh ứng.
Tử Dương ông: “Chưa luyện được hoàn đan nên cấp tốc luyện, đan luyện thành rồi nên biết dừng, không biết dừng ất sa vào nguy khốn.”
Liễu Chân tử: “Cấm không hành hỏa hậu (đối với người không biết), không biết lúc đủ để dừng thì nguy khốn đến nơi.”
ở đây, ngũai chú thích còn ghi thêm hai trường hợp về luyện công của họ Khâu và họ Tào. Xưa, Khâu chân nhân nói: “Do an định lâu nên luôn ở vào trạng thái mơ màng, không biết kịp thời dừng hỏa, đến nỗi muộn mất, đây gọi là tẩu đan, sau này mới thành thiên tiên.” Còn Tào chân nhân khi mới luyện tinh, đạt tới mà không biết, chỉ thấy giật mình một cái rồi thôi. Đến khi tĩnh tâm lại thì cảnh giới đó đ• qua, chợt tỉnh ngộ kêu lên: “Thầy đã nói cần biết ngưng hỏa. Đáng tiếc, đáng tiếc! để thời cơ trôi qua trước mắt.” Sau này, ông luyện lại, không còn sai lầm như lúc đầu. Và việc dừng hỏa không được đợi đến khi cảnh giới ấy xuất hiện cả xung quanh mới dừng hỏa, tốc độ dừng hỏa không được nhanh gấp mà cũng không được chậm chạp. Dừng hỏa xong thì có được thuốc, vượt qua cửa ải, điểm hóa dương thần.
Phàm, để tu thành thánh chân phải chịu muôn nghìn khổ sở, vất vả rất đáng thương. Luyện thành kim đan sao có thể lơ là đến nỗi phải gặp tai ách? Huống chi để vượt qua kiếp phàm thành thánh là chuyện to lớn nhất. ở đây đều nói về cảnh giới đan thành, ngưng hỏa. Luyện cửu hoàn đan để thành tiên thiên, hỏa hậu phải như vậy. Lúc luyện tinh hóa khí, hỏa hậu cũng vậy. Xung Hư Tử tổng kết các việc trong trăm ngày như hái lấy, nung luyện, dừng hỏa... đến đây giúp người học biết tham cứu các thuyết của thánh hiền đời trước. Phần dưới tôi viết, xin dừng lời các vị đời trước ở đây.
Xung Hư tử bàn về các cơ chế bí mật của hỏa hậu trong trăm ngày luyện công, nói đó đều là: “tự biêts thuốc sinh rá mà hái lấy, đóng kín, vận hỏa, chu thiên. Trong đó, tiến thoái, điên đảo, tắm gội, hít thở, hành trụ khởi chỉ, tuy cônog phu luyện theo các cách khác nhau nhưng chân cơ vô cùng vi diệu đều nằm ở chỗ nhất khí xuyên suốt chân khí và không sai lệch ra thành hai mối; nhất thần điều khiển nhị khí mà không hề rời ra bởi niệm kiến khác. Chu thiên tam bách còn có phần thừa ra tượng trưng cho những lỳ nhuận, nhất hậu cùng có sự huyền diệu như ba trăm hậu thì khí mới quay về nhất khí, thần định thành nhất thần, tinh trụ khí ngưng, đến lúc đủ thì dừng hỏa, làm nền tảng cho việc nhập dược, làm nơi chốn cho sự tồn thần.
Đoạn này Xung Hư tử nói về luyện tinh trong trăm ngày, về các chi tiết tỉ mỉ trong dùng hỏa, là những chỉ dẫn sâu sắc, thiết thực. Tiểu chu thiên là tên gọi chung của hỏa hậu lúc luyện tinh. Sự lý trong đó vốn nhiều, thánh hiền mỗi người có một cách nói khác nhau. Có người cho rằng hái thuốc là một hậu, mà đóng kín lại là một hậu. Đạt Ma cũng chỉ nói hai hậu, hái thuốc và đóng kín là hai hậu và nói gộp chúng với nhau. Có người lại nói đến bốn hậu, mỗi hậu có chỗ diệu dụng riêng, đây là hậu trong ba trăm hậu ở tiêu chu thiên. Tôi theo tiên ông nói “hai hậu”. Về lúc luyện chu thiên cho rằng có hậu tiến thoái, nếu không giống tiến thoái cũng ước lệ cho chúng là tiến thoái. Đan pháp về diên hống, nói đến tiến thoái, tiến tức dùng hỏa và nhập lò, thoái tức không dùng hỏa và rời lò. Điều này thực sự đơi giản dễ hiểu. Tụi gọi thêm nhiêu là tiến, giảm đi là thoái, cũng là cách gọi dễ hiểu và đơn giản. Luyện tinh thì không thể bắt chước cách nói này, nay tụi chỉ miễn cưỡng mà ví von suông, việc không giống mà làm như giống. Điều ý, lúc lục dương (sáu giờ dương) do càn dùng số 9 nên số tăng nhiều, gọi là tiến; lúc lục âm (6 giờ âm) do khôn dùng số 6 nên số giảm đi, gọi là thoái. Do đó, trong chu thiên việc tiến dương hỏa, thoái âm phù, không nói ít nhiều thì không thể. Còn như lấy cái dụng mà nói thì hết sức xa xôi khó hiểu.
Điên đảo, việc phối hợp điên đảo ở thuốc không cần nói, chỉ nói điên đảo trong hỏa hậu. tiên ông nói: “Mấu chốt lớn nằm ở chỗ điên đảo.” Đầu tiên, lo sư bảo rằng lúc lục dương, hỏa chuyên chủ thăng tiến, và việc thoái lui chỉ là việc phụ theo mà thôi (vì có tiến phải có thoái). Lúc lục dương thì phù chuyên việc thoái xuống, mà việc tiến lên chỉ phụ theo mà thôi. Ngày ngày chuyên tâm luyện tập, chuyên tiến lên chủ về hái lấy, chuyên giáng xuống chủ về nung luyện. Bảo là “phụ theo” có nghĩa là thuận theo, do có lên thì có xuống, có đến phải có đi, nhưng nó không được chú trọng như cái “chuyên chủ”. Đây là sự điên đảo cơ mật của thánh chân xưa.
Nói về tắm gội (mộc dục) – Mười hai chi có vị trí thứ tự là tý, sửu, dần, m•o... Thế gian pháp có ngũ hành nên nội đan dùng ngũ hành ví von. Mỗi hành có vị trí sinh trưởng, là dần thân tỵ hợi. Hỏa sinh ở dần, thủy sinh ở thân, kim sinh ở tỵ, mộc sinh ở hợi. Vị trí mẹo dậu tý ngọ là vị trí tắm gội, nên đan đạo tiến hành theo hỏa các thời. Qua giờ sửu dần đến giờ mẹo, mượn vị trí mộc dục mà gọi hỏa công, nên gọi là mộc dục. Dậu cũng vậy. Người ngu khắp thế gian không hiểu mộc dục chỉ điều gì, thì sao biết cái dụng và ý nghĩa của nó? ở đây, chỉ nói sơ qua những điều cốt yếu. Nên xem trong phần hỏi đáp của sách “Tiên Phật hợp tông” để hiểu rõ, có thể tự tra cứu trong phần ấy mà nắm được toàn bộ chân cơ.
Hành trụ khởi chỉ – Hành ví với nhị tông của tiên phật, trụ ví với nhị tông của tiên phật. Khởi là sau hai hậu hái và đóng kín, khởi lên tiêu chu thiên. Chỉ là hỏa hậu tiểu chu thiên đủ nên ngừng hỏa (chỉ là dừng lại). Nhất khí, khí trong hô hấp xuyên suốt chân khí, hái lấy đến khi ngưng mà khí và chân khí vẫn không rời nhau, nếu rời sẽ gián đoạn, chồng chéo, đưa ra hai mối khác nhau. Điều này do sự hôn mê, tán loạn của tâm gây ra, thậm chí còn khiến sinh ra hai, ba bốn mối, đều là hỏa hậu không thành công. Cẩn thận với điều đó. Nhưng dùng khí ở hơi thở xuyên suốt chân khí tất chủ tể nằm ở nhất thần và không rời ra, nếu trong tâm khỏi lên một niệm khác sẽ tác rời, nếu bên ngoài xen vào một niệm khác cũng sẽ rời. Rời thì không thành hậu, không thành hỏa, sao có thể khí đủ sinh khí?
Ba trăm sáu mươi độ là gì? Một vòng chu thiên cũng gọi là năm độ bốn phân. Cỏi gọi lỏ số thừa của độ trời chánh là nhuận. Đã biết có nhuận tức biết trời đất có sự xoay vòng. Nờn người tu luyện nếu có thể xoay vòng thì khí dễ định, đan dễ thành, và thuốc cũng dễ sinh ra. Huyền diệu cơ (cơ chế huyền diệu) là điều bí mật không được truyền. Hỏa hậu cũng như hô hấp phải có sự xoay vòng. Nếu không xoay vòng, hoa không thể thông đi như hô hấp, nên chân tức ứ trệ va gần với mũi miệng phàm phu nên hóa ra đục nặng gây thành bệnh. Không xoay vòng thì thần cũng không thể khiển nhị khí để chúng hành trụ theo tự nhiên, một tức như vậy thì ba trăm tức cũng như vậy. Điều này các chân nhân xưa đều giấu kín, hoặc tiết lộ mập mờ, không dám nói rõ, cũng không dám nói toàn bộ. Không xoay vòng như vậy tuy nói đạt đến chu thiên cũng gần như chu thiên của tà đạo, chỉ vô dụng mà thôi. Cho nên ba chữ huyền diệu cơ là mấu chốt của việc luyện tinh hóa khí trong trăm ngày. Các hậu hái lấy, đóng kín, luyện, dừng... đều không thể thiếu. Nhất khí chạy ra ngoài dục giới thành tinh của sự dâm cấu. Chấp vào những điều mắt nhìn, tai nghe, lời nói, động tác là trợ giúp cho dâm cấu. Khí không chạy ra ngoài mà quay về nhất, thần có thể nhập thẳng vào đại định, gọi là hậu đủ hoả dừng và nền móng được lập. Như vậy, vĩnh viễn có cái nền vững chắc để đưa thuốc vào, có chốn để tồn thần nhập định. Đây gọi là “trước tiên dùng bạch kim làm đỉnh vạc.”
Và chân nhân Đạo Quang Tiết có yếu chỉ về định tức dụng diên, được chân diên đại dược thì uống vào. Chính Dương ông gọi là trừu diên (rút lấy diên).
Đại dược chính là kim đan do dương tinh hóa khí mà thành. Nó từ nơi đâu đến? Từ khí huyệt đan điều đi ra. Khi chưa có sự “ hóa khí” (chưa thành hình), nó đi ra từ đan điền nhưng vô hình và hết sức mỏng manh, dựa vào hình thể bên ngoài để có hình dạng. Xưa Tào lo sư vì sau có tên gọi đại dược bèn gọi nó là tiểu dược, do khí này quá ư nhỏ bé. Đến khi luyện thành kim đan, tức kim đan được sinh ra sau khi có sự “hóa khí”, cũng đi ra từ Đan điền, gọi là đại dược, là khí thực sự hữu hình, giống như hỏa châu, cũng từ vô mà nhập vào hữu. Hoàng Đế nói nó là “xích thủy huyền châu ”, còn có ngừoi gọi nó là nhất thủy, nhất tình, là khí chân nhất, hoa trì, liên trì, địa dũng kim liên, thiên nữ hiến hoa, long nữ hiến châu, địa dũng bảo tháp, đao khuê, hoàng nha, chân diên. Các tên gọi khác nhua như vậy chẳng qua chỉ nói về chân khí sinh ra ở đan điền. Vì tự thành hình nên không còn nhờ vào ngoại hình mà sinh ở bên trong có dụng ở bên trong, chỉ có thần của ta cảm nhận được nó, nên có thể biết, có thể thấy. Đến lúc nó qua Nhị kiều, qua Tam quan đều có thể biết và thấy được. Đây gọi là quả thoát khỏi sinh tử, từ đây có sự nghiệm chứng về chân.
Hành hỏa hậu luyện thần gọi là thêm hống. Hỏa hậu này là đại chu thiên. Thêm hống – cái thần hư vô trong tâm gọi là hống. Phàm, thần của con người, một nửa động vào ban ngày thì dương và sáng, một nửa tĩnh vào ban đêm thì âm và tối. Dương cũng như sự sống, và âm như cái chết. Người luyện đan ất phải dần triệt tiêu cái âm và sự u tối. Và xoá một phần âm là thêm một phần dương, bỏ đi hai, ba, bốn, năm phần âm thì thêm hai, ba, bốn, năm phần dương. Cứ phân tranh dần giữa âm và dương như vậy sẽ đến lúc tiêu trừ hết phần âm và thêm đủ hoàn toàn dương, gọi là thuần dương. Thuần dương đến sẽ không còn chút âm nào, gọi là thai toàn thần toàn. Cho nên có câu: “Phần âm chưa hết thì không thành tiên”, đây là nói về việc thêm hống. Thêm chính là phải vận hỏa đại chu thiên, có hỏa có thể khiến nguyên khí bồi dưỡng nguyên thần, nguyên thần không rời khỏi nhị khí, và cả khí lẫn thần đều hư không, đều tĩnh định, cho đến khi dương thần trở nên viên
Nếu không vận hỏa hậu thêm hống mà dùng thần điều khiển hỏa thì thần không dương và sáng tỏ, sao vận hỏa được? Thêm được ba phần, năm phần dương sáng, mới vận hành được ba, năm phần hỏa. Chỉ có dương sáng mới có được nhị khí để bồi dưỡng nguyên thần, giúp nó lớn lên.
Còn như chân khí gián đoạn và không sinh thì chính là bất định nên thuốc không sinh, lúc này sao chứng được quả trường sinh bất tử.
Nếu không luyện thần thì không có dương sáng, cuối cùng chỉ dừng ở bước thi giải mà thụi.
Luyện thần, luyện thần minh cho đến khi thuần dương, hoàn toàn không còn chút âm nào, hỏa đủ khí định và thần cũng định, mới đạt đến dương thần. Phương pháp luyện thần hoàn toàn dựa vào sự tĩnh định của nhị khí, đưa chúng cùng nhập vào cõi diệt. Nhưng nhị khí nếu có hơi không theo đúng phương pháp thì thần không luyện được, dương thần không thuần được, không thể xuất thần. Hơn nữa trong vòng 10 tháng, nếu chưa từng định được thì chỉ có cái chết. Vì sao? Vì có hô hấp phàm tục thì có sự sinh tử. Đáng sợ nhất là thủy hoả đánh nhau, phân giải hình thần làm hai.
Thi giải là con đường cũn cú sinh tử, con đường của những ai chưa từng vận hành đại chu thiên, nhị khí và thần đều không nhập định. Đan đã thành, nó được sinh ra và lớn lên thì sao có thể không nhập vào cõi đại định chân nhất? Đó là lời thánh chân khích lệ người học đạo sau này.
“Cửu chuyển quỳnh đan luận” nói: “Lại e khi khí đã suy kiệt nhiều, làm ngưng trệ thần, đan biến đổi.”
Ba câu này là ý mà Xung Hư tử dẫn ra trong năm câu trên, tự nhiên mà đạo đến, biến hóa trong vòng mười ba câu. ở đây, Xung Hư tử nối tiếp ý trên trình bày ý dưới, nói rõ thiên cơ hết sức quan trọng về thánh và phàm.
Suy kiệt khí, tức cạn kiệt khí ở hỏa hậu chu thiên, hoặc có được cái đầy đủ giữa quẻ khảm mà lấy đó lấp vào âm ở giữa quẻ ly, cần mẫn điểm hóa âm trong ly thành thuần dương, có được chỗ đầy của khảm thì điểm hóa cho ly sáng lên. Không vận hành hỏa hậu đại chu thiên thì vạch đầy của khảm cũng không liên tục đến để dùng lấp vào ly. Hoặc vận hỏa hậu đại chu thiên mà không hợp với thiên cơ huyền diệu, cũng giống như không vận hành, nên không thể sinh đủ vạch đầy của khảm để lấp vào vạch âm của ly, khiến thần trong âm của ly bị ứ đọng, làm biết đổi sự thuần dương.
Thần đan chính là vạch đầy của khảm, gọi là kim đan. điểm hóa ly thì nhị khí dần hóa thần. Nhị khí đần thành vô, chỉ riêng còn sự linh giác của thần, nên nói là luyện khí hóa thần.
Sư tổ Thuần Dương nói: “Từ nay rời trống, mất cả đàn”. Rời trống là thôi không vận hành riêng đại chu thiên (muốn nói đại, tiểu chu thiên lúc này như nhau). Mất đàn, nghĩa là không còn hình thanh. Nhưng việc vận hỏa ở đại, tiểu chu thiên có khác nhau, nên cần hiểu rõ rồi sau mới luyện được.
Tử Dương chân nhân nói: “Phần lớn hỏa hậu chỉ ở nơi đại chu thiên mới có nhiều nguy hiểm, nên không được xem nó như hỏa hậu bình thường.”
Quảng Thành tử nói: “Lò đan, hà xa thôi miệt mài, thai hạc hơi rùa tự miên man.”
Nói không dùng hà xa là việc tiểu chu thiên trong trăm ngày đi qua, không còn cần nữa. Nay phải tiến hành công phu đại chu thiên trong mười tháng, chỉ dùng hỏa ở mức “thai hạc hơi rùa miên man (thật nhẹ nhàng mà không dứt)”. “Thượng thanh ngọc chân thai tức quyết” nói: “Ta dùng thần làm xe, dùng khí làm ngựa, suốt ngày rong trên cỗ xe ngựa đó mà không chán.” Trăm ngày trước, dùng âm tình vận chuyển hà xa, thai tức này dùng chuỷen thần nhập vào định, xem thần là xe, khí là ngựa để ngựa trên xe thần. Lời nói này ví von việc luyện khí hóa thần. Người học sau này nên phân biệt rõ.
Bạch Ngọc Thiềm: “Tâm nhập vào hư vô, vận hành hỏa hậu.”
Nhập vào hư vô là thần khí đi vào sự tĩnh định, không chấp vào tướng, chính là chân không mà Khâu chân nhân nói đến. Tuy vận đại chu thiên mà không thấy có tướng của đại chu thiên, đó là chỗ diệu của hư vô.
Phạm Đức Chiêu nói: “Nội khí không ra, ngoại khí không vào, không cần bế khí.”
Sự bế khí mà người đời nói đến là sự chưỡng chế. Đạo tu tiên có thiên cơ riêng, không giống sự cưỡng chế của tà môn. Tuy bên trong không ra, bên ngũai không vào nhưng không có sự cưỡng ép, chỉ nhờ sự vận hành kỳ diệu khi chân tức hợp tự nhiên nên nhập định được. Bạch Ngọc Thiềm nói: “Đan pháp bậc cao không có quẻ hào.” Tiểu chu thiên dùng để “hóa tinh thành khí” là tiểu thành, có quẻ hào. Đại chu thiên là đại thành, không có quẻ hào, dùng hóa khí thành thần nên gọi là thượng phẩm (bậc cao).
Bành Nhạn Lâm: “Nếu đến được lúc đan thành cần phải tắm gội.”
Đan thành chỉ sự hình thành đan ban đầu, tắm gội chỉ đại chu thiên. Muốn nói đan thành không dùng tiểu chu thiên mà bắt đầu bước vào thời ky tu luyện 10 tháng, cần dùng đại chu thiên.
Lử tổ Chính Dương: “Tắm gội một năm phòng nguy hiểm.” Ngũ Chân Dương nói: “Tắm gội vốn ví với tiểu chu thiên, nay nói về đại chu thiên cũng ví là tắm gội. Tiểu chu thiên dùng “nhị thời nhị nguyệt” để ví von, đại chu thiên dùng một năm để ví von. Ở tiểu chu thiên có thể ví với nhỏ, ở đại chu thiên có thể ví với lớn. Đề phòng nguy hiểm là ngăn ngừa những nguy hiểm nhát đinh chắc chắn có. Nếu có sai lầm về tiên cơ thì không đạt được sự tắm gội. Tắm gội quý nhất tâm tĩnh định. Đề phòng nguy hiểm chính là đề phòng tâm không định được, đề phòng tắm gội không đúng cách.”
Còn có câu: “Không cần vận hành hỏa hậu, trong lò tự có sự ấm áp.”
Đây là nói trong mười tháng không cần dùng hỏa có định lượng (hữu hậu) mà phải dùng hỏa ấm áp tự nhiên không theo định lượng nào cả (vô hậu). Không lạnh không nóng, không hữu không vô, đó mới là chân cảnh ấm áp.
L•o tổ Vương Trung Dương nói: “Thai thánh đ• ngưng dưỡng bằng văn hỏa (mức hỏa vừa phải). An thần định tức, thuận theo tự nhiên.”
Đạo Quang nói: “Tắm gội một năm phòng nguy hiểm, mười tháng điều hỏa phải cẩn thận.”
Tắm gội chính là hỏa vô hầu, tức là đại chu thiên. Cẩn thận là cẩn thận giữ đúng lý của tắm gội. Phòng nguy hiểm tức đề phòng tắm gội mà thần bỏ chạy ra ngoài, không định được. Còn như một năm mà có thể định được thì luôn luôn định, vạn năm vạn kiếp đều định, không chỉ trong mười tháng hay một năm.
Trần Hư Bạch: “Hỏa cần có hậu mà không cần dựa theo thời gian, mọi điều liên quan ta tự biết.”
Có hậu, ý nói hoá ở đại chu thiên dùng hậu vô hậu, là sự vi diệu của cái tựa có tựa không. Không cần dựa vào thời gian, là khụng dùng 12 canh giờ làm hậu, nên có thể nhập vào vô vi. Những điều liên quan chính là nói tựa như tắm gội mà lại không, luôn định tĩnh mà thần luôn cảm nhận được, nên bảo “ta tự biết”. Nếu không tự biết sẽ chìm vào mê man, hoả lạnh đi và đan lực chậm hẳn.
Tử Hư nói: “Làm cho ý tĩnh lặng như như, vận hỏa hậu.”
Như như là như có mà không có, như không mà không phải là không. Trong cái hậu để định ý như hữu như vô đó mới có được chân hậu của đại chu thiên, mới là sự vận hành đúng đắn.
Lại nói: “Nhìn thì tựa như có mà tìm thì không có.”
Nhập định ở bậc đại chu thiên chính là nhập vào hư vô, nếu lại chấp vào vô thì rơi vào sự trống rỗng, nên nói như có như không, không không mà là không, phải là không này mới đúng là chân không chân định.
Lại nói: “Không có hô hấp và số tức (đếm hơi thở), như trong trời đất mẹ con vốn tự gắn bó với nhau.” Hô hấp và số tức là nói việc hữu vi. Nay nhập định, không còn ở bước hữu vi, nên thuận theo tự nhiên để chứng đến cảnh giới vô vi.
Lại nói: “Giữ lấy chân nhất, thì không còn đến đi.”
Chân nhất chính là chân tinh có được khi luyện tinh ở bước đầu. Lúc này luyện khí thì khí của chân tinh có được chân thần. Dùng khí chân tức giữ nó, ba cái này hợp lại quay về thần nên gọi là chân nhất. Tất thảy đều định mà không động, chính là hơi thở không còn thở ra hít vào nữa. Vậy còn có gì đến và đi?
Xưa nói: Sách Hỏa ký có sáu trăm thiên, mỗi thiên đều tựa như cùng nói về việc hái chân diên.”
“Tham đồng khuế” cũng ghi: “Sách Hoả ký sáu trăm thiên, các thiên đều tương tự nhau.” mà chưa nói ra ý chỉ vi diệu về hái chân diên. ở đây nói tựa như hái chân diên, chính là nói “trong huyền lại có huyền”. Hái chân diên là điều Tiết Đạo Quang nói: định tức hái chân diên. Thiên thiên tương tự nhau là đều quay về đại định.
Mã Đan Dương nói: “Công phu không bao giờ gián đoạn, định tức gọi là linh thai.”
Định tức nơi hư không, thần tự giữ tức nên thành thai tức. Không được gián đoạn sự tĩnh định, thần cũng luôn cảm giác đến, không bị ngắt qu•ng và thai thần bắt đầu linh. Hạnh Lâm nói: “Không cần vận hành hỏa hậu, còn e tổn hại anh nhi.”
Bắt đầu bước vào cánh cửa mười tháng, cần dùng hỏa hậu luyện khí hóa thần, và thành thai của anh nhi. Anh nhi ví như sự nhỏ bé vi diệu của thần. Đến khi thai thành, anh nhi cũng đã thành, sắp hiện ra bên ngoài thì không dùng hỏa nữa. Nếu lại dùng hỏa, như khí anh nhi chưa hoàn thành, lẽ nào khônog tổn hại đến anh nhi?
“Trung hòa tập” nói: “Giữ thì sai lầm, bỏ mặc thì không đúng. không giữ không lòng quên, không đón lấy không buông xuôi, nhìn xem là ai đang có ở đây.”
NHập định ở đại chu thiên tựa có tựa không, tựa có là cái định của thần khí, tựa không là bởi thần khí đang định nên không thấy cái tướng lúc đang định. Nếu nói giữ là chấp vào hữu. chấp vào hữu thì khởi lên vọng niệm về hữu. Bỏ mặc không quan tâm đến thì thần khí rời nhau, không đúng lẽ của định. Và tựa như có cái vi hữu (cái hữu nhỏ bé khó biết), như nhị khí tồn tại thì thần cũng tồn tại. Thần tồn tại thì nhị khí tồn tại, thần khí đều tồn tại trong định, diệu cảnh vô thượng nằm ở đây.
Nhạn Lâm tử: “Đến khi đúc thành khối, thử hỏi người biết hay không? Không tăng không giảm sao thêm bớt? Không đến không đi sao tiến thoái?”
Thần khí hợp nhất cùng định vào một khối thì không dùng hỏa, không giống tiểu chu thiên có tăng có giảm. Lúc này không tăng không giảm, không rút không thêm, hơi thở không vào ra, thì còn có gì để tiến thoái? Đây nói lúc quay về nhất và dần quay về vô.
Trương Tĩnh hư nói: “Chân hầu hoàn toàn không có hào cửu lục, không điên đảo, không tiến thoái, như tắm gội mà lại không phải, định ở chỗ không, định lâu thì thần trở nên thông tuệ.”
Chân hầu là hỏa hậu ở trạng thái định và không, không dùng âm dương ở tiểu chu thiên, không giống như khi điên đảo, tắm gội, chỉ định và không thôi. Định tĩnh lâu, hư không lâu, thần thông sáng suốt, toả sáng rạng ngời, giống như cõi niết bàn của Thế tôn diệt tận thì định được.
Khâu Trường Xuân: “Tức có hơi bất an, mệnh không phải của ta. Có tức (hơi thở) thì có sự sinh tử, không có tức thì chấm dứt con đường sinh tử. Tâm định tức tự nhiên không còn, thì mệnh là cái ta có, do ta đ• đạt đến đạo bất tử. Nếu tức có chút không an định thì mệnh nằm ở tức mà không là cái ta có nữa, mà tùy sự an bài của trời đất, âm dương, của diêm vương. Đây nói về luyện khí hóa thần, mười tháng dưỡng thai, hỏa hậu đại chu thiên. Dưới đây là lời Xung Hư tử tổng hợp những điều về hỏa hậu đại chu thiên được các thánh chân nói ở trên.
Tụi cũng cho rằng: “Đại chu thiên không nói đến hào, nên không phải làm gì, chỉ để liên tục ấm nóng, mà cũng không bỏ luôn không bận tâm đến. Ban đầu giống như không chấp vào hữu vào vô, cuối cùng hoàn toàn quay về đại định. Nhất định không được lấy vô làm hữu, nếu không rời vào hàng tiểu giải. Cũng không được giữ hoả cho là thường hành, nếu không mất khả năng quay về đại định. Đưa hữu trở về vô, thẳng đến định sẽ siêu thoát xuất thần, cất thân bay lên, đạo hoàn toàn thành tựu.”
Và Xung Hư tử còn tự nói yếu chỉ đại chu thiên, kiêm luôn lời dặn dò, khuyến khích, cảnh giới. Không tính đến hào tượng là vô vi, khác với tiểu chu thiên, cú ấm nóng mà không hoàn toàn trống rỗng. Đõy là lẽ thực, như cái như có như không ở bước đầu của đại chu thiên. Bước đầu của đại chu thiên chính là thỏng thứ nhất, thứ hai, thứ ba, bảo rằng tựa như có là còn có hữu. Bảo tựa như vô là chưa thực sự vô. Cho nên còn có một chút yêu cầu về ăn uống của người phàm, còn có chút hơi thở. Đến khi hoàn toàn quay về đại định, không còn hơi thở, không còn ăn uống, nên “Kim bích long hổ thượng kinh” nói: “Điều cốt yếu của tự nhiên là trước có sau không.” Du Diễm chú câu này rằng: “Đầu tiên tồn thần nơi khí huyệt, sau đó cùng quên lòng đi. Thần tự ngưng, khí tự định.”
Nhưng hỏa vốn có từ vô, nếu không hiểu chỗ diệu của “tự hữu (tựa có)” lúc đầu, mà khăng khăng cho rằng: “Vốn là vô thì hà tất cần “tựa như có”?”, vậy sẽ rơi vào sự trống rỗng và không thể đến được chân vô, rơi vào hàng thi giải thấp kộm. Còn như biết hỏa khởi lên từ chỗ “tựa như có” mà cầu tìm được ất sẽ quay về vô. Nếu không biết hữu không được nắm lấy nên cứ chấp vào hữu, thường hành nơi hữu mà không có vô, vậy sẽ rơi vào hoàn toàn hữu, sao quay về đại định được, sao có thể sống vạn kiếp mà không chết? Rốt cuộc chỉ dừng ở mức quỷ giữ nhà, cũng là thuộc vào hàng thi giải, quay về con đường sinh tử. Nghĩ lúc đầu, luyện tinh bổ khí, chịu bao nhiêu vất vả khổ sở mới được truyền bí mật thất truyền vạn đời để luyện đến mức tiểu thành, thì sao có thể tiếc rẻ mà cho qua bậc đại thành, không cầu đến cho bằng được.
Tôi cũng nhắc rằng: “Đưa hữu về vô, thẳng đến chỗ chân định, và có thể trường định ở cảnh giới hư vô thì đạo siêu thoát xuất thần, cất thân bay lên đạt hết. Cho nên hỏa hậu đại chu thiên là yếu chỉ chung để thành tiên, thành phật, để đắc đạo.”
Tôi lại dùng việc “hóa khí”, “hóa thần” mà tóm lược rằng: “Việc luyện tinh hóa khí trong trăm ngày ban đầu ất dùng công phu hữu vi, từ vô nhập vào hữu, vạn pháp trong phật pháp đều quay về nhất. Trong giai đoạn mười tháng luyện khí hóa thần sau này, cần từ hữu dể tự nhiên đến vô tức, từ hữu nhập vào vô chính là Phật đi vào tứ thiền, diệt tận sinh định, là nhất quay về vô. Bí pháp nhị tông của tiên phật này không thể có sự thiếu sót. Nay Xung Hư tử vì những thánh chân tương lai một lần nữa giảng rõ, để dẫn dắt các thánh sư đời sau ấu chứng tiên đạo. Tránh cho người học đời sau chấp vào hữu vi, vô vi, chấp vào hữu hậu, vô hậu mà tranh nhau lập ra các phái, đi vào con đường sai lầm.
Còn tiên cơ này, từ câu này đến câu cuối cùng là lời tổng kết về hỏa hậu của Xung Hư tử, lại chỉ ra cơ lý bí mật để luyện thần trở về hư, để hậu thánh đời sau chứng nghiệm.
Quần tiên trực ngữ, các thần tiên trước nay đều có lời giảng giải trực tiếp rõ ràng ở đời, nhưng người ta không thể ngộ ra. Cho nên bí quyết không được lộ hoàn toàn.
Từ xưa đến này có rất nhiều người nsoi về hỏa hậu, nhưng không ai nói hoàn toàn cả, chỉ một hai câu mà thôi. Đ• không hoàn toàn thì người học sau này vận dụng thế nào? Suy đoán thế nào? Nên người phàm trên đời cứ đoán xằng, chỉ có người có tiên phận, tự nhiên có tiên nhân độ trì.
Đạo tản mác thì mỗi người nói một cách, tập hợp lại thì lời thành tường tận.
Tất cả về hỏa hậu bất tất phải nói ra hết từ miệng ta, nhưng khi sách này xuất hiện sẽ làm căn bản cho các kinh sách về chân hỏa các đời. Những người đọc nó trước giờ đều tự có thể từ nó mà tỉnh ngộ ra, không còn sa vào tà môn.
Tà môn ngọai đạo dùng hỏa hữu hình, nén khí chấp tướng, gọi là hành hỏa. Biết được tâm hỏa này tự nhiên định thì sẽ không còn vận tà hỏa theo lối cưỡng chế.
NHư vậy dương thần tự thành, số kiếp tự siêu thoát.
Tập luyện định, nhập vào đinh, thành được định đều là những điều có luyện có chứng để xuất thần, siêu thần, nên có thể chứng được ở đời này.
Sau khi xuất thần, chỗ diệu của chín năm khi luyện thần hoàn hư, tuy ai không dám nói, nhưng “Trung hòa tập” nói: “chín năm ba năm luôn nhất định, thì đó chính là thần tiên.” Như vậy là cũng nói thẳng ra rồi.
Dương thần xuất ra là lúc bắt đầu thành thần tiên, cũng giống như trẻ sơ sinh lúc còn trong bụng mẹ, tuy có hình người nhưng hình nhân này còn chưa đủ, cho nên gọi là anh nhi. Vì vậy, xưa có nói: “Đứa bé nhỏ chưa thành người cần nhờ ân nuôi dưỡng của mẹ khôn”, ở đây ví với việc ba năm bú mớm, nhưng thánh xưa cho rằng thành tự chỉ trong một hai năm.
Bú mớm ý nói thần khí đại định, tiếp đến định tuệ, rồi luyện để luôn giữ được định mà không cần xuất ra, nên giống người mẹ cho con bú, bú rồi bú nữa, cho đến khi lớn lên. Thần đ• lớn thì lập tức luyện thần trở về hư, công phu trong chín năm, đây chỉ là con số án chừng về việc tu luyện trong chín năm. Nếu nguyện vọng cứu đời còn chưa hoàn thành, thì không cần luyện đến chín năm để ở lại trần thế cứu đời. Nếu muốn siêu thoát khỏi thế gian, bay lên hư vô phải theo đủ chín năm để quay về hư vô.
Điều đó thực ra không phải là điều dễ dàng được ngộ ra với người học đạo. Để dễ dàng thực hiện phải là người ngộ đạo, lấy thực tướng hư vô mà thực hiện nó. Người ngộ đạo là thần tiên xuất định, chỉ khi đạt tới định mới có được nền tảng của hư vô, và sau đó có thể đến được chỗ tận cùng của hư vô, mới ngộ ra nó và thực hiện nó.
Tiếp đến không thể đạt ngay được nhất thừ nên chỉ gọi là “ngộ ra”, còn chưa thực hiện sự hoàn hư cuối cùng thì chưa thể dừng bước ở cảnh giới thần thông. Cảnh giới thần thông nằm ở lúc hóa thần, thần đã thông linh và không còn trở ngại (vô ngại). Khi hoàn hư, thần càng thêm thông linh và vô ngại. Thần thông nói đến ở đây là thần thông khi mới có, còn chưa lớn mạnh thành thục, nên nói rằng: “dừng chân không được, nếu dừng chân thì dừng ở bậc thần tiên. Còn phải hoàn hư, mới đến được thiên tiên.
Người đời sau nên cố gắng