Nội Luyện Kim Đan Tâm Pháp (5) Chương III: Đỉnh khí luận – Bàn về đỉnh vạc
Đỉnh này là nơi các bậc tiên thánh xưa cho rằng việc luyện tinh, luyện khí, luyện thần đều quay về nương tựa ở đó. Nên thần, khí được ví là diên, hống, và đan điền được ví là đỉnh. Nó có trong thân người, nhưng người ngu không biết luyện tiên thiên trong thân chính là luyện ra ngọai đan để uống, chấp vào lời về đỉnh mà tin rằng luyện các thứ chì, thủy ngân, kim thạch, thảo mộc bên ngòai thành ngọai đan để uống, uống vài sẽ bất tử, đến nỗi họ phải mất mạng không thể cứu, thật đau lòng!
Lã tổi viết: “Buồn cười Thượng thư Trương vùng Cửu Giang, uống thuốc không sáng suốt để thần khí cạn khô. Không biết hòan đan vốn đâu có chất, nuốt lấy kim thạch, sao dại khờ!” Thuyết về đỉnh quả thật đã gây ra những hiểu lầm tai hại. Những kẻ yêu nghiệt, tà thuyết nói nữ nhân là đỉnh, việc giao cấu là hái thuốc, lấy tinh dịch của nam, huyết bẩn của nữ để uống. Kẻ điên cuồng tự làm những chuyện điên cuồng mong bồi bổ cơ thể, nối dài mệnh sống.. Xưa, tổ Chung Li nói: “Nếu dùng lọan những thứ quái dị mà thành tiên, thì e con dê được cho uống rượu để đem cúng tế cũng bay lên trời rồi.” Kim Cốc dã nhân nói: “Diên hống đã được luyện từ mấy trăm năm, mà có mấy người hiểu được, mấy người tu được? Nếu mọi anh ngu độn đều hiểu đạo thì trong thiên hạ thần tiên nhiều như nước chảy.” Những câu này đều nói việc người ngộ nhận về đỉnh.
Đỉnh được ví như có đỉnh trong và đỉnh ngòai: đỉnh ngòai chỉ hình dạng của Đan điền, đỉnh trong chỉ khí ở Đan điền. Nói về hình, thì luyện hình là nối chỗ dụng của việc luyện tinh hóa khí. Xưa có câu: “Phía trước đối diện với rốn, phía sau đối diện với thận, ở giữa có chiếc đỉnh chứa chân kim.” Về khí mà nói, luyện khí là nói việc luyện khí hóa thần, xưa có câu: “Đầu tiên dùng bạch kim làm đỉnh vạc”, đây là câu của Tinh Dương chân quân. Người xưa dùng hắc diên ví thận, chân khí phát ra trong thận ví là bạch kim, giữ lấy nó mới an được nguyên thần. Nên nói, đầu tiên lấy bạch kim làm vạc để đưa nguyên thần trở về. Lại có câu: “Rõ ràng đỉnh trong là hòang kim (vàng)”, nói bạch (trắng),
nói hòang (vàng) đều để nói cái khí đã trở lại này.
Ở đây xin mở rộng bàn thêm. Không có gì không thể ví với đỉnh. Khi bắt đầu, tức ở bước đầu tiên luyện tinh hóa khí, muốn triệu chân khí tiên thiên về phải dùng đến thần, tức dùng nguyên thần thống lĩnh khí và cùng quay xuống Hạ đan điền. Và việc hô hấp hậu thiên đều theo thân mà hồi phục chân khí, tức lấy nguyên thần gọi là nội đỉnh (đỉnh trong). Nếu không có thần này thì không thể nắm lấy khí này, và nơi dừng lại của chúng là Hạ đan điền được gọi là ngọai đỉnh (đỉnh ngòai). Lại nếu không nói đến vị trí tàng ẩn, tức nơi được gọi là có “một đỉnh chứa chân kim”, thì lúc này gọi Đan điền là ngọai đỉnh, và thần cũng có thể là nội đỉnh. Như vậy phải ngưng thần nhập vào khí huyệt này,
mà thần đã trở về trong thân thì khí tự quay về.
Chân khí và dương tinh một khi sinh ra tất chạy ra ngòai nên cần triệu chúng về. Thần biết khí ở bên ngòai thì thần cũng chạy ra ngòai. Vậy muốn triệu khí về phải nhờ thần điều khiển nó, đưa nó từ Thái huyền quan, qua Vĩ lư, Hiệp tích, lên Nê hòan,
qua Trùng lâu, đưa về thổ phủ, nên có câu: “thần trở về trong thần thì khí cũng trở về.
” Khí sở dĩ có thể quay về cội gốc là do vậy.
Khi đã hòan tất bước trên, muốn dưỡng thai tiên và thu phục nguyên thần vô cùng linh diệu, tức bước vào bước thứ hai luyện khí hóa thành thần, lúc này duy chỉ dùng đến khí. Dùng khí chở thần tức lấy khí tiên thiên an định ở Trung đan điền, đây là khâu then chốt. Thần đã có thể bị thu phục lâu dài và an định lâu dài bên trong đó, thì chuyển thần nhập vào định, tức như trên đã nói, lúc này khí cũng có thể gọi là nội đỉnh. Nếu không có khí này thì rơi vào cô âm, không thể lưu giữ thần lại. Thần không có nơi nương tựa nên ra vào tùy tiện và vọng niệm dấy lên. Trung, Hạ đan điền nơi lưu giữ là ngọai đỉnh, là vị trí chính mà thần cư ngụ. Nên thần đã tĩnh định thì lặng lẽ soi chiếu là như vậy.
Ban đầu luyện tinh hóa khí nên lấy thần làm nơi nương nhờ của khí. Sau dó luyện khí hóa thần, lấy khí làm nơi nương nhờ của thần. Thần khí nương tựa lẫn nhau, cùng giữ lấy nhau, chặt chẽ không rời, thật có thể nói là giống như sự nghiêm mật của chiếc đỉnh. Cố gắng đặt ra cái tên “điên đảo” để nói rõ đạo lý này. Lã tổ nói, lò vạc chân thật, ống bễ chân thật, biết sự chân thật của chúng thì sau mới dùng sự chân thật đó. Dùng được cái chân thật của chúng thì sau mới đạt đến chân. Lẽ nào có đỉnh vạc nào đó để hòan đan ư? Cái điều sâu sắc và sáng suốt này có thể không nghiên cứu sao? Sao có thể lấy những thứ bên ngòai thân mà làm ra một cái đỉnh nào khác sao? Ở đây cần nói thêm, bùn đất, sắt thép, đỉnh và nữ nhân mà gọi một cách giả dối là đỉnh vạc thì đều không đáng tin cậy, tin vào những tà thuyết ấy chắc chắn bị ngộ nhận khiến tính mệnh tan thành ma. Xưa có câu: “Thần luôn ở chỗ thánh khí, tính trở nên linh thì sẽ được.”, lời này cũng có ý như trên.
Bạch Ngọc Thiềm cho rằng: “Chỉ lấy mậu kỷ làm lò đan, luyện được một viên đỏ hồng làm bơ ngọc.” Mậu tức khí trong thận, gọi là bạch kim, mậu kỷ tức bản tính trong thân. Mậu kỷ vốn thuộc thổ nên còn gọi là thổ phũ (chõ đất), tức tên gọi khác của đỉnh. Tử Dương chân nhân nói: “Đưa về thổ phũ nhốt kiên cố”. Việc triệu thần điệu khí vi diệu ở chỗ hư vô. Hư vô là tướng mạo của thần khí tiên thiên. Thần không lo nghĩ, khí không dâm ô, tất tiên thiên có chỗ nương tựa. Thần dựa vào khí, khí dựa vào thần, thần khí nương tựa lẫn nhau, và còn dựa vào ngọai đỉnh là Trung, Hạ đan điền, nên mới định vững vàng (thắng định). Đã định vững vàng thì ở vào bậc tối thượng thừa, đại định cực hư cực tĩnh. Xưa có câu: “Tâm tức tương y (thần khí nương tựa nhau) lâu dần sẽ thành thắng định” Việc nghiên cứu về đỉnh, không thể xem nhẹ.
“Hoa nghiêm kinh” viết: “Thế tổ ngồi dưới gốc bồ đề mà lên đến đỉnh Tu di, đến cõi trời Đao lợi, cỡi trời Đâu suất thuyết pháp, nhưng vẫn không rời khỏi chỗ ngồi ở gốc bồ đề.” “Đại tập kinh” viết: “Phật thành Chính giác ở giữa hai thế giới dục giới và sắc giới, hóa ra đài thất bảo (đài được làm bằng bảy lọai châu báu), giống như chùa Phật ở mười phương đại thiên thế giới, giảng giải sâu sắc Phật pháp cho các bồ tác, khiến các pháp của người mãi được lưu giữ lại” “Hoa nghiêm kinh hợp luận” viết: “Biết Phật pháp chính là thế gian pháp , thế gian pháp tức là Phật pháp. Không ở trong tình đời mà phân biệt với tình đời.” Lại viết: “Tất cả thế gian pháp đều là Phật pháp. Sao có thể rời khỏi thế gian pháp mà có được Phật pháp?”
Doanh Thiềm tử trong “Bách tự lệnh” nói: “Đại dược kim đan không khó biết, khéo ra tay lúc dưõng sinh. Trong cuộc sống thường ngày cần luôn cẩn thận ở chỗ một mình, chớ để rồng hổ chạy mất. Tâm cần an nhàn, thân cần ngay ngắn vững vàng (chính định), ý phải luôn giữ gìn, không bao giờ xao nhãng, tự niên thông thấu được huyền tẫn. E đôi lúc gặp điều lừa bịp, xin vì anh chỉ rõ ra: nghe tiếng sấm rền lập lò đặt vạc, đây không phải chuyện nhỏ, kịp thời xoay vần sao Đẩu. Tính trở lại tròn trịa sáng láng, nền sinh mệnh kiên cố, khám phá trong vô có hữu. Lão cóc già thành hình, lập tức thọ ngang trời đất.
Phật pháp là giáo lý của đức Phật Thích Ca, gồm Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên, cùng những giới luật được ghi chép đầy đủ trong Tam tạng kinh.
Thế gian pháp là những sự nghiệp giả tạm nơi cõi thế gian như: làm quan, kinh doanh... để mưu cần cuộc sống vật chất.