Nội Luyện Kim Đan Tâm Pháp IV) Chương II: Dược vật luận - Luận về thuốc
Xung Hư tử nói: “Đại đạo của thiên tiên được ví là kim đan, kim đan vốn được ví von là thuốc”. Vậy có thể dùng vật gì để ví với thuốc? Người luyện ngọai đan dùng chân diên rút ra được từ hắc diên (chì đen) tức bạch kim luyện thành kim đan, người luyện nội đan dùng chân khí rút ra từ thận thủy giống như kim luyện thành nội đan, cũng gọi là kim đan.
Ngọai thì lấy bạch kim làm thuốc, lấy đan sa làm chủ;
nội lấy chân khí giống với kim làm thuốc, lấy nguyên thần bản tính làm chủ.
Thái Thượng nói: “Thấp thóang mập mờ, bên trong có vật”. Thấp thóang mập mờ là nguyên thần của bản tính, không bám váo tri giác suy tư, tựa như chỗ huyền diệu của tri giác, trong nó ất có vật. Vật tức là cái tinh chân dương trong thân ta, gọi là “tổ khí tiên thiên”. Trời đã gọi nó là tổ khí, tất phải ở bên trong, là gốc sinh ra khí, thế vì sao còn gọi là ngọai dược? Người xưa từng nói: “nội dược kim đan đến từ bên ngòai”, vì từ khi thân được sinh ra tổ khí tuy tàng ẩn ở Đan điền nhưng có khi lại phát sinh ra bên ngòai. Như nghe nhìn nói, cử động và lòng dâm dục đều từ khí này hóa sinh ra, như nghĩ đến sắc, thanh, hương, vị, xúc pháp ở bên ngòai cũng đều do khí này mang tới.
Người tu luyện phải lấy cái phát sinh ra bên ngòai này đưa trở về bên trong. Do đó,
tổ khí tuy là sinh ra bên trong nhưng lại đến từ ngòai, vì vậy được gọi là ngọai dược.
Khi luyện thành hòan đan, nó là nội dược, còn gọi là đại dược.
Thực ra chỉ nhất khí này, khi đã luyện xong thì thành đại dược.
Chân Dương nói: “Đại dược không tự sinh ra, nó đợ hái rồi sau mới sinh, không giống như sự xao động ban đầu của cái dương nhỏ bé lúc mới xuất hiện, là tự phát sinh.” Hòan tòan không theo ở bên ngòai, chỉ động ở chỗ động của sự phát sinh. Vì nó không rời khỏi bên trong nên gọi là nội dược. Đã có phân biệt trong ngòai thì sự hái lấy cũng khác nhau. Ngọai dược sinh rồi sau ta mới hái, nội dược phải hái rồi sau mới sinh ra. Thánh sư các đời truyền cho nhau, cái gọi là “bảy ngày dùng lời truyền thụ thiên cơ”, đều nói về việc hái thuốc như vậy cả. Tử Dương chân nhân nói: “Không tĩnh định thì dương không sinh, sau khi dương sinh, không tĩnh định được thì đan không kết.”, chính là nói điều này.
Nhưng bước đầu biến hóa tuy nằm ở chỗ chuyển ngược nhất khí, nhưng chủ tể của sự chuyển ngược lại ở thần, tức là thuyết “thần trở về trong thân thì khí tự quay về”. Nếu niệm động lên thần sẽ chạy rong, kéo theo khí này chạy ra thế giới dục vọng. Vậy nguyên thần, nguyên khí sẽ biến thành cái tinh hữu hình hậu thiên, là vật vô ích trong đạo luyện đan. Vì thế, tất phải lấy nguyên thần tiên thiên không niệm tưởng làm chủ, quay trở lại soi chiếu bên trong, ngưng thần nhập vào khí huyệt, tự khắc chân dược tiên thiên từ hư vô quay về gốc khí (khí căn) trong đỉnh, thành nền tảng cho quá trình luyện đan. Người xưa nói: “từ ngòai đến” là vậy, là nói về ngọai dược này.
Cho thuốc này vào đỉnh tiến hành hỏa hậu tiểu chu thiên nung luyện. Du Diễm nói: “Nếu biết thuốc mà không biết bí mật về hỏa hậu luyện nó, chỉ có thể làm ấm Hạ nguyên, không thành hòan đan” khi bàn về việc luyện ngọai đan. Đây cũng chính là câu “Hồi phong hỗn hợp, bách nhật công linh (Đưa khí về hỗn hợp với thần, trong trăm ngày công phu linh diệu)” trong “Tâm ấn kinh”.
Ngọai đan gặp đủ hỏa thì thành thuốc, đây chính là chân khí có đầy đủ dương thần; khí không hóa thành âm tinh, chính là chân khí thuần âm, đây mới đáng gọi là trong khảm đã đầy tràn. Xưa Hòan Dương chân nhân khẩu truyền thiên cơ, nói về cảnh hái đại dược va cách hái đại dược đúng như vậy. Phàm, hái tức đại dược sinh tới, lúc nay kiên trì điều hòa nó để có được nội dược, hái lấy khí này mà dùng thì điểm hóa được nguyên thần. Tử Dương chân nhân gọi đây là “lấy khảm lấp vào ly”. Chính Dương lão tổ gọi là “rút diên thêm hống”, đều nói về nội dược này. Muốn luyện khí này hóa thần, phải lấy nó hợp cùng thần mà luyện. Người xưa nói: “Luyện khí hóa thần” là vậy. Người ngày này không biết luyện hóa thần khí như thế nào nên khí mà mỗi người tự có vì dâm cấu ma bị hao tổn, thần vì dâm dục mà mê lọan, nên thần khí đều suy giảm và dần đi đến cái chết.
Chân nhân tu luyện, đầu tiên dùng thần hỗ trợ khí, luyện cho khí hòan tòan thuần dương thì có thể định. Sau đó, dùng cái khí đã định rồi hỗ trợ thần, thần khí đều định. Khí vô cùng hư tĩnh và thần tự thuần dương. Riêng định riêng giác, đây gọi là khí hóa thần. Luyện ra thần thuần dương thì có hỏa hậu đại chu thiên trong đó. Tiên gia gọi đây là hòai thai, thai tức, để ví như lúc đang còn thai nghén. Tự có hơi thở và hơi thở vô cùng nhẹ như không có, nhà Phật gọi đây là tứ thiền định. “Hoa nghiêm kinh” viết: “Khi thiền, bước đầu là giữ niệm, bước hai giữ hơi thở, bước ba giữ mạch, bước bốn diệt hết cả để đạt đến định (bước này gọi là tứ thiền định)”. Vào lúc này, hỏa tự có hỏa mà như không có, dược tự có dược mà như không có. Khí tự thuần dương không tiết lộ ra để làm thành thần thuần dương. Không lộ mà nhất thần (thần thuần dương) lặng lẽ soi chiếu thì từ đây thực sự đạt đến đạo tiên. Đây là chân tướng của thuốc hai lần sinh ra, hai lần luyện dược. Việc phân biệt thuốc này là thiên cơ bí mật hết sức quan trọng của tiên gia, người học có thể không biết phân biệt sao? Nhưng người xưa chỉ nói thuốc, không nói cách phân biệt, cách dùng, lúc hái và cách hái. Những tên hư ảo của nhất dược đều nằm ngòai những điều mắt thấy tai nghe nên người sau không thể nhận ra bản chất của nó.
Thi Kiên Ngô lão tổ nói: “Trong khí có thuốc trường sinh, thuốc vốn là khí tiên thiên nên vô hình, ta tin ở sự vô cùng chân thật trong cái vô hình của nó. Thấp thóang mập mờ cũng do sự chuyển động kỳ diệu trong vô mà có. Trong sâu thẳm tối tăm mà hái lấy nung luyện. Đây chính là đạo lý hư vô rất chân chính. Tâm sai khiến khí và thần, hỏa vốn là sự hữu hình của hô hấp, ta lấy cái hữu hình mà tác động đến nó là nuôi lớn tà hỏa, không lấy cái hữu hình tác động đến nó thì tựa như không có hỏa. Khi diệu ở nhất dương trở lại, dùng thần khiển khí, trở về cung giữa, đây chính là sự vi diệu của việc trong vô có hữu. Cho nên nói là như có như không. Có thể biết chủ tể điều khiển khí mà không biết sự vi diệu của cái như có như không thì thần rơi vào trống không, tức trở thành cô âm (chỉ âm không dương). Các giống sinh vật trong trời đất đều có khí hun đúc thành, vạn vật sinh sôi biến đổi lẽ nào không có lúc thịnh vượng? Qua một thời gian tu luyện, tất đến lúc hun hấp suốt ngày, chuyển nghịch mà đón lấy thì thành đan. Thuận mà thi hành thì thành thai. Theo đó mà thành tiên hay người.
đan đã thành tự có hình dạng nên không phụ thuộc vào ngọai hình mà chỉ sinh ra bên trong,
có tác dụng bên trong.
Do thần của ta cảm nhận được nó, từ Vĩ lư qua Tam quan,
lên đến Nê hòan, xuống đến Trùng lâu,vào dến Hòang phòng. Có thể cảm nhận được là có thể biết,
có thể thấy. Đây gọi là quả sinh tử, từ đây có được chính niệm