Nội Luyện Kim Đan Tâm Pháp

(III) Chương I: Luận về tiên thiên, hậu thiên
Phàm, thần và tinh chỉ dùng thứ tiên thiên, kỵ dùng thứ hậu thiên. Thần và tinh tiên thiên là nguyên thần, nguyên tinh, là thứ có lực thần thông, có sức biết hóa.
Thần và tinh hậu thiên là cái thần ưu lo, cái tinh giao cảm,
là thứ không có lực thần thông, không có sức biến hóa.
Nhưng khí thì không thể không dùng cả hai (khí tiên thiên và khí hậu thiên) làm gốc cho sự trường sinh vượt qua số kiếp.
Khí có hai là khí tiên thiên và khí hậu thiên, chia ra hai thể và hai tác dụng. Khí tiên thiên là nguyên khí, khí hậu thiên là khí của sự hô hấp, còn gọi là khí mẹ và khí con, là gốc để vượt qua số kiếp. Loại khí công cụ (khí hậu thiên) bản thân nó không thể tự vượt qua, cần có hô hấp để tạo ra tác dụng của nó, nên nói: có tiên thiên không có hậu thiên thì không có gì làm gốc cho sự hái lấy và nung luyện; có hậu thiên mà không có tiên thiên, không có gì để thành công phu trường sinh thực sự, chuyển thần nhập định. Như vậy phải dùng cả hai khí mới thành gốc của sự trường sinh, thóat khỏi số kiếp.
Người tu chân hái khí tiên thiên nguyên thủy làm tổ tiên của kim đan. Nếu không hái nó sẽ ngày đêm khô mất mà thôi. Từng hơi từng hơi quay về cội gốc, đó là mẹ của kim đan. Người chưa bị thất thóat khí tiên thiên ra ngòai thì hái nó để an thần, nhập vào tĩnh định, trở lại với cái thể chân nhân trẻ trung, tức dùng phép tu Đồng chân. Người đã bị tổn thất khí này thì hái lấy mà bù đắp như lúc mới được sinh ra, hòan tòan đầy đủ khí tiên thiên này thì hậu thiên mà có thể đón nhận thiên thời.
Người tu luyện không được để tiên thiên biến thành hậu thiên, cũng cần giành lấy tinh tiên thiên, đưa nó trở lại thành thủy khí,   
đây là trở về với gốc của tính, trở lại với nơi cội rễ của mệnh. Thủy khí là cực hư cực tĩnh. Nó đến nhờ hô hấp hậu thiên đã có được chân cơ, cho nên ranh giới của tiên thiên, hậu thiên là cuối giờ hợi đầu giờ tý thì dùng hô hấp hậu thiên tìm lấy hơi thở của chân nhân. Do tiên thiên cần phải chuyển ngược nên hô hấp hậu thiên cũng phải chuyển ngược, không chuyển ngược thì khác chi anh phàm phu, ngông cuồng.
Người tu chân, hái tinh thường dùng, hợp thành nhất khí để bổ sung và hòan thiện tiên thiên. Đang khi hít vào (bộ máy hô hấp khép lại) thì chuyển khí đến can (Nê hòan), gọi thăng (lên) là tiến (tới), đây vốn là cơ chế của sự hái lấy; rồi lại chuyển đến khôn (hòang phòng), gọi giáng (xuống) là thóai (lui). Thăng lên đến càn vốn là cơ chế của sự hái lấy, giáng xuống đến khôn vốn là cơ chế của sự nung luyện. Và sự nung luyện vào lúc này lại là tiên cơ (khâu trước) của sự hái lấy sắp tới. Đây là phương pháp bí mật được các bậc chân nhân đời đời truyền miệng cho nhau.
Người tu luyện chỉ cần biết được sự đóng khép thì kim dịch quay về và thành đan. Nếu không hiểu được điều này thì không thể hái lấy chân khí, đại dược không thành chỉ phí công tu. Việc có được cơ chế đạt tới chân động chân tĩnh cũng là điều vô cùng cần thiết, nếu không không hái được. Chân khí chưa đến mức cực hư cực tĩnh, thì lúc vô tri giác cũng không phải là chân tĩnh (sự tĩnh lặng chân thật, bản chất). Với trạng thái vô tri giác mà có được diệu giác từ cái thấp thóang mập mờ, đây chính là chân động. Chưa đến được lúc vô tri giác mà bằng vọng tưởng cố ép sẽ sinh ra vọng giác, đây không phải là chân động. Động đã không chân thì không có chân khí. Và nếu không biết thứ tự cũng không thể thành đan. Thứ tự đó là: Biết đúng lúc thuốc sinh ra, hái lấy, nung luyện, đóng kín, tiến dương hỏa, thóai âm phù, hòan tất chu thiên.
Chúng có Chu thiên là một thuật ngữ của Đạo gia.
Chu thiên thường nói đến là thông hai mạch Nhâm, Đốc với nhau, được gọi là tiểu chu thiên, chỉ giúp trừ bệnh tật và giúp cơ thể khỏe mạnh. Có một lọai chu thiên khác không gọi là tiểu chu thiên hay đại chu thiên, là hình thức chu thiên được tu luyện trong thiền định, từ Nê hòan đưa một vòng xuống dưới, đến Đan điền chuyển một vòng lên, tuần hòan bên trong thân. Sau khi hòan thành vòng chu thiên này sẽ hình thành một dòng năng lượng rất mạnh, một mạch khơi dậy trăm mạch, làm cho các mạch trong cơ thể đều chịu tác động. Còn đại chu thiên là thuật luyện công,
là sự chuyển vận của vài mạch, từ tam âm tam dương ở tay xuống đến chân,
rồi từ hai gót chân thẳng đến đầu, vận hành một vòng tòan thân.
Luyện đến đại chu thiên là đã đạt mức luyện công thật sự cao cấp.
những tác dụng khác nhau trong cơ thể chúng ta. Công phu hái lấy, từ cơ chế thăng giáng hiểu được lý của nó có thể hái lấy chân khí, bằng không sẽ chẳng có được chân khí. Ngoài ra, dùng hỏa phù một cách tùy tiện cũng chỉ như dùng nước lửa nấy chõ không mà thôi, còn nói gì đến việc thu phục khí?
“Thai tức quyết” của Viên Thiên Cương có chép: “Nguyên khí là gốc của đạo lớn, là mẹ của trời đất, một âm một dương mà sinh dưỡng muôn lòai. Ở con người nó là khí hô hấp, ở trời là khí nóng lạnh. Có thể thay đổi khí của bốn mùa, đó là Mậu kỷ. Xuân ở cung tốn sinh ra vạn vật, hạ ở cung khô nuôi lớn vạn vật, thu ở cung càn làm vạn vật trưởng thành chín chắn, đông ở cung cấn hàm dưỡng vạn vật.” Nên người học cần thu lấy chính khí của bốn mùa, nạp vào trong thai, đây là chân chủng.
Tích lũy lâu ngày tự nhiên thành tựu, tâm định, tức định, thần định. Rồng thân thiết,
hổ kề cận, kết thành thai thánh, gọi là thai tức của chân nhân.
Chu thiên là một thuật ngữ của Đạo gia. Chu thiên thường nói đến là thông hai mạch Nhâm, Đốc với nhau, được gọi là tiểu chu thiên, chỉ giúp trừ bệnh tật và giúp cơ thể khỏe mạnh. Có một lọai chu thiên khác không gọi là tiểu chu thiên hay đại chu thiên, là hình thức chu thiên được tu luyện trong thiền định, từ Nê hòan đưa một vòng xuống dưới, đến Đan điền chuyển một vòng lên, tuần hòan bên trong thân. Sau khi hòan thành vòng chu thiên này sẽ hình thành một dòng năng lượng rất mạnh, một mạch khơi dậy trăm mạch, làm cho các mạch trong cơ thể đều chịu tác động. Còn đại chu thiên là thuật luyện công, là sự chuyển vận của vài mạch, từ tam âm tam dương ở tay xuống đến chân, rồi từ hai gót chân thẳng đến đầu, vận hành một vòng tòan thân. Luyện đến đại chu thiên là đã đạt mức luyện công thật sự cao cấp.

Trở lại Mục Lục

Thư Viện 1      4   5