Nội Luyện Kim Đan Tâm Pháp (11) Chương IX: Thai tức luận – Bàn về thai tức
Xung Hư tử nói: “Xưa “Thai tức kinh” viết: “Thai được kết trong sự phục khí, chưa từng có tức trong thai.” Đây là nói về yếu pháp trước nay và sau này thỉnh cầu nơi phật, thần tiên, thiên tiên.” Trong thân nam tử vốn không có thai, nhưng muốn kết thai, vậy ất phải có nguyên nhân. Đó là nhờ phục khí trong khí huyệt nơi Đan điền mà kết thành thai, nên thai là từ trong phục khí mà kết được. Nguyên khí tĩnh rồi tất động, muốn nguyên khí không động cần tàng phục nó, nhờ có thai nên có nơi để tàng phục. Do đó, thở mà khí không động, khí này thở từ trong thai. Thai nhờ tàng phục khí nên càng lớn, khí nhờ thai cfng lớn nên càng tàng phục, thai và khí cùng được tu luyện như vậy sẽ thành một thai thần viên mãn. Đây là yếu pháp để thành thần tiên, thiên tiên, không có yếu pháp này sao có thể thành tựu? Nhưng thai tức và phục khí vốn là một việc, sao phải chia ra hai để bàn luận? Chỉ vì để hòan thai tất dùng thai tức, rồi sau thành thai thì thần trụ ở thai. Người xưa đều dùng thai tức nói về điều đó, nay cũng nói rõ đó là lúc luyện khí hóa thần. Phục khí thì khiến tinh hóa lại thành khí, luyện dược thì có được đại dược. Ngừoi xưa chỉ nói về phục khí, nay cũng theo đó nới về phục khí, tuy nói về nó theo hai lối mà làm sáng lý lẽ lẫn nhau, giúp người học hiểu được chỗ diệu của hai lối này mà không sai lầm hòai nghi, cho nó là hai.
Tôi xin giảng lại rõ ràng và luận bàn trực tiếp về nó. Phàm, thân người, lúc ban đầu chỉ là nhị khí hợp nhất thành nhất khí trong hư không. Không có thai cũng không có tức. Nhờ hô hấp của người mẹ mà lớn lên thành thai. Nhờ thai mà lớn lên thành thai tức. Đến khi thai hòan chỉnh, điều kỳ diệu nằm ở chỗ thai biết hô hấp theo hô hấp của mẹ nên suốt ngày hô hấp mà không chút khó chịu. Ở đây nói hô hấp của thai không qua mũi miệng, chỉ qua nhao thai nối liền với cơ thể người mẹ, nên có thể giống như không hít thở khí. Đây chính là hình ảnh về thai tức. Người xưa nó nội khí không ra, ngọai khí không vào, mà không phải là bế tức (nín thở), chính là nói sự hô hấp qua rốn, nếu không còn trong thai thì hơi thở này sẽ bị cắt đứt, không có sự nối liền giữa mẹ và con qua nhao thai thì không thể không hô hấp theo mũi miệng nơi thân mình, tức cũng giống với hô hấp trong thai nhưng khác là phải thông qua các lỗ. nghịc tu để phản hòan sao có thể nằm ngòai việc đưa hơi thở qua hô hấp của ta ngày nay trở về hơi thở trong thai? Và khi đưa hô hấp trở về như vậy, sẽ lấy khí hô hấp ở mũi miệng đưa về nơi của thai tức. Bão Phác Tử nói: “Có được thai tức có thể không dùng mũi miệng hô hấp, mà thở như trong bào thai, như vậy là đã thành đạo.” (Giữa rốn nguyên khí kết thành đan). Tưởng như đang lúc còn thai tức, dần dần luyện cho thành thai tức, cũng chính là đến được chân vô.
Chân vô có nghĩa là diệt tức tĩnh định, bảo rằng tức trong thai cũng chínhlà chân vô, đây chính là thuyết vạn pháp quy nhất, nhất quay về vô của thiền gia.
Đang lúc chưa sinh mà trở về cảnh giới khi chưa có tức, chưa có thai, không rời vào con đường sinh tử. Sở dĩ được như vậy cũng không phải bỗng nhiên không có nơi nương tựa, phối hợp mà đem hô hấp quay về trong để thành thai tức.
Khí hô hấp rất khó chế phục, cần có nguyên khí để cùng nương tựa mới cùng định được mà thành thai tức. Nhưng làm sao biết thai tức đã thành. Đưa hô hấp vê trạng thái thai tức thì mũi miệng không còn hô hấp nên thành thai tức, điều này đã thật sự hòan thành thì cuối cùng không còn nhờ mũi miệng để hô hấp, sự việc định chân thần cũng giống như vậy.
Còn như những kẻ phàm phu ngọai đạo, không hiểu vê nguyên khí là gì mà vọng động nói về nhập định tâm tức. Tức của họ không thẻ ở lâu nơi thai, tuy nén khí mà khí lại không có chỗ dung chưa, như vậy khí lập tức bức phá người,
cuối cùng không thể cố nén được, khí ở mũi miệng liền hô hấp liên hồi.
Đó đều do họ xem thường điều Thế tôn gọi là vô sinh pháp nhẫn.
Những kẻ tu đạo, thiền giả dối trên đời đều như vậy,
đó cũng là chỗ những ngườihọc sau cần phân biệt rõ mà tự đề phòng nguy hiểm.
Đây cũng là một trong những điều gọi là cô âm bất thành.
Khí hô hấp là vật âm hữu hình hậu thiên, nên được gọi như vậy.
Cần đợi lúc khí cơ tiên thiên phát động,
lại thêm nguyên linh độc giác và hô hấp tương y, ba bảo bối này hội tụ,
trước tiên luyện thành đại dược, lúc này chuyển về nơi kết thai ở hòang đình.
“Lúc này” là lúc đang kết thai, muốn nói trước là hóa khí, đến đây bắt đầu nói đến kết thai.
Ở đây muốn nói rõ sự tất yếu phải luyện tinh hó khí, dùng khí trợ cho thần,
dùng thần làm chr thai để hô hấp kết thai mới có thành thai tức sự sự.
Và sau đó dùng thai tức dưỡng thành thai thần,
làm cho thần khí nương theo khí ở thai tức, đi vào nhất định bên trong.
Thần khí và thai tức cùng nương lẫn nhau mới là công phu tu luyện thai tức thực sự, có phối hợp. Cho nên có thể thành chân thai, đạt tới chân định. Nếu không có khí này thì không thành thân kim cương bất họai, cuộc sống chỉ tòan mê muội và chìm đắm, sao có thể trưởng giác, trưởng minh mà biết khiển khí, nhập đại đinh để thành thai? (Có gián đọan là không có thai tức).
Khí nhập vào đại định là lúc ban đầu của sự kết thai,
đúng như “Nhập dược kính” viết: “Ban đầu kết thai, nhìn thấy bản mệnh.”
Bản mệnh là nhị khí. Nguyên khí là gốc sinh thân. Khí cụ hô hấp là công cụ sinh thân. Và lúc đầu của sự kết thai tất cần nhị khí bản mệnh này theo hiệu lệnh của thàn cùng ngưng ở trong mà thành chân thai tức.
Nêu thật lâu mà không có chút gián đọan, cứ miên man liên tục, không quan tâm đến giờ, khắc, và không nghĩ rằng đang ở nơi thai. Cảnh giới vô tức chính là dương thần đại định, tuyệt đối không có động tĩnh sinh diệt, tức thai đã viên mãn, liền tiến vào lúc thai mẫu bắt đầu kết nhất khí, chưa thành ra ta và chưa có sự phân tách ra tinh, khí và thần. Đúng như “Nhập dược kính” viết: “Cuối cùng thóat thai, nhìn vào tứ chính” mà thành đạo.
“Nhìn vào tứ chính” là nghiệm thấy sự hữu vô của công phu tứ chính.
Hữu là thai còn chưa viên mãn, dùng hữu làm công phu dưỡng thai.
Vô là “diệt tận định”, dương thần đã thành.
Thai tức đã quay về thành thần nên nói là chấm dứt. Sự chấm dứt này là việc trong mười tháng ở bậc trung quan, chứng được thành thần tiên. Sau đó còn có công phu hướng đến Thượng đan điền luyện thần hòan hư, chứng thành thiên tiên. Lúc này, điều tất yếu phải biết là đưa thần lên đến Đan điền và xuất ra Thiên môn, để sự hiển lộ của dương thần thóat xuất thóat nhập. Vì sao? Trong mười thsng trước, nếu có xuất thì đó là cái xuất không nên xuất, do lục căn là ma quỷ lôi kéo nên vọng tưởng mà xuất.
Ma quỷ, tức âm ma, là âm khí chưa hết.
Vọng tưởng xuất ra nên thần chạy đi, bám vào ma cảnh, tức cũng chạy đến mũi miệng. Như vậy, cần lập tức nhập vào để dựa vào tức mà quay về thai.
Đọan này, một lần nữa chỉ cho mọi người thấy sự cần thiết đề phòng nguy hiểm trong mười tháng.
Xuất ra vào lúc này là cái xuất nên xuất.
Xưa Lam Dưỡng Tố, thai thành nên xuất mà không biết xuất,
vì vậy Lưu Hải Thiềm gửi thư cho ông ta, chỉ bí quyết của việc xuất thần.
Do đó khởi lên một niệm xuất thì xuất dương thần ở Thiên môn. Thiên môn, chính là Đỉnh môn trong “Truyền đạo tập”. (Người xưa bình tán về nó rằng: “Ngòai thân có thân” là đây.)
Nếu xuất ra lâu, e thần mê lầm mà sai niệm.
Xưa nói: “Mười bước, trăm bước đều phải chiếu cố đến” là vậy.
Như vậy, nhập vào Thượng điền, dựa vào chỗ định trong hư vô để xuất khỏi thai, ví như con người khi còn nhỏ cần có ba năm bú mớm. Bú mớm chính là định. Còn nói, chín năm, ba năm nhất định, tức khi bắt đầu xuất định thì nhập định để hoan thành thiên tiên trở về hư vô. Chứng đến chỗ cực hư cực vô, tức chứng được thiên tiên. Lúc này thời gian nhập định nhiều, xuất định ít, lại nên xuất thì cần mẫn, nhập thì nhanh chóng. Nên tôi nói: “Lúc đầu của xuất định là khởi điểm của nhập định, tuy đã chứng đến bậc thiên tiên cũng không được có lúc bất định. Đây giống như phía trên tiên phật còn có diệu cảnh không tiên không phật, là chỗ tối cao của thiên tiên và phật.
Thánh chân đời sau, nên cùng biết và cùng chứng đến điều này vậy.
Sách này sọan xong vào năm nhâm tuất, niên hiệu Thiên Khải, thực ra muốn giữ kín cho môn hạ học, bản thân không cho là mình có tâm phổ độ chúng sinh, nên không dám gánh vác trách nhiệm với tất cả mọi người, cũng không mong làm cho giống ý người. Sách chú này có truyền cho đời sau, cũng chỉ mong giúp những người biết nghĩ đến tính mệnh,
dốc lòng với đạo đức, có duyên gặp thầy được truyền khẩu quyết.
Được sách ấn chứng, đi vào giác ngộ, như mây tan trưng sáng, bụi lắng gương trong,
xóa bỏ cái ảo quay về cảnh chân, cuối cùng vạn pháp quy nhất.
Tam nguyên tuần hòan bên trong, thần tự hướng về nguyên. Theo đó mà tu luyện,
nỗ lực không chay lười, cưỡi mây trắng về lại cố hương, đầu mối bắt đầu từ đây vậy.
(Hết