Nội Luyện Kim Đan Tâm Pháp (10) Chương VIII: Phục khí luận
Xung Hư tử nói: “Chỗ mấu chốt về sinh tử của con người chỉ là khí, sự phân biệt thánh phàm chỉ nằm ở chỗ phục khí. Tàng phục là tàng ẩn sâu kín, đưa trở lại gốc nguyên khí. Hàng phục là nắm giữ nghiêm mật không cho chạy ra ngòai. Hai điều này cũng có nghĩa phòng nguy chống hiểm.
Chỉ cần có thể phục khí thì tinh có thể trở lại mà thành khí tiên thiên, thần có thể ngưng mà thành thần tiên thiên. Sở dĩ luyện tinh là muốn điều hòa khí này để phục lấy.
Luyện tinh ở bậc tiểu chi thiên, điều hòa hơi thở mà phục khí, vì không thể phục lấy tức thời nên dùng cách từ từ điều hòa mà phục. Sở dĩ luyện thần là nhằm ngưng khí này mà phục lấy.
Luyện thần ở bậc đại chu thiên là làm thai tức ngưng mà phục được khí,
vì nó không thể lập tức ngưng nơi vô nên cũng phải dùng csch từ từ’ thai tức là h ơi thở
như có như không, đã chí vô lại còn vô vô, nên phải phục lấy trong sư tịch tĩnh.
Công phu hướng thượng từ đầu đến cuối, chỉ là phục lấy một hơi khí này mà thôi. Bởi vì tất phải phục lấy nên trước sau đều phải phục. Đó là vì sao? Vì khi thân này chưa sinh, nhị khí bước đầu kết thành nền, nền này ẩn nơi Đan điền, tàng phục thành khí căn. Tàng phục lâu trong tĩnh tắc có lúc động và sinh ra hô hấp. Điều này cho thấy tàng phục trong tĩnh rồi sau sinh ra khí trong hô hấp nên thành đạo người, gọi là thuận sinh. Nếu tu luyện ngược lại thì thành tiên. Việc tu thành tiên tất phải từ khí hô hấp mà đi ngược trở lại tĩnh. Đây là nguyên lý thuận nghịch về khí phục và phục khí. Và hô hấp đi ra qua mũi miệng và trở thành dụng của mũi miệng. Hô hấp đi ra qua mũi miệng, đó là con đường sinh tử. Không còn phụ thuộc vào mũi miệng thì rời khỏi con đường sinh tử.
Chân khí phát tán ra bên ngòai sẽ gây ứ trệ tổn hai khí này, tạo thành bệnh tật làm hao tổn khí, dẫn đến cái chết. Đó là do không biết “phục lấy” là lý do của sự hồi phục.
Phục lấy là muốn đưa hô hấp trở về khí huyệt, và sau đó nguyên khí quay về,
nguyên thần ngưng tụ. Ba thứ này đều có thể tàng phục nơi khí huyệt.
Và cũng không biết làm thế nào để phục.
Làm thế nào để phục, là nói đến thiên cơ vô cùng vi diệu và vô cùng bí mật. Hô hấp hợp với thiên nhiên là chân. Nguyên khí hợp với lúc sinh lúc hái là chân, nguyên thần hợp với hư vô cực tĩnh là chân. Ba điều này đều là chân, rồi sau mới có cái lý về phục, thực hiện nó tất thành đạo, không như vậy là ngọai đạo, sao có thể bảo đảm trường sinh vượt khỏi sinh tử, nằm ngòai kiếp vận? Có những hạng người nói vẩn vơ về phục khí mà không biết chân cơ của phục khí. Suốt ngày điều hòa hơi thở, nên hô hấp qua mũi miệng càng tăng,
ngu dốt bám vào hơi thở mà trong bụng bế tắc khó dung.
Ôi thôi! Hạng người cuồng vọng này sao có thể biết được việc phục khí mà tĩnh định?
Khâu chân nhân nói: “Tức hơi có chút bất định,mệnh không là thứ của ta.”
Tức có thể dứt khỏi hô hấp thì con đường sinh tử chấm dứt,
tức còn theo hô hấp thì bất định nên không tránh khỏi sinh tử.
Người xưa đưa ra tên gọi điều tức, nhưng hơi thở của người đời một thở ra một hít vào đã cân bằng, không cần điều hòa. Tiên gia đưa ra tên gọi là điều tức, không phải để dùng hơi thế pháp mà chỉ việc điều hòa nguyên khí nên rất hữu vi. Họ dùng thần thu lấy khí, hành (đi, họat động) tất có trụ (dừng, nghỉ), trụ tất có hành. Trong khỏang dừng nghỉ thì điều hòa. Theo nguyên lý có đến có đi mà không chấp vào hỉnh ảnh đến đi để hợp với sự hô hấp mà tựa không hô hấp. Giống như thuyết tâm tức tương y.
Người xưa đưa ra tên gọi “bế tức”, là để bên trong trống không (không không), như thái hư ứng được vật, để hợp với sự tăng phục tĩnh lặng trong vô cực. Yếu chỉ của sự phục khí này chính là công phu mà người luyện sử dụng để chứng đạo. Nhưng thiên cơ này vi diệu tuyệt mật, không dễ biết được.
Vô cực, vô là nguyên thủy của nhất khí, một khi chia tách liền thành ra trời đất. Nay nói vô cực là nói trước khi trời đất và nhất khí ra đời, tức giống như trước khi cha mẹ sih ra, chính là nói cảnh tượng cực hư cực tĩnh. Lúc này, sự giác ngộ vi diệu ất sẽ đến, đây chính là tàng phục tĩnh lặng chân chính.
Tóm lại, trên đây là cơ chế bí mật về hóa khí, hóa thần, người xưa nói: “Để trường sinh cần phục khí.” Các vấn đề từ chu thiên đến giờ, ngày, năm, kiếp đều chỉ nhằm phục lấy khí này.
Nói có phục ở một tiểu chu thiên, có phục ở một đại chu thiên, phục một ngày, phục một năm, một kiếp. Hoặc tạm thời, hoặc lâu dài mà có thể hòan thành nhất phục thì thật sự là kẻ sĩ đắc đạo.
Khí này đã đại định sẽ không nhận ra nó từ đâubắt đầu tàng phục, và kết thúc sự tàng phục ở đâu. Vô thủy vô chung, suốt vạn năm mà không có một hơi thở, cùng thần đều thành hư không và tĩnh lặng. Đây gọi là cảnh giới hình thần đều vi diệu. Duy có nghe theo chính đạo thiên tiên mới biết được lý này.
Duy có tam bảo đều tòan vẹn mới đốn ngộ được công phu này.
Tam bảo là nguyên thần, nguyên khí, nguyên tinh, nếu có một thứ không thuộc về nguyên thì không còn là quý giá nữa, mà thuộc vào hậu thiên, trở nên vô dụng và cũng không thể hòan thành công phu. Công phu này là, bên trong như thái hư, chứng nhập vào vô cực tĩnh định. Nếu tam bảo hội tụ, luyện tinh hóa khí, rồi sau có thể tiến hành công phu thường định, nhập định. Nếu còn chưa hóa khí thì công phu tập luyện chỉ vô ích.
Đây là lời dành bậc thánh chân có chí lớn đời sau, xin nghiên cứu và chứng ngộ nó.