Nội Luyện Kim Đan Tâm Pháp (I) Sinh tử thuyết – Bàn về sự sống chết
Sinh tử là chuyện lớn, vốn là có sinh ất có tử, mà cũng có điền cần ngẫm về chúng. Như ba vị thánh nhân (Khổng tử, Đức Phật và Lão tử) thực sự là những người mãi trường tồn cùng trời đất, điều này không có gì phải ban luận nữa. Đôi lúc cũng có người lớn tiếng cho rằng sinh là lẽ thường của tử, tử là lẽ thường của sinh, sao phải nhọc lòng tìm hiểu về chúng? Và nếu chưa biết cái lẽ thường của sinh tử thì giống như chưa từng sinh ra, chưa từng nhìn thấy cái chết. Vì sao vậy? “Khí tụ lại thì sinh, khí tan ra thì chết”, đó là nhận định của nhà Nho. Người ta do khí tụ mà sinh, đến mười lăm tuổi ngày càng bị hao tổn cho tới khi chết. Đó là do ta làm khí tan đi chứ khí không tự tan biến. Do vậy, người đời không ai không chết,
mà không ai biết cách chết, tức không ai biết cách sống.
Ôi! Trời sinh ra người như thế nào mà người tự mình không biết cách sống, không biết cách chết, không biết làm người, không biết làm người thì giống như cỏ cây, cầm thú. Cỏ cây cầm thú ngờ nghệch hơn người nhiều. Cầm thú chết đi, bên ngoài còn lại bộ lông, bên trong tiêu biến cả, mà nương theo khí. Cây cỏ chết, khô héo rồi lại tươi tốt, tươi tốt rồi khô héo, lúc nảy nở (tạo), lúc tiêu biến (hóa), nhờ biết chiếm lấy khí. Con người là giống ưu tú trong trời đất nên linh hơn cả muôn vật, nhưng khí tụ lại thì chúng ta tự làm nó tan đi. Và không thể thừa theo cái hữu của khí mà nhập vào vô, cũng không thể chiếm lấy cái vô của khí mà nhập vào hữu, há không bằng lòai cầm thú, cỏ cây ư?
Ba vị thánh nhân không tham sống, không né tránh cái chết, đang lúc sống thì sống, đến lúc chết thì chết. Bởi vậy nói họ vẫn còn thì ta không thể, mà bảo họ đã mất ta lại không dám. Cái gọi là còn còn mất mất của họ sao có thể bỏ qua không bàn tới?
Khổng tử đề xướng nghiệp tố vương , thực hiện đường lối nhập thế. Người bàn về tính, mệnh, lời lẽ vi diệu khó biết. Đức Phật được gọi là Phạn vương, chỉ bàn về tính không bàn về mệnh, lời lẽ kín đáo. Ngũ kinh ngày nay là đại tạng của Khổng tử, đại tạng ngày nay là ngũ kinh của đức Phật. Đứng đầu trong ngũ kinh là “Kinh dịch”, mà “Kinh dịch” có viết: “Hiểu hết mọi lý, thấu rõ mọi tính, thì đạt đến sự hiểu biết tối cao về mệnh.” Còn như các vấn đề: đại nhân hợp đức cùng trời đất, mặt trăng mặt trời lần lượt chiếu sáng, bốn mùa hợp với trật tự, quỷ thần hợp với sự lành dữ, đó chính là những mấu chốt về tính mệnh. Đương thời, các đệ tử của Khổng tử từ Nhan Uyên trở xuống không ai có thể nhìn ra hàm ý uyên áo ấy của thầy, khi truyền đến cháu của ông là Tử Tư, Tử Tư mới bắt đầu vạch ra “thiên mệnh chi vị tính (mệnh trời gọi là
Nghiệp tố vương là sự nghiệp lớn không cần có có chức tước mà vẫn có thế lực như vua.
tính)”. Chương đầu của Trung dung còn ca tụng rằng: “Trên tuân theo thiên thời, dưới dựa vào thủy thổ, ví như bốn mùa tuần hòan qua lại, như mặt trời mặt trăng thay nhau tỏa sáng.” Và đạo tàng ẩn của họ Khổng đã được tiết lộ trong câu này. Nhưng các môn đồ của Khổng tử luôn cho rằng ông ít nói về mệnh, còn tính và thiên đạo là những điều không được nghe đến. Nhưng nếu sinh thời nếu ông không có những ẩn ý vi diệu này thì sao đời sau con cháu ông lại dám lên tiếng luận bàn như vậy. Đại tạng có 5.048 quyển, và không quyển nào không chủ yếu nói về tính.
Về tính, Khổng tử ít nói, đức Phật thì nói hết sức kín đáo. Và trong sự kín đáo đó còn có sự sâu kín, chỉ trong những lời niệm chú mới truyền tải chúng. Người niệm chú là Phật, ý nghĩa của lời tụng chú cũng chỉ Phật biết. Từ hàng bồ tát trở xuống không ai có thể hiểu được. Cho nên, phàm người tụng chú đều nói: “Tôi noi theo mật giáo” và chắc chắn họ không hiểu được ý nghĩa trong câu chú.
Kín đáo (mật) là lối truyền cho câu chú, không phải điều nó nói đến. Theo lối truyền cho này mà tìm được ý nghĩa muốn truyền dạy, ý nghĩa đó là mệnh trong tính chăng? Nếu không phải đức Thế tôn, ai bàn được chân ngôn của thầy? Do đó, môn đồ Phật giáo đều chỉ nói “kiến tính thành Phật” và cái học về mệnh bị thất truyền mãi mãi.
Sự dạy bảo của Lão tử lại khác. Từ “Âm phù”, “Đạo đức” các sách đều liên tục nói về mệnh, nói về tính và liên tục nói về mệnh ất có nói đến tính, nói đến tính ất có nói đến mệnh.
Tôi thường cho rằng: Khổng tử nói về tính mệnh chỉ nói về bóng mà không nói hình. Đức Phật nói về tính mệnh, lấy tính làm hình, lấy mệnh làm bóng. Lão tử nói về tính mệnh, nói cả về bóng lẫn hình của chúng.
Sau Lão tử, Đạo giáo phân ra nhiều nhánh. Tôi không dám theo đòi nhiều nhánh mà đi ngược thẳng về nguồn và tự hài lòng về điều đó. Ngày rỗi, mang đan thư ra đọc, thấy nói việc chủ yếu là chiếm được nhất. Nhất tức là đan, đan chính là càn kim tiên thiên. Mà càn kim tàng ẩn trong khảm thủy hậu thiên, lầy hào nhất của khảm bổ cho hào hai ở ly, đây gọi là tu tính tu mệnh, là song tu điều hòa tính mệnh. Nhưng còn lo người không biết tu gồm có: lập
nền, luyện kỷ, rút diên thêm hống, dời lò, đổi vạc, tóm lại là những việc dùng thần điều khiển khí, luyện tinh hợp với khí, luyện thần hợp với hư. Và tu luyện để đạt đến hư vô là điều đáng tu, để trở về cái chân thật của sự sinh sinh tử tử, mà không sai lệch với chính đạo. Cái học về hư vô, là hư hóa thành thần, thần hóa thành khí, khí hóa thành tinh, hiểu một mà thông được cả vạn, biết đến vậy thì việc gì còn phải tu? Những công cụ tu luyện sắc bén trên, đời khó gặp. Phải lấy tinh lưu giữ khí, dùng khí lưu giữ thần. Thần còn thì sống không còn thì chết. Còn không còn do ở ta, không do trời. Nhưng sống và chết lại do trời mà không do người. Người người đều vậy, người người đều có thể tu luyện. Thần tiên nói rõ cả không phải như Khổng tử và đức Phật có điều nói ra, có điều không nói ra. Tôi đọc “Sám ký” của Tinh Dương nên biết thời gian tám trăm ngày. Tám trăm ngày bản thân tự cho chủ, xóa bỏ sự mông muội u mê, ất phải bắt đầu từ lời của thánh hiền. Nhưng lời của họ miên man khó đọc, nên ta đọc hết kinh sách các nhà mà không hiểu lắm. Lại đọc các lọai sách chú giải, thấy có sự khác nhau, không thống nhất. Lại thấy các lọai sách chú đều chấp vào hình thức văn vẻ che đậy sự thô lậu của mình. Nên ý của thánh hiền lại mờ đi mà không được làm sáng tỏ. Sao biết được tám trăm ngày không thóat ra khỏi nỗi khổ của ta chính là khổ? Và tôi biết đây là việc không dễ, sao có thể dễ dàng thành công được? Muốn cưỡi hạc rong chơi tất phải có tiền giắt lưng đã. Kẻ phàm phu nghe liền cười lớn, nên bậc thượng thánh không nói. Sai một ly đi một dặm, nếu dễ dàng tiết lộ thiên cơ, tất liên lụy đến tổ tiên phải chịu tội và đạo lớn không thể truyền đi được. Muốn nói nhưng thôi, muốn phô bày mà không thể. Xin giữ sự ẩn mật nơi huyền vi, còn vì muốn trình bày về nó thì dựa theo yếu chỉ của thầy mà viết ra đan thư, làm rõ sự tinh vi của việc luyện đan, viêc điều dưỡng đan một cách tỉ mỉ. Ngộ ra cái “vô” đã nói ở trên, hòan toàn có được chính giác về chân nguyên. Động thì rong chơi, tĩnh thì nhập niết bàn, tạo ra một hình tượng không bị níu giữ,
không bị cản trở, vĩnh viễn trở về cội gốc ban đầu. Sách này trước đưa ra sự cảnh giới,
giác ngộ, sau nói về việc hòan nguyên, tập trung giảng giải trực tiếp,
xuyên suốt từ đầu đến cuối, phân biệt thật giả, giúp người đọc
hiểu tường tận. Không dám nhận là sách đã hòan tòan hay tốt, xin để người đọc tự nhận xét.
Tháng năm năm Nhâm tuất, Xung Hư tử viết