Đàn Ngọ thời, ngày 07-01 Kỷ Sửu,
nhằm ngày 01-02-2009 MINH TÂM KHAI TÁNH GIÁC VÔ VI Phò loan: Minh Văn - Minh Hồng,
Độc giả: Minh Nguyên - Minh Loan(1),
Điển ký: Minh Kiệt - Minh Cẩm.
Đ À N T Â N N I Ê N K Ỷ - S Ử U
và
KỶ NIỆM NGÀY GIÁNG SANH CỦA THẦY
THI
MINH tâm KHAI tánh GIÁC VÔ VI,
Học tập CHƠN thường tránh lỗi nghì,
NƯƠNG pháp NƯƠNG kinh nên ĐẠO ĐỨC,
KIM TIÊN đã thật vẹn tu trì.
Huynh, Minh Huấn, với Minh Khai và Vô Vi, có cả Khai Giác, đồng báo Lễ Đại Đàn Tân Niên và mừng tất cả hiền đệ muội!
Hãy khoan dâng rượu bồ đào và miễn lễ để đệ muội thử nghe huynh tỷ có vài lời vào dịp Xuân về.
Vô Vi có gợi ý gì?
Vô Vi: Tỷ nhắc hiền đệ muội về Hương Xuân:
Dụng huệ trí, vận bi hùng lực
Cho ngôn hành tránh được quấy lầm,
Là phương vẹn phận tu tâm,
Dưỡng Tâm Xuân để thân tâm lạc nhàn.
Xuân đất trời tuần hoàn luân chuyển,
Chớ lòng chơn hằng quyện hương xuân,
Hạ, thu, đông cứ ngắn dần
Để tròn năm tháng, hương xuân ngập lòng!
Khai Giác có thêm ý gì không?
Khai Giác: Bần đạo xin tặng thêm một vế:
Ngươn thần hiện từ trong thân tục
Có e gì lữa rực trưa hè,
Chẳng lo thu đến, đông về,
Màng chi gió lạnh uá hoè cỏ cây!
Chúc chư hiền sớm ngày toại nguyện!
Thôi! Cũng tạm đủ, để huynh, tỷ, đệ, muội cùng nhau kỉnh thành đón mừng Sư Phụ đến!
THI CAO ĐÀI hằng ứng hóa vô vi!
Phận trẻ khá tròn vẹn hữu vi,
Nếu hữu vẹn thì vô cũng trọn, TIÊN ÔNG điểm trẻ lực, hùng, bi!
Cao Đài Tiên Ông, Thầy các con!
Thầy mừng các con! Và Chư Tiên Phật cũng đồng mừng các con!
Thầy ban Đại Hồng ân cho các con, khá thường nhựt vui tu để rèn thân, luyện kỷ! Thầy chiếu giám
lòng thành của các con đã đảnh lễ đầu Xuân Kỷ Sửu và tưởng nhớ đến ngày Thầy đã giáng sanh.
Thầy miễn lễ, các con an toạ, nghiêm cẩn đàn và đại tịnh, nghe!
Các con! Đàn nay, Thầy sơ lược yếu lý về trừu tượng, vô hình, vô vi.
Nầy các con!
Các con đã biết:
"Ý đại định, tâm tĩnh, thân an".
Còn nếu, ý tung nhảy thì tâm động, thân dời.
Trong sự việc đó:
Thân thuộc về cụ thể, hữu hình, hữu vi,
Còn ý, tâm thuộc trừu tượng, vô hình, vô vi. Nên, nào có ai mà -mắt thấy,
-tai nghe, hay
-tay nắm được ý, tâm của ai bao giờ, mà chỉ có thể cảm hiểu ít nhiều tâm, ý của một người bằng vào tâm linh của chính mình mà thôi!
Đến đây, các con đã kịp liên nghĩ đến các nhị nguyên, như: -thể chất và tinh thần,
-khí và thần,
-hữu hình và vô hình,
-phần hữu vi và phần vô vi nơi thân tứ đại chưa?
Đó là để nhắc các con: Vật chất hằng thường tương giao mật thiết với tinh thần, nói cách khác, thể chất nào thì tinh thần đó, và ngược lại. Hãy nghe:
THI
Minh linh bậc nhứt vốn nhơn sanh,
Thân nhược, thể cường bởi khí tinh.
Tinh đủ, khí đầy, thần diệu ứng,
Thần vô, khí hữu, trẻ nên rành!
Có điều, có ai và bao kinh điển nào mà đã dễ dàng giảng giải lãnh vực vô vi cho tận tường, rành rẽ đâu! Các con! Nghe:
THI
"Không, Sắc" tương đồng tuyệt nhiệm mầu,
"Tinh Thần, Thể Chất" thật tương giao!
Nhị nguyên "Vô Hữu" linh huyền diệu,
Nhưng tận tường Vô chẳng dễ đâu!!
Cho nên, các con khá hằng lo sao cho vẹn phận sự hữu vi của mình, vì Hữu vẹn được bao nhiêu thì Vô Vi ứng hóa theo đó mà được trọn bấy nhiêu.
Ngoài ra, ở đâu, đó, Thầy đã có nhủ các con, sự ứng hoá của vô vi rất tuyệt diệu, tuyệt nhiệm mầu, mà bên trên tất cả, còn có Thầy hay Đạo hằng bố hoá nữa! Các con, với lòng dạ tỉnh thức ít nhiều hữu hạn, thì làm sao có thể hiểu vô vi cho tận tường, thấu đáo được!
Vì vậy, hãy nhiếp ý cho thường nhựt luôn luôn bền chí, trì tâm lo cho Pháp được lãu thông, cho Kinh được nhuần nhuyễn là được. Vì bao nhiêu hữu hình đó cũng đã đủ hay ít nhiều quá sức bình sanh của các con rồi.
Lại nữa, khá hằng càng kiện đức tin, tin rằng bên trên việc gì hay chi chi đó, luôn luôn có Thầy hằng tuỳ căn cơ, huệ mẫn, duyên phận của các con mà hộ độ từng con trên bước đường tu
học. Chớ còn, nếu các con cứ lơi kềm ý để luôn vọng tưởng, mong tìm hiểu và đạt cho được gì đó trong lãnh vực vô vi, thì chỉnh e, cuối cùng, hồng trần sẽ lấp vùi Linh căn, Tịnh tánh của các con đó!
Khá nghiệm suy và y hành! Thôi! Các con hãy đọc Chốn Bồng lai để cung tiển Chư Tiên Phật.
( Đọc đến câu: Tối vào kiển Thánh, sớm ra non Thần). Các con đồng nghe giảng rộng hơn:
BÀI
Thế thường nói, thể thân khoẻ mạnh
Thì tinh thần lành mạnh thanh cao.
Đó là "Vô Hữu" tương giao,
"Tinh thần Thể chất" lược thao tương đồng.
Luận tinh thần, tay không thể nắm,
Dùng mắt mà nhìn ngắm được đâu,
Lóng tai nghe ngóng được nào,
Vô vi chỉ cảm bằng vào tâm linh!
Bàn thể chất vốn hình sắc tướng,
Bao vật linh sanh trưởng giữa trần,
Rõ ràng nhứt ở thế nhân,
Thân và Thần vốn hai phần Hữu, Vô.
Thể thân sanh là do Phụ Mẫu,
Trưởng thành nhờ tinh bảo, khí tồn.
Khí tinh dứt, thân nào còn?
Khí tinh đầy đủ, Thân tròn Thần linh!
THẦN vô hương, vô thinh, vô sắc,
Bao điển kinh vẫn thật chưa rành,
Toàn thanh, diệu ứng, minh linh,
Là Phần tinh tuý, nhất tinh nơi người.
Dễ hiểu đạt cho ai tu học,
Là chuyên cần sửa vóc thân phàm,
Ý suy, khẩu nói, thân làm
Mà đồng nhất quán, thì Phàm hoá Tiên.
Gọi Thánh, Thần, Phật, Tiên đắc quả,
Là tượng hình ứng hoá vô vi,
Ứng nơi con trẻ vẹn nghì
Hằng lo trọn phận hữu vi của mình!
Hữu vi là chiếu minh tâm nội,
Hữu hình là dẫm mỗi dấu mòn.
Nhứt tâm, nhứt đức, sắt son
Thệ hành, nguyện tập vẹn tròn Pháp Kinh.
Ngoài hữu hình, ức tình, chế ngã,
Trong vô vi, vô ngã, tịnh thanh,
Lòng tỉnh thức, dạ huệ minh,
Đèn lòng ngời sáng, lung linh soi đòi!
Xuân Kỷ Sửu, ban lời kim thạch
Để con thơ vi bạch phản hồng.
Kìa rượu đào với ân hồng,
Thưởng cho con trẻ vẹn lòng gìn tâm!
THĂNG.
Đàn Ngọ thời, ngày 13-03 Kỷ Sửu,
nhằm ngày 07-04-2009 Phò loan: Minh Văn - Minh Hồng,
Độc giả: Minh Nguyên - Minh Loan(1),
Điển ký: Minh Kiệt - Minh Cẩm.
THI
MINH dạ, KHAI lòng học đạo tâm,
GIÁC CHƠN, MINH định được sai lầm.
KIM TIÊN, Thánh, Phật đồng phương hướng,
Hướng thượng thanh cao, lánh trược trầm!
Huynh, Giác Minh cùng với Minh Khai và Khai Giác, hôm nay, đồng viếng Lễ Đại Đàn kỷ niệm ngày Thầy đã qui liễu và chúng huynh đồng mừng tất cả hiền đệ muội!
Khoan dâng rượu đào để thử nghe vài nhắc nhở.
Minh Khai gợi ý!
THI
Đạo tại trong thân, Đạo chẳng xa,
Thân nào cũng có Ý, Tâm mà!
Khai Giác thêm chi?
Ý nào cũng giữa Thân, Tâm cả!
Tánh phục, khi Tâm, Ý một nhà.
Thôi! Huynh, đệ, muội cùng nhau thành kỉnh đón mừng Sư Phụ đến!
THI CAO quí là tường tận Ý, Tâm! ĐÀI kềm ý để luyện thanh tâm. TIÊNÔNG gọi ý, tâm âm đó,
Gốc tứ đại mà diệu giống tâm!
Cao Đài Tiên Ông, Ngô Tiên Ông, Thầy các con!
Thầy mừng các con và Chư Tiên Phật cũng đồng mừng các con!
Thầy ban Đại Hồng ân cho các con và miễn lễ!
Các con khá an toạ, nghiêm cẩn đàn và đại tịnh nghe.
Nầy các con! Ở đâu đó, Thầy có dạy:
" Ta bà khắp chỗ đâu rằng Đạo,
Đạo tại trong thân... "
vì thân là nơi hằng xảy ra sự trì kéo giữa Lục thất và Tâm hay Lương tâm hay Chủ nhơn ông của các con.
Mặt khác, nơi nhơn sanh, nếu thân đội trời đạp đất, thì trong chiếc thân cũng vậy, Ý là trung gian giữa Thân và Tâm. Vì vậy, ý linh động cho mấy vẫn luôn luôn theo hai khuynh hướng, hướng thanh cao về nẻo chơn hay hướng trược trầm về nẻo vọng.
Nói cách khác, ý là một Gạch nối liền phần tứ đại vật chất hay thân và phần tinh thần hay tâm. Cho nên, phận tu tâm chính là huân tập cho được ý vọng quay về nẻo ý chơn, thanh cao, hướng thượng, cho đến điểm trung, tức là nơi, lúc niệm chưa dấy!
Các con khá hiểu!
YÊN! Keo được
YÊN! Hãy nghe!
THI
Chứng chiếu YÊN con đoạt tuyến đầu,
Vững lòng cất bước hướng Đài Cao.
Tâm kinh tý ngọ tua nhuần nhuyễn,
Tiên tửu trợ con vẹn pháp mầu.
NHƠN! Keo được.
NHƠN! Nghe!
NHƠN con nay đạt duyên lành,
Nhiếp tâm gìn ý để thanh tịnh lòng.
Tứ thời khá gắng gia công,
Rập in Kinh cảm thân không quấy lầm.
Tâm kinh hai lượt chuyên cần,
Còn tiên tửu trợ con nhuần khuôn linh.
LOAN(2) khá nhớ! Nhặt thưa kinh pháp
Thì dễ quên nẻo tắt quay về.
Ấm no nào phải bộn bề
Thoáng quên chữ đủ, ủ ê tháng ngày.
Nhìn phật tử, học bài tâm tức,
Chậm, đều, sâu, nhẹ thật khoan thai,
Tâm yên, ý lặng thảnh thơi
Là phương xuất thế, ly khai thói đời. LOAN(2)! Nhớ chớ đơn sai, bê trể
Vì vô thường có nể ai đâu!
Thôi! Các con đọc Chốn Bồng lai để cung tiển Chư Tiên Phật! ( Đọc đến câu: Gió hoà trăng rạng... )
Các con đồng nghe:
BÀI
Nhơn sanh giữa càn khôn vũ trụ,
Thân hỗn hào những tứ đại thôi,
Đất kia xoay chuyển lưng trời,
Còn thân tợ cánh bèo trôi giòng đời.
Trời khinh thanh, đất thời trọng trược,
Đất vị khôn, trời được ngôi càn.
Nơi người, tâm ứng với thân,
Hữu hình, trừu tượng muôn phần hỗ tương.
Trời và đất, âm dương thăng giáng,
Từ hỗn hào, trược lắng, thanh phù,
Tâm thanh rạng ánh trăng thu,
Còn thân quả dục thiểu tư nhã nhàn.
Rất đặc biệt, giữa thân tâm đó,
Tứ đại còn não bộ tinh anh,
Là nơi căn ý trưởng thành,
Phát sanh ra Ý diệu linh ở người!
Sanh ra đứng giữa trời và đất,
Người thông minh bậc nhất vạn linh,
Là nhờ có ý minh linh
Vận hành hai hướng cao thanh, trược trầm.
Hướng thanh cao vì ngàm chặt ý
Để tiết dục, khắc kỷ, phục thân,
Ý nào giảm được duyên trần
Thì thân khẩu đó thanh nhàn tịnh yên.
Hướng trược trầm chẳng niền cái ý,
Ý nhảy tung như khỉ sổng chuồng,
Dục danh, cầu lợi, bày tuồng,
Khổ tân, tục luỵ nhiễu nhương đáy lòng.
Phận tu tâm khá thông hiểu ý,
Ý làm gì trong " ý thân tâm " ?
Ý là gạch nối thân tâm,
Nối thân vật chất vào phần tâm linh.
Ý định, thì tâm linh nhàn hạ,
Ý buông lung, rộn rã não phiền.
Tiên, Phàm chỉ khác một duyên,
Duyên là trẻ có dám xiềng khỉ không?
Ban các trẻ men nồng, ngon, ngọt
Cho trẻ vui giũa, gọt ý phàm,
Thường hằng hoá giải tâm âm
Mới hòng nên Đạo, thanh tâm giữa đời!
THĂNG.
Đàn Ngọ thời, ngày 01-05 Kỷ Sửu,
nhằm ngày 24-05-2009 Phò loan: Minh Văn - Minh Hồng,
Độc giả: Minh Nguyên - Minh Loan(1),
Điển ký: Minh Kiệt - Minh Cẩm.
MINH DUNG dâng lễ 9 năm. năm.
Đ À N L Ễ K Ỷ N I Ệ M
M I N H SỬ Q U I L I Ễ U
THI CAO ĐÀI huấn dụ TỈNH thanh tâm.
Nhuần nhuyễn Cảm kinh khỏi muội lầm,
Giữ ý CHÁNHCHƠN trong cuộc sống,
Nên TIÊNÔNG đã đạt thanh tâm.
Cao Đài Tiên Ông, Thầy các con! Thầy mừng các con và Tỉnh Chánh cũng mừng các con!
Thầy ban Hồng ân cho các con. Khá nhiếp tâm gìn giữ cái ý cho lắm trong cuộc sống.
Thầy miễn lễ, các con khá an toạ, nghiêm đàn và tịnh tâm!
Nầy các con!
Các con đang học đạo ngay giữa giòng đời. Đó là các con phải hằng mật sát cái ý để hiểu được từ đâu mà niệm đã phát sanh và nắm cho được chiều hướng vận hành của ý mới có thể rập thân khẩu cho in theo hạnh giới của Kinh cảm. Các con lại bền chí chuyên cần với năm qua, tháng lại, thì,
sớm muộn các con cũng tựu chánh, thanh tâm. Còn chứng quả đến đâu,
thì, dĩ nhiên, còn tuỳ thuộc vào căn cơ, huệ duyên của các con nữa! Các con khá hiểu!
DUNG! Thầy chứng chiếu Lễ 9 năm tu học của con! Hãy nghe: Thi trung hữu ý!
THI
Giòng đời nào chẳng bèo danh lợi?
Tâm đạo nào còn bợn lợi danh?
Gắng lắm quả công e dục dấy,
Thoả lòng, thích dạ ngại tình sanh.
Đã chín năm chiếu minh tâm nội,
DUNG nhuyễn nhuần danh lợi rồi chưa?
Lợi vật chất dễ lọc lừa,
Chút danh, mọn tiếng khó chừa, khó buông!
Nên tu tâm hằng thường kềm ý,
Luôn hỏi lòng xem ý muốn gì?
Cửu niên diện bích là chi?
Người xưa diện bích nhìn gì hở con?
Các trẻ cũng hãy nghe:
Nhìn tường dạ xem còn bợn lợi,
Nhìn vách lòng tìm chút bợn tư.
Mỏng, dày bợn vẫn ám mù,
Vẹt mù kịp, lộ trăng thu đêm rằm!
Nầy các con!
Đàn nay, Thầy dùng danh gọi để điểm các con. Hãy nghe:
VĂN, NGUYÊN! Đã vẽ chữ Hoà,
Khá tô đậm nữa mới là trò ngoan.
HƯỜNG! Mộc dục tuyệt nhẹ nhàng,
Im hơi, bặt tiếng mới càng mầu hơn.
CẨM, TRẠCH! Thân dấn Linh sơn,
Gắng, lo, rán lắm khó tồn khí tinh.
KIỆT anh mến chuộng lòng thanh,
Chữ thừa, chữ thiếu đã rành rẽ chưa?
LOAN(2) con! Pháp chớ quá thưa!
HIỆP thì ôn cố, lọc lừa tri tân.
NỮ hào lý nhuyễn, luận nhuần,
Mới hòng kềm ý thục thuần dễ hơn.
LOAN(1) nêm chênh lệch vuông tròn
Thì con mới dễ an toàn đường mây.
Chim HỒNG tung cánh dặm dài
Cũng cần bền chí để tày biển đông.
NHƠN thề nguyện với Bóng Hồng,
Dạ lòng thanh tịnh mới hòng đạo nên.
Nóc nhà TUYẾT đổ bên trên,
Con tua tự quét chớ nên chờ người.
ÚT! DUNG! Chọn phượng thờ Trời,
Lơi kềm ý, khó ly khai thói đời.
Lời kim thạch, chớ đơn sai! Các con!
Nay, Thầy cho chơn linh của MINH SỬ tá cơ. Vậy, các con khá nghiêm cẩn tiếp cầu! Thầy thượng ỷ!
Tiếp Cầu:
Tâm đạo giúp TỈNH thanh lòng,
Ý mà trung CHÁNH dạ không não phiền. CHƠN thành học đạo mới nên,
Phật TIÊN xưa cũng đi trên một đường!
Là ẩn tu giữa nhiễu nhương,
Giữa đời mà chẳng vấn vương thói đời.
Huynh, Minh Sử, mừng tất cả hiền đệ muội! Chớ dâng rượu đào, huynh miễn lễ,
đệ muội hãy cùng nhau an toạ!
Nầy đệ muội! Thầy đã ban ơn, hôm nay, huynh đệ muội đang sum vầy dưới bệ tiền.
Vậy, đệ muội hãy định tâm cho ngươn thần huynh, đệ, muội dễ tương đồng giao cảm!
Đệ muội! Thật khó cho huynh tìm đủ lời để cạn tỏ nỗi niềm đồng đạo đệ, muội, huynh! Nhơn Thầy vừa
nhắc nhở đệ muội về Kinh cảm, huynh có đôi lời gọi là lưu niệm trong buổi trùng phùng đàn nay.
Vậy, đệ muội đồng nghe thử:
Ki ểu song tu dùng Kinh, dụng Pháp,
Báu pháp dùng tập ráp khuôn linh,
Cảm kinh hạnh giới thân mình,
Thân không lỗi mới nhàn thanh an hoà.
Căn ý trong thân là nhân đó,
Tam tâm nầy, cảnh nọ là duyên.
Ý căn vừa nhiễm trần duyên,
Ý liền sanh khởi nhân duyên khác rồi!
Bởi vô thường, vật dời, hoá, chuyển,
Vạn thù ngoài, thiên biến ở trong.
Vật tàng Thái cực bên trong,
Nên chi sắc tướng rặc ròng nhị nguyên.
Pho Kinh cảm bày hiền, phô dữ,
Người khá minh định sự, thế tình!
Cho thân dễ tránh trần manh,
Sống đời hướng thượng, quang minh, thiện lành.
Kinh cảm luận ý thanh, ý trược
Vẽ thành tranh hoạ phước thật rành,
Tự mình tiết chế ý mình,
Tự mình trách nhiệm việc mình đó thôi!
Hoạ hay phước mình dời mới tới!
Buồn, vui, mừng, giận bởi tự mình!
Dục tình nào chẳng nghiêng chinh?
Vì do ý vọng hoành hành nơi thân!
Nay, đệ muội ân cần tưởng nhớ
Chơn linh nầy một thuở chung đàn,
Đã cùng nhau gội Hồng ân,
Cùng nhau học tập tu thân sửa mình.
Huynh chiếu giám lòng thành giao cảm,
Mời đàn trung hoan ẩm rượu đào,
Mừng đệ muội dắt dìu nhau
Sống chiều hướng thượng thanh cao Thầy truyền.
Huynh kiếu!
THĂNG.
Đàn Ngọ thời, ngày 29-05 Kỷ Sửu,
nhằm ngày 21-06-2009 Phò loan: Minh Văn - Minh Hồng,
Độc giả: Minh Nguyên - Minh Loan(1),
Điển ký: Minh Kiệt - Minh Cẩm.
MINH LOAN(1) dâng lễ 12 năm.
THI CAO phục Linh căn hay Tịnh tánh, ĐÀI tuân Ông chủ hoặc Ngươn thần. TIÊN là vị chủ nhơn ÔNG đó,
Hằng khéo cẩn cô ý nhiễm trần!
Cao Đài Tiên Ông, Ngô Tiên Ông, Thầy các con! Thầy mừng các con!
Thầy ban Hồng ân cho các con! Khá hằng nhiếp tâm rình rập cái ý cho khéo!
Thầy miễn lễ, các con khá an toạ, nghiêm đàn và tịnh tâm, nghe!
Các con! Đàn lệ nay, Thầy ôn lại và luận thêm vài điều về Ý và Tâm.
Nầy các con!
Thân người có cái chi đó thuộc về trừu tượng, tinh thần.
Biết bao người đã cố gắng tìm hiểu, rồi cưỡng dụng hai từ "tâm và âm" ghép lại thành một chữ tượng hình mới và gọi là Ý.
Cái ý xuất phát từ ý căn nơi tứ đại, rất minh linh, diệu ứng và hằng tác động như một trung tâm điều khiển được lục dục và phối hợp được với thất tình, tạo nên một hình ảnh mà thế nhân thường gọi là tâm hồn ở một người.
Mà, ý đã là một trung tâm như vậy, thì có thể sánh cái ý với một quân vương của một nước. Mà, một vì vua, thì có thể là một hôn quân hay một minh quân hoặc, thông thường hơn, có thể ít nhiều vừa là cả hai!
Cho nên, nói đến ý, thì khá hiểu là, dầu cho ý có vạn phần minh linh, bao tác động của ý thường mang tánh chất nhị nguyên.
Nói cách khác, ý chỉ hằng vận hành theo hai động hướng mà thôi: Lành hay dữ, Giác hay mê,
Thanh hay trược, Vị tha hay vị kỷ!
Mặt khác, nếu Trời đã ban cho nhơn sanh cái ý tuyệt nhanh nhẹn để ứng phó với mọi hoàn cảnh trong cuộc sống, thì Trời cũng ban thêm cái Tâm cho người.
Cái tâm nầy tương ứng với Lý Thái cực nơi Càn Khôn Vũ trụ, nên Thánh Giác hằng cho là Thái cực đã lồng vào vạn vật và rõ ràng nhứt là ở nhơn sanh.
Mà, đã như vậy, thì tâm nầy là một Thanh quang, toàn thành, toàn bích, toàn thiện, toàn năng, tuyệt minh linh, hằng trung chánh, tự nhiên luôn luôn sáng suốt thấu đáo được trạng huống, thế tình trong sự việc!
Ngoài ra, đặc biệt là, cái tâm hằng thường theo dõi được các cách ẩn tàng và vận hành của ý nơi thân. Cho nên, tâm có thể ghìm ý lại khi ý vừa phóng phát theo chiều trầm nịch, để lôi kéo ý quày trở lại động hướng ngược chiều, tức là hướng về lại lúc, nơi mà ý chưa nhiễm cấu trần.
Nhờ đó, cái tâm mới tạo được cơ duyên cho nhơn sanh được nhàn nhã, an lành, thanh cao, và tâm linh người mới dần dần tiến đến chỗ phong quang, chí thiện!
Các con khá nghiệm suy cho thật thấu đáo! Hãy nghe:
THI
Người sống an nhàn giữa thế trần
Nếu kềm chặt ý khiến sai thân
Theo chiều chơn chánh, thanh cao thượng,
Theo nẻo tâm trung, hướng Chủ nhân!
LOAN(1)!
Thầy chứng chiếu con đã chơn thành tu học Đạo tâm! Vậy, khá suy nghiệm như sau:
THI
Trọn thập nhị niên học tập Tiên,
Dạ LOAN(1) có thật chút nhàn yên?
Nhàn là ngoại cảnh con quên nhớ,
Yên vốn tam tâm trẻ nhớ quên!
Cưỡng gọi thiền, ngoài quên vật cảnh,
Còn định, trong chẳng dính tam tâm.
Vở lòng trọn, nếu ý đằm
Quên mầm trọng trược, nhớ mầm thanh cao.
Trọng trược khi ý vào quá khứ
Tạo duyên cho xưa cũ, vị lai
Vận hành, chuyền xoáy hiện nay
Thành bao sóng vỗ, mây bay não lòng!
Các trẻ cũng đồng thử nghe:
Trẻ Tam thanh trọn lòng, vẹn dạ
Tìm lúc, nơi ý đã dấy sanh,
Rồi liền quyết lực, hùng, anh
Chặt ghìm ý lại, kỉnh thành đoạn duyên.
Bởi Chiếu minh tựa trên thành kỉnh,
Kỉnh phục Trời, Thành tín chính mình!
Thôi! Các trẻ đồng nghe ôn gọn:
BÀI
Thân đứng giữa trần duyên vây chặt,
Thì duyên trần thường nhập vào thân
Xuyên qua sáu nẻo, sáu căn
Làm cho thân phải đa đoan dục tình!
Chủ chốt của dục tình là ý
Hằng khiến sai tỉ mỉ từng căn,
Sao cho toàn bộ các căn
Đồng chiều cảm nhiễm, rồi thân dạc dời.
Rất hiếu động, giỏi tài chuyền nhảy,
Ý lăng xăng, phóng chạy muôn phương,
Đó là khỉ nhỏ thoát chuồng,
Ngựa kia, ngàm lỏng, khôn phương thẳng hàng!
Nhờ có Tâm Trời ban từ thuở
Cho nhơn sanh sống giữa đất trời
Có huyền năng hướng theo Trời,
Chặt ngàm được ý tách rời trần duyên!
Là Lương tâm triền miên bất biến,
Là Ngươn thần toàn thiện, toàn năng,
Nhiệm mầu, trung chánh, cân bằng,
Dõi theo cách ý ẩn tàng nơi thân.
Là Tịnh tánh, Chủ nhơn ông đó,
Là Linh căn muôn thuở như nhiên,
Giúp người nên Thánh, nên Hiền,
Tạo Tiên, tác Phật nhàn yên giữa đời!
Chủ nhơn đó một đời khắc kỷ,
Chẳng hề lơi giữ Ý, gìn Tâm.
Nhị nguyên, ý đúng hay lầm,
Chủ ông chỉ dưỡng tồn mầm siêu sanh!
Ban rượu đào mùi thanh, vị ngọt,
Các trẻ vui, mật sát ý hoang!
Khéo ngàm thì ý phải ngoan,
Rồi qua năm tháng, đoan trang thôi mà!
THĂNG.