Đàn Ngọ thời, ngày 26-06 Kỷ Sửu,
 nhằm ngày 16-08-2009

ĐỜI ĐẠO TRONG CÙNG MỘT CHIẾC THÂN
  Phò loan: Minh Văn - Minh Hồng,
Độc giả: Minh Nguyên - Minh Loan(1),
Điển ký: Minh Kiệt - Minh Cẩm.

THI
Đời ĐẠO trong cùng một chiếc thân,
Trau giồi ĐỨC hạnh tạo KIM thân.
Phật TIÊN nhất quyết kềm răn ý
Vì hiểu dục tình giỏi tản thần!

              Huynh, Minh Huấn, tuỳ duyên tá cơ viếng đàn và chào mừng tất cả hiền đệ muội! Huynh miễn lễ,
đệ muội hãy an toạ và định tâm! Đàn lệ nay, huynh vừa nêu một vài lý tâm đạo.
Đó là, hễ Dục dấy, Tình sanh thì Khí Thần phải phân tán! Vậy, nguyên nhân là từ đâu? Nầy, đệ muội!
Thông thường, khi ý cảm nhiễm, thì dục vừa dấy chỉ thể hình cái Mong, cái Muốn điều chi đó thôi.
            Nếu không kịp thời kềm ý, thì mong muốn đó sẽ được ý huân tập và nâng cấp lên mức độ của sự Muốn Ham.
Rồi, dần dần, ham muốn đó lại được ý chuyền xoáy, sanh hoá, hoá sanh, và mức độ cao hơn hết của ý dục hay là Tham sẽ ngày càng lớn mạnh hoài và kín đáo đến rất nhanh!
Nói đến tham nầy -hay thể hình tột độ của cái dục- thì một người có thể tham đủ các thứ, như:
- tham vật chất, của cải,
- tham danh, lợi,
- tham thế, quyền, tước, và
- tham luôn cả từng lời, từng lẽ nữa! Mà, tất cả chi tiết đó phải là vượt lên trên tất cả mọi người kìa!
Trong khi đó, Khí Thần hằng vận hành tương ứng với:
- từng mức độ của ý dục,
- từng cung cách -tung nhảy,
-xiên quàng, hay
-điên đảo thế nào đó của ý,
còn Thân thì sẽ ứng xuất tình trạng tâm linh khác nhau, như Vui, Buồn, Mừng, Giận. Rồi, bốn thứ phóng Tình nầy luôn luôn chuyển hoá lẫn nhau để sanh ra bao hiện tượng vô thường là: Hỉ, Nộ, Ái, Ố, Ai, Lạc, Cụ, tức là Thất Tình đó! Vậy thì, nơi tứ đại, biết bao sự việc đó đã xảy ra như vậy!
Thế thì, đàng sau các hiện tượng đó, nguyên nhân như thế nào?
Đó chính là vì cái ý rất đặc biệt minh linh! Ý có thể vừa là nhân, vừa là duyên! Cho nên, khi ý điều hợp lục dục, thất tình, thì ý vận hành Tinh, Khí, Thần một cách thất thường quá đáng, làm cho thần khí phải rời rạc nhau, không còn giữ đuợc sự hỗ tương cho nhau nữa! Cho nên, Thánh Giác thường nói, ở hậu thiên,      Thần Khí hay Tánh Mạng đã lìa nhau đó! Trong quá trình đó,dục thì cứ chuyền xoáy,
       tình thì cứ phóng phát, và bao thứ tình hằng chuyển hoá lẫn nhau, làm cho thần khí mỗi lúc mỗi rời rạc, phân tán, hao hụt! Cuối cùng, thì Thân nhọc, Tâm lao và Tinh đã tiêu hao, cùng cạn! Hãy nghe:

THI
Thất tình nào dưỡng tồn thần khí?
Lục dục nào ngưng tụ khí thần?
Hoả diệm nơi lòng tàn hại nhứt,
Thiêu tì, phế, thận, đốt tâm, can!

THI
Ý niệm trào thì tản khí thần!
Lưng, hao chầm chậm, hụt dần dần,
Xuống lên, loạn động, tung, ngưng trệ,
Khí tán, thần phi, kiệt quệ thân!

Thôi! Đệ muội cùng nghe:

BÀI
Muốn có chi rồi thì có được,
Lòng VUI, MỪNG, THÍCH được đó rồi.
Ý và chi đó duyên rồi,
Niệm liền dấy khởi làm vơi khí thần.
Do khí đã lâng lâng nhè nhẹ
Dâng chậm đều lên vẽ mặt mày,
Làm thân như nhẹ nhổm ngay,
Sắc thần rạng rỡ, mặt mày xinh tươi.
Nhưng, muốn chi mà rồi không được,
Lòng BUỒN vì đó trượt tầm tay,
Thân liền nằng nặng chẳng sai,
Khí dần dần tán, mặt mày héo đi.
Còn gấp muốn có chi thật gấp,
Gấp đến không dè dặt cạn sâu,
Quyết lòng có được thật mau,
Bỗng dưng không được liền đau điếng lòng!
Cùng lúc, nếu khí xông lên thẳng,
Tung thật nhanh, mạnh chẳng thể lường,
Cảm lòng nóng nảy phi thường,
Dạ như lửa rực khôn phương hãm kềm!
Đó là GIẬN xung thiên như vậy!
Ai nhúm mà than cháy đáy lòng?
Tợ như hoả diệm lửa hồng,
Thiêu lòng, đốt dạ chỉ trong chốc thời.
Khí tán nhanh, thần vơi chớp nhoáng,
Nguồn tinh nào mà chẳng tiêu mòn?
Sắc thần rũ rượi, héo hon,
Mệt nhoài thân xác, thon von tinh thần!
LO, rầu thì khí thần ngưng trệ,
Xuống thấp rồi xác thể hao mòn.
Giận, Buồn hoá GHÉT, sanh hờn
Vì dầu đã giảm, giận còn riu riu!
SỢ thì khí muôn chiều loạn động,
Nên hình hài rung động cuống lên,
Thần phi, khí tán hiển nhiên,
Hụt hao quá mức, thân mềm nhũn ra!
Bao thứ tình vốn là do ý,
Đã vận hành thần khí thất thường,
Khí thần bỗng mất hỗ tương,
Tán phân, thương tổn dọn đường nhiễu nhương!
Đệ muội khá tận tường cái ý,
Hễ ơ hờ thì ý lăng loàn,
Trược, thanh? Ý vọng chẳng màng,
Còn ngàm chặt, ý phải ngoan dần dần!
Kìa rượu đào tẩy trần thanh dạ,
Đệ muội vui chí cả giữ mình!
Thiểu tư, quả dục, thâu tình,
Mới huờn phục Tánh, mới minh linh Thần!

Bần đạo ban ơn chung! THĂNG.

Đàn Ngọ thời, ngày 20- 12 Kỷ Sửu,
nhằm ngày 24- 01-2010

Phò toan: Minh Văn - Minh Hồng,
Độc giả: Minh Nguyên - Minh Loan ( 1 ) ,
Điển ký: Minh Kiệt - Minh Cẩm.

ĐÀN TẤT NIÊN KỶ SỬU

THI :
NGỘ tâm MINH kiến Tánh nhơn sanh,
KHAI huệ GIÁC CHƠN, ĐẠO dễ thành,
MINH lý thiên NHƠN đồng Thái cực,
KIM TIÊN phục lánh, thoát trần manh.

Huynh, Giác Minh, cùng với Minh Khai, Ngộ Minh và
Khai Giác đồng viếng Lễ Đàn Tất Niên Kỷ Sửu.
Khoan dâng rượu lễ, hiền đệ muội khá nghiêm cẩn, kinh
thành đón mừng thánh giá Đại Từ Phụ, chúng huynh xuất cơ,

THI
CAO ĐÀI minh thị Tánh nơi người
Là Vật Chẳng Hai, ấy Tánh Trời.
Trẻ quyết nhuyễn nhuần nguyên lý đó,
ĐẠI TỬ PHỤ nhủ, khá tuân lời !

                 Thầy các con! Thầy mừng các con và hai hàng Tiên Phật cũng đồng mừng các con!
Thầy miễn lễ che con, để các con an toạ, gìn thanh tịnh và giữ ý cho ý chỉ lắng nghe lý đạo tâm ! Các con! Tuỳ duyên, đàn nay, Thầy sơ lược điểm qua cái Tánh Ở nhơn sanh.
Ngộ Minh, Khai Giác ! Thử nêu vài ý đạo !
NGỘ MINH: Nói đến Tánh là nói về cái BIẾT, những Thánh, Phàm lại biết không giống nhau:

Nói về Tánh, luận rành về Biết,
Biết Ở Thánh quang minh diệu tuyệt !
Biết Ở phàm nông cạn giản đơn,
Trước chơn vọng khó hòng minh triết!

KHAI GIÁC: Thánh Phàm, tuy đồng một Tánh, mà cái Biết
khác nhau vì không vướng hay vướng vô minh:

THI
Trời phú nhơn sanh đồng một Tánh,
Tánh không tăng nơi lòng Hiền Thánh,
Cũng không hề giảm ở Phàm nhơn,
Phàm bởi dục tư chôn lấp Tánh?

Minh Khai, Giác Minh! có thêm ý gì?
MINH KHAI: có Tánh minh linh bất muội, lại có Ý linh
hoạt lạ thường, nên nhơn sánh là nơi tụ hội của phàm Thánh,
của ma Phật, của Thập tam và Chủ nhơn ông !

GIÁC MINH:

THI:
Vật có Lý, còn Người có Tánh,
Người còn thêm Ý tà hay chánh !
Ý tà vọng động tánh lu mờ,
Ý chánh trung tâm ngời rạng tánh!

   Được !
                Này các con! Tuỳ căn cơ, huệ mẫn của riêng mình, mỗi con khá cạn sâu tìm hiểu Lý ở vật và Tánh nơi người.
Càng thấu đáo Lý và Tánh thì đời tu tâm càng dễ hanh thông hơn.
Vậy, các con gia công suy nghiệm vài yếu lý sau đây: Cái tánh ở nhơn sanh, với nhiều danh gọi:
-Chọn như, Tánh lý, Lương tâm,
-Tịnh tánh, Linh căn hay Đạo tâm, vốn là bản thể, căn bản của người.
Từ xưa nay, cho Thầy là Lý Thái Cực đã lồng vào vạn vật, nhơn sanh, nên biết bao kinh điển gọi Tánh là:
-Vật tiên thiên, tự nhiên mà có,
-Vật như nhiên, thường trụ, không thiên không ỷ, hoàn toàn trung chánh, không tăng không giảm,
-Vật Tuyệt Đối, Vật Không Hai !
Các trẻ thử nghe:

THI:
Vật Không Hai ấy thật như nhiên,
Không dịch, không di, không biến thiên,
Thể, Dụng vốn y như Thái Cực,
Chánh trung, bất muội, diệu linh huyền!

                      Mặt khác, các trẻ chớ quên, có ba giai đoạn trong xuất hiện của Tánh nơi nhơn sanh:
Ở thai bào, cái lạnh có đủ hai nguyên lực, nhưng Lý và Khí
chỉ là hàm tàng trong tình trạng huyền thể của Thái cực mà thôi!
Ở thai nhi, đến me nào đó, thì cái tánh đã phát hiện, tức là Lý Khí phân thành:
-Khí hay Sự sống với khí từ thai tức, vô hình, vô tướng, và
-Tâm hay Lý, hồn nhiên, tĩnh lặng, vô vì. Tuy vậy,
cái lạnh vẫn vốn là tiên thiên, tự nhiên trước khi sánh hoàn toàn tự do trung chánh.
Rồi, sau khi sanh, lý và khí hoàn toàn chia hai, với:
-Sự sống nhờ vào khí Trời bên ngoài, và
-Tâm hay Lý phải luôn luôn trực tiếp với nhân duyên, thế trần, ngoại cảnh.
Thật rất dễ mà nhận thấy, chỉ trong vòng một ngày sau khi rời lòng mẹ,
thì trẻ sơ sánh đã bộc lộ cái ý muốn có thực phẩm bên ngoài để sánh trưởng! Vậy thì, từ lúc sanh trở đi, nơi nhơn sanh, tánh tiên thiên không còn được thấy rõ như nhiên, tĩnh lặng, vô vi nữa,
mà phải dần dần lu mờ vì màn vô minh do lục soái đã bao vây? Cho nên,
cốt lõi của tu tâm chỉ là gia công song tu tánh mạng, mật sát cái ý vọng làm sao cho màn vô minh bị phá vỡ,
rủ đi, thì nơi trẻ, cái tánh mới dần dần được trông thấy trung chánh, như nhiên, minh linh,
viên dung trở lạn Các trẻ hãy nghe:

THI
Tịnh Tánh, Lương Tâm ấy Chủ nhân
Ngự lòng người thế giữa hồng trần !
Hồn nhiên, thiên lý thanh quang toả
Tiếp dẫn ý hoang thoát cấu trần.

Trẻ có nhớ? Ớ đâu đó, NGÔ đã có dạy:

Trau giồi Tịnh Tánh, phục Linh Căn,
Nguơn Thần hiện xuất sanh sanh hoá,

             Các trẻ liệu nghiệm suy cho thấu đáo!
             Thầy chứng chiếu con vừa qua chín năm học đạo tâm! Con hãy nghe:

THI:
Xuôi ngược chín năm trẩy chiếu minh,
Là toan kềm ý giữ lòng thanh,
ÚT! Con khá nhút tâm hơn nữa!
Vẹn nhút đức và trọn kinh thành
***
Các trẻ cùng nghe với ÚT:
Vài lý đạo được rành thấu đáo
Trẻ dễ dàng men dấu chân Ngô,
Kinh tuân thủ, pháp đồ tô,
Tập hành cho nhuyễn đồ thơ dễ nhuần !
ÚT ! Khá nhớ :
Trẻ gắng vững lý thân tâm ý,
Chiếu soi lòng, rọi ý của con,
Sắt son kềm ý vuông tròn
Mới hòng giải nghiệp, bào mòn trái oan!

               Thôi! Các trẻ đọc Chốn Bồng lai để mừng Thầy và Chư Tiên Phật
               (Đọc đến câu: "Cuộc cờ vô sự anh hào dễ ghê")
               Các con đồng nghe Thầy giảng rộng hơn về Tánh:

BÀI
Anh hào được Tiên thiên Nhút khí,
Vầng thanh quang Chánh lý Nguơn thần,
Vận hành như bậc Chủ nhân,
ĐÓ là Bản Thể Trời ban mỗi người!
Thể của TÁNH đời đời thường trụ,
Còn đụng thì Thánh chú chữ TÂM,
Tự nhiên, bất muội, huyền thâm
ĐỘ điều Ý khỏi lủi lầm trầm luân!
Tu tâm phải nhuyễn nhuần được Tánh,
Vật Chẳng Hai đã chính Trời ban,
Cưỡng lời còn gọi Linh Căn,
Bao danh từ nghĩa vẫn gần như nhau.
Chẳng Hai, vì không bao giờ đổi,
Miên miên trường cứ mỗi như nhiên,
Cứ như vậy, cứ an nhiên,
Không di, không dịch, không nghiêng chút ngoi
Trời Ban, vì dựa vào Thái Cực
Đã lồng vào vạn vật, nhơn sánh,
Thanh quang, toàn bịch, toàn thành,
Bao dung, che chở, háo sánh, thái hoà!
Gọi Linh Căn, vì là linh mẫn,
Căn tột lành viên mãn soi lòng,
Diệu huyền, thần hoá, linh thông,
Viên đung, trung chánh, tuyệt không quấy lầm?
Trẻ khá hiểu, Lương Tâm, Nhút lý
Hằng dõi theo cách ý vận hành,
Tự nhiên mà Biết được thanh,
Hồn nhiên vạch rõ dữ lành, đúng sai,
Thì, tu tâm chẳng rời hướng thượng,
Không hề lơi động hướng muốn mong,
Để hòng son sắt gia công
Tuân theo phán đoán Chủ ông nơi mình!
Nay nhủ trẻ tận tình quả dục,
Khuyên con thơ tận lực thiểu tư
Để răn dè ý tà tư
Chừa đi vọng động, từ từ định an.
Trẻ bền chí, ý càng thêm định,
Sương mù tan thì Tánh rạng ngời,
Lắng nghe âm hưởng Tánh Trời
Thì thầm tai trẻ vẹn đời tu tâm !
Dứt Đại Đàn cuối năm Kỷ Sửu,
Trẻ chẳng.vui đào tửu Thầy ban,
Và nhuần gội Đại Hồng ân,
Phục khâm Tịnh Tánh, Linh Căn, Tánh Trời
                                                 THĂNG.

   Đàn Ngọ thời, ngày 14- 11 Canh Dần,
nhằm ngày 19 - 12 -2 10

Phò loan: Minh Văn - Minh Hồng,
Độc giả: Minh Nguyên - Minh Loan ( 1 ),
Diễn ký: Minh Kiệt - Minh Cẩm.

MINH PHONG xin keo 100 ngày: keo được.
MINH NHO xin keo nhị bộ: keo chưa được.

NGỘ MINH tâm ĐẠO, nguyện thành tâm,
KHAI chánh tín, lòng GIÁC chánh tâm,
CHƠN đạo trọn là NHƠN đạo vẹn,
CỔ KIM TIÊN Phật đã thanh tâm.

Huynh, Minh Khai, cùng với Ngộ Minh và Khai Giác, tùy duyên viếng đàn và chào mừng chư hiền đệ muội
Khoan dâng rượu lễ, để huynh, đệ, muội đồng thành kính nghiêm cẩn đàn đón mừng Sư Phụ đến!

THI
CAO ĐÀI dạy trẻ quyết thành tâm,
Quyết chánh tín và quyết chánh tâm.
Dẫm đứng dấu mòn TIÊN để lại,
ÔNG song tu quyết đạt thanh tâm.

                  Cao Đài Tiên ông, Ngô Tiên ông, Thầy các con! Thầy mừng các con và Chư Tiên Phật
cũng đồng mừng các con! Thầy chứng chiều lòng thành của các con đã đảnh lễ tưởng đến
Thầy nhân mùa thế nhân đang vui mừng kỷ niệm ngày giáng sanh của Chúa!
Thầy ban Đại hồng ân cho các con.
Khá nhiếp tâm, hễ người thiếu thành tâm thì trước sau, việc ắt khó nên!
Còn họe là bắt chước điều gì, mà điều gì này không đúng, thì làm sao người đã có tin
được điều đúng hay là đã có chánh tín? Ví như, Đạo dạy ngăn ý dính cảnh, tức một điều
đúng cho các con, rồi các con bắt chước và làm theo được, ý không nương tựa vào
trần duyên nữa, dạ các con mới không thiên lệch tức thẳng ngay chơn chánh, che căn được an định, lục thất, tam ma khó dấy, thì lòng các con mới dễ thanh tịnh hơn, đó là các con đã đạt chánh tâm vậy!
Thầy miễn lễ ? Các con an tọa, nghiêm đàn và tịnh tâm nghe.
Các con nghe:
Ngộ Minh ! Thử gợi ý thế nào là thành tâm?
Ngộ Minh: Hễ minh định sự việc, nhận rành đâu đúng
đâu sai, thì thành tâm là từ bỏ đi sự dối trá nơi lòng:

THI:
Thành tâm không trá ngụy lòng mình,
Thấy sái, nhận ngay, chẳng dối mình,
Thấy đúng, quyết lòng theo bắt chước,
ĐÓ là luyện ý tránh ranh manh.

             Khai Giác! Còn chánh tín thì sao?
Khai giác: Chư Hiền! Phận tu tâm ắt có ba điểm tin.
Tin Đạo là tin vào đuốc chơn lý luôn sáng soi mình để mình ứng phó sự việc cho đúng.
Tin Thầy là tin Người đã dấn thân đi trước, chân
Thầy ắt có hằn dấu mòn lại phía sau để hậu học suy nghiệm và bắt chước.
Tin mình là tin tự mình quyết phải tập nói, tập làm để tự mình sửa chữa lấy mình chớ có ai giùm sửa khẩu thân của mình được !

THI
Tin Đạo, tin Thầy, với tự tin,
Một niềm chánh tín một lòng tin,
Giúp người lập chí thanh cao thượng,
An phận thủ thường phục lánh tinh.

Minh Khai! Thử gợi ý về chánh tâm!
Minh Khai: Sống giữa trần, nhơn sánh thường nhiễm
trần, chỉ hay mong nương tựa duyên trần để cầu ứng phó với sự
vật xung quanh. Muốn có chánh tâm thì hãy kíp lìa duyên đi !

THI
Ý chẳng duyên trần tựu chánh tâm,
Chớ còn thiên lệch, ý mê tầm,
Khó minh định việc, minh tình thế,
Khó giúp cho người đạt đạo tâm!
Thôi Được! Các con đọc lại

PHONG ! Keo được .
PHONG nghe:

Chứng cho PHONG ! Trẻ đạt trăm ngày,
Hoàn chỉnh công phu chớ khá sai,
Một chữ "hòa" con tua vẹn giữ,
Phục tình về tánh được là hay!
Đường thế đồ luôn bày gai góc,
Bước đường tu đầy nhọc khổ lao,
Nhủ lòng, son sắt lược thao
Gìn màu thanh thản môn Cao Thầy truyền!

NHO! Keo chưa được.
NHO! Khá nhớ!

THI
Keo chưa mà giữ dạ nhàn yên,
Ấy mới trò Tiên đã hiểu thiền,
NHO đợi duyên lành tua tự nhủ
Đạo tâm tiết chế ý chinh nghiêng!

ÁNH ! TRUNG ! Cùng nghe :

THI:
Chứng chiếu ÁNH, TRUNG tướng đến Ngô,
Từ ngàn xa tỏ nguyện thơ đồ,
Vui men đạo, dắt dìu nhau bước
Thếp chữ "hòa" rồi vẹn điểm tô!
Hai trẻ! Song tu nhờ kinh pháp,
Kinh thâu tình vào rập lánh linh,
Pháp mầu gom khí thần tinh,
Tam hoa tụ đánh, ngũ hành tựu trung. .
Một chí bền thủy chung minh chiếu,
An phận thì dễ tiêu thủ thường
Để ngăn tư dục vấn vương,
Để dằn lục thất nhiễu nhương nơi lòng.
Một đời tu dày công khổ hạnh
Cho ý thuần tựu chánh thủ trung,
Mới hòng khí tự thần ngưng,
Dạ lòng thanh tịnh trùng phùng bệ Ngô!

               Thôi? Các con đọc bài Chốn Bồng lai để tiển đưa Chư Tiên Phật và trợ thần cho đồng tử,
      rồi Minh Khai sẽ luận rộng hơn ! Thầy thượng ỷ
Thôi! Đệ muội hãy đồng nghe huynh thêm vài ý đạo nữa !

BÀI
Người muốn nhàn, nhàn nào thường dễ?
Cây muốn yên, gió dễ thường dừng?
Rộn ràng, thần khí nào ngưng?
Lâu ngày mỏi chí, chùn chưn dặm dài?
Thon von đâu một ngày một bữa,
Héo hon nào một thuở một thời !
Vì quên Thầy đã nhắc hoài
Tin Thầy, tin Đạo, miệt mài tự tin!
Tin Đạo là kinh tin Nguyên Lý,
Lý thiên nhiên, nhút lý vô hình,
Lung linh tạo vật thành hình
Rồi điều hòa vật, ninh thanh Đất Trời.
Tin Thầy là tin Lời, Gương, Đức,
Dấu chân Thầy hằng bước dấu mòn,
Thầy nương thế, dạ chẳng sờn,
Lông hằng cách vật, dạ tròn trí tri !
Đệ muội để hành tri hiệp nhút
Nếu Tự tin, chỉ quyết tin mình,
Tự mình sửa lấy chính mình,
Nào ai giùm sửa thân mình được đâu ?
Khá Thành tâm hùng hào chôn chất,
Ý ngôn hành chân thật với mình,
Tự mình chẳng dối chính mình,
Dẹp đi trá ngụy, lòng mình dễ yên !
Còn Chánh tâm, không thiên, không lệch,
Không vạy cong, vì cách trần duyên,
Không đảo điên, chẳng quàng xiên,
Hễ thiên, thì ý triền miên ta bà!
Ba điểm tin vốn là Chánh tín,
Cùng thành tâm quyết định chánh tâm
Giúp người lập chí tân dân,
Phản hồng vi bạch, kim thân hiện tiền.
Hưởng rượu đào, vẹn nguyền khắc kỷ,
Đệ muội vui, lập chí tân dân,
Sắt son từng bước sửa thân,
Thành tâm, chánh tín, chánh tâm giữa đời !
Bần đạo ban ơn chung .
                                                        THĂNG.

    Trở Lại Mục Lục

                           Mời xem tiếp : MINH TÂM KHAI TÁNH GIÁC VÔ VI

                                                  TRỌN ĐỜI TU, THANH BẦN TIẾT DỤC