CHÁNH KIẾN GIẢI TRỪ VÔ MINH
THI
CHÁNH-Tâm tu-luyện dứt mê-lầm…!
KIẾN-Tánh “Qui-Y” học chú-chăm…
GIẢI nghiệp luân-hồi bao quả-báo…!
TRỪ tiêu sanh-tử “ÐẠO” phương-châm.
VÔ-Môn tự ngộ “Huờn Linh-Thể”,
MINH-Trí viên-thông “Nội-Quán-Tâm”…
Phật-Huệ siêu-nhiên “Chơn Pháp-Bảo”,
Thiện-Căn trực-giác tỏ “Uyên-Thâm”.

Này chư Thiện-căn! Nếu là hàng “Chơn-Tu” biết hướng về con đường thanh-cao cầu “Ðạo Vô-Thượng Chánh-Ðẳng Chánh-Giác”. Khi tỉnh-thức Giác-hạnh Tu-hành “Qui-Y”, thì phải nương theo phương-tiện: “MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA MẬT-ÐA Tâm-Kinh” để làm chỉ-chuẩn cho “Pháp Ðốn-Mê Khai-Ngộ”, khi hồi-tâm tìm đường giải-thoát khỏi cảnh trần-gian đã dẫy-đầy sự đau-khổ này, thì phải hằng năng “Nội-Quán” dùng “Chánh-Kiến Tư-Duy” để hóa-giải nghiệp “Vô-minh đã bao đời!” Ðược như vậy, thì “Minh-Tâm Kiến-Tánh”, không còn mê-lầm vạn-pháp thế-gian nữa đó!
Khi tu-luyện rốt-ráo đã ngộ được “Ưng-Vô Sở-Trụ Nhi-Sanh Kỳ-Tâm”(Nghĩa là sanh tâm trở lại không còn trụ chấp) thì đã phục huờn lại “Bổn-Nguyên” rồi vậy.
Vả lại, nếu không dùng pháp “Chánh-Kiến” để hóa-giải nghiệp Vô-minh, thì dù cho đại giáo-chủ, hoặc cao-tăng gì gì đó, cũng đều rơi vào “tà-sư ngoại đạo bàng-môn và tả-đạo”. Bởi không “Minh-Tâm Kiến-Tánh”, vì còn Vô-minh mê-lầm…! Và cứ mãi còn trụ-chấp vào âm-thanh sắc-tướng hữu-vi huyễn-hoặc đó!
Còn đã tỏ-ngộ được “Chánh-Pháp Diệu-Hữu Chơn-Ðạo” rồi thì “Vô-Sở Bất-Tại”. “Không có Thinh-Văn, Viên-Giác, Bích-Chi-Phật, Phật nữa”. Tuy nhiên, khi hóa-duyên… thì phải nương theo phương-tiện “MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA MẬT-ÐA”, mà diệu dụng “Trí Bát-Nhã, Tâm Kim-Cang” để làm thiện-xảo hầu “Chuyển-Mê Khai-Ngộ” cho hàng thiện-căn.
Ngược lại, dù cho hàng đại giáo-chủ, có tín-đồ đông, và lừng danh khắp thế-giới, mà không nương theo phương-tiện “MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA MẬT-ÐA Tâm-Kinh”, hoặc “Chơn-Truyền Bí-Pháp Mật-Diệu Phục-Huờn Hư-Vô” để làm chỉ-chuẩn cho việc “Tu-Thân Hành-Ðạo”; hoặc có học “MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA MẬT-ÐA Tâm-Kinh” và v.v…, mà không nhẫn-nại, dũng-mãnh tinh-tấn chính-chắn tu-trì ngộ-nhập với “MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA MẬT-ÐA Tâm-Kinh” (và v.v…), nên vẫn còn vô-minh mê-lầm…, biên-kiến, bảo-thủ, trụ-chấp vào hình thức âm-thanh sắc-tướng… đam-mê giả-danh, quyền-lợi biện thuyết theo kinh sử hữu tự… Thích người cung phụng quạt, hầu, lạy-bái, và tiền hô hậu ủng v.v… Như vậy chưa sạch lòng trần (là điều thất-đức), vẫn còn đắm-nhiễm, lợi-dưỡng, chứng tỏ là còn phàm-tâm giả-ngã, mến thích sống trong ma cảnh ngũ-dục mà không hay biết! Nếu phải chi trực-giác ngộ được câu này trong kinh Kim-Cang rằng, “Phàm sở hữu tướng giai thị hữu vọng” (Nghĩa là: phàm cả sự gì mà có hình-tướng đều là sự huyễn dối ).
Ðáng thương thay! Những tà-sư ngoại-đạo hay bảo-thủ cho hình-thức, thần-thông (quyền-năng) là đúng. - Chơn-Lý mà nói: “hình-thức không thể phá được nghiệp vô-minh, và Thần-thông cũng không thể cứu-giải được nghiệp sanh-tử quả-báo luân-hồi!”
Tại sao rơi vào tà-sư ngoại-đạo? – Bởi nguyên-do không sợ việc quả-báo sanh-tử luân-hồi, tu không nương tùng theo “Qui-Luật Giới-Hạnh”- Không biết “Ăn-Năn Sám-Hối” sửa sai. Tu không chính-chắn tinh-tấn và cũng không dũng-mãnh để chiến-đấu giặc lòng. Giải-đãi, thiếu chí khổ học, khổ luyện… - Mà lại lợi-dưỡng, tâm buông-lung rong-duỗi theo trần-duyên, sở trụ vào trước ý mãi hay vọng-cầu… Do đó, Thiên-ma hoặc Tinh-linh tiếp được vọng-ý… nó liền ẩn nhập vào tiềm-phục ngấm-ngầm hằng chế-ngự Thần-thức mà lái tâm mê vọng … làm theo ý của nó (là Tà Ðạo). – Hễ ý vọng cái gì thì nó cho được như ý cái đó – Thậm-chí nó còn vận-dụng người ở các nơi về theo đông, để nghe thuyết-giảng, dù không đúng với “Chơn-Lý Chánh-Pháp” cũng cho là đúng hợp ý, tôn-vinh Thầy Tổ. Không chứng nói chứng, không đắc nói đắc (đó là đại vọng-ngữ), để mê hoặc nhau, trụ vào hình-thức, cứ mãi nặng lo về việc xây-dựng cho nhiều chùa-chiền… hằng say-mê lao đầu trong rừng hí-luận lý-chướng u-tối không đâu!
Bỏ “Quán-Tự-Tại” nội tâm để Chiêm-nghiệm “Chánh-Pháp Nhãn-Tàng” mà “Khai-Minh” ngõ hầu đọc, học quyển “Huyền-Thư Kinh-Tâm Vô-Tự”. Vì quyển “Huyền-Thư Tâm-Kinh Vô-Tự” ai ai cũng đều sẵn có, không phải dành riêng cho Phật. Bởi mỗi người đều có “Phật-Tâm Chơn-Như”. Ngược lại, do duyên khởi động vọng… mà lạc đường hạp với Ma Ðạo.
Cớ sao vậy? – Vì mỗi người chúng ta đều có Thể-Phách và trình-độ…, đây Phục-Nguyên chỉ nói riêng người tu, nếu tu mà không biết phương-pháp tu cụ-thể, hoặc không duyên gặp đặng hàng “Chơn-Sư Siêu-Nhiên Chánh-Ðẳng-Giác”, hoặc không nghiêm-trì “Qui-Luật Giới-Hạnh” làm chỉ-chuẩn, hoặc không “Tinh-Tấn Chính-Chắn,” hoặc không “Chánh-Niệm, Chánh-Ðịnh, Chánh-Tư-Duy” để tập-trung vào việc cầu tu giải-thoát.
Trái lại, tâm vọng-động về danh, lợi, quyền và thích làm Thầy Tổ để lập môn-phái v.v… Thì hàng Thiên-ma hoặc Tinh-linh nó tùy theo Thể-Phách và trình-độ phù-hạp với người đó mà nó nhập vào để tá-trợ làm theo ý của nó, chính người đó cũng không bao giờ hay biết mình đã làm tay sai cho Thiên-ma và Tinh-linh. Duy chỉ có quý vị trọn-lành hàng “Chơn-Tu Chánh-Giác” thâm-hậu “Ðại-Ðịnh” cao độ có được “Huệ-Nhãn, Pháp-Nhãn…” thì mới thấy hết…! Nhưng không nói!
Ðiều nên cần biết! Hễ trình-độ của người tham-vọng cao, thì Thiên-ma hoặc Tinh-linh nào cũng cùng tương-đương căn-cơ trình-độ mà Thể-Phách lại phù-hạp với người đó (đồng-thanh tương-ứng, đồng-khí tương-cầu), thì nó ẩn-nhập tiềm-phục vào để tá-trợ tăng thêm quyền-năng Thể-vía, Thể-trí, Thần-thức thông-minh, Linh-thiêng tạo có nhiều ứng-nghiệm…, làm cho người ta tin-tưởng không ít…! Ðể kích-thích tâm-lý mà theo cho đông và cũng có thể trở nên triết-gia hùng-biện là khác đó!
Nói chung tất cả người tu bất-luận…, nếu VỌNG… thì tùy theo căn-cơ, trình-độ, nếu phù-hạp với Thể-Phách – căn-cơ, trình-độ nào của hàng Thiên-Ma hoặc Tinh-linh đó, thì nó nhập vào Thức-thần ẩn tiềm-phục chế-ngự để chuyển tâm VỌNG… làm theo ý muốn…, tức là ý của Thiên-Ma hoặc Tinh-linh, vì chúng có cả “Ngũ-Thông”, và biến-hóa vô cùng, hoặc tà-thuật không thể lường được. Ðồng thời nó có hấp-lực thu-hút rất mạnh – Nếu ai mà tinh-thần yếu, tâm-trí không sáng-suốt, hoặc quá nhẹ dạ ai nói gì cũng nghe tin theo, hoặc mê-tín dị-đoan thích nghe tiên-tri Thiên-cơ, soi-căn, hay nói huyền-diệu không đâu, hoặc ham mê danh lợi quyền, hoặc thích người cung-phụng hầu-hạ,ï lạy-bái, hoặc sinh-hoạt theo “Nhị-Biên-Kiến” thói phàm-phu , hoặc nó khiến cho tâm mê nặng cố-chấp bảo-thủ theo những hình-thức âm-thanh sắc-tướng kinh-sử lý-chướng, hoặc ham-thích thần-thông và quyền-năng, hoặc thích đi thuyết-giảng có ẩn ý khoe danh, hoặc kích-thích về tâm-lý thu-hút người để theo mình, tất cả đều lọt vào kế của Thiên-Ma và Tinh-linh làm cho mê hồn trận hết đó!
Vì thế, trong kinh Kim-Cang, Ðức Phật có nói: “Nếu tìm Ta qua sắc-tướng, hoặc cầu ta bằng âm-thanh thì đó là hành Tà Ðạo”. Vì thế, vào thời-kỳ mạt-pháp này, Tà-sư ngoại-Ðạo đã lan-tràn, bởi ảnh-hưởng hấp-lực tiềm-phục quyền-năng của Thiên-Ma và Tinh-linh nó ám che tâm-trí, không bao giờ ngộ được “Chánh-Pháp Nhãn-Tàng”, hoặc “Nhãn-Thị Chủ-Tâm” để tu giải-thoát khỏi cõi trần-gian dẫy-đầy biết bao nhiêu là sự đau-khổ không ít…! Nên hết sức là tai-hại!
Chẳng hạn như những thành-phần không xuất-gia tu-luyện mà đương-nhiên lại được phong làm Giáo-chủ, Quyền-chức, hoặc Hội-trưởng trong một Tôn-giáo, Hệ-phái…, thì không bao giờ chấp-nhận qua “Pháp Ðại-Thừa Tịnh-Luyện” để cầu “Ðạo Giải-Thoát”. Thậm-chí lại còn bài-bác đả-phá người “Tu Ðại-Thừa”, hoặc đả-phá phỉ-báng kinh Ðại-Thừa. Vì thế, những thành phần Giáo-chủ này không bao giờ có đủ trình-độ “Thanh-Tịnh-Tâm Trọn-Lành”, và cũng chẳng hiểu gì về “Pháp Tu Giải-Thoát”. – Mà cũng rơi phạm vào nghiệp “Nhứt-Xiển-Ðề”(Nói theo Qui-Luật Giới-Hạnh của Phật). Những thành phần Giáo-chủ này, đều do Thiên-Ma và Tinh-linh làm chủ-sự cả thảy đó!
Vô hình chung phá-hoại “Chánh-Pháp” và chận đứng sự tiến-hóa của nhơn-sinh, khi chết rồi phải bị trầm-luân sa-đọa… hoặc về quê-hương của Thiên-Ma vậy. Ðiều này rất là quan-trọng.
Thương thay! Những ai mà vô phước đã bị ảnh-hưởng ám-khí hấp-lực của Thiên-Ma hoặc Tinh-linh rồi thì không thể “Chơn-Lý Công-Năng Nhiệm-Mầu” nào để cứu-giải được! Âu cũng do nghiệp-chướng quả-báo đã bao đời và thiếu phước-đức đó!
Những thành phần này thậm-chí rất cống-cao ngã mạn, tự cho đã chứng, đắc hoặc xưng là Phật, Thánh, Di-Lặc xuống thế. Ðiển-hình như ở VN. Ðã lâu nay, tá danh xưng không biết bao nhiêu là Di-Lặc! Ngược lại, kinh Thập Ðại Ðệ-Tử của Phật vào chương của ngài Ca-Diếp đã có nói: “68 ức niên nữa Di-Lặc sẽ giáng-sanh” – Như vậy, thời-gian còn quá lâu Di-Lặc mới giáng-sanh đó!
Chư Thiện-căn! Sở-dĩ Phục-Nguyên viết bài này, vì thời-kỳ mạt-pháp hiện nay Tà-sư ngoại-Ðạo đã dẫy-đầy, nên Phục-Nguyên mới luận ra để mô-tả tổng-quát cho hàng Thiện-căn mở tầm kiến-thức mục-kích mà nghiên-cứu thêm kinh-nghiệm bao-quát chung chung hầu khai-ngộ… để giúp-ích cho chư Thiện-hướng đã và đang phát-tâm cầu học Ðạo giải-thoát...! Nên phải thận-trọng trong việc tu-hành kẻo sai đường… Chớ hạnh người tu thì không nên thị-phi, công-kích, phỉ-báng bất cứ một ai cả, nếu như vậy thì đã thiếu lòng từ-tha rồi, và phải tạo thêm quả-báo nghiệp-chướng luân-hồi để trả nhiều oan-nghiệt khổ-đau không ít…!
Phần nguyên-lý, Phục-Nguyên đã phân-tách giải rõ trên, mục-đích để làm sáng-tỏ “Chánh-Pháp Chơn-Ðạo” cũng vì mọi người mà thôi !
Chư Thiện-căn nên biết: “Chơn-Phật Không Hình, Chơn-Ðạo Không Thể, Chơn-Pháp Không Tướng” và cũng không có chứng, đắc nữa vậy.

PHÚ
Tu phải biết, đâu chơn, đâu giả…
Khi tỉnh rồi, hối-hả tu nhanh,
Tìm “Chánh-Ðạo”, nương pháp “Tịnh-Thanh”
Tùng “Giới-Hạnh”, học rành tránh phạm…!
Tự xét mình, ngăn-ngừa ma ám…
Chớ “Vọng-Cầu”, ắt phạm hạnh tu;
Phải “Ăn-Năn Sám-Hối” công-phu…
Tịnh “Hồi-Quang”, vẹt mù “Ngũ-Ấm”.
Quay “Thực-Tại”, “Nghiêm-Trì Giới-Cấm”,
“Ðốn Vô-Minh”, nhiễm cảnh mê-lầm…!
Hằng “Chánh-Niệm”, năng “Ðịnh Nội-Tâm”,
Năng tinh-tấn, đoạn mầm trần-cấu…
Học Ðạo-Mầu, “Chơn-Truyền” roi-dấu;
“Luyện Tam-Qui”, rõ thấu “Vi-Thâm”…!
Phải “Ðại-Ðịnh”, kẻo lệïch sai-nhầm…
Bị “Tẩu-Hỏa”, ma âm nhiễu-loạn…
Vẹn “Giới-Răn”, thậm-thâm Huệ sáng…!
“Luyện Tứ-Tổ”, tường-hản “Qui-Gia”,
“Bế Ngũ-Quan”, trọn-hạnh “Phật-Ðà”,
“Luyện Huờn-Chơn, Tam-Gia Qui-Nhứt”.
Này Thiện-căn! “Vô-Thường Chờ Chực…”;
“Kiếp Tử Kề, Khốn-Cực Oại-Oằn…!”
Khi tỉnh rồi, tạm mượn giả thân,
Ðể “Tu-Luyện, Phục-Thần Huờn Ðạo”.
“Phải thiệt tu, tu sao rốt-ráo…!”
Chính-chắn lòng, “Thất-Bảo Qui-Nguyên”,
“Nhãn-Chủ-Tâm, Tỏ-Ngộ Chơn-Truyền”,
Kỳ mạt-pháp, Phật-duyên mặc-khải…!
Kêu thế-gian, thức lòng tỉnh lại,
Bươn mau tu, oan-trái khỏa tiêu…
Dứt tạp nhiễm, “Tịch-Diệt Ðạo Siêu”,
“Huờn Phật-Tánh”, trương-chiêu cứu-thế.
Chư Thiện-căn! Nên hiểu điều này:
- Siêu-thức do Chánh-Giác tu đạt Ðạo.
- Siêu-thức do Vọng… không có công-năng tu.

1 – Siêu-thức do “Chánh-Ðẳng-Giác” tu đạt Ðạo, như Ðức Phật Thích-Ca… khi tỉnh-thức hồi-tâm, lo tránh nghiệp “Sanh Lão Bệnh Tử” (Tứ-khổ) vô-thường ! Nên tự giác-ngộ hối-hả phải bươn mau cầu Ðạo mà lo tu giải-thoát…!
Phải nương vào phương-tiện “MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA MẬT-ÐA TÂM-KINH” (khẩu-khuyết…) và “Tịnh-Luyện Tánh-Mạng Song-Tu” (khẩu-khuyết…).
“Giới-Luật Tu Huyền-Mật: A-Nậu-Ða-La, Tam-Miệu, Tam-Bồ-Ðề” (Vô-Thượng-Ðạo, Chánh-Ðẳng, Chánh-Giác) – Phải khổ-hạnh tạ-thủ công-phu tu-luyện trực-ngộ “Chánh-Pháp Nhãn-Tàng”, “Ðốn”, tự giải-trừ vẹt màn Vô-minh, không còn mê-lầm vạn-pháp hữu-lậu ảo-ảnh của thế-gian nữa. Kết-quả việc tu: “Từ Chánh-Niệm, Chánh-Ðịnh, Ðại-Ðịnh, Xuất-Ðịnh”(Ngũ-Uẩn Giai-Không). Ðã hoàn-thành là: “Vong-Thân, Vong-Ngã, Huờn Phật-Tánh Chơn-Như” (Hư-Vô). Cũng do luyện bí-khuyết: “Thần Cư Bắc-Hải, Khí Ðáo Nam-Sang… Tiểu-Châu-Thiên – Ðại-Châu-Thiên, Năng Pháp-Luân Tự-Chuyển Huệ-Tâm-Khai – Vô-Tự Chơn-Kinh.”
Khi Ðức Phật ta-bà tùy duyên hóa-độ, hướng-dẫn người tu theo “Chơn-Lý” rất rõ-rệt.- Chủ-trương phải tùng theo “Qui-Luật Giới Hạnh”, hay xét mình để “Ăn-Năn Sám-Hối” những điều đã phạm… Không mê-tín dị-đoan huyễn-hoặc không đâu!
Pháp tu-luyện: “Tối-Thượng Nhứt-Thừa” “Thân Tâm là một thực-thể không tách rời nhau” (cũng có nghĩa là Tánh-Mạng Song-Tu vậy) .
Hằng năng tinh-tấn chín-chắn việc tu tập khổ-hạnh, khổ-luyện…, “Tịch-Ðốc Chi-Thời”, như : “Tham-Thiền Nhập-Ðịnh, Hồi-Quang Phản-Quán,
Chiếu-Kiến Ngũ-Uẩn Giai-Không” vậy.
2 – Siêu-thức do Vọng…, không có công-năng tu-luyện. Những thành-phần này vẫn còn sống chung với vợ con, mọi sự sinh-hoạt cũng còn bình-thường như bao nhiêu người đời khác. - Không có xuất-gia “ Nhập-Thất” để tu-luyện… Không biết nương theo “Qui-Luật Giới-Hạnh”

làm chỉ-chuẩn cho việc tu-hành!
Song song, không biết “Chơn-Truyền Chánh-Pháp” làø chi chi cả. Hay xưng-hô có sứ-mạng của Trời, Phật,… Thích làm giáo-chủ, Thầy Tổ…, để lập môn-phái. Ông ứng bà hành…, ngụy-tạo huyền-linh để kích-thích tâm-lý mà chiêu-dụ người theo mình cho đông.
Ngược lại, không đủ tư-cách đức-hạnh, công-năng Ðạo-Pháp và “Tài-Hoa Trí-Huệ” để hướng người tu trúng vào “Chơn-Pháp, Chơn-Tâm, Chơn-Ðạo” đó! Nếu ai là người cầu tu giải-thoát nghiệp quả-báo luân-hồi sanh-tử khổ-đau, mà không biết phân-biệt chơn-giả, vô-phúc gặp phải những thành-phần Siêu-thức Tà-sư Ngoại-Ðạo này thì hết sức tai-hại cho kiếp con người không ít đó! Thời kỳ này, đã và đang có rất nhiều những thành-phần Tà-sư Ngoại-Ðạo và hàng Siêu-thức đã kể trên, nên hàng Thiện-căn phải sáng-suốt mà thận-trọng cho lắm lắm!!!
Vì thế, thảy thảy nên dùng “Chánh-Kiến” để làm chỉ-chuẩn cho mọi sự việc… “Trước-Khi Chấp-Nhận Phải Biết Phân-Biệt…!” .
Nên, tu cần phải có “Ðịnh” mới sáng-suốt; sáng-suốt thì không còn mê-lầm…! – “Có Ðịnh Mới Có Huệ; Ðịnh Ít Thì Huệ Ít;

Ðịnh Nhiều Thì Huệ Nhiều” .
Ngược lại, “Không Ðịnh Thì Không Có Huệ; Không Có Huệ Thì Tà –

Có Huệ Thì Chánh” .
Ðịnh là gì ? - Là “Sự Lắng Ðộng Tâm-Tư Ðể Ðược Yên-Tĩnh, Nhằm Tập-Trung các Sức-Mạnh Vĩ-Ðại Bắt Nguồn Từ Vô-Thức Hay Từ Tiềm-Thức, Ðể Ðưa Vào Ý-Thức Và Làm Bừng Nở Các Năng-Khiếu Siêu-Việt Sáng-Tạo, Hầu Cổi-Mở Các Vòng Dây Sanh-Tử Khổ-Ðau Triền-Miên Tức Là Giải-Thoát”. (Khẩu-Khuyết…).
Phải “Tinh-Tấn Tu Thiền-Ðịnh” (Chiêm-Nghiệm) Ngoài lìa tướng… là “Thiền”; Trong chẳng xao-động… là “Ðịnh”, tinh-tấn chính-chắn làm được như vậy thì tâm-hồn tỉnh lại. Nhưng trước nhứt phải quay về “Thực-Tại Chánh-Niệm, Nhiếp-Tâm Không Phóng-Diễn…”, rồi mới có kết-quả Ðịnh; Ðịnh cao hơn nữa thì phải nương vào “Chơn-Pháp, Năng Bế Ngũ-Quan Ðại-Ðịnh Tam-Muội”. Song song với “Pháp Mật-Diệu Hạ-Thực Thượng-Hư” – Cũng có nghĩa là : “Tinh-Khí-Thần Gom Nhồi Lại Làm Một Tại Hạ Ðơn-Ðiền”. Nơi điểm “Trung-Ðiền Thì Phải Vô-Tâm”. Và lên điểm “Thượng-Ðiền Thì Óc Phải Trống-Rỗng”. Như vậy, đã tiêu-tan hết mọi ý-nghĩ…, mọi dấu vết, cặn-bả, trong đầu-óc. – Khi không còn ấn-tượng dấu-vết gì…, khi không còn ý-nghĩ gì xuất-hiện trong đầu-óc, thì lúc ấy đã có sự trống-rỗng hoàn-toàn. Khi có kết-quả đầu-óc trống-rỗng như vậy, sạch hết cặn-bả rồi thì người ta sẽ sáng-suốt hoàn-toàn, đã giải-trừ hết nghiệp Vô-minh, mê-lầm vạn-pháp thế-gian hữu-lậu nữa. Ðó cũng có nghĩa là giải hết nghiệp chúng-sanh, “Huờn Phật-Tánh” (Hư-Vô). Sự trống-rỗng trong đầu-óc, cũng có nghĩa là: “Phá Nhứt-Khiếu Chi-Huyền-Quang…”. Hoặc “Chánh-Pháp Nhãn-Tàng”. Ðược như vậy mới “Ðắc A-Nậu Ða-La Tam-Miệu Tam Bồ-Ðề”, mà “Huờn Phật-Vị” (Trong bài “Di-Lặc Chơn-Kinh” của Ðạo Cao-Ðài). – Cũng bắt nguồn từ “Kinh Kim-Cang” của Phật đó!
Nói lại sự trống-rỗng này cũng được Chúa Giê-Su nói đến trong câu: “Dide toi de toi même et je t’emplirai”, (Con hãy làm cho con trống-rỗng đi Ta sẽ làm đầy lại cho con).
“Thực-Hành Thiền-Ðịnh”, khi nêu câu nói trên của Chúa Giê-Su, giải-thích như sau: “Công-việc làm cho mọi ý-nghĩ tiêu-tan trong đầu-óc, phải được bắt đầu khi bạn đã có sự Tập-Trung Tư-Tưởng” .
Này chư Thiện-căn! Nên am-hiểu rằng: Phật, Chúa tu cũng cùng “Nhứt-Pháp Tập-Trung Tư-Tưởng Không Khác”. Nếu tu mà bỏ “Tập-Trung Tư-Tưởng” thì không bao giờ đạt đến mục-đích “Chánh-Ðịnh” .
Hễ tâm không có “Chánh-Ðịnh” thì không bao giờ có Trí-Huệ. Nên sự trống-rỗng là một điều rất khó thực-hiện, nếu ai làm có kết-quả được thì người ấy không còn nghiệp thói chúng-sanh “Tham, Sân, Si” và “Thể-Tính Chúng-Sinh.” (Thể-Tính Chúng-Sanh là: Tự-ái, Cáo-cấu, Oán-hận, Thù-hằn, Ghen-ghét, Ganh-tị, Ðố-kỵ, Dị-biệt, Thành-kiến, Ích-kỷ và v.v…). Thì ắt sẽ sáng-suốt, biết hết “Bí-Mật Của Vũ-Trụ”, và thành

“Lậu-Tận-Thông” ngay vậy.
Như Ðức Phật Thích-Ca, tu đã 06 năm mà không đạt thành Chánh-quả, cũng do nơi chưa “Tập-Trung Tư-Tưởng” được, và “Tâm còn xao-động, đầu-óc chưa trống-rỗng”. Nên Ðức Phật mới nói rằng:“Ta nhứt quyết ngồi tại gốc cây này (cây Bồ-Ðề) chừng nào chứng-quả Ta mới đứng dậy, ngược bằng không Ta ngồi đây cho giũ xác luôn” .
Song, trong lúc Ðức Phật Thích-Ca Tọa-Thiền dùng chỉ một chữ “Aum” (Úm – Án – Om) để luyện “Tập-Trung Tư-Tưởng” tại huyệt…(khẩu khuyết…) trong 49 ngày đêm, đã được “Ðắc-Nhứt Huờn-Hư” – “Lậu-Tận-Thông”.
Vô-Tâm, Óc Trống-Rỗng” – “Phục-Qui Ư-Anh-Nhi” vào lúc canh ba (Từ 23giờ đến 1giờ) còn gọi là vào giờ Tí.
Tam-Thế Chư Phật xưa kia cũng nhờ luyện chữ “Aum” để “Tập-Trung Tư-Tưởng” mà “Phục-Qui Ư-Anh-Nhi” – “Ðắc-Nhứt Thành Ðạo” vậy.
Chữ “Aum”có tác-dụng tẩy-trừ hết tất cả trược-cấu ô-nhiễm thói chúng-sinh. – Huờn lại tâm trong-sạch Toàn-giác, Toàn-chơn. Vì thế, Cha “Khai Ðạo Cao-Ðài Trong Kỳ-Tam”, đã có dạy: “Ðạo của Thầy không có chi, chỉ có A-Ă-Â mà thôi”.

Theo Phục-Nguyên này biết: Nói chung hết những người trong hệ-phái “Ðại-Ðạo Cao-Ðài” không bao giờ biết Cha dạy ba chữ “A-Ă-” này là có ngụ-ý gì? Chỉ biết như vậy mà thôi !
Vì Ðạo Cha rất “Mầu-Nhiệm” lắm lắm!!!
Không thể nói lậu ra hết được! Bởi vì căn-cơ còn quá thấp-kém, nghiệp-lực lại quá dầy… Vọng-tưởng thì quá cao, không thể nào luyện “Pháp Huyền-Mật” này được. Nó không khó, nhưng đòi hỏi phải hàng căn-cơ cao, có ý-chí dũng-mãnh phi-thường! Trọn-lành “Chết Ðời Sống Ðạo” thì Tu-Luyện mới được!
Vì thế, lúc đó Thầy không thể lậu… Nay Phục-Nguyên này, Kỉnh Cha, xin lậu ra ba chữ “A-Ă-” để cho hàng hệ-phái Cao-Ðài biết ba chữ này có ý-nghĩa gì trong “Chơn-Truyền Huyền-Mật?” Ðể làm phương-tiện tu giải-thoát…! Nhưng cũng không thể lậu hết “Huyền-Mật” này, nếu không phải căn lành thì e có hại…!
Phục-Nguyên nói đây: Ba chữ “A-Ă-”, đọc thành âm là chữ “Aum”. Nào! Chư Thiện-căn cứ phát-âm đọc thử rồi xem ra sao?
Phân-biệt ba chữ: Úm – Án – Om.
- Ấn-Ðộ đọc là: Úm.
- Trung-Quốc đọc là: Án.
- Chung là: Aum.
- Tây-Tạng đọc là: Om.
Ðức Phật Thích-Ca ngồi “Thiền-Ðịnh” 06 năm mà chưa có kết-quả việc tu-luyện, nhưng cũng nhờ Cha “Cảm-Ứng Gia-Bị Pháp Huyền-Mật” cho Ðức Phật Thích-Ca, rồi Ðức Phật Thích-Ca mới “Tập-Trung Tư-Tưởng” tinh-luyện pháp… và Pháp “Huyền-Mật” tại huyệt… trong 49 ngày và đêm được “Thành-Ðạo Vào Lúc Canh Ba.”
Kết-quả Thành-Ðạo là: “Ngũ-Khí Triều-Nguơn, Tam-Hoa Tụ-Ðảnh” – Ðó là “Phá Nhứt-Khiếu, Chi Huyền-Quang…” Nên trên Thượng-Ðiền của Ðức Phật Thích-Ca, có để hiện-tượng thể-pháp hào-quang 5 màu, như: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. (đó là Ngũ-Khí Triều-Nguơn) .
- Kim: Màu trắng.
- Mộc: Màu xanh.
- Thủy: Màu Ðen.
- Hỏa: Màu Ðỏ.
- Thổ: Màu Vàng.
Do “Tinh-Luyện”, thanh-lọc trong ngũ-tạng (Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận), loại-trừ hết “Hậu-Thiên, Phục-Huờn Tiên-Thiên”, mới “Ðắc-Nhứt Như-Lai” (Phật-Tánh) đó!
Chư Thiện-căn! Theo riêng Phục-Nguyên biết, Cơ “Ðạo Huyền-Nhiệm” của Cha dạy là “Tối-Ư Mật-Diệu”, nếu ai là người có duyên lành, ý-chí dũng-mãnh, “Phát-Tâm Ðại-Nguyện Lớn”, xuất-gia ẩn “Nhập-Thất”, phải “Chết Ðời Sống-Ðạo, Tạ-Thủ Công-Phu, Khổ Học, Khổ Tịnh-Luyện Tịch-Ðốc Chi-Thời” thì mới có kết-quả hữu-hiệu. Nhưng phải có “Chơn-Pháp Chánh Truyền”, còn phải đòi hỏi căn-cơ mức tiến-hóa nữa.
Nên, Cha Khai Ðạo vào Kỳ-tam có bày chỉ ra ẩn “Pho Chơn-Pháp Chánh-Truyền” rất “Nhiệm-Mầu Huyền-Mật”, như:
– Tu theo “Tân-Dân Minh-Ðức” phải Tu như thế nào?
– Tu theo Tiên-Giáo phải Tu như thế nào?
– Tu theo Thích-Giáo (Phật Ðạo) phải Tu như thế nào?
– Tu theo “Pháp Ðắc A-Nậu Ða-La Tam-Miệu Tam-Bồ-Ðề” (Di-Lặc Chơn-Kinh) phải Tu như thế nào?
– Tu theo “Chơn-Pháp Chánh-Truyền Trên Thiên-Bàn” phải Tu như thế nào?
– Tu Pháp Nam-Mô Phật phải Tu như thế nào?
– Tu Pháp Nam-Mô Pháp Phải Tu như thế nào?
– Tu Pháp Nam-Mô Tăng phải Tu như thế nào?
– Tu Pháp “Nhãn-Thị Chủ-Tâm” phải Tu như thế nào?
– Tu Pháp bắt Ấn-Tý (Kim-Cang Quyền -Ấn) phải Tu như thế nào?
Này chư Thiện-căn! Chung tất cả hệ-phái Cao-Ðài, Phục-Nguyên này đã kê ra từng mục “Trong Pho Chơn-Pháp Chánh-Truyền” của “Ðại-Ðạo Cao-Ðài” Kỳ Tam, để “Chấn-Hưng Thất Kỳ-Truyền…”.
Nay lời thành thật của Phục-Nguyên này, - ông cùng phải là môn-đồ Cao-Ðài, - Không phải là môn-đồ Phật-Giáo, - Không phải là môn-đồ Thiên-Chúa-Giáo, và v.v… Phục-Nguyên này chỉ là hàng “Chơn-Tu” bình-thường.
Xin ướm hỏi chung hết cả thảy hàng môn-đồ của các hệ-phái “Ðại-Ðạo Cao-Ðài”. Vậy, hơn 80 năm nay đã có “Tu-Học, Am-Hiểu…Và Tu-Luyện” theo như “Pho Chơn-Pháp Chánh-Truyền” mà Cha đã dạy… theo như Phục-Nguyên đã kê trên?
Nếu có, thì phải kết-quả “Phục-Huờn Chơn-Như, Khai Xuất Tâm-Kinh Vô-Tự”, mà mượn giả thân bươn ra ta-bà, tùy-duyên “Phổ-Ðộ Chúng-Sinh”, có vậy mới tạo nguồn sáng “Ðại-Ðạo Cao-Ðài Cứu-Thế” Kỳ-Tam của Cha. Và “Chấn-Hưng Thất Kỳ-Truyền…” đó!
Ngược lại, không Tu theo “Pho Chơn-Pháp Chánh-Truyền”, mà Cha đã dạy… theo như Phục-Nguyên đã kê trên, thử hỏi như Tu không đúng với “Chơn-Pháp Chánh-Truyền”, thì bản-thân môn-đồ có được giải-thoát không? – Có đủ trình-độ về mặt “Tâm-Linh, Ðại Trí-Huệ” để ra “Chấn-Hưng Thất Kỳ-Truyền…”hay không? – Phục-Nguyên xin chư Thiện-căn

cứ tự hỏi và tự trả lời…!
Riêng Phục-Nguyên này, đã nương theo “Pho Chơn-Pháp Chánh-Truyền” của Cha đã dạy… mà Phục-Nguyên đã kể trên. Rồi vào non ẩn “Tu Tịnh-Luyện”, đã ngót 7 năm, thiếu 49 ngày. Rồi hạ-sơn ta-bà theo thị-thành đi hành-khất ăn, để luyện thêm cho sạch tâm trần, gần 20 tháng nữa. Lúc đó Phục-Nguyên này mới cảm-nhận được sự “Mầu-Nhiệm” Ðạo của Cha hết sức là tuyệt-vời không thể nói được! Nếu Thiện-căn nào hữu-duyên, hữu-hạnh tùng theo “Chơn-Pháp Chánh-Truyền” của Cha đã dạy… thì cứ “Nhập-Thất Tu Tịnh-Luyện” rồi thì tự biết…!
“Chơn-Pháp Chánh-Truyền” của Cha đã dạy…., đó là đúng nghĩa “Ân-Xá Kỳ-Tam.” Chớ đừng có hiểu quá thiển-cận, không có tu cũng được giải oan-nghiệt, là nhờ sự “Ân-Xá” của Cha.
Này chư Thiện-căn! Hãy xem kỹ-càng lời dạy của Cha dưới

đây để mà chiêm-nghiệm:
“Thầy thương các con là chỉ dạy các con phải cố-gắng vâng theo lời Thầy mà thực-hành, thì mỗi trẻ mới nên được ngôi-vị, chớ Thầy không thể bồng-ẳm các con trở về ngôi-vị được”
Vậy môn-đồ của các hệ-phái Cao-Ðài thử xem kỹ theo lời của Cha đã dạy nêu trên như thế nào?
Theo như Phục-Nguyên này đã biết, Ðạo của Cha hết sức là “Nhiệm-Mầu” không thể nói hết được, thế mà có một số người môn-đồ Cao-Ðài lại bỏ đi theo các hệ-phái khác. Là thuộc về Bàng-môn ngoại-đạo, không có “Chơn-Pháp Chánh-Truyền”, kể cả “Qui-Luật Giới-Hạnh” như “Ðại-Ðạo Cao-Ðài” mà Cha đã dạy vào Kỳ-Tam này!
Phục-Nguyên này ý thật vô-tư, không có gì khác… chỉ có những lời “Chơn-Thật Bất-Hư” này để giúp cho hàng đẳng đẳng nhơn-sanh mau tự ý-thức mà quay về “Chơn-Pháp Chánh-Truyền” của Cha, đoạn lo Tu từ “Tiểu Linh-Quang” mà hiệp với “Cha Ðại Linh-Quang”; Nhưng tùy theo căn-cơ, mặc dầu không giải-thoát cũng được hưởng tiến-hóa, chính đó là “Ân-Xá” vậy.
– Thiên-Phục-Nguyê
n –

Bủu Minh Ðàn.Trang Web Phục Vụ Nhơn Sanh Miễn Phí.,Webmaster Trương Ngọc An  

  Thư Viện 1          4     5