THIÊN LÝ NHƠN DỤC (Châu Minh, 15-3 năm Đại Đạo 36 Tân Sửu, 29-4-1961) Người ở đời ai cũng muốn sang giàu, nhưng mà không cố gắng siêng năng lo làm, cùng là ăn cần ở kiệm đúng theo phương pháp kiên trì học tập, thì làm sao nên sự nghiệp vật chất được? Người tu học cũng thế; thấy những bậc phật, tiên, thánh trọn lành ai cũng muốn ham, nhưng mà làm chẳng được trọn lành trọn phải là bởi tại sao? Phải chăng là nhơn dục chưa diệt tận. Vậy thiên lý là gì? Nhơn dục là sao? Thiên lý là: Lẽ phải, điều hay, sự lành. Nhơn dục là: Lẽ trái, điều dở, sự ác. Nhưng trong tam giáo đều vạch rõ hai con đường với danh từ là: phật ma, tiên tục, thánh phàm; Quân tử, tiểu nhơn cũng thế; nhưng tựu trung đều cũng ở trong tâm người mà ra cả thảy; từ thánh nhân đến tất cả mọi người, cùng đồng bẩm thụ một lý, một khí mà ra, tức nhiên là ai cũng có tâm hồn và thể xác như nhau; nhưng khác ở sự hành động mà thôi.Bởi thế: xưa kia vua nước Tề cho người theo dõi dò xét Á thánh Mạnh Tử, coi có điều gì khác với người ta không? Thì Mạnh Tử đáp rằng:“Hà dỉ di ư nhơn tai, Nghiêu Thuấn giữ nhân đồng hỉ.” Nghĩa là: Ta có khác gì người đâu? Vua Nghiêu Thuấn cũng như tất cả mọi người vậy.Như thế thì tất cả nhân loại đều như nhau, nhưng sự hành vi khác là ở sự phải quấy, tốt xấu mà thôi, cũng tượng trưng cho đường thiên lý và nhơn dục đó.Như vậy, ai đã biết lấy tâm làm chủ được xác thân, thì người ấy tiến theo thiên lý, còn ai để tâm bị thất tình, lục dục ám ảnh, tức nhiên là theo đường nhơn dục. Thư Viện 1 2 3 4 5
|