Tề Thiên đấu với Hồng Hài
hay
Thủy Hỏa Ký tế

Thánh Tịnh Tân Minh Quang
Đạo Đức Hạnh Tịnh Trường
Thuyết minh Giáo Lý ngày 7-2-2004
Đề Tài: I- Tây Du ký: Tề Thiên đấu với Hồng Hài
II- Thủy Hỏa Ký tế .

Nhân lúc tàn đông bước sang Tân Xuân con khỉ, Bần đạo đến với chư hiền qua đề tài " Tây Du Ký " . Phần Tề Thiên Đại Thánh đấu chiến với yêu quái Hồng Hài Nhi là con yêu thần thông quãng đại đã tu luyện đến mức siêu đẳng về Tam Muội Chơn Quả ... Xem Bần Đạo sơ lược:
Phái đoàn Thầy trò Đường Tăng gồm tứ vị: Tam Tạng Huyền Trang, Tôn Ngộ Không, Trư Ngộ Năng và Sa Ngô Tịnh.. Trên đường đến Thiên Trúc thỉnh kinh. Vào một thời điểm nọ, phái đoàn đi ngang một ngọn núi cao chớn chở đầy nguy hiểm thì bị yêu quái dụng kế bắt Tam Tạng đem về động núi ăn thịt. Tôn Ngộ Không phải nhờ Sơn Thần của núi ấy mới biết căn cội của loài yêu, đó là Hồng Hài Nhi con trai của Ngưu Ma Vương và La Sát Thiết Phiến. Hồng Hài Nhi tu 300 năm nơi Hỏa Vân Động kế dòng suối Khô Tòng Giảng, con yêu này đã luyện thành Tam Muội Chơn Hỏa đến mức siêu đẳng. Yêu bắt 36 Sơn Thần và 72 Thổ Địa phục vụ mình và sai khiến như tôi tớ. Tôn Ngộ Không và Trư Ngộ Năng đến gặp yêu quái và đấu chiến trận thứ nhứt, vừa lâm trận thì Trư Bái Giới đã không chịu nổi sức nóng của lửa Tam Muội nên vội vàng phi tẩu ! Còn Tôn Ngộ Không cầm cự đến lúc cuối thì cũng bôn đào ! Sau đó Ngộ Không cầu Tứ Hải Long Vương đến dụng nước biển để trợ chiến không bao lâu, cả biển nước lửa mênh mông và Ngộ Không đã chết trong trận chiến thứ nhì này ! Sau đó Ngộ Không được phục sinh và đến cầu viện Quan Âm Bồ Tát. Phật Quan Âm đã dùng nước Cam Lồ trong tịnh bình để dập tắt lửa Tam Muội của Hồng Hài và con yêu đã bị hàng phục bởi pháp quyền của Bồ Tát .
Đứng về khoa Huyền môn đạo pháp , Bần Đạo có đôi phần triết lý. Những hình ảnh mà Bần Đạo đề cập vừa qua trong tây Du Ký đều thuộc trong bản thể của chư hiền mà ở đây Đường Tam Tạng là đại diện. Về nhân vật Hồng hài Nhi , chư hiền có thể nghĩ rằng đó là Thánh Thai Phật Tử xuất hiện do kết quả của sự tu luyện sau khi vận hành 300 châu thiên ( con số 300 là 300 năm tu luyện ) . Một ý nghĩa khác mà hôm nay Bần Đạo sẽ khai thị thêm chư hiền được rõ Hồng Hài Nhi là biểu tượng của luồng hỏa hầu nằm ở huyệt Vĩ Lư. Luồng Hỏa này tức là luồng sinh lực mà Thượng Đế đã ban cho bản thể mỗi chúng sanh, xác thân tuy có chết, có tan rã nhưng luồng Sinh Hỏa lực này không hề bị hủy diệt với thời gian, nên có hiện tượng là " Hồng Hài Nhi " có nghĩa là " Đứa con nít lửa " trẻ mãi không già .
Khi chư hiền tu luyện vận châu thiên thì luồng Hỏa Lực này sẽ được kích động bừng khởi dậy , nó sẽ thiêu đốt những tình cảm, tình dục ô trược mà Trư Ngộ Năng ( Bát Giới ) là thể hiện của loại dục vọng này nơi con người. Chỉ ngay trận chiến đầu tiên là bát Giới đã phải gục ngã trước Tam Muội Chơn Hỏa. Sau đó sang trận thứ nhì, lúc đó Ngộ Không mới đại bại và chết gục. Tôn Ngộ Không là thể hiện của cái Trí tức là tư tưởng tạp loạn của con người, tư tưởng là thành trì rất kiên cố, thế nên phải qua trận chiến đấu thư hùng thứ nhì thì cái tư tưởng trần trược mới bị thanh lọc bởi luồng sanh Hỏa lực Tam Muội .
Hồng Hài Nhi sau khi đạt thần thông Tam Muội Hỏa đã khiển sử 36 Sơn Thần và 72 Thổ Địa theo ý của Bần Đạo , đó là để nói lên rằng một khi người tu hành làm chủ được luồng sinh Hỏa lực này rồi thì sẽ làm Chủ được Tam Thập lục Thiên và Thất Thập Nhị Địa .
Danh từ " Hỏa Vân Động " ám chỉ " Mệnh Môn Tuớng Hỏa " thuộc Thận. Kế bên Hỏa vân Động là" Suối Khô Tòng Giảng " ám chỉ Tinh Huyết. Chính nơi " Mênh Môn Tướng Hỏa " sẽ diễn ra quá trình nấu lọc Tinh Huyết Tinh nằm trong Huyết biến đổi thành Khí và Khí sẽ hóa Thần mà phi đàng về Thượng Đỉnh Hườn Cung .
Theo Tây Du Ký thì chỉ có nước Cam Lồ của Quan Âm Bồ tát mới đối trị được Lửa Tam Muội của Hồng Hài Nhi. Nưóc của Long Vương là phàm thủy làm sao khắc phục được Tam Muội Hỏa ? Vậy đứng về Khoa Huyền Môn , nước Cam Lồ là chỉ trong bản thể ? điều này rất sơ đẳng vậy .
Sau cùng , Bần Đạo ban cho chư hiền đề tài " Thủy Hỏa " qua sự chiến đấu của Tề Thiên và Hồng Hài . Thủy Hỏa nội thân nếu ký tế thì sẽ đắc thành Kim Thân giải thoát. Thủy Hỏa ngoại thể đó là Cộng Nghiệp của chư hiền đó vậy . Bần Đạo ban ân

Ngâm:
Giờ đây phận sự tỏ tường,
Hiệp Thiên tiếp ứng Lạc Vương lai đàn.
Thi:
Thọ lệnh Tôn Sư phóng điển quang
Tiếp vào quang khiếu của đồng loan
Lập công kỳ tận tâm nào quản,
Vận chuyễn huyền linh độ thế tàn .
Thi:
Di chuyễn âm dương hoán vị ngôi ,
Lạc hành ký tế phục tô bồi,
Chưởng quyền thay thế Tòa tam định,
Giáo Đạo kỳ ba thọ lệnh Trời .

Di Lạc Chưởng Giáo - Tôn Sư mừng chư môn đồ các cấp Tịnh Trường. Hỡi chư môn đồ , máy tuần hườn vận chuyễn Xuân tàn, Hạ mãn, Thu lai, Đông đáo, định luật tiêu, trưởng, dinh, hư đã chi phối khắp cùng vạn hữu, tất cả các pháp đều lần lượt đi vào biến hoại rồi lại được tái sinh, đó là sự luân hồi xoay vần không bao giờ ngừng nghỉ. Với lòng đại từ đại bi của Đấng Cha Trời và Quần Tiên Hội nên Tịnh Trường được thành lập để cho các nguyên căn hội tụ về đây để thực hành pháp Chơn Thiền định, thanh lọc tâm hồn hầu vượt ra ngoài cơ sanh diệt chứng quả vị Kim Thân Bồ Tát. Giờ đây Tôn Sư rọi điển vào căn tánh các tịnh viên mỗi đẳng cấp nơi các khóa trường, gần đây tinh thần các môn đồ có phần giảm sút với nhiều lý do khác nhau như là gia đình khó khăn, hay là nơi cửa thiền có những sự chinh lòng phiền não, và còn bao lý do khác nữa ! Từ đây các môn đồ trở nên thiếu phần tinh tấn trên con đường Đạo Pháp .
Hởi các môn đồ , con đường về Cực Lạc không phải dễ dàng, nhưng cũng không phải là quá khó đến nỗi không thể thực hiện được. Tôn Sư nhìn qua căn tánh các môn đồ , đa số môn đồ Nam Nữ khi phát tâm thiền định, rồi bước vào Tịnh Trường đều chứng tỏ là đã có chưởng gieo hột giống lành Thiền Định từ tiền kiếp, hiện nay các môn đồ đang nối tiếp lại con đường mà mình đã dấn thân từ các kiếp đã qua. Để sự tiến bước được vững vàng trên con đường Siêu Hình thượng học, các môn đồ cần lập chí cho cao thượng, phải trưởng dưởng các đức tánh nhẫn nhục để chịu đựng và rồi quan niệm rằng phải giàu có mới công quả được, hiểu như vậy chưa thể hiện đúng theo tinh thần trí huệ. Hãy tập làm công quả qua Thân, Khẩu , Ý tức là Hành Động bố thí, Ngôn Ngữ bố thí, Tư Tưởng bố thí .
Hành Động bố thí : Tất cả mọi việc làm nào dù lớn hay nhỏ đem lại sự lợi ích cho kẻ khác đều là hành động bố thí . Có những hành động bố thí không tốn kém tiền bạc, Tôn Sư nêu lên vài trường hợp: Giữ cho thanh sạch cảnh thiền môn, nhặt bỏ những chưóng ngại trên đường đi .
Ngôn Ngữ bố thí : Lời nói đầy đủ tình thương phát xuất tận đáy lòng, dùng lời để hòa giải mọi xung đột đều thuộc về Ngôn Ngữ bố thí .
Tư Tưởng bố thí: Thường nuôi dưỡng tâm trí thương yêu muôn loài vạn vật, tùy cơ hội mà giúp đỡ cho chúng .
Sự bố thí qua Thân, Khẩu, Ý mà Tôn Sư đề cập nếu các môn đồ tập sự với trọn vẹn cả tâm hồn mình thì đó là công đức vô lậu vậy .
Vậy các môn đồ cần suy gẫm lời của Tôn Sư cho thấu đáo .
Kế tiếp Tôn Sư đề cập đến đề tài " Thủy Hỏa Ký tế " nơi nội thân người tu luyện mà từ lâu các tịnh chủ của các Tịnh Trường đã hiểu biết sai lệch .
Theo quan niệm của các môn đồ thì Tâm( Tim) thuộc Hỏa và Thận thuộc Thủy. Hỏa Tâm đem xuống nung đốt Thủy (Tinh) của Thận biến thành Khí, đó là hiện tượng " Thủy Hòa Ký tế " . Giờ đây nghe Tôn Sư hỏi : Tinh chứa tại đâu nơi Thận ? Mà dụng Hỏa Tâm đem xuống Thận để nấu đốt ? Tinh mà các môn đồ thường nghĩ , đó là Trược Tinh ( Tinh sanh dục) thì Tinh đó chứa tại dịch hoàn, chớ nào phải tại Thận ? Và Trược Tinh ấy không tương quan đến khoa luyện Đạo. Nhưng Trược Tinh ấy nó đảm nhiệm một chức năng lớn lao trong sự sanh hóa mà còn bảo tồn sức khỏe cho con người và nhứt là người tu thì không nên để cho vơi kém cái tinh ba này. Vậy thì chữ Tinh mà khoa Huyền Môn Đạo Pháp đề cập là chi ? - Nghe Tôn Sư giải: " Tâm thuộc Hỏa cung Ly () . Thận thuộc Thủy cung Khảm ( ). Tâm Hỏa cung Ly () có 2 hòa Dương ờ ngoài, đó là Dương Hỏa, còn hòa Âm ở giữa đó là Âm Thủy, Âm Thủy tức là Âm Huyết thuộc về Tim. Khi con người ẩm thực chất bổ dưỡng thì các chất bổ này sẽ biến thành Huyết và trong Huyết có cái Tinh Hoa (Tinh) của thực phẩm. - Thận Thủy thuộc cung Khảm ( ) , 2 hòa Âm ở ngoài , đó là Âm Thủy, còn hào Dương ở giữa, đó là Dương Hỏa, Dương Hỏa tức là " Mạng Môn Tướng Hỏa " thuộc Thận .
Thế nên Huyết Tâm đi xuống Thận và gặp Mệnh Môn Tướng Hỏa, Chính nơi đây sẽ diễn ra quá trình : Lửa của Mệnh Môn Tướng Hỏa sẽ xông riêm ( nấu lọc) Âm Huyết, lọc cái Tinh ba trong Âm Huyết biến Thanh Tinh này thành Ngươn Khí mới có chỗ diệu dụng vậy .
Tâm Huyết (chất nặng) đi xuống gặp Thận Hỏa ( Mệnh Môn Tướng Hỏa) Hỏa là chất nhẹ nên mới gọi là " Thủy Hỏa Ký tế " đó .
Từ trước nay các Tịnh chủ đã hiểu biết sai lệch, đó là đem lữa Tâm ( chất nhẹ ) đi xuống Thận Thủy, điều đó là " Hỏa Thủy Vi tế " , các môn đồ khá hiểu và chỉnh lại quan niệm của mình .
Chỉ có cái " Ngươn Tinh " ( Thanh Tinh nằm trong Huyết) mới biến thành Ngươn Khí mà thôi . Còn Trược Tinh nó được sản sanh từ bộ sanh dục. Nếu các môn đồ Luyện Đạo mà Sắc tâm không tảo trừ dứt tuyệt thì cái Dục tâm ấy sẽ khiến cho Trược Tinh bị tẩu lậu làm cho lưng vơi, tức nhiên Trược Tinh sẽ sản sanh ra mãi để bù đấp vào chỗ khuyết thì biết bao giờ mới kết quả đời tu .
Như vậy các môn đồ cố gắng ngồi cho lâu ( Thiền Định ) để cho guồng máy Châu Thiên xây chuyển giáp vòng được lâu ngày thì Huyết Tinh sẽ được nấu lọc hóa Khí hết tức là hiện tượng " Thủy Hỏa Ký tế" xảy ra hoàn toàn thì còn đâu sanh ra Trược Tinh mà có " Dâm Niệm " ứng hiện ?

Thi :
Đông tàn ngự bút tả đề thơ,
Trao chuyễn trò Nam lẫn Nũ đồ .
Thu Hạ Tịnh đường đà vắng bóng ,
Đông-Xuân Trường Hạnh lắm thờ ơ .
Chảo lò nguội ngắt Tâm dời dạt,
Nước lửa lưng vơi trí hửng hờ .
Trồi sụt đường tu nào kết quả,
Kiếp người ngắn ngủi chớ chần chờ .
Hựu :
Chần chờ vì bởi nghiệp đeo mang,
Hoàn cảnh gia môn lắm buộc ràng.
Hoặc bởi cháu con nên lận đận,
Hay là thê tử khó chia đàng.
Nợ nần tâm sự ai chia xẻ,
Túng hụt thở than giọt lệ tràn.
Sanh thế giới này muôn cái khổ,
Gắng mà tu học giải khiên oan .
Lời nguyện cầu: Kính mong quí vị nghiên cứu và tiếp thương trọn vẹn hai bài học vô cùng quí báu này hầu thiền định thành công để khỏi phụ lòng nhị vị Tôn Sư đã từ bi ban ơn cho toàn thể tịnh viên chúng ta .
" Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát "
" Nam Mô Di Lạc Phật Vương Bồ Tát "
" Nam Mô Lý Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ "
Thiện Huệ Quang

Thư Viện 1      4   5