ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT

                

THIÊN KHAI MINH ĐẠO

AYASANTA

Quán Tâm Pháp

MẬU DẦN

1998

LỜI TỰA

Pháp trần đến với mình là bởi tài sản của mình đang dâng hiến lại, đừng bao giờ đối trị pháp trần . Con hãy biết và mĩm cười để thấy được mình ngày xưa và bình thản cho kiếp nầy.

LINH QUANG ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT.


Linh Quang giáng điển trần hồng.

Dạy chung nam nữ trọn lòng lo tu

Cha về nhắc trẻ thúc thu

Đạo cao đức cả Diêm phù lần xa.

Con ơi ! Hồi tưởng trời Cha,

Đáo lai Thầy nhủ luân xa chuyển thành.

Đêm ngày con rán tu hành,

Thành xong sứ mạng ngày lành Cha trao.

Trao con pháp Phật hội đào,

Hoàn qui bổn tánh nương vào Châu thiên.

Con ơi ! Nhớ cảnh tiền khiên,

Đã nhiều tái kiếp miên triền khổ đau.

Cha mừng chung ! Các con an toạ nghe lời Cha chỉ dạy.

Tất cả những gì con thấy, đâu là cái tâm của mình, các con đã từng biết tâm là một vật vô hình, bởi vô hình nên tướng cũng không, tướng đã không làm gì có sắc, có hương.

Cái không tướng, không sắc, không hương, thì sao để các con tầm. Nói có mà không thấy không rờ được, nói không thì tại sao nó chi phối tất cả mọi hành động nhứt cử, nhứt động từ tư tưởng chủ động của đời sống của từng người một. Ôi ! thực hư, hư thực, các con phải hiểu trong cuộc sống nầy đều là hư hư thực thực, các con phải biết luân chuyển lúc nào là hư hư, lúc nào là thưc thực. Vì nếu hư hoàn toàn thì các con sẽ sống trong ảo giả, vậy thế nào để mình biết được để tầm về chơn nguyên.

Cái tâm của các con hay tạm nói là giả chủ của con người đều nằm trên sáu căn bản để tạo thành cái biết, cái thấy, cái nghe của con người, nương vào đấy để dụng cái ý thức tiếp giao với mọi vật, mọi việc ở bên ngoài mà tạo thành cái tính sở của con người, nếu không có mũi các con không đũ chức năng ngữi mùi, nếu không có đôi mắt các con không thể thấy pháp trần vật thể, nếu không có tai thì các con không thể nghe được âm thanh, nếu không có lưỡi, không cò miệng thì các con không phát ra được tiếng nói và không nếm được hương vị, nếu không có cảm giác của da thì các con không xúc tác được khi va chạm.

Nói tóm lại, trong năm phương tiện nầy phải ắt có và đủ để các con tiếp giao được vật hữu hình, khi nói đến hữu hình thì có màu sắc, hương vị âm thanh tạo nên nhưng nếu nghe, thấy, ngửi… được mà không có niệm thức, cái thức thì các con không thể tạo tác hành động, bởi còn một cái thức, cái thức đó nó giao cảm từ cái căn con người : căn nhãn, căn nhĩ …. Xúc tác với vật hữu ở bên ngoài đưa vào cái niệm thức phân biệt để rồi các con có ý nghĩ tốt xấu, thương ghét… đối đãi ở pháp trần để tạo tác nên nghiệp thức. Có nghiệp thức tốt cũng có nghiệp thức xấu. Trong sáu căn các con chỉ thấy được năm căn còn căn thứ sáu nó vô hình nó mới giao cảm từ cái vô đến cái hữu và nó hợp thể khi các con thọ nghiệp cảm nhận được.

Vậy thì cái tâm con người ở đâu ?

Nếu đem giải phẩu con người ra thì các con chỉ có trái tim bằng thịt với nhiệm hành máu và vận chuyển máu mà thôi, còn nếu nói đến trái tim có cảm tính thì điều đó trái tim không hề thấy nhưng nếu con người chỉ có trái tim bằng xương thịt thì con người sẽ bị hoại nhưng trái tim cảm tính ấy không hề bị hoại theo. Bởi vậy trong nội tạng con người tạm có ngũ tạng để làm một cái máy vận hành để chuyển thân thể con người phát động cho đúng cái thức trong cái tình chí của con người. Cha nói với các con điều nầy tâm của con người không có nếu con người trang lặng. Trong mọi tình huống và mọi tình huống làm cho con người lăng xăng xáo trộn, thì mọi lăng xăng xáo trộn là tâm con đó.

Chính những gì cấu trúc khế hợp tạo nên cái tâm lăng xăng đó là ở các ngũ căn các con. Các ngũ căn các con nghe cái gì vận hành trong bộ máy con người các con để cho nó nghe được, nó phải từ ở trung tâm khu óc não vận thần kinh trong đó khế hợp thần kinh chuyển đến bộ phận tiếp giao âm thanh để các con nghe…..những thần kinh mà khế hợp lại để cho các con tiếp giao được cái nghe không một tạng nào cả mà gồm tất cả các tạng, vì ngũ tạng các con ảnh hưởng đến tình chí các con, khi các con nghe một sự việc với cái tâm phân biện các con lo thì ngay lúc ấy hệ thần kinh vị rung động, nếu các con nghe mà sợ thì thần kinh hệ thận các con sẽ rung động, nếu các con nghe mà vui thì thần kinh hệ tim các con rung động, nếu các con nghe mà giận thì thần kinh hệ can các con rung động, nếu các con nghe mà buồn thì thần kinh hệ phế các con rung dộng. Vậy trong ngũ tạng ấy với tình chí đó với thần kinh hệ rung cảm đẻ đưa đến tình chí đó là cái tâm các con.

Tất cả vật bên ngoài đều là hình ảnh tâm các con, mà để vận cái tâm các con ra tiếp giao với hình ảnh bên ngoài để biểu lộ cái tình chí con người là ở ý thức các con. Vậy thì cuộc sống con người cái ý thức là cái đưa con người đến cái đỉnh thật chao động, hiểu được cái ý thức thì ngay bây giờ các con muốn điều khiển cái ý thức, trước hết các con phải có niệm thật rõ ràng kiếp nầy không phải là kiếp đầu tiên mà kiếp thứ bao nhiêu chưa thể đếm được, nhưng các con có thể niệm kiếp nầy là kiếp cuối cùng. Khi niệm được kiếp cuối cùng thì các con phải biết tu chỉnh cái ý thức của mình, vì cái ý thức ấy nó đưa con người đến đỉnh cao hay thấp là bởi cái kho thức tức là kho nghiệp lực của các con bày trong ấy, nếu con nào có diễm phúc cái kho nghiệp lực là nghiệp lành thì các con có những pháp trần lành đến với các con, nếu chẳng may cái kho nghiệp lực ấy toàn là nghiệp dữ thì mọi pháp trần dữ đến vời các con. Khi ý thức được mọi pháp trần đến với mình là bởi tài sản của mình đang dâng hiến lại cho mình, những hành động vô tình hay cố ý từ vô lượng kiếp trước đến nay đã thể hiện lại pháp trần, tức là trong niệm thức tàng trữ mình đã mang đi nhiều đời trong cái kho nghiệp quả, bây giờ đã hiểu được trong con người có thức, một cái kho để chứa tất cả những nghiệp thức của mọi hành động đã gieo trồng cho đến hiện kiếp để chiêu cảm và thọ tưởng pháp trần bên ngoài hầu các con thấy mà vay trả với nhau. Bây giờ các con biết được những cái hữu ở bên ngoài rất là khít khao với những cái niệm mà các con đã làm từ bao đời, đã giữ ở trong cái tàng thức của mình. Trong tàng thức các con đã giữ hình ảnh của A thì lúc nào đó hình ảnh A hịên hữu ở bên ngoài thế gian nầy để các con đối chất trong cái tàng thức, tức thức thứ bảy, các con phải mang theo đó.

Cha đã nói cho các con biết được thế nào là pháp trần đối diện với mình, các con đừng bao giờ cho nó là đúng hay sai mà nó từ trong tàng thức thứ bảy các con đem lại cho các con đó. Khi biết được đó là sở hữu của mình các con nghĩ sao ? Các con chưa ý thức được luân hồi là đau khổ thì hãy đấu tranh dành lại quyền lợi và lẽ đúng cho mình, nếu ý thức đuợc sự giải thoát thì ngay lúc ấy biết buông ngay cái niệm thức trong thức thứ bảy vừa khởi ra tức là bỏ bớt một phần nghiệp thức trong cái kho nghiệp thức, nếu các con bỏ mãi đừng đem vào nữa thì chắc thúc thứ bảy của con tự mất. Khi thức thứ bảy không còn thì sự giải thoát các con mới trở lại cái hoàn nguyên vô thức.

Thức thứ bảy còn đầy ấp dù là nghiệp tốt hay xấu, nghiệp tốt hành động tốt cũng trở về, nghiệp xấu hành động xấu cũng về, mà còn nghiệp thức nào trong thức thứ bảy thì các con cũng trở về trong cái vũ trụ nầy để các con đối chất với nó. Cha sẽ dạy các con ở buổi học sau từng một trong các thức, căn thể thì các con sờ mó được, căn thức thì vô thể, bởi thế cần phân biệt được căn, thức và các con cũng phải có ý niệm không thể sai lệch được. Tất cả những pháp trần đến với các con là từ trong tàng thức chớ không phải từ đâu hoặc ai đem đến đặt cho ta cả, mà ai đó hay nguyên nhân nào, hay ở không gian hay thời gian nào mà đem đến cho con bởi dụng phương tiện tạo nên việc, tạo nên sự, tạo nên nghiệp để thấy được thức chứa của mình, nếu tu giải thoát mà các con không hiểu cái kho báu ấy mà các con luôn đem vào cất giữ từ kiếp nầy sang kiếp khác, từ việc nầy sang việc khác, cất vào mãi nhưng các con phải hiểu được cái kho ấy không kích thước vì nó không hình thể nên các con chứa bao nhiêu cũng được, từng giờ phút một các con mang vào chứa bao nhiêu cũng đũ hết nhưng chỉ sợ rằng các con cất vào rồi mà lại không biết nó ở đâu để các con mang ra, khi vô tình nghiệp lực đến cho các con thấy rồi các con lại cõng thêm một lần nũa đem cất vào thì cuộc đời các con lộn đi trở lại mãi, bây giờ Cha muốn nói cho các con biết Đức Thầy Ayasasata chỉ nhấn mạnh phần vòng Châu thiên cho các con mà thôi, nếu các con nối được vòng Châu thiên Nhâm Đốc thì các con sống bằng nội tức, khi sống được bằng nội tức thì ngũ tạng mới được khoẻ mạnh, mà ngũ tạng khoẻ mạnh thức thứ sáu mới đầy đủ sáng suốt để định lại tất cả những gì đã nạp vào và những gì cần đưa ra lúc tiếp giao .

Khi tiếp giao và đưa nghiệp thức ra đều nằm trên bộ não. Bộ não các con là cái gì ? Là nơi giao điểm thần kinh của ngũ tạng lục phủ, nếu không tạo cho mình một thân thể khoẻ mạnh, ngũ tạng lục phủ sẽ bị hoại, nơi giao điểm thần kinh hệ cũng họai theo mà khi hoại rồi thì nghiệp lực, nghiệp quả các con nó sẽ lộn lạo các con không định được để lách mình bước ra.

Cha sẽ phân từng bài để dạy các con, hôm nay Cha chỉ nói thế nào cái ý niệm, cái thân thể và cái nghiệp lực, chúng đến với các con không thể để lệch đi, nên sức khoẻ rất cần để đối trị với nghịêp lực hữu thân và pháp trần đến với các con không thể là hai mà nó là một, những pháp trần đến chậm hay mau, tốt hay xấu Cha mong rằng với sức khoẻ để con kiến trúc và bồi dưỡng được trung tâm hệ thần kinh luôn được đầy đũ sự sáng suốt để đưa con đường tu học các con đến nơi, đến chốn.Cha giã từ chung.

Các con có biết không, nếu không có phân định thế nào là tâm thì không thể nào bắt nắm được để tôi luyện cho được thuần dương thì ngày thángg trôi qua tâm thức các con cũng tung tăng nhảy múa như pháp trần và trôi theo ngày tháng sống của cuộc đời mà thôi. Giờ Cha cho các con thấy đựoc, tuần rồi Cha đã nói tâm không ở trong, không ở ngoài, và tâm cũng không ở chính trung nữa, vì nếu tâm có trụ sở tức tâm có hình tướng bởi vô hình tướng nên nó cũng vô sở trụ, đã vô hình nên không thấy phải nương vào chỗ dựa để thấy biết tâm nhưng nó cũng không có sở trụ nên biết tầm ở đâu ? Trong khoa học huyền bí

thì tâm đựơc chứng minh là có, muốn thấy được tâm xuyên qua tình chí như có tâm sân, tâm vui, tâm buồn…

Trước hết các con định để thấy được tâm các con nương ở sáu căn, như vậy tạm phương tiện Cha nói trong hiện hữu cái thân có sáu tâm ở trong lục căn, tạm định sáu tên ấy qua tên của lục căn, tức tâm nhãn, tâm nhỉ, tâm tỷ, tâm thiệt ….. sáu tâm ấy là chủ tể để phân và điều khiển các tâm mà khi sáu tâm ấy tiếp giao qua sáu thức thì các con cũng biết tâm vô hình tướng thì thức nào có hình tướng nhưng thức nằm trong duy tâm học nên nơi nào có tâm để định được lục trần do nơi thức giao cảm, tạm nói là lục thức cho sáu căn thọ giao được với sáu trần, khi thọ giao tâm, thức, trần thì sau đó những tâm khác bởi chuyển động của tình chí mà phát ra những tâm phụ thì tâm phụ ấy mới điều khiển cái thân phát ra hành động. Cái chánh tâm chỉ có bổn phận tiếp giao với pháp trần nhờ thức, từ tức chuyển động thần căn giao với nghiệp trần qua cảnh còn tác động hành động do tâm phụ chuyển vận, bây giờ muốn khắc chế tâm phụ để tránh đi hành động đúng sai của con người mà bởi tâm phụ phát khởi lên hành động của thân thể để tạo nên nghiệp lành hay nghiệp dữ mà đưa cái chơn thể các con luân hồi mãi trong lục đạo nầy.

Muốn thấy rõ và khắc chế được thì các con luôn tỉnh thức trong sáu chánh tâm, khi tỉnh thức trong sáu chánh tâm, luôn luôn định với chánh tâm khi tiếp giao với pháp trần. Khi định được các con mới không phát khởi ý niệm, mà phát khởi ý niệm là bởi vọng tâm tức là tâm phụ các con đó. Cha hôm nay tóm tắt lại những bài học đã qua trong những năm con đã học. Cha chỉ nói cái đoạn mà tâm phụ dấy động lên khi tiếp giao với pháp trần, Cha dẫn các con đi ngược dòng thời gian trở lại những bài học đầu tiên của các con, đó là phần tối ư quan trọng và rất căn bản nếu không đạt được thì các con không thểû nào đến được hoàn nguyên tức là trở lại vô tâm trong hữu cảnh, đó là bài định tâm mật pháp, ở đây Cha chưa nói đến việc hành thiền mà Cha muốn nói ở chỗ khi tiếp giao tất cả pháp trần, tai con phải nghe thật rõ âm thanh, mắt con phải thấy thật rõ hình tướng nghĩa là trong năm căn phải nhận định thật rõ ở pháp trần, thấy rõ ở pháp trần hiện tượng gì theo căn thức của mình tiếp giao nhưng các con đừng định suy nghĩ bàn khi pháp trần xuất hiện, chỉ nhận thấy, biết nghe nhưng không định suy nghĩ bàn, các con nên nhớ phần Cha vừa nói hãy học cho Cha, học bao giờ thì mới thấy được để mới mở ngõ, hãy tầm cho được cái chính con, khi thấy được nó cũng chỉ là bước đầu để chính mình đối diện với mình.

Bài thứ nhứt các con cô ghi lại những điều Cha vừa nói, và trì chí thực hành cho bằng được để thấy cái giá trị cũa xã hội biến lẽ, pháp trần mãi sanh sanh và diệt diệt. Mãi sanh mãi diệt để các con mãi tôi luyện,

để thấy được và tìm cho được cái con cần thấy đó.

Muốn thấy được cái tâm mà tâm bởi không tướng nên nó vạn tướng, vô hình tướng, muốn thấy được cái vô hình tướng của nó thì các con phải đứng ở một không gian, các con phải biết nếu các con đứng ở một vị trí thì mới thấy được biến hoá của nó, cái thấy của các con đứng ở cái thấy vô vị trí nhưng thân các con bởi có thân nên có vị trí, bây giờ Cha nhắc nhở các con vị trí đứng cái thân của các con trong phạm vi trong không gian thanh tịnh. Vậy bài học định tâm mật pháp nầy các con phải định thật rõ cái thân các con trốn cảnh, cái thân trốn cảnh để các con tìm cái thật tỉnh lặng, khi cảnh tịnh lặng cái phụ tâm các con nương cái tịnh lặng ấy tự mất, còn lại cái chánh tâm tự nó khởi tâm khi giao với pháp trần mà được thường hằng như vậy thì các con mới tầm được cái gì ẩn tàng trong lục căn các con đó. Cha ngừng ở đây để các con tôi luyện nếu các con gặp điều gì cần phải hỏi, cần phải thông, Cha cho phép các con bắt buộc đồng tử vào sân trình tiếp điển cho các con vấn, Cha mong rằng trong thời gian ba tháng Cha về để tôi luyện các con, điều thành quả hay không thành quả là ở các con chớ không phải ở Cha.

Về phần Cha, Cha sẽ dạy các con tất cả những điều các con thắc mắc, các con khai hoá bài nầy trong ba tháng, nếu các con khai hoá được thì các con đi tiếp và trong bài học các con tầm góp nhặt được gì các con hãy ghi lại kinh nghiệm cho chính từng con một vì Cha chỉ khẩu thuyết chung cho các con, còn thành tài đạt quả tuỳ ở các con huân tập mà thôi.Cha giã từ chung.

Những lời Cha dạy trong tuần trước các con có tham khảo và hành trì không ? Bài học không có lớp lang theo như những sự va chạm, những hoàn cảnh xã hội, mặc dù Cha không thể nào sắp xếp cho có thứ tự từ A đến Z theo những nghiệp trần đến với các con dù là không trật tự nhưng với tâm pháp nó đều có thể ứng dụng được tất cả những bài học thực tế đã đến với các con, bài nào các con cũng tiếp thu được nếu các con biết quán tâm pháp. Nghĩa là Cha muốn nói rằng ngoài các con ra các con không có chủ quyền nào đối với người bên ngoài, đối với vật bên ngoài mà con chỉ có chủ quyền đối với con.

Cha muốn nói chủ quyền đối với con là khi nào các con đã điều khiển được cái tâm phụ của các con rồi, chính mình chưa làm chủ được cái bản thân mình mà tại sao nói chung tất cả chúng sanh muốn làm chủ tất cả những gì bên ngoài mình. Như vậy có được hay không các con ? Chắc rằng không rồi đó, nếu nói thế phải chăng tất cả những gì bên ngoài thân các con thì đừng sửa đổi mà các con chỉ sửa đổi được cái gì bênn trong các con mà thôi.

Ta thí dụ : Nếu các con muốn đi qua phòng kế bên mà cửa đã đóng các con không có chìa khoá, không chìa khoá là bởi các con không có chủ quyền cửa ấy, vậy thì các con nghĩ thế nào trước sự việc ấy, nếu các con tự cho mình có đủ thẩm quyền đi qua cửa ấy thì các con lai dẹp pháp trần, nếu dẹp pháp trần trên cương vị mình không là chủ thì những gì sẽ xãy ra sau đó. Những gì xãy ra sau đó bởi các con gây nghiệp quả, nếu các con thấy rằng mình không đủ tư cách bước qua cửa ấy trong cái chủ quyền của mình thì mình tìm hướng đi của mình và dừng ngay tại ấy là các con quán được tâm pháp biết được pháp trần và mình.

Pháp trần nào là của mình và pháp trần nào không phải của mình, nếu của mình thì mình thông được tâm của mình, hãy chuyển tâm. Muốn nói thông tâm tức là tâm và cảnh hợp tình nên khế hợp hoá giải, còn giữa tâm và cảnh đối trị nhau thì các con không nên dẹp cảnh mà quán tâm chuyển tâm. Như vậy có phải rằng trong mọi pháp trần đều không vô lý, đều không vô nghĩa, đều không sai đối với ta, có chăng bởi ta không quay về nội thể để thấy được ta và chúng ta hãy làm đúng trong cái chơn pháp của nó, mà chơn pháp thì có tà pháp, có chơn có tà nên lúc nào cũng đối trị nhau.

Nhưng các con phải tìm thấy chơn pháp trước để các con không tạo nên tà pháp, cái chơn pháp là làm htế nào hợp lẽ mình không va chạm đối với pháp trần ngoài mình và mìnhviên thông được tâm thức và pháp trần. Khi viên thông được các con mới trở vè với niệm nhứt, ở trong niệm nhứt các con mới thấy được lẽ vô tâm, khi với cái tâm vô ấy các con mới không có chánh nịêm, không có tà niệm. Muốn đi vào được điều đó thì từ nay các con nhớ khắc kỹ rằng không bao giờ các con đối trị với pháp trần, khi pháp trần đến liền quán tâm, quán chiếu vô niệm ngay mỗi mỗi pháp trần, vô niệm quán tâm, quán chiếu để viênn thông. Đó là bước thứ hai để các con đi về với vô tâm tức vô ngã của mình. Cha dừng bài học ở đây và các con sẽ tiếp nhận từ đây đến một tuần nữa những bài thực tập Cha sẽ trao cho các con.

Các con hãy điềm tỉnh thọ học những bài pháp sẽ đến vớ các con.Cha giã từ.

Tóm lại, nếu phát khởi ra tình chí con người mà nơi phát khởi ra tình chí con người là cơ quan đó đưa con người đi vào nghiệp lực hay giải thoát, đứng về mặt khoa học nhân thể thì Cha linh hồn các con không đề cập đến mà ở đây Cha muốn nói các con trên khía cạnh tâm linh.

Cha muốn nói khía cạnh bất diệt không sanh nên không tử. Còn về mặt khoa học nhân thể có sanh thì phải có tử mà ở khoa học nhân thể chỉ có nhiệm vụ thọ cảm, chiêu cảm là phương tiện tối ưu để thọ nhận sự giúp đở cho sự tiến hoá tâm thức con người. Cha thí dụ : Nếu các con có một nghiệp lực mà không có thân thể để thân ấy thọ cảm nghiệp lực vui buồn, giận hờn, sung sướng, êm ái…. Thì làm sao tâm thức các con ý thức cảm vời tôi luyện thọ nghiệp mà buông bỏ, vì lẽ ấy mặc dù các con tu để giải thoát trong tâm thức nhưng phương tiện nhân thể các con rất cần thiết. Đã biết rằng cần thiết thì các con nên diệu dụng bảo dưỡng cho phương tiện tiếp giao thọ cảm được tốt để tâm thức các con tôi rèn trên đường giải thoát.

Như các con thấy trong xã hội thật công bằng và bình đẳng, công bằng ở đây không phải tất cả những người được sanh ra đều đồng một giai cấp, nằm trong đồng hoàn cảnh mà con người sanh ra rất là công bằng do con người tự tạo cho mình một vai trò và một địa vị trong xã hội của mình, không Thượng đế nào, không một đấng quyền năng nào có quyền tối ưu tạo cho một con người nào có địa vị trong xã hội cả, mà địa vị hoàn cảnh để con người vay trả, trả vay cái nghiệp bởi con người tự tạo.

Tạo từ lúc nào ? Tạo ở đâu và đến đây tại sao tác động vào con người không hơn không kém, tạo từ đâu ? Tạo từ vô lương kiếp trước từng hành động, từng tư tưởng con người. Hành động và tư tưởng ấy nếu con người không biết hoá giải, không biết thoát ra hành động và tư tưởng mà tự cột ý tưởng mình vào hành động thì tư tưởng ấy tự nó sẽ nhiếp vào mạt na thức của con ngừơi, vì mạt na thức là cái kho chứa đựng tất cả hành động giao tiếp của lục căn qua lục thức để tiếp lục trần. Như vậy có phải lục thức dẩn lục căn ra tiếp giao với lục trần bởi ý niệm con người nghiệp lực và lục thức ấy chuyển nghiệp lực vào mạt na thức để biến đổi con người từ kiếp nầy cộng nghiệp, trả nghiệp để chuyển giao từng kiếp một cho đến những kiếp mà con người sống và tự ý thức. Như vậy trong mạt na thức được ghi nhận do lục thức, mạt na thức không hề chuyển vận hay định nghịệp lực của mình mà mạt na thức chỉ ôn chứa tư tưỡng tác tạo nghiệp lực kiếp sau của mình do ý thức chuyển nghiệp mà thôi, bây giờ làm sao khộng còn có sự chuyển nghiệp lực và tác nghiệp lực vào mạt na thức để chuyển vận nghiệp lực từ kiếp nầy sang kiếp khác.

Vậy các chư hiền phải định cho thật rõ tại sao có tâm thức và trí thức cộng thêm nữa là có ý thức, thì ý thức, trí thức nằm đâu và tâm thức nằm đâu, nếu các thiền sinh cứ mãi dụng tâm thức thì các thiền sinh tự cột mình vào luân hồi nghiệp quả, vì tâm bổn là không mà giờ nầy chư hiền về sống bằng tâm thức mà tâm thì ở đâu, tâm thể hiện qua vật hữu hịen có Cha thí dụ cho các con thấy Cha nói rằng : “ Đối với Sương Aya có một ắt thời gian nào đó, cái tâm là cây quạt và cột tâm ấy vào cây quạt nên đến giờ nầy mới có hiện hữu cây quạt ở đây “ Vậy tâm thức con người ở đâu ? Tâm ở đâu ? Ở trên tất cả muôn vật hiện hữu mà khi thức đưa nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân vào những vật hữu ấy thì tâm vô hiệu hoá để ý thức điều khiển chuyển vận tâm đến sự hiện hữu những pháp trần thì đó là tâm gì ? đó là tâm phụ mà nếu các con cứ lấy ý thức vận hành tâm phụ vận chuyển trong pháp trần, tự đem muôn ngàn pháp trần cột lấy thân và thân đời đời là một địa ngục để nhốt chơn thể, một ngôi nhà trống, một thời gian sau ngôi nhà chật cả pháp trần thì các con cũng thấy ngôi nhà mạt na thức khởi đầu không hề có, sau một thời gian sống các con chứa đầy hết niệm pháp trần để rồi chính con là hiện thân của tất cả pháp trần trong mạt na thức các con đó. Tất cả nghiệp lực trong đó có nghiệp vui, nghiệp sướng, nghiệp buồn, nghiệp đau khổ….. nhưng cuộc đời dù vui sướng hay đau buồn cũng đều là trong trần đau khổ, như vậy các con tự hỏi lại mình thế nào để các con thoát ra khỏi cái tâm sanh tử luân hồi.

Bởi đang nghĩ đến tâm giải thoát nên có tâm luân hồi, vẫn biết rằng bởi có phụ tâm nên mạt na thức đầy dẫy chứa bao nhiêu nghiệp vui, buồn thì tất cả những cái đó cấu tạo nên hình hài tâm thức các con trong kiếp sống nầy, không ai tạo nên ác con cả, ý niệm tư tưởng được đúc kết trong mạt na thức sẽ cấu tạo thành con người con trong vũ trụ. Bây giờ muốn giải thoát mọi nghiệp lực với tất cả mọi người thì các con phải giải thoát từ mạt na thức chớ không phải giải thoát trên thân tứ đại, không phải các con mặc áo đạo là đã giải thoát xong, các con phải giải thoát trong từng ý nịêm. Ý niệm làm thế nào khi thức giao với trần vì căn thân tự bổn nó thường tự hằng nghe, thấy, cảm giác… và vô phân biện không dấy lên vọng niệm thì nghiệp lực cũng tự không ghi vào. Các con nên nhớ tu cũng là một cái nghiệp lành, một cái nghiệp để giải thoát, tất cả nghiệp trong trần, dữ hay lành đều là nghiệp nhưng dụng nghiệp lành giải thoát nghiệp dữ, khi nghiệp dữ mất nghiệp lành tự nó an như, từ an như ấy sẽ tìm thấy được ánh sáng ở trong mạt na thức, nguồn sáng từ đâu có ? Tự nó đã có ngay từ khi tất cả những gì đã có hiện hữu ở ngoài càn khôn, nó tự có ngay khi bây giờ, giả danh Đấng Tạo hoá, Đấng Thượng Hoàng hay Đấng Mẩu Hoàng, ngay khi âm dương vừa có thì nguồn sáng các con cũng từ đó, nguồn sáng nó vô nhiểm, nguồn sáng vô nhiểm cho nên bao nhiêu nghiệp lực nằm trong ấy nguồn sáng ấy tự nó cũng không phân tán, bởi nghiệp lực che khuất nguồn sáng nên các con tưởng rằng nó đã mất, nên ngày giờ nầy cứ mãi trao dồi nguồn sáng. Các con hãy biết được từng giờ phút một hãy buông ý niệm nên nhớ buông ý niệm chớ không phải diệt ý nệm vì diệt ý niệm nầy thí ý niệm khác sẽ sanh ra, ý niệm tự nó không có mà bởi dục tính con người phát khởi ý niệm.

Ở đây Cha muốn nói về dục tính, các con đừng cô đọng chỉ có dục thể xác mà thôi, cái dục tính là Trời sanh ra muôn vạn pháp trần, lấy pháp trần để thi thố dục tính, nếu không có gì đứng ở không không vô Trời Đất dục tính ấy các con không biết nó có, bởi tạo ra muôn loài vạn vật Thầy tạo ra đàn ông phải có đàn bà, bởi có dục tính Thầy tạo ra đàn bà phải có đàn ông để đối trị và thể hiện dục tính, tạo ra âm phải có dương để có dục tính âm dương, các con phải thấy âm dương có sự hút, khí âm dương không hề có dục tính nên sự vận hành âm dương luôn luôn thuận, nếu vận hành âm dương có dục tính trong ý niệm thì vận hành âm dương nghịch lý, để tự nó vận hành phi niệm ý thì mới thụân lý Trời, còn nếu các con cứ mãi vận hành bằng ý niệm thì nếu ý niệm thanh có nghiệp lực thanh, ý niệm trược có nghiệp lực trược nếu các con cảm thọ pháp trần mà không cảm thức nên không có ý niệm thì con người trở thành vô tri. Thọ cảm thức giác biết thời tiết nóng mà không có dụng quạt đối trị thời tiết nóng như vậy con người đạt đến hữu vô niệm.

Ở đây Cha phân tích cho các con thấy ngay chính Thượng Đế muốn tiến hoá thì Thượng Đế cũng vẫn cọ xát vào sự vận hành tiến hoá tiến hoá của vũ trụ thì các con cũng thế. Muốn vận hành tiến hoá tâm thức thì cũng cọ máy ý niệm, Cha đã nói các con rằng ý niệm thanh và ý niệm trược, các con vận dụng ý niệm thanh chớ đừng bao giờ diệt ý niệm trược, đã lỡ nịêm trược nghiệp quả xấu đến cứ trả đi đừng diệt ý niệm trược, biết được cứ trả mãi hãy niệm thanh, khi biết mình chưa vô niệm thì từ niệm thanh hãy chuyển hoá niệm thanh đến vô niệm, từ vô niệm các con phát khởi nguồn sáng đó là huệ trí nếu các con cứ mãi vận hành đời sống các con bằng tâm thức, bằng ý thức, bằng niệm thì đời đời ở mãi trong lục đạo.

Nên từ nay các con đừng bao giờ khử trừ niệm trược và đừng bao giờ dụng niệm trược vì các con diệt nó sẽ sanh, các con đừng dụng nó thì nó không thao tác được, các con dụng niệm thanh, niệm trược mổi ngày đến với các con qua nghiệp lực, khi thọ nghiệp lực bất niệm cảm dời nghiệp lực, thọ nghiệp lực rồi mất Cha sẽ phân biệt cho các con tại sao dụng niệm thanh là niệm thanh khi đem cây quạt về sử dụng đối trị khí hậu nóng đó tạm gọi là ý niệm thanh, không phải đem quạt về làm của hay khoe khoang rằng mình là người thừa phương tiện, hai niệm khởi để có một vật hữu nhưng một niệm thanh một niệm trược. Khi thức giác đã thọ cảm nên dụng niệm thanh để dụng pháp trần các con hiểu tới đây chưa, nếu các con không biết dụng niệm thanh để dụng pháp trần thí các con là người vô trí, nếu không có thức giác để cảm thọ thì các con trở thành vô giác và mọi pháp trần nầy đều trở thành vô nghĩa đối với con người, khi các on dụng vật trong hữu dụng thì các con đi thuận đạo lý rồi đó. Khi mình đi thuận đạo lý có phải rằng trong niệm thanh tự nó đã có ánh sáng, khi niệm trược đã dứt chỉ còn niệm thanh thì niệm thanh tự nó đã có hào quang, hào quang ấy là trí huệ . Các con đứng ra sử dụng pháp trần trong xã hội luôn luôn sử dụng niệm thanh, hãy dụng niệm thanh nguồn gốc từ trí huệ, nếu các con không có trí huệ các con dụng mãi niệm trược như Cha thí dụ các con sự chuyển giao mọi pháp trần trong trần hạ nầy, nếu nói sợ nghiệp quả và con người cứ mãi co vào một góc độ để sống và chịu đựng rồi đến ngày chết để khỏi có nghiệp lực kiếp sau thì xã hôi nầy đi đến đâu và con người đi đến đâu?

Tất cả đều đi đến huỷ diệt, thử hỏi luật tiến hoá con người cấu trúc ra tiến hoá hay huỷ diệt con người mãi ý niệm trược cũng bị diệt mà con người không dám bước vào nhận định và làm việc cho đúng tiến hoá cũng bị hoại. Ở đây Cha nhắc sáu căn các con đừng sợ nó đã thường hằng nghe, thấy, cảm vời để thọ nhưng tất cả muốn biết ở pháp trần nhờ sáu thức, sáu thức tiếp giao lục trần mà các con vô niệm thì không có gì chỉ còn ở niệm khi thức dẫn căn giao trần tâm khởi niệm là các con mở địa ngục, thức có bổn phận chuyển giao căn đến với trần nhưng vô niệm thì Niết bàn tại đó.Cha giã từ.

Trong tất cả, mà các con đang tu luyện không ngoài cái tâm dù ở pháp môn nào, dù ở tôn giáo nào. Muốn thành đạt để phi nhơn thì chung qui chỉ cái tâm, không phải người nào bước vào đường tu là không biết chuyển thức tâm của mình nhưng tại sao người tu thật nhiều mà người thành đạt được không đủ số để đếm, các con phải biết khi bước vào đường tu, các con buông bỏ hết những vật chất quyền lợi, danh, tình, tất cả những cuộc vui chơi cũng bỏ hết mà tại sao các con cũng lận đận trên đường tu học ? Suy qua ngẫm lại cũng bởi nghiệp lực của mình quá sâu dầy, có lúc các con thật hăng say bước vào tu học thì nghiệp đau, biết bao chuyện đời, chuyện đạo, chuyện gia đình, chuyện xã hội, tất cả vây các con và kéo các con ra khỏi thời học.
Bây gờ chẳng lẽ các con không khắc phục mà cứ chịu thua nghiệp lực mình hay sao ? Nhưng nghiệp lực là phải trả, Cha nói với các con rằng đối với nợ đời kiếp nầy các con không trả, kiếp sau cũng không giựt được nhưng khi nghiệp đến phải trả, các con không hẹn được có thể chuyển được, đối với nghiệp đưa vào mạt na thức của con bây giờ và biến thể ra pháp trần thì các con phải chịu, chẳng lẽ bây giờ tu nghiệp đến các con bỏ tu, vậy đến bao giờ các con mới đi đến sự tu trọn vẹn của mình. Các con càng tu chừng nào thì nghiệp thức vây bủa chừng ấy.
Vì nghiệp thức đến với các con là do tiền khiên của những người nào đó cùng với các con đã gây tạo với nhau, hoặc với vật, hoặc với người, lúc nào họ cũng chờ đợi khi con đưa nghịêp thức vào mạt na thức là nơi chứa thức, khi ý thức đối tượng tạo nên nghiệp, con và người ấy nghịêp thức đồng cảm vời thể hiện qua nghiệp trần mà vay trả với nhau. Khi các con đã phát nguyện giải thoát rồi những người ấy để các con tu một cách dễ dàng đến ngày thành chánh giác à ! Vì con người đã thoát sự sanh tử thì họ không còn trở về trần hạ nầy nữa, còn đối tượng nghiệp lực thì không thể nào quán thức vay trả, trả vay tiền nghiệp được thì sao đây ? Cho nên họ trì kéo các con lại trả cái nợ tiền khiên cho xong rồi mới xoá được nghiệp thức đến vô tâm.

Bây giờ con bước lên một bước nghiệp lực kéo con xuống ba bước nữa, nên đôi lúc mình tự nghĩ đừng tu thì hơn, đừng tu thì cuộc đời bình yên hơn bước vào tu sóng gió mãi, nên các con phải hiểu nghiệp thức không rời được mình. Con bươn nhanh thì trì con nhiều, con bươn chậm thì trì con ít, con đứng đó nó ngồi xuống, nó không rời. Vậy mình chí quyết mình tu cho nó và tu ngay khi có nó, bây giờ rời không được thì sao ? Thôi thì cùng tu với nhau . Cho nên các con đừng ích kỷ tu một mình, các con ích kỷ tu một mình cũng không được, bây giờ các con cố trả nợ bằng các công đức các con hồi hướng cho nghiệp thức mãi đeo mang mình.
Khi các con sắp bước vào học các con mời tất cả chúng sanh nào buổi học nầy đến đòi nợ thì hãy ngồi và đòi nợ con đi, con nguyện rằng khi con ngồi có được một chút xíu công đức nào con hồi hướng hết cho chúng sanh đó.

Ngay cả cuộc sống trong gia đình cũng vậy, thí dụ : Người nào con thương yêu lo lắng người đó làm phiền con nhiều hơn, tất cả nghiệp lực đến nghịch, nếu các con biết bức phá thì tiến hoá nhanh, còn nếu nghiệp lực đến thuận cảnh mà các con thuận theo đó thì coi chừng, chiếc xe xuống dốc không làm con mất sức, kiệt sức nhưng nó có thể đổ và giết thân các con. Nếu các con không biết điều khiển vững tay lái và các con không có một cái phanh tốt thì coi chừng hoặc là xuông hố hoặc là các con va chạm hai bên thành đường hoặc các con bị té ngã, dù lên hay xuống dốc cũng hãy tự cảnh giác mình, đừng vui quá rồi quên tất cả nghiệp lực đang bủa vây đó, hoặc đau khổ buồn quá cũng đừng quên rằng con nợ cũng cần dịu dàng nên phải vui sướng mà trả nợ.
Tóm lại, dù thuận hay nghịch cũng bắt buộc các con qui về tâm thức của mình. Qui tâm để các con nhận định sự sáng suốt mà hành động, qui được tâm để sáng suốt hành động cho phải lẽ thì các con chuyển tâm thức lên được trí thức, với trí thức các con phải có tính hơn thua. Vì làm người bổn thể có thân chấp vào nó làm của riêng mình cái thân đã riêng thì kéo theo biết bao là vật trần cung phụng riêng cho nó nay cái nhà, mai cái xe, mốt cái áo bửa nọ món ăn, bửa kia vàng bạc…..Biết tất cả là phương tiện nhưng cũng làm các con vất vả và hao phí thời gian cho cái thân riêng giả của mình, bởi riêng giả đó nên con cứ quây quần theo nó mãi thì cái trí cũng theo vào cái đúng, cái sai, cái hơn, cái thua, thử hỏi các con mãi đi về nhị nguyên, tuổi đời không dừng lại cho các con hết thời gian nhị nguyên, tuổi đời lần lượt giây qua giây, phút qua phút, ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm, đời nầy qua đời khác . Rồi các con cứ mãi tâm phân biệt, trí nhị nguyên các con rồi cứ mãi luân hồi tái kiếp chi bằng bây giờ các con đã biết bao nhiêu tội lỗi tượng hình thành con thì con là một cây tội lỗi, bây giờ tất cả những gì tạo tác cũng bởi nhân từ trong cây đó mà ra, biết được vậy cũng không có gì phiền trách, tội lỗi nầy không đem lại sự buồn cho các con mà Cha muốn nói cả vui lẫn buồn, cái gì đến với con cũng bởi tội lỗi, không gì không tội lỗi, ăn một chén cơm nuôi thân nầy cũng bởi tội lỗi, bởi có con ăn chén cơm nầy nên có biết bao người làm thành chén cơm, đi gieo mạ, trồng lúa, xay lúa, đập lúa, nuôi heo, nuôi bò, trồng rau, trồng cải đem về cho các con được một buổi ăn, biết bao nghiệp lực vây các con đó. Cái thân nầy nuôi lên bởi nghiệp lực, bây giờ các con phải trả nghiệp lực, khi cái thân nầy còn đang mang nghiệp, vừa mở mắt ra là thấy nghiệp tròng vô rồi, sáng phải ăn, trưa phải ăn, chiều phải ăn, mặc quần áo, giặt quần áo, phải đi phải đúng phải tiếp xúc người nầy người kia.
Ôi ! Nói thế chẳng lẽ các con không bức phá được hay sao ? Bây giờ sáng ra các con vay nợ thì cuộc đời nầy lúc nào các con cũng nghĩ trả nợ, cống hiến hết không một việc gì cho con, tư tưởng và hành động cống hiến cho nhân loại, nhân loại cống hiến cho con sự sống, vô vi cống hiến cho con con đường để tu, con cống hiến lại cho nhân loại những gì con làm được. Ngay cả con tu cũng không phải con tu cho con, con tu cho tất cả muôn loài vạn vật, nếu ai chưa tu được con đọc kinh cầu xin cho tất cả muôn loài vạn vật nghe tiếng kinh mà khai ngộ, con ngồi thiền con ban tất cả những gì mà trong tư tưởng con lập thành thanh tịnh và con ban rải tư tưởng ấy đi khắp cả khôn cùng không gian, thời gian mà con đang ngồi, bây giờ tất cả những gì không phải là của con, nhứt nhứt hành động không phải là của con, mà hành động cống hiến thì lời nói của con hiệp trong hoà ngoài , lời nói con thế nào để đem lại tình thương cho con người.
Như vậy muốn chuyển tâm thức các con phải thấy được chính mình, trở về nguồn gốc của mình, thì nguồn gốc của mình Cha nói với các con là nguồn gốc từ tội lỗi, trở về đây trong cái biển trần đau khổ, nếu không đau khổ là conn đi nghịch lý đó, nhưng con phải ngoi ra pháp trần đau khổ với một tư tưởng thật bình yên, an nhiên, thân các con trong trần hạ đau khổ bị tất cả pháp trần tác vào như con đang lội trong biển bão tố thì bão tố dập vùi con tận đáy biển. Ngay trong trần hạ nầy con biết ăn cũng khổ, thương cũng khổ, ghét cũng khổ, đi cũng khổ…. Làm sao tâm thức con vượt qua được trần hạ nầy, con bình yên qua khỏi thì pháp trần không dập tâm thức con. Khi tâm con bình yên rồi con mới lướt qua lục dục thất tình, mà khi tâm con lướt qua lục dục thất tình là lúc đó trí con bừng sáng. Khi trí thức con bừng sáng thì trí thức con thấy thật rõ con là gì ? Cái xã hội nầy là cái gì ? Con và xã hội không hề mắc vướng nhau, mà chỉ có thân con và xã hội mắc xích nhau thôi.
Bỡi các con nhận định sai, nhận định thân và con là một, con nhận định ông tài xế và xe hơi là một. Khi nhận định đúng rồi thì dụng cái trí, dụng cái con, dụng cái ngã đó để làm công cụ cống hiến, tự con thoát ra khỏi cái vòng lục đạo bao vây thân con, chớ đừng hiểu lầm rằng các con tu thành rồi không còn trong trần hạ nầy nữa, trần hạ nầy là cái môi trường ắt có và đủ để bám chặt lấy thân các con và con biết diệu dụng cái thân và tâm không mắc vướng vào pháp trần nầy. Con thoát ra ở đâu ? Chẳng lẽ con thoát ra khỏi cái thân rồi con bay bay trong không gian lên 9 tầng Trời, qua 9, 10 tầng Phật. Con thoát ra trong nhân cách con người con đó, con phải thể hiện con là người giải thoát thế nào qua nhân cách xử thế con người, chớ con đừng nghĩ con thoát ra thành Phật, thành Tiên, thành Thánh để đi du sơn mà chơi, hay đi đến độ người nầy hay người kia. Độ con trước đi, độ con bằng nhân cách của con, Đức Phật 32 tướng tốt không ngoài nhân cách, ở đây các con hãy tập đi, tập từ lời nói, từ hành động, từ bước đi, từ cái đứng, từ cái đối xử với nhau, từ cái ăn, từ cái uống, từ cái mặc cho trọn vẹn cái nhân cách.Đó là giải thoát.Cha giã từ chung.

Tiếp theo bài Quán tâm pháp Cha đã chỉ cho các con thấy được cái tâm của mình. Hôm nay Cha nói sâu về cái tâm con người bị nghiệp lực chi phối.
Trước khi Cha dẫn cho các con thấy cái tâm bị nghiêp lực chi phối, thì Cha dẫn cho các con thấy trước cái thân, các con nhìn trong xã hội thấy rộng rãi nhưng nhìn trong gia đình thấy có người đẹp, người xấu, người trung bình, mà những người con ấy cũng do nơi một cha, một mẹ đúc kết tạo thành, không phải khác cha, khác mẹ mà một cha một mẹ tạo thành những đứa con nhưng khi đứa con ra đời có đứa đẹp, đứa xấu, đứa thông minh, đứa không thông minh…. Không có đứa con nào giống đứa con nào.
Các con thấy ở chỗ tạo nên một đứa con cái hình hài cho đầy đủ ngũ tạng, lục phủ cái thân là nhờ tinh cha huyết mẹ, còn hình hài tốt xấu thông minh hay ngu đần, muốn nói lên cái tình chí của đứa trẻ là bởi nghiệp lực, châu linh thể ấy trở về đây tạo thành cái phong của hình hài, chớ không phải cha mẹ mà cha mẹ chỉ cho đứa trẻ ấy cái thân, còn đẹp xấu không phải do cha mẹ, mà đẹp xấu khôn ngoan là tuỳ thuộc linh tánh đứa trẻ được chi phối bởi chính nhgiệp lực mang về đây, với một người tạo nhiều phước báu vô luợng kiếp sinh vào gia đình có hoàn cảnh nào đi nữa đứa trẻ ấy cũng hưởng trọn vẹn phước báu vô lượng kiếp trước, sinh về đây khác hơn anh em của nó, nó tạo nên phước thì nó hưởng báu, một trong những anh em của nó không tạo phước báu, tạo nghiệp lực gì thì trở về đây thọ bẩm và hưởng cái gì vô lượng kiếp trước tạo ra.
Ngày nào của những kiếp xa xưa mà con người cố tạo nên cái lòng vị tha, cái lòng bao dung, một tâm từ ái thì thử hỏi con người ấy trở về đây phải khác hơn anh em của nó, nó về thọ bẩm và tiến hoá tâm từ bi của nó mà nếu nó trở về để tiến hoá tâm từ bi thì cuộc sống nó phải khác hơn anh chị em nó ngày xưa với tâm bỏn xẻn, tâm ác trở về.
Khi thọ bẩm cái thân nầy và sống để tiến hoá cái tâm, muốn tiến hoá cái tâm thì cũng thể hiện cái tâm chính của mình rồi nhìn từ đó mình mới tôi luyện được tâm từ bi trong kiếp nầy, không thể nào cái tâm của mình chưa hàng phục mà thọ bẩm được cái tâm từ vô lượng kiếp trước thể hiện sự từ bi bác ái.
Vậy thì trong cái bình đẳng tánh mà Phật đã nói với chúng sanh có bình đẳng tánh Phật thì dĩ nhiên tánh chúng sanh đều thành Phật, chưa thành, sắp thành, đã thành.
Muốn thành được ngay bây giờ các con phải thấy được tâm hiện hữu, thể hiện qua hành động và tư tưởng các con là các con biết tôi luyện cái tâm từ vô lượng kiếp đến đâu. Khi mình biết được tâm mình còn ngăn ngại bởi những tư tưởng chưa thoát thì phải làm gì ? Trước hết các con khắc chế và tôi luyện làm sao những pháp trần đang chiêu cảm nghịêp lực từ mạt na thức của mình thể hiện ra những cơn khảo tạo tác vào thân, vào tâm , vào trí của mình thì các con hãy biết dừng lại ngay, biết ý thức ngay để làm gì ? Để xoá đi nghiệp lực trong mạt na thức của con trong cái kho chứa nghiệp thức đó, xoá phần nghiệp lực đang đến với con đó.
Khi pháp trần vừa đến là các con biết sự chiêu cảm nghiệp lực thể hiện qua hành động để các con kịp thời tôi luyện ngay. Vậy các con đã hiểu được nghiệp lực không phải chỉ nghiệp buồn, vì nghiệp vui cũng là một nghiệp lực, khi con vui một con đừng vui ba, vui bảy, vui mười vào mạt na thức các con nữa, cũng như hành động nào đưa đến đau khổ các con đừng khổ một lần rồi các con đừng đưa khổ khác vào nữa. Nói ở đây thế nào ? Cha thí dụ : Các con có cái kho mạt na thức đang chứa đầy nghiệp lực. Kho ấy có một cánh cửa (tâm phân biện ) chuyển nghiệp thức ra và ghi nhận vào cũng bởi tâm phân biện, như vậy cái kho mạt na thức không bao giờ hết nghịêp lực trong ấy. Các con hãy diệu dụng cái cửa ấy chỉ chuyển nghịêp thức ra và tuyệt đối không ghi nhận vào (tâm vô nhiểm ). Trên thân thể các con có chín khiếu nhưng có hai khiếu đào thải ra mà không tiếp nhận vào, ở đây Cha chỉ đề cập đến khiếu Cốc đạo mà thôi. Khiếu Cốc đạo có nhiệm vụ hành chỉ đào thải phẩn ra ngoài chớ tuyệt đối không hề tiếp nhận phẩn từ ngoài vào. Nếu đưa vật gì vào thì phải phải có hành động tác động từ bên ngoài mới đưa vào được.
Mạt na thức cũng vậy, đủ duyên chuyển nghịêp lực từ mạt na thức khế hợp với pháp trần để trả nghịêp của vô lượng kiếp trước, khi đang trả nghịêp các con nhớ đừng tác ý để tình chí không phát khởi thì nghịêp chỉ trả mà không vay, tức là mạt na thức tự nó không tự nhíp nghiệp lực vào được, nó chỉ ghi vào khi do các con tác ý. Hiểu chưa ?
Tự nghịêp lực bên ngoài không đưa vào mạt na thức các con được mà muốn vào được mạt na thức bởi các con tác ý, bây giờ ý các con phải sao ?
Cha đã nói với các con thật nhiều hành động đừng dụng ý, hưởng và chịu không dụng ý, các con nên nhớ ý vô cùng quan trọng cũng bởi ý tưởng mà thăng hoa cuộc đời, cũng bởi ý tưởng mà cuộc đời phải bị mai một các con. Vậy phải sao ?
Các con phải tự chủ lấy mình, bây giờ tập tểnh cái tự chủ, muốn tập tểnh cái tự chủ các con phải chấp nhận tất cả mọi người là Thầy mình. Trước hết chấp nhận mọi người là Thầy các con, khi đã hạ cái ngã xuống, các con chấp. Khi chấp nhận tất cả pháp trần đều là bài học dạy các con nên người nhận tất cả pháp trần dạy các con nên người, pháp trần vui buồn, nhục, vinh đều là bài học dạy con cả, đừng phân biệt bài học vinh thì học, bài học nhục thì không. Bài học đưa con người trưởng thành nhanh nhất là bài học nhục chớ không phải bài học vinh.
Bây giờ các con muốn xoá mạt na thức ở trong con, Thầy muốn nói xoá nghịêp lực trong mạt na thức, chớ mạt na thức thì người nào cũng hằng có không thể nào mất được. Hãy đem tất cả những gì trong mạt na thức ra, khi không còn gì trong mạt na thức thì mạt na thức tự nó không có, các con còn đem một ý nào vui, buồn, tốt, xấu vào thì mạt na thức phải chứa, bây giờ các con đừng có muốn mạt na thức hiện hữu trong tâm thức thì các con chú ý cái Ý.
Ý là gì ? Trong nầy không phải nói một ý mà ý nằm trong sáu căn các con : mắt ý, tai ý, mũi ý, miệng ý, thân ý, cái ý là cái gì ? Là cái để các con tiếp giao vậy có phải là ý thức hay không, để cái căn thức các con tiếp giao với trần ? Ở đây Cha nói các con thấy thôi, căn thì phải thấy nhưng đừng dụng thức để diệu dụng giữa căn và trần mà các con chỉ dụng căn và trần qua cái trí, Cha muốn nói thêm cái trí. Cái trí các con để các con biết được trần là gì ? Là hình thể gì thôi, các con đừng len cái tâm phân biện vào cái trí, nếu các con len cái tâm phân biện vô cái trí để phân biện pháp trần, khi căn thức tiếp giao rồi thì các con dụng ý, khi dụng ý rồi thì tức khắc đã đưa nghiệp lực vào mạt na thức. Các con biết rằng ý nhiếp nghiệp lực vào mạt na thức nhanh hơn ánh sáng đi. Bây giờ biết được nó nhanh mang nghịêp lực của mình đi kiếp sau thì hãy làm sao ta tránh, nếu không có pháp tránh thì Cha chắc rằng các con không thể nào thoát được vòng luân hồi, các con phải biết tránh để không nhiếp và biết được pháp để xoá thì sự giải thoát các con ở trong gang tấc mà thôi.
Để khỏi nhiếp Cha khuyên các con một điều là lúc nào cũng đứng ở cửa làm con mà thôi, lúc nào cũng đứng ở cửa làm con đừng đứng ở cửa làm cha thì các con phải sao ? Con phải hiếu thảo, phải cung kính, phải vâng lời phải vậy không ? Dù cha mẹ mình là người đê tịên trong xã hội, dù cha mẹ mình ức hiếp mình đến đâu mình cũng vẫn cung kính. Mình có lễ độ không bao giờ oán hận cha mẹ, cái cung kính, cái thương yêu, cái lễ độ là hành động báu bổ cho mình và cái không oán hận là không gieo ý tưởng nhiếp nghiệp lực vào mạt na thức, và tất cả những cái đó để cho các con diệt ngã. Tập ở phần đó trước bây giờ các con đứng trước con vật con tự nhủ nó là Thầy mình, có phải Thầy hay không ? Nếu các con không thấy được cái nghiệp lực của nó mang theo để nó trở thành một con vật thì các con dẩm chân lên và cũng thành một con vật, thấy nó để quán chiếu lại mình để hành động và tư tưởng mình không tác tạo ở kiếp sau không trở thành con vật với hình hài đó có phải làm Thầy các con hay không ? Thì tại sao ngay bây giờ những con người có hành động con cho là sai trái con không cho đó là Thầy, bởi cống cao ngã mạn không cho đó là Thầy mình nên các con mãi nhiếp nghiệp lực qua ý tưởng của mình để đúc kết con người của mình sau nầy trở thành những tư tưởng hiện tại.
Hôm nay Thầy rút gọn cho các con biết bổn phận các con là những đứa con hiếu thảo, một người tôi trung đối với trần hạ nầy đối với tất cả mọi người, mọi vật, nói chung lại là chúng sanh, là cha mẹ, đều là chơn sư các con và tất cả pháp trần tác vào các con đều là phương tịên để giúp các con một bước thăng hoa trong cuộc tiến hoá mà các con tạm mượn thân để thọ bẩm pháp trần mà tiến hoá.Thầy các con sẽ nói với các con,cái phần mà tại sao các con phải đúc kếtđiển linh quang để hịêp thống được
đại linh quang. Trong những ngày sắp tới Cha mới có thể nối tiếp được các bài giảng tới cho các con.Cha giã từ .

Qua quá trình tu học các con đã hiểu và biết thật chính xác tu không phải là để sửa cái thân cho có hình tướng của tôn giáo nầy hay tôn giáo khác, mà chính các con tu phải mượn cái thân thọ nghịêp lực của chính mình để chuyển sửa cái tâm, nếu không có thân thì các con cũng rất khó tu, vì có thân mới thọ được nghiệp báu, trong nghiệp báu ấy các con biết được mà chỉnh sửa cái sai, đúng dù vô tình hay cố ý bởi vô minh tác tạo ra. Vậy cái thân cũng vô cùng quý báu, vì nó là chiếc thuyền để chở các con ra bể khổ nhưng bể khổ cũng rất cần, rất quý báu, có bể khổ ấy có sóng gió ấy thì các con vượt được từ bến mê sang bờ giác. Bây giờ những phương tiện có rồi, còn lại ý chí, nghị lực các con thôi.
Cái bể khổ mênh mông mà pháp trần cũng rất đa dạng, các con không ở nơi nầy hay đến nơi khác pháp trần cũng đủ sức đeo các con đến bất cứ nơi nào. Biết được rằng pháp trần không thể ly được vì các con không rời được bể khổ, đã biết thế không cần tránh đâu cũng chẳng tìm kiếm nơi nào tựa cho được ở yên cả, chỉ có kiếm nơi nào thuận duyên các con vừa tu sửa, vừa trả nợ, chớ đừng kiếm nơi nào để trốn nợ được. Thuyền đã có, biển nước cũng có, sóng gió đã có giờ còn cần một ông lái chèo thật kinh nghiệm, chịu đựng kiên trì dũng cảm.
Vậy các con đang tuyển ông lái chèo ấy ở đâu, biết chắc rằng ông ấy không thể là nhân vật hiện hữu bằng xương, thịt trong nhân gian nầy, hễ có thuyền bắt buộc có ông lái đò, mà ông lái đò không có trong xã hội hữu hình, có phải chăng đó là tư tưởng, cái niệm của các con. Đó là cái nhị thể bởi các con chưa gột rửa sach để thấy được cái lõi của nhị thể, bây giờ các con chỉ sống qua nhị thể nhiểm, cái nhị thể bao bọc bởi pháp trần. Dù là chưa lột nhưng nó cũng vẫn là ông lái đò đưa chiếc đò trên bể mê trong đó có con ngồi, dù lái khéo có kinh nghiệm mà ta đã lỡ chọn ông ấy là lái đò đưa ta qua bến Ngạn, bây giờ con và ông ấy cùng nhau học hỏi kinh nghịêm để ra khơi. Nói để học cùng nhau thì các con phải thấy, phải ngồi lại, phải trao đổi, đã nói học cùng nhau mà ông lái đò và các con không hề thấy, không hề biết, không hề trao đổi với nhau thì thế nào gọi là học cùng nhau ? Chẳng lẽ các con cứ ngồi yên trên chiếc đò, cứ mặc cho sóng vỗ đưa con bập bềnh trên biển hay sao ? Vậy các con hãy bắt đầu nhận thực để thấy ông lái đò và ông lái đò cùng con trao đổi học hỏi, cùng nhau lèo lái qua bên kia bến Ngạn. Nếu nói thế, ông lái đò không ở ngoài các con vì ông không hiện hữu trong xã hội nầy, nếu ông không ở ngoài con thì ở trong con, ở trong trái tim, ở trong lá phổi, trong lục phủ ngũ tạng ư ? Hay trên đầu các con, ông ấy đang ở khắp cùng trong cơ thể các con và ông thoáng hiện, thoáng ẩn qua lục căn để ông đưa con về đến bến Ngạn hoặc đưa các con về đến bến mê, do ý thức chuyển vận các con đó nghĩa là nếu các con ý thức được cuộc đời nầy tham, sân , si để làm nấc thang cho các con tranh đấu danh, lợi, tình thì tất cả tình chí các con là ông lái đò đưa các con trở về bến mê, nếu các con biết vận chuyển tam độc tham sân si nằm trong của cải vật chất danh lợi tình, qua danh lợi tình để tự chính mình giải thoát thì ông sẽ đưa các con đến bến Ngạn, các con cứ giận đi càng giận hơn nữa khi các con lười biếng tu học, hãy dụng cái sân để trị đối trị cái lười biếng tu học cho đến khi các con biến đổi nó thành tinh tấn thì mới thôi. Nếu chưa được thì hãy tăng cái nồng độ sân lên để đối trị, đến khi nào hàng phục được ma lười biếng thì các con cũng hết sân, các con hãy tham đi, tham ái, tham tình, tham tại sao không có tình thương từ bi ? Các con tham cái tình ấy đến bao giờ thực hiện được từ bi đúng nghĩa, cần tham nữa hãy tham hơn đi. Các con hãy si mê đi trên con đường giải thoát và si mê đến khi nào thực sự giải thoát tâm thức hoàn toàn. Tất cả những tham, sân, si ấy chuyển vận cho các con thoát ra khỏi ngục danh, lợi, tình và vật chất. Đó là ông lái đò.
Vậy bây giờ các con có thể ngồi lại tâm sự với ông lái đò được chưa ? Oâng lái đò cũng thể hiện ra một người đầy đủ tham, sân, si nhưng nếu các con biết chọn ông lái đò về bến Ngạn thì ông tham, sân, si khác, nếu các con chọn ông lái đò về bến mê thì ông tham, sân, si khác. Hãy tuỳ cái chọn nhưng ông nào cũng tột cùng của tham, sân, si thì các con cũng đi về đến bến. Khi đã chọn rồi thì các con nhận ông lái đò ấy là bạn hiền thường xuyên tâm sự, con giúp ông và ông cũng sẽ giúp con để chiếc thuyền lướt trên biển trần hạ nầy dù cho có sóng to gió lớn hai người đồng lèo lái đầu mũi có nhau, đừng bao giờ bỏ quên ông lái đò và cũng đừng bao giờ phản bội ông lái đò vì Cha biết chắc rằng ông lái dò không bao giờ phản bội con chỉ trừ khi con biến thể ông ấy là ông lái đò của bến mê hay bến ngạn.Khi Cha đã phân tích cho các con biết được để các con chọn, khi đã chọn hãy nhận đó là là bạn tri kỷ của mình không rời nhau, thiếu người bạn tri kỷ mình thấy xót xa và đau buồn thì người bạn tri kỷ ấy cũng thế nếu thiếu con thì người ấy cũng xót xa và đau buồn, các con làm bạn tri kỷ đến lúc nào hai người trở thành một, ngay lúc ấy bờ, nước, thuyền, ông lái đò và các con không còn nữa.Cha giã từ.

Tuần vừa rồi Cha nói phần nhập thế, ở phần lý thuyết dạy các con cư trần, thân có cư trần nhưng tâm ly trần, các con phải biết được tâm ở đâu để ly nó, lấy tâm ly trần, trần ở đây nôm na hiểu rằng là xã hội, nhưng các con cũng đừng hiểu trần là xã hội vật chất, trần ở đây là tất cả pháp trần. Bây giờ các con thấy nếu ở xã hội mà không nói pháp trần thì tại sao nơi nầy có việc nầy nơi kia có việc khác, phải hiểu cái xã hội là cái dung chứa còn tất cả những hoàn cảnh tạo nên mọi hành động xảy ra….. gọi là pháp trần. Nếu xã hội không có những vi trần pháp trần đó dù các con có cư ở trong xã hội nầy cũng không tiến hoá được. Phải hiểu trần ở đây Phật muốn nói mọi hoàn cảnh nhiểu nhương xãy ra hằng ngày, hằng giờ, hằng phút trong xã hội chớ không phải nói các con ở trong xã hội mà vô pháp trần thì xã hội đó cũng vô nghĩa đối với các con, cho nên các con thấy xã hội lúc nào cũng có pháp, những pháp thuận, pháp nghịch luôn luôn phải có. Tại sao có pháp trần ?
Có là bởi tâm vọng động của con người, mà tâm vọng động con người lăng xăng là bởi do nghiệp lực của chúng sanh. Chính tâm thức con người nó lăng xăng ở nghiệp lực, vậy nghiệp lực ẩn trú tại mạt na thức duyên khởi từ cái tâm chúng sanh . Từ đó, mới sự vịêc xảy ra muôn sự việc hằng ngày, hằng giờ cũng từ muôn pháp sanh. Hằng ngày, hằng giờ, do tâm lăng xăng thọ cảm nhiếp trở lại. Bởi thế nó là cái vòng lẩn quẩn, mà vòng lẩn quẩn chính là vòng luân hồi của con người, tâm sanh pháp, tâm nhiếp pháp. Tâm sanh pháp, tâm nhiếp pháp để đưa con người trong luân hồi lục đạo
Bây giờ các con đã biết cái tâm cứ vọng động lăng xăng thì xảy ra muơn điều muơn việc để tác động vào thân tạo nhiều đau khổ cho các con biết được ở đó các con phải tự nhủ có một sự việc xảy ra thuận hay nghịch là bởi tâm lăng xăng thuận nghịch hiểu được buông ngay,  đó là các con cư trần mà ly trần, các con đừng hiểu ly trần là đi kiếm ở hang, ở núi, ở động để các con ngồi khi các con đến đó tâm vọng động cứ cùng đi cùng về, đồng cư chung không ? Cái tâm viên theo cái niệm các con, nó không rời vì nó là nghịêp lực đồng dạng, nó đi theo nhưng nó không an trú trong con vì nó là cái bản thể của báu thân, làm sao các con trốn được, các con lên núi nó cũng đi theo, đi xuống dưới hang cũng đi theo, cái đó theo trong cái niệm thức lăng xăng để nghiệp lực duyên khởi cho các con được trả nghiệp hay tạo nghịêp. Mọi hành động tác vào các con đó là pháp trần. Vũ trụ nầy được chia ra nhiều mảnh vì mỗi nơi có phong linh địa thể khác nhau, nên người ta chia từng mảnh để lập thành nhiều địa phương, mỗi địa phương được đặt tên khác nhau, xã hội ở đó được gắn liền cái tên của không gian một phần vũ trụ, rồi con người tuỳ duyên nghiệp mà tái sanh về ở một phần không gian nào thì mang tất cả những pháp trần đặt vào đó. Mang bằng cách nào ? Mang trong cái mạt na thức tàng chứa nghiệp lực của mình, mỗi con người về đây với cái thức nghịêp ấy nên thân thì cĩ tâm nhiễm, xã hộị thì có pháp trần.
Pháp trần tác động vào tâm trí ý thức chúng sanh, nhiếp rồi mang đi rồi trở lại tạo tác rồi thọ. Hiểu thật thấu pháp trần, cư ngay trong tâm thức chúng sanh, con cũng là chúng sanh nên thân con cũng cư ở trần nhưng con rán luyện cho mình ý thức được thân cư trần nhưng tâm đừng nhiểm pháp trần ( pháp trần cư ở tâm ). Các con hiểu được chưa ? Thầy phân tách cho các con biết xã hội không phải là pháp trần, nó chỉ là một khối ơn chứa pháp trần, xã hội chỉ là một phần khơng gian trong vũ trụ và được đặt tên nó là gì đó? Tất cả chúng sanh có nhân duyên nghịêp lực trong xã hội nào đó sẽ được chiêu cảm mà tái sanh về nơi đó cùng chung sống. Vô lượng pháp trần sẽ được sinh ra bởi vô lượng niệm hiện hữu chúng sanh. Mọi pháp trần đó cũng là thể của tâm thức con người, tác tạo ra do nghiệp lực nhiều đời, nhiều kiếp mang về.
Mỗi người có một nghiệp lực, nghiệp lực khiến mọi người cùng nhau trả quả, các con đã hiểu cái nghiệp lực của mình tác tạo ra ảnh hưởng đến người khác, con hãy sám hối, nếu con không vô minh thì con đã biết mình đang được số nghiệp lực với người kia để không tác tạo. Nếu lỡ, con đã hành động cho người ấy buồn, vui bởi vô minh của mình khơng dừng lại kịp trước lúc pháp trần phát khởi, nếu đã phát khởi con phải nhận định được ngay, tâm không buồn vui theo hành động của mình mà con quay lại sám hối liền đúng điểm thời gian phát khởi con hiểu chưa ? Ngay lúc đó các con đã ly được trần rồi đó, các con để tình chí của mình lôi cuốn theo hành động của mình hoặc hành động của người khác, tức là các con cư trần nhưng tâm không ly trần.
Khi biết được hiểu được để hành sử ở cái phần mà đức Phật thường nói với chúng sanh là “thân cư trần, tâm bất cư trần “ ngay bây giờ các con hiểu được để tâm tách rời thân các con, muốn tách rời được chỉ còn một điều là hãy làm kẻ bần ngu . Người khác cùng nghiệp duyên với con, người ấy phát khởi tâm trần thể hiện hành động xúc tác vào con, thân hãy thọ, không được từ chối nhưng không được tác ý để tâm các con ly ngay pháp trần mà thân đang thọ nhận, phải biết đó là nghiệp lực từ vô lượng kiếp đến tạo ra sự cố để thân thọ cho nghịêp lực được xóa, ngay lúc đó con sám hối ngay, không vui, không buồn, tâm không thọ trần dù thân đang thọ. Người đến đánh con vì nghiệp đủ duyên để khởi, người mang pháp trần đến cho con thì thân con phải thọ, thí dụ một bạt tay, tâm con ly ngay hành động thọ một bạt tay. Muốn ly phải thế nào ? Phải sám hối, con khơng phải sám hối hành động người đó đã đánh con mà con sám hối tội lỗi ngày trước con làm cho đến bây giờ mới đủ nhân duyên phát khởi hành động người ấy đánh con. Sám hối lỗi xưa nhận nghiệp nầy, các con hiểu được chưa ? Nếu không khi thân đang thọ nghịêp tâm lại tạo nghiệp mới, nên nhân quả, quả nhân các con trả mãi khơng hết vì trả một quả gieo mười nhân làm sao các con rời khỏi được lục đạo trần gian.
Hiểu được như thế rồi các con mới thấy được rằng tại sao Phật óĩi chúng ta không có gì phải sợ, không có gì để buồn, không có gì vui, khơng có gì giận, lấy gì để các con sợ, các con biết tất cả những gì mang lại thân các con đau khổ đến tận cùng của xã hội nầy cũng bởi sai trái vô lượng kiếp của con, mà con biết cái sai trái đến để con sám hối thì chỉ có sám hối mới giải quyết mọi vấn đề, buồn vui khơng giải quyết mọi vấn đề mà tất cả những tình chí ấy đưa các con đến vực thẳm sâu hơn của kiếp sau.
Bây giờ chỉ có sám hối và hành động đúng theo tâm sám hối thì các con thì các con sẽ xóa tất cả, có tâm sám hối, không tâm sợ, không tâm buồn, không tâm vui….
Từ nay trong ký ức thiền sinh Aya chỉ có một điều sám hối mà thôi không được quyền vui, buồn, giận hờn, sợ thương yêu, hờn ghét và chỉ còn một tâm tham sám hối, tham nghịêp lực đến để con sám hối.
Các con hiểu điều đó chưa, những nghiệp lực đến đem tất cả những nguồn đau khổ đến cho con mà con bình thản sám hối con có phải là kẻ bần ngu hay không ? Con bần cái gì con đừng tưởng là bần của cải. Nói đến đạo là không còn nói đến của cải vật chất, cho nên bần ngu ở đìều con không còn gì để nói, con không còn có ý nghĩa tranh đua là bần, ngu là con chấp nhận mọi sự việc khơng có phản kháng, khơng có sự đấu tranh.
Từ nay Cha muốn thiền sinh Aya có một cuộc sống thật bình thản, không sợ, không buồn, không vui, không giận, không hờn, lúc nào cũng cúi đầu làm kẻ bần ngu.Cha giã từ.

Các con nên nhớ ! Cha nói lần nầy không phải là lần đầu mà rất nhiều lần, cũng như tất cả chư Phật, chư Bồ tát dã dạy các con. Pháp thiền không phải là để thành đạo hay giải thoát, pháp thiền là phương tiện giúp các con định tâm, định thần, định trí diệu dụng thành đến vô tâm. Mà phần để các con học và hành đạo là phần tâm thức và trí thức, vì con người bổn sinh ra mới vừa đủ thành một đứa trẻ nên con người ấy chưa hữu dụng được. Đứa trẻ ấy chưa sống theo nghiệp lực của nó, nó chỉ sống trong tuổi hồn nhiên tức là tuổi chưa chịu sự tác thọ nghịêp lực nghĩa là đứa trẻ chưa phải sống để nghiệp lực chi phối và với tuổi vô tư ấy, cái tâm trí ấu trĩ của đứa bé không làm nên nghiệp tội. Khi trong thân thọ bẩm đầy đủ khí âm dương để dưỡng cho tâm trí con người trưởng thành biết thọ nghiệp quả và biết tác tạo tội nghiệp, chừng ấy chính con người mới chịu tất cả những pháp trần chi phối.
Khi con người bị những pháp trần chi phối thì con người ấy cũng bắt đầu tôi luỵên để trở thành con người hữu dụng. Nếu các con không tu luỵên trong lý sống trường tồn của Trời Đất thì các con chỉ sống trong tánh phàm phu mà thôi. Trong xã hội, một pháp trần xảy ra, pháp trần ấy không cao, không thấp, không thượng, không hạ, không là trượng phu, không là bần phu. Pháp trần được định phẩm chất, phẩm vị của người thọ bẩm.
Khi các con có tâm thức bởi nghiệp quả nào mang về đây sẽ tạo thành một cái tâm nhân nào đó, nếu các con ý thức được hành động không đúng lẽ đạo Trời Đất thì các con còn phải luân hồi, từ đó các con mới tìm hiểu thật đúng chơn lý đạo Trời Đất để sống.
Mà các con tìm hiểu bằng cách nào ? Bằng cách ý thức qua kinh kệ, tìm qua chơn lý, tìm qua lẽ sống trong xã hội. Khi tìm ra được tất cả những chơn lý, những nguyên lý, những định lý để các con so sánh với pháp trần và các con đối chiếu tâm thức của mình có đúng lẽ, ăn khớp không ? Nếu không, các con coi pháp trần đó vô lẽ đạo hay tâm mình vô lẽ đạo, nếu pháp trần vô lẽ đạo thì con đừng vội sửa vì pháp trần tự nó vô phân biện, nếu tâm các con vô lẽ đạo thì các con hãy sửa tâm.
Muốn biết được lẽ đạo có thuần chơn hay không cũng bởi tâm, bởi trí thức, nếu các con sử dụng cái trí hữu học thì không thể nào các con thấu triệt được, nhưng trước hết để đi vào vô học các con phải tạm mượn cái hữu học, khi mình dụng cái hữu học để mình nhìn lại cái tự nhiên của pháp trần, cái tự nhiên của lẽ sống thì mình sẽ thấy được cái lẽ đạo đức. Khi thấy lẽ đạo đức các con đừng suy luận, khi thấy cây lay biết rằng có gió, đừng suy luận gió lớn, gió to, gió bé mà các con biết được có gió, có gió thì thấy cây lay, còn gió thế nào các con khoan suy luận ở pháp trần vừa thấy, khoan luận thế nào lẽ đạo, các con hãy cố gắng sống đúng cái lẽ ấy rồi, cái thành quả sẽ nói lên cho các con biết cái lẽ đạo của mọi sự việc ấy thế nào.
Nếu các con chấp trước, suy luận trước thì lẽ đạo các con không đạt được chơn thuần của nó, Cha nói với các con pháp thiền không thể rời vì đã bao nhiêu đời kiếp, đến kiếp nầy cũng đã bao mươi năm rồi. Sự sống bên ngoài xã hội làm cho tâm thức các con điên đảo, không còn nhứt tâm định trí được nên có pháp thiền cột tâm, cột trí các con vào đó chớ pháp thiền không khai trí, khai tâm các con đâu, chỉ cột trí, cột tâm, còn sự sống các con phải có máy vào pháp trần, các con quán chiếu và lúc nào cũng quán chiếu tâm thức các con với pháp trần. Khi quán chiếu thấy tâm và pháp trần có sự đối xung, thì các con ý thức được có đối xung là bởi tâm nhị nguyên hãy trở lại rèn luyện cái tâm của mình. Các con thấy, biết luyện tâm phải luyện từ giờ phút một, khi cọ xát với pháp trần. Đừng bao giờ các con định pháp trần đúng hay sai, pháp trần luôn luôn đúng vì pháp trần đến với con do nghịêp lực, nên pháp trần không sai, bởi tâm các con không nhiếp được nghiệp lực của mình, khi pháp trần xảy đến nghịch tâm nên con cho pháp trần sai, không thấy được tâm mình sai nên không dung thông được. Nghiệp lực đến thuận với pháp trần, khi biết được điều ấy các con đừng thụân theo pháp trần, hãy ôn chứa pháp trần để các con xoá đi nghiệp lực, nếu thuận theo pháp trần thì các con đi vào sai lẽ đạo của Trời Đất. Vì nghiệp lực ấy các con làm sai lẽ đạo ở vô lượng kiếp nào đó đến giờ nầy thể hiện pháp trần vô lẽ đạo ở cái tâm thức khác.
Rồi các con không biết dụng cái đó quán chiếu tâm, để tu chỉnh tâm cho phải đạo mà tùng theo pháp trần, thì các con lại sai thêm một lần nữa vô lẽ đạo, cho nên cha thiết tha khuyên các con đừng xa lánh pháp trần, vì mỗi mỗi pháp trần đến là nghiệp lực, các con thấy pháp trần biết nghiệp lực của mình, dụng vô tâm để chuyển nghiệp.
Cha giã từ

Hôm nay Cha về chỉ dẫn cho các con lần nầy và tuần sau nữa thì khóa học “Định tâm mật pháp ” dứt. Sau khi dứt khoá hoc Định tâm mật pháp rồi thì các con cố gắng về mặt luyện tâm và trí, các con nghiên cứu bài học và ứng xử để hành cho có hiệu quả, vì kết quả hành trì tu học các con chỉ có cái tâm và trí là cây thước để đo sự thành quả của tu học, đừng lấy thời gian làm thước đo tu học, phải hiểu sự tu học là chỉnh đốn.
Muốn chỉnh đốn được hiệu quả của công trình giải thoát người tu là lấy sự đối đải bằng tâm và trí với pháp trần. Các con đến với pháp trần nhưng để pháp trần chi phối thì các con biết được sự tu học của mình chưa có thành quả, đứng trước pháp trần dụng tâm trí để chuyển pháp trần điều đó biết được qua quá trình tu học đã có hành xử.
Các con biết pháp trần muôn vạn hình tướng, muôn vạn trạng, trạng thái mà tâm các con cột cứng vào một tôn giáo, một giáo điều, một đạo luật thì không thể nào hóa giải và bao dung, dung chứa được pháp trần cả, bởi thế Cha muốn nhắc nhở các con rằng đạo không có gì để chi phối cả mà đạo là một sự sống tự nhiên, an nhiên trong cái lẽ tuần hoàn của nó, các con còn đặt giáo điều, còn đặt giới luật, tôn chỉ thì các con bị giới hạn trong các điều ấy, bởi chưa thuần được trong cái an nhiên, cái bình thường của lẽ đạo nên mới tạm có giáo điều, có giới luật, có tôn chỉ để khắc chế các con lần vào được an thường lẽ đạo. Nên các con thấy sơ cơ thì giới luật ít hơn, khi đã thuần được lên đến trung cấp các con có một số giới luật lần lên, khi nào tâm thức ý thức đã thấm nhuần được lẽ đạo thì chừng đó tất cả giáo điều, giới luật tự nó biến mất, chi bằng giờ nầy đã hiểu được cái sự giải thoát của con người đi vào đúng chơn lý lẽ đạo là con người có cuộc sống thật tự nhiên, thật an nhiên, sao các con không tầm chơn lý để đi cho thật đúng với cái chơn lý đạo mà tự nó ở trong cái trật tự. Cha đã dạy các con muốn đi về đúng chơn lẽ đạo là các con phải quay lưng lại với cái tâm của mình, quay lại với nội thể của mình và luôn luôn truy tầm tất cả những cái gì các con ứng xử có đối trị, đối chọi với pháp trần.
Cũng như Cha nhắn nhủ với các con tất cả pháp trần thuận hay nghich đến với con là bởi nghiệp lực, đủ phước báu đi nữa cũng do cái nghiệp duyên lành tác tạo, giờ nầy đúng cơ duyên  đến với các con, khi đối cảnh mà cảnh đó do nơi mình tạo thì phải đối cảnh, soi cảnh để có phải biết mình hay không ? Biết mình rồi hãy tự tu sửa lại đi con, cảnh nghịch đến với con là bởi con làm sai nên giờ nầy hậu quả đến với mình, lấy kết quả của sự sai trái ấy soi rọi lại tâm thức mà mình tự tu sửa chớ đừng oán cảnh, đừng trách cảnh, và đừng trốn cảnh vì cảnh chính là tâm thức mình tạo nên vô lượng kiếp giờ đúng cơ duyên, thời gian diễn lại để các con tu sửa mà thôi.
Khi đối đCúng Cửu Huyền.
- Cúng cô hồn trong đó có chiến sĩ trận vong và thập loại cô hồn.
- Các con cầu siêu bố thí, các con cầu siêu cho tất cả những chơn hồn chưa được siêu thoát, luôn cả cửu huyền chưa giải thoát và các con bố thí hồi hướng cho tất cả những chơn linh đã chết, đã siêu thoát và chưa siêu thoát, hồi hướng cho những chúng sanh đang hiện tiền mà tâm mê muội đang gặp nhiều nghiệp quả.
Các con hãy tổ chức đúng vào ngày rằm Trung nguơn, tất cả khi trở về tựu hội đầy đủ để các con lập đàn cầu siêu và bố thí. Trong bố thí các con có hai phần bố thí : bố thí về vật chất, bố thí về tinh thần tức là các con bố thí pháp. Trong phần bố thí pháp về mặt kinh Cha sẽ chuyển cho các con đọc bộ kinh gì, còn về thí vật chất các con không phải đi quyên của ai, nếu cần quyên cũng được nhưng các con phải bỏ một phần của cải vật chất các con ra để các con làm công đức trong kỳ Trung nguơn nầy.
Cha giã chung.

ược cảnh, các con điềm tỉnh trong cảnh, soi chiếu tu sửa xong, tự tạo cảnh để soi lại mình xem mình còn chút vi tế đối trị nào không, dù hai cảnh nầy có khác nhau, cảnh tự đến là bởi nghiệp lực các con, còn tự tạo cảnh để các con tự soi. Như vậy các con mới hiểu được tự tạo cảnh là các con thỏng tay vào chợ, các con tầm cảnh để soi chiếu, người thỏng tay vào chợ tức người tầm cảnh, còn người tu lại trốn cảnh.
Ở đây Cha muốn nhắn nhủ các con không trốn cảnh, hãy đối diện cảnh để soi chiếu mình, khi soi chiếu mình thì các con mới thấy thật rõ tâm thức mình mà chuyển hoá, nên nhớ tìm thấy được tâm thức các con nên chuyển hoá nó chớ đừng nên có tư tưởng xoá bỏ hay tự diệt tâm thức ấy, vì các con diệt thì nó sanh, diệt một sanh mười, diệt mười sanh trăm, đừng bao giờ diệt bởi nó sanh ra, con diệt nó sanh ra nũa.
Đã lỡ sanh rồi soi chiếu được thấy hãy chuyển hoá để tâm thức mình tiến hoá đến sự giải thoát, tâm các con nào có, bởi có nghiệp lực, nghiệp lực sanh tâm, tâm sanh nghiệp, nghiệp sanh tâm mãi. Biết được tâm và nghiệp tự sanh, tự diệt thì các con soi rọi đừng sanh diệt nữa, mà hãy dụng tâm ấy chuyển hoá sự tiến hoá đến độ mất tâm, các con mới đạt được ở tâm vô nhiễm tức là các con chuyển hoá được tâm thức đến với lẽ của đạo, nhưng ở đó các con vẫn còn tâm phải sống đúng với lẽ đạo, các con hãy nhập thể với lẽ đạo để tâm không còn hay nói đúng hơn, lẽ đạo ấy cũng chính tâm của mình, còn giờ nầy các con còn có suy tư, có đối đải với nhau nên pháp trần chính là tâm các con đó.
Tâm nào có ?! Các con đã tầm thấy được tâm đâu? Muốn thấy tâm các con soi rọi từ pháp trần để thấy tâm, nên còn chúng sanh thì pháp trần là tâm chúng sanh, các con đã đi về đến chơn lẽ đạo thì lẽ đạo chính là cái tâm con đó.
Phần dạy Định tâm mật pháp hôm nay Cha dừng lại ở nơi đây và Cha chỉ dạy cho các con một vài điều. Vào đến rằm Trung nguơn các con vừa cúng Trung nguơn vừa học sóc vọng. Cúng Trung nguơn các con chia ra làm 4 phần :
- Các con kỉnh lễ đấng Tạo Hoá và Đấng Vô Vi.

Buổi hoc hôm nay tạm gọi là buổi học cuối, dù rằng Đức Ayasata có xin với Quần Tiên Hội để tiếp tục sau khoá Định tâm mật pháp về tâm và chuyển dạy thêm về trí Bát Nhã nhưng chưa được Quần Tiên Hội phê chuẩn. Đến bao giờ được tiếp nối phần trí Bát Nhã thì Đức Tế Công sẽ về chuyển vận giảng cho các con, mặc dầu nói rằng hôm nay là buổi cuối, buổi cuối của Cha thôi, còn sự hành, học của các con rất dài, nếu các con cố gắng bươn nhanh trong kiếp nầy chỉ còn vài mươi năm nữa thôi, bằng không cố trong hiện kiếp thì biết đến bao giờ? Cha nhắn nhủ với các con con đường hành hoá của kẻ sĩ chậm hay mau, ngắn hay dài, rộng hay hẹp, là bởi chí nguyện mà thôi. Con đường giải thoát không có chiều dài cũng không có chiều ngang, kích thước cố định mà con đường giải thoát là con đường tâm thức và trí thức buông bỏ khi các con cảm nhận được của cải vật chất, thân là giả tạm, là phương tiện thì các con mới thấy được ý nghĩa vô cùng quan trọng và quí báu của cái thân và của cải vật chất, nó quí báu không chỉ để phụng sự để nuôi dưỡng rồi các con chỉ hưởng lạc mà thôi, nó quí báu ở mặt nuôi dưỡng các con, phụng sự các con để làm một phương tiện cho sự giải thoát tâm và trí.
Các con nên nhớ tâm và trí các con tách ra khỏi những gì các con đã lỡ cột từ vô lượng kiếp đến nay, dùng tiếng nôm na để các con thoát, là vì các con đã vô tình cột, vô tình cột tâm thức các con vào tất cả bằng ấy những tư tưởng vô lượng kiếp trước. Giờ nầy nó thể hiện ra cho các con thấy bằng ấy pháp trần. Nhìn pháp trần để các con chuyển hoá tâm bằng cách nào ? Bằng cách tự pháp trần đến đối diện rồi pháp trần tự ra đi, tâm thức các con an nhiên tự tại. Như vậy, các con thấy sự giải thoát dùng từ để hiểu nếu dùng từ mà các con hành sự không thoát thì tâm các con lại cột vào hai chữ giải thoát.
Đức Nhị Thiên đã nói với các con : Các con phải thoát ra tất cả những gì trong tâm thức chớ các con đừng thoát khỏi pháp trần. Mà pháp trần tự thoát khỏi các con. Nếu các con trốn lánh pháp trần thì thì hết pháp nầy đến, pháp kia đến, càng trốn càng đeo đuổi vì bóng ấy không bao giờ rời hình. Muốn hết bóng con phải mất ánh sáng phản chiếu bóng, bóng tự mất mà ánh bóng phản chiếu là gì ? Có phải chăng là sự ý thức của tâm và trí trở về đây để đối với bóng rồi hoá vào bóng, nhập thể vào bóng. Như vậy các con thấy nghiệp chướng có thể hoá giải được, mà nghiệp chướng chính là con, khi hoá giải được con phải nhập thể với nó thì mới hoá giải. Còn con chạy, nó đuổi, con dừng, nó đứng, con ngồi nó toạ, không thể nào con rời được cái nghịêp lực của con. Muốn rời được nghiệp lực thì con hãy đối diện thật, nhìn thật nó để con thấy được tiền kiếp của con đó và giờ nầy hoá giải theo sự nhập thể vào tiền kiếp và hậu kiếp.
Như vậy, nói đến sự nhập thể thì nhập thể thế nào ? Muốn nhập thể được tiền kiếp thì các con hãy thật bình lặng và quên đi hiện kiếp nầy. Cha thí dụ : Lỡ hiện kiếp nầy con là bác sĩ, kỷ sư, một nhân vật nào đó có danh vọng trong xã hội, mà tiền kiếp con là một kẻ cướp hay một người bần cùng. Con tạo lại một hành động của kẻ cướp hay tên bần cùng nào ở tiền kiếp, đến giờ nầy hành động ấy quay ngược lại với con, nhưng con lại đặt vai trò hịên tại : con là một người có địa vị danh vọng trong xã hội và đứng đối với hành động trả quả các con của một vai trò mà con người bần tiện trong xã hội thì các con làm sao đây ?
Phải làm sao hoà nhập được, thì chừng ấy con đã giải thoát một kiếp rồi đó!. Bởi thế, muốn hòa nhập vào được hiện kiếp và tiền kiếp thì các con chỉ thấy được giải thoát. Muốn giải thoát cho được trọn vẹn các con chỉ dụng tâm từ bi và trí Bát Nhã. Cái trí Bát Nhã, là các con xoay đốn được đó là con của hiện kiếp, lấy tâm từ của hịên tại để các con thương mình, của chính mình ngày xa xưa kia của một kiếp nào đó con là người như vậy, thương nó thể hiện nhập được hai kiếp sống, hai con người, hai tâm trạng thành một tâm từ, bi, hỉ, xả cứu độ.
Ngày giờ nầy các con phải dùng tâm từ bi, phải hỉ xả để cứu độ tiền kiếp con, con cứu chính con chớ không ai. Cha hỏi các con những nghiệp trần đến tại sao con lại giết con một lần nữa? Hãy hiểu thấu của từng ấy nghiệp lực để con thấy nghiệp lực đến với con chỉ còn có tâm từ bi mới hóa giải được. Có hóa giải được các con mới bước đến con đường giải thóat thật nhanh chóng.
Còn nếu con đứng trước pháp trần con đối chất được hiện kiếp và tiền kiếp của con mà có sự đối trị vui, buồn, giận hờn, thương ghét thì con đường giải thóat càng xa hơn, xa hơn và xa hơn nữa.
Các con ơi ! Muốn quán được tâm pháp của mình các con chỉ còn có xây một đài cao vòi vọi, thật vững chắc là đài từ bi và hãy trồng xung quanh những đài ấy bằng những cành hoa vô tư, hỷ xả và nuôi dưỡng, bảo bọc cái thân tiền kiếp nhiều đau khổ của các con như là các con thương yêu cái thân hiện kiếp của con vậy thì con đường giải thóat chỉ ở trong gang tấc mà thôi.
Các con à ! Bởi đường tu xa xưa chỉ biết nói giải thóat tu hành để thành đạo quả, có mấy ai hiểu được thế nào để tu? chỉ có những nhơn duyên, những nhân lành để trở về gặp ngay Đức Phật, ngay với Tổ rồi thọ pháp mà ra đi với Phật, với Tổ đếm được bao nhiêu người? Cứ phải trả vay, vay trả của kiếp con người chỉ để biết của cải vật chất, danh lợi rồi cứ mãi luân hồi kiếp nầy sang kiếp khác.
Lành thay ! Lành thay ! Các con đã gieo trồng nhiều kiếp đến giờ nầy, đến khi các con trở lại trần hạ các con có nguyện là các con giải thóat trong hiện kiếp nầy nên Quần Tiên Hội mới tụ hội các con về để chỉ giáo dạy dỗ các con từng khúc nơi một, từng cái sự khó khăn, từng cái bí hiểm trong nội thức, trong tâm thức các con để chỉ dạy các con biết thế nào để chuyển tâm trí các con vào pháp trần mà hóa giải được sự giải thoát của kiếp nầy.
Bài Quán Tâm Pháp Cha ngừng giảng cho các con, vì những then chốt thấy được, chuyển hóa tâm các con trở về với tâm vô quái ngại Cha đã nói hết, chỉ cần các con hiểu được, nhận thức được cuộc đời hiện tại của mình và tìm được con người ngày xưa từng giờ, từng phút, từng ngày, từng tháng, từng năm đối diện với các con và hãy nhiếp hai kiếp thành một thì con mới hóa giải được con đường tu học của con, chớ không, các con cứ kéo dài lê thê kiếp nầy sang kiếp khác. Khi con vấp ngã con hãy đứng lên và tìm hiểu, con đừng tìm hiểu tại vật nầy, vật nọ làm con vấp ngã, vì cái vật ấy vô cùng bình thản khi con đến tác tạo, gây sự. Mà con hãy nhìn thực hành động vừa xảy ra sự việc mà con bị tác vào. Nhìn đó là con đã thấy được con, chớ con đừng nhìn sự vật tạo cho con. Ta thí dụ : Con đi vấp một cái chân bàn rồi con ngã xuống cái phản xạ của sự ngã là lấy tay chỏi để đỡ thân, tay gãy, khi đứng lên thân bị thương con giận đá chân bàn hành động đó đúng hay sai ?
Chân bàn đứng tự bao giờ, nhơn duyên con trả nghiệp kiếp nào con gieo cho ai phải thương tích thân. Thì hôm đó hội đủ nhân duyên, nên nghiệp thức chuyển cái trí nhạy bén, và che cái thấy xung quanh của con, nên bị mờ tối lại để cho con có phương tiện va chạm vào chân bàn, ( phải hiểu mượn chân bàn để giả tạo một con người ngày xưa ) mà con đã gây tạo phải đau cái thân, bây giờ họ đến bằng thức nghiệp để tạo tác lại hành động đó.
Nhưng mà người đến tạo tác hành động ngày xưa của con là vô hình và bây giờ con là người ngày xưa cũng vô hình, chỉ còn lại có cái thân hiện hữu phải thọ nghiệp, nên con chỉ thấy hành động té và gãy tay, mà hành động té bởi chân bàn làm trở ngại sự di chuyển của con. Con hãy quán lại và mường tượng ngày xưa của kiếp nào con đã tạo tác hành động nào cho một người, một vật nào đó phải tổn thương về thân cũng như bây giờ con vừa qua một cái té tổn thương thân thể con.
Người gây đó là ai ? Chính là con gây cho con trong hiện kiếp mà thôi. Con giận ai ? Con oán ai ? Thôi hãy thương mình đi con! Hãy thương cho kiếp nào đó mình ấu trỉ, còn tham sân si để mình gây tạo tác cho đến giờ nầy nó vẫn theo đuổi mình, nếu con cịò sân hận con lại mang đi kiếp sau nữa.
Con hãy biết và mỉm cười để thấy được mình ngày xưa và bình thản cho kiếp nầy.
Cha giã từ.

Trở lại trang chánh


KHUYẾN NỮ HỒI TÂM KINH

TÂY VƯƠNG THÁNH MẪU CHƠN NGÔN KINH

Nữ Nhơn Luyện Đạo

NGŨ GIỚI CẤM

SẮC LỆNH CỦA ÐỨC ÐẠI TỪ PHỤ NGỌC HOÀNG THƯỢNG ÐẾ

Ðức Hồng Quân Lão Tổ dạy về Tam Thiên Bí Chỉ Huỳnh Ðạo

Thánh Lệnh THẦY dạy cho Phổ An lo chỉ kiểu bửu pháp TamThiên Bi Chi