Pháp Bảo Đàn Kinh

Thần Tú  Chép K ệ

   34- Tú chép kệ rồi bèn lui về phòng, người đều chẳng biết. Tú lại lo nghĩ nếu Ngũ Tổ rạng ngày thấy kệ mà hoan hỷ thì ta cùng pháp có duyên, bằng gọi chẳng kham thì thiệt ta còn mê, nghiệp trước chướng trọng chẳng hạp đặng pháp, ý thánh khó lường. Trong phòng tư tưởng, nằm ngồi chẳng yên suốt năm canh.

   35- Tổ sớm rõ Thần Tú chưa kham vào cửa Đạo đặng nên

chẳng thấy tánh mình.

   36- Sáng ngày Tổ dời “Lư cung phụng” đến Nam Lang hoạ vẽ bức đồ tướng trên vách, xảy thấy bài kệ thì Ngài tỏ lời cùng cung phụng “Vậy thôi, không dùng hoạ nữa, thiệt là nhọc lòng nhà ngươi từ phương xa đến”.

   37- Trong kinh Kim Cang có câu: “Phàm hữa sở tướng giai thị Hư vọng”. Nghĩa là phàm chỗ có sắc tướng đều là giả dối cả. Chỉ để kệ nầy cho người trì tụng, y theo lời kệ nầy tu khỏi sa vào đường ác đạo, y theo lời kệ nầy tu có điều lợi ích lớn. Bèn khiến môn nhơn đốt hương lễ kính đều tụng kệ nầy ngõ đặng thấy tánh. Kể môn nhơn tụng kệ nầy đều khen hay.

   38- Canh ba Tổ gọi Tú vào hỏi: “Kệ ấy” phải ngươi làm chăng?

   39- Tú thưa: Hẳn thật của Tú làm. Ý đệ tử đâu dám trông mong Tổ vị. Mong ơn Hoà Thượng từ bi xem đệ tử có chút ít trí huệ gì không.

   40- Tổ rằng: Ngươi làm kệ nầy “chưa thấy được Bổn Tánh” chỉ đến “ngoài cửa”, chưa được vào trong. Kiến giải như vậy mà tìm tới bực “Vô Thượng Bồ Đề” trót chẳng khá đặng.

   41- Bực Vô Thượng Bồ Đề tua được “dưới một lời nói” mà biết được Bổn Tâm” mình, thấy được “Bổn Tánh” mình, chẳng sanh, chẳng diệt, thảy cả thì giờ nào cũng đều niệm niệm mà “thấy lấy mình”, trong muôn phép không trở trệ, “một Chơn Lý, thảy cả đều Chơn Lý”, muôn cảnh tướng đều tự như như. “Lòng Như Như” mới thật chơn thiệt. Chỗ thấy như thế mới thiệt là “Tự Tánh” của bực Vô Thượng Bồ Đề vậy.

   42- Ngươi khá lui ra, suy nghĩ trong một đôi ngày; làm một bài kệ khác đem lại ta xem, nếu lời kệ của ngươi vào cửa được thì ta sẽ phó Y Pháp.

   43- Thần Tú lễ tổ rồi bước ra, trải qua mấy ngày làm kệ chẳng thành, trong lòng hoảng hốt, Thần Tú chẳng yên dường như trong giấc mộng, đi ngồi không vui.

   44- Qua hai ngày sau có một tên đồng tử đi ngang qua chỗ Đối phòng (phòng giả gạo) xướng tụng kệ ấy. “Huệ Năng” nầy xảy nghe được bèn biết trong kệ ấy chưa thấy được Bổn Tánh. Tuy chưa mong ơn chỉ dạy nhưng sớm biết đại ý bèn hỏi Đồng Tử rằng: Tụng kệ chi đó vậy?

   45- đồng tử đáp: Ngươi vẫn là người lạp lão chẳng biết chi. Đại Sư có nói: “Người đời sanh tử là việc lớn”, muốn được truyền phó y pháp nên Ngài dạy trong môn nhơn làm kệ trình xem. Bằng mà ngộ được đại ý thì Ngài liền phó Y Pháp nối làm “Tổ đệ Lục”.

   46- Thần Tú là bậc Thượng Toạ có chép bài kệ “Vô tướng” trên vách Nam bang. Đại sư dạy người người đều tụng. Y theo lời kệ nầy tu khỏi sa vào ác đạo, y theo lời kệ nầy tu có điều lợi ích lớn.

   47- Huệ Năng nầy mới nói rằng: Thượng nhơn, ta đây đạp chày trót 8 tháng dư chưa từng đi đến trước thềm, xin thượng nhơn dẫn ta đến trước bài kệ “mà lễ bái’.

   48- Đồng tử bèn dẫn đến trước bài kệ “mà lễ bái”.

   49- Huệ Năng nói: Huệ Năng nầy không hề biết chữ vậy xin “Thượng nhơn” vì tôi mà đọc dùm.

   50- “Khi đó” có quan “Biệt giá” giang châu họ Trương tên “Nhựt dụng” bèn cất tiếng đọc lớn. Huệ Năng nầy nghe vừa rồi bèn nói: “Tôi cũng có một bài kệ xin quan Biệt giá vì tôi mà biên ra đây”.

   51- Quan Biệt giá hỏi: Ngươi cũng biết làm kệ nữa sao?

“Thiệt là việc ít có”.

   52- Huệ Năng liền bước tới trước quan Biệt giá thưa rằng: Muốn học tới Vô Thượng Bồ Đề chớ khá khinh người sơ học. Người ở bực hạ hạ mà “có trí bực thượng thượng”,còn người ở bực thượng thượng cũng có người không có trí chi.

   53- Quan Biệt giá nói: Ngươi hãy đọc kệ đi, Ta sẽ vì ngươi mà chép. Bằng ngươi “đắc Pháp” rồi trước phải độ ta với, chớ nên quên lời nói nầy.

   54- Huệ Năng đọc kệ rằng:

Hán                 Nôm

Bồ Đề, “Bản Vô thọ”    Bồ Đề gốc không thọ

Minh Cảnh, diệt “phi đài”     Minh Cảnh có chi đài

Bản lai “vô nhứt vật”    Xưa nay không một vật

Hà xứ! Nhá trần ai      Nào chỗ vướng trần ai

   55- Kệ biên rồi Đồ chúng thấy đều thất kinh, ai cũng khen ngợi đều bảo nhau rằng: Lạ thay! Chẳng nên lấy dạng bề ngoài mà dùng người, đâu đặng bấy nay sai khiến vị Bồ Tát xác phàm ấy.

   56- Ngũ Tổ thấy chúng nhơn lấy làm kinh lạ, e người mưu hại bèn lấy chiếc giày chà hết bài kệ và rằng: Bài kệ nầy cũng “chưa Thấy Tánh”. Chúng nhơn đều lấy làm “Phải”.

   57- Qua ngày sau Tổ đến chỗ Đối phòng thấy Huệ Năng nầy đang giã gạo cối đá, bèn bảo rằng: (Ngươi cầu Đạo há phải như vậy sao?

   Bèn hỏi: “Gạo vậy trắng chưa”?)

58- Huệ Năng nầy thưa: “Gạo đã trắng lâu nhưng còn “thiếu cái vần”.

59- Tổ lấy gậy rõ nơi cối “Ba” lần rồi bỏ đi.

   Giải: Đoạn nầy trước kia đã giải bày. Đây thêm vảy vi sừng gạc cho đủ “Hình Rồng”.

   Nhiều Bảo vật giấu kín trong câu chuyện tầm thường, ngôn ngữ giải dị dường như xem qua hiểu đặng ngay, song chẳng dễ vậy đâu!

   Người ta không thể thấy bầu Trời mênh mông, vũ trụ vô cực bằng cách nhìn xuyên qua một lỗ hỏng nhỏ hẹp. Thế mà chúng ta lại dụng ý muốn tri giác “toàn thể” với một kẻ nẻ bé tí của tâm trí chúng ta, hèn chi kiến thức chúng ta thiển cận (hẹp hòi) không trọn là đúng lắm. – Hãy phân tách cho minh bạch, mổ xẻ đàng hoàng, nghiên cứu rành mạch, tiêu hoá kỹ càng, con ngươi chẳng xót mảy lông, để khỏi “lối ao vàng mò gạch”. Nghĩ ra thật khó khăn với sức quan trắc của chúng ta vì thiếu “dụng cụ tinh vi” của nhà Bác học tạo phi thuyền hoả tiển. Muốn quan sát sự hoạt động của phi cơ trên nền trời đêm tối, ít ra cũng phải có “viễn kính”

và “đèn rọi” 800 triệu bạch lạp.

   Chúng ta cố gắng với Tâm Đăng của chúng ta đến đâu hay đến đó.

Thần Tú là kẻ đến trước

- Có Hai Người làm kệ:

Huệ Năng người đến sau

   - “Kẻ đến trước” không đáng xách giày cho “người đến sau” như Jean Baptiste đã nói”. – Thật là tỉ mỉ, có thứ lớp đàng hoàng. Với con người, bao giờ Tình Cảm cũng ra trước Lý Trí theo luật tiến hoá.

   Còn thơ ấu sống theo “Cảm giác”.

Trưởng thành khôn lớn “Trí huệ” mới khai sinh.

   Phải chăng “Ngũ Tổ, Thần Tú, Huệ Năng” là những nhân vật xa xưa bên trung nguyên, đã biến mất theo thời gian, chỉ được ghi chép lại làm kỷ niệm chớ “không còn nữa”? Nếu quả thật thế thì chúng ta không cần mệt trí để tìm hiểu, mở bét cho rách mí mắt làm gì,

chẳng quan hệ chi với chúng ta cả.

   “Trời còn,, sông biển đều còn” thì “Bộ Ba” ấy vẫn luôn luôn Hiện Hữu, Thực tại trong Trung Quốc của Ta. Dân Tàu tự xưng là Trời con (Céleste). Ta cũng vậy, chẳng khác kia mà!

   Đồng chung một nước, cùng chung một Chùa:

   “Một Tổ Hai trò”, Một Vua Hai thừa tướng.

   Một Thái Cực Hai Lưỡng Nghi, Một vóc Hai phương diện. Với mắt thịt xem thấy làm Hai, làm nhiều. Dùng được Độc Nhãn của Tề Thiên, Huệ Quang (Pháp Nhãn) thấy tất cả là Một.

   Chịu luật tương đối của Càn Khôn tất cả đều có hai bản chất: Hữu-Vô, Mê-Giác, Tướng-Tính .v.v…

   Hai bài kệ đồng “Một Thể” song có “Hai Dụng”;

   Chấp tướng thì Mê, Giác ngộ theo về Gốc Tánh.

       “Tâm Hồn” có “Giác” có “Mê”

   Giác theo đường Chánh, Mê về nẽo Cong.

Kệ của Thần Tú “Hữu tướng” – Kệ của Huệ Năng “Vô Vi”.

   Luận Vô Hữu cao sâu huyền bí,

   Tìm Hữu Vô yếu lý thậm thâm

        “Chủ Nhơn Ông”, thử kiếm tầm (Tổ)

Cho thông chỗ Hữu (Tú) khỏi lầm chỗ Vô (Năng).

   Đuốc Chơn Lý viễn đồ soi sáng,

   Ngọn “Tâm Đăng” chói rạng Bổn nguyên.

      Thiên Đình có Phật- Thánh- Tiên (Bộ Ba, Tam giáo)

Đều do hạt giống “nhơn duyên cõi trần”…….

   Thần Tú, Huệ Năng là hai vị Thánh Tăng, một khối “Tối Sáng” bất phân, đã giải. Không nên chia Hai mà khó rõ Lý của Đất Trời và Tình của vạn vật theo lời Trang Tử.

   1-“Kệ của Thần Tú” xuất sinh từ nơi một “Tâm Thần loạn động”, lo lắng bôn chôn, hoảng hốt sợ sệt, suy nghĩ vẩn vơ quanh quẩn thuộc “Tư tưởng của Giả Trí”, do tự tay của người chấp tướng viết ra (Hữu tướng), hướng theo (Đường đi), trái lời dặn của Tổ.

   2-“Kệ của Huệ Năng” thuộc “Suy luận thâm huyền tự tại” do Trí Huệ Chơn Thật của Tánh Liễu Tri, vô tướng vô thinh, vô hình vô tự, nói mượn kẻ đọc, người viết, mượn quyền bày lý, hạp “Lối Về”, đúng Pháp Ý (vô tướng).

   Nghe kệ nhờ người đọc, làm kệ nhờ người viết. Nghe tức khắc hiểu liền, tức khắc làm liền, không lệ thuộc thời gian, lấy ngày giờ làm yếu tố như Thần Tú (Pháp tướng) phải nhiều ngày suy nghĩ làm kệ, nhiều ngày lăm le trình kệ mà “không nên” theo sự diễn tả hết sức kỹ lưỡng của Pháp Hải.

   Kệ của Huệ Năng là “Hiển Chơn” đả phá Hư Vọng (kệ Thần Tú) để khải mê hoàn giác. “Mê thuộc Tà – Giác hiệp Chánh”.

   “Giác” cũng chỉ là một “cực đoan” của Bản thể, một trò của Tổ, chớ chưa phải là “Tự Tánh”, chưa nên Tổ.

   Tự Tánh là Trung tâm trụ cốt của Giác Mê, không sanh không diệt, không sáng không tối.

“Không nên chấp mê cũng đừng chấp giác.

   Hết giác rồi mê, hết mê rồi giác, chưa phải là Bản Giác, vì thế Tổ buộc lòng xoá luôn kệ của Huệ Năng để bảo vệ “Chơn Giác” khỏi bị có ngày Vô Minh xuất hiện làm hại (kẻ dữ mưu hại).

   Kệ làm trước chùa, nơi nhà cầu ba gian (3) chẳng thuộc trong “Nhà Tổ” (I). – Ngoài là Khách, trong là Chủ. – Thần Tú không kham vào chùa được, cố gắng cho mấy cũng hoài công. “Huẹ Năng” hiệp giác nên được rước vào, chớ cả hai đều thuộc Khách, ở tại nhà cầu (phụ thuộc) như nhau.

   (Nương Giác “về nhà”, chấp Mê ra Chợ).

   Đem Báu Tâm (Lư Trân) phụng thờ (cung phụng) đều biến thiên vô thường (Lăng già biến tướng) và tượng hình “máy sinh hoạt của Bản Thể” (Ngũ Tổ huyết mạch đồ) giúp thêm ý tướng, uổng công người tầm tu từ phương xa đến, được Ngũ Tổ dẹp bỏ, không thực hiện (hoạ vẽ) khi thấy kệ của Thần Tú (Pháp tướng sinh), vì câu kinh Kim Cang: “Phàm hữu sở tướng” giai thị Hư Vọng”. Ông chỉ chấp nhận sự ấy có lợi ích để “trau thân” khỏi sa vào ác đạo hầu tiến đến “trau Đạo”.

   Đó là phương tiện để đến “Cứu Cánh Giác”. Nó hạp với trình độ của “môn nhơn hạ cấp”, họ hoan nghinh và khen hay.

   “Thói thường Sinh Chúng chỉ chọn lựa một phương pháp thích hợp đường lối mơ hồ, chậm chạp của chúng, chúng sẵn có trình độ thấp kém, tính trì độn, nhớn nhác, nên lý thuyết nào có vẻ khất lần, hẹn dần lại và lý thuyết được đa số yêu nhứt”.

   Kiến giải của Huệ Năng (Pháp tính) tỏ con đường từ giác trở về “Bổn Tánh”. – Phải trực tiếp tri cảm (trực giác) mau lẹ, dưới một lời nói mà biết được “Bổn Tâm”, thấy được “Bổn Tánh” mình, chẳng sanh chẳng diệt, cũng ứng dụng theo tánh thể Chơn như không hề gián đoạn trở trệ, hay cả trong thời giờ nào luôn luôn liên lạc với “Nguồn Giác” mới là bậc Vô Thượng Bồ Đề, khó vói tới, quá sức của Đồ chúng.

   Huệ Năng có được trí Vô sư nên tuy chưa mong ơn chỉ dạy nhưng tự mình đã tỏ ngộ, vừa nghe Đồng tử tụng kệ thì đã rõ Giả Chơn, Hư Thiệt.

   Trẻ con khờ dạy, chấp tướng khinh người, không phân biệt nổi vàng thau nên với câu: “Ngươi vẫn người lạp lão Chẳng biết chi”. Đã diễn tả quá sức rõ rệt. – Trái lại người trưởng thành hay hạ mình tôn người, với đồng tử ranh con cũng gọi là Thượng nhơn, tự nhận ngu muội, ở nhà sau không hay biết, đê tâm cầu dẫn đến bài kệ để lễ bái.

   Nếu nói: (Mầy hãy đưa ta đến trước, tao sẽ làm kệ nên Tổ đệ lục cho mầy coi), thì đồng tánh cầu cao con trẻ.

   Tuy đó là sự thật nhưng sự thật có lúc chẳng khá nói thẳng. Vì đức khiêm tốn nào phải dối lòng vọng ngữ!

   Ý Thánh như vũ trụ bao la, mênh mông bể cả, nói sao cho cùng.

   Cố gắng thưởng thức đại cương của “Tiên nhạc” là đủ. Có thể nào đủ lời nói để diễn tả hương vị thâm thuý từ tiếng tơ đồng cho nổi dù là tri âm tri kỷ.

   48- Đồng tử bèn dẫn đến trước bài kệ “mà lễ bái”.

   49- Huệ Năng nói rằng: Huệ Năng nầy không hề biết chữ, vậy xin Thượng nhơn vì tôi độc dùm.

   50- Khi đó quan Biệt giá tên Nhựt Dụng cất tiếng đọc lớn…

   Giải: Chú ý kỹ lưỡng!

   Huệ Năng có lễ bái trước kệ Thần Tú chăng?---(Không)! Nếu tôn thờ kệ ấy thì hướng theo đường lối trái ngược của Tự Tánh mình.

   “Pháp tướng sinh” thì “Pháp tính” bị đè bẹp, vong bát tự mình đã có sẵn một Định kiến làm hướng đạo nào phải như đồ chúng lựa chọn cái bên nầy hoặc bên kia của Đối Tánh, nên nói: tôi cũng có Một Bài Kệ….-Huệ Năng “Không” biết đọc, nhờ đọc dùm. – Ai Đọc?- Nói với Đồng tử mà quan Biệt giá từ đâu bất thần xuất hiện đọc dùm lớn tiếng (tỏ rõ)?

“Bí mật thiệt”-

   “Đồng tử là ai? Quan  Biệt giá là ai? Ở đâu?

   Đồng tử tụng đọc bái quị kệ Thần Tú, chê Huệ Năng ngu không nghe biết gì. (Tối đến, sáng lui)

   Khi Huệ Năng chường mặt ra trước thì lại câm, dốt để cho Quan Biệt giá thay thế đọc và viết kệ (sáng về, tối rút).

Còn nhỏ trẻ con là Tình Cảm (Đồng tử)

Trưởng Thành khôn lớn, có địa vị (Quan) có giá trị đặc biệt (Biệt Giá). Ứng dụng hằng ngày (Nhựt Dụng) là Lý Trí.

 1/ Mê: Tình Cảm có Tốt, xấu.

   Tánh:    2/ Giác: Lý Trí có đặc giá Lợi, Hại to tát.

Muội trí hại to (Tham Quan)

Huệ trí lợi lớn (Liêm Quan)

“Hai” ấy vẫn là “Một”, ở cõi lòng ta, hiển lộ để ứng dụng hằng ngày bất thần nhặm lẹ.                                      Chát chua trái nhỏ, già ngon ngọt) chua,  ngọt (trái)

   1- Trẻ con làm theo trẻ con, chơi chòi, đánh đáo, bắt bướm, hái hoa, lùa trâu, giỡn khỉ.

Người lớn đọc sách, làm quan, thâu Rồng, cỡi Cọp.

   Muốn học tới Vô Thượng Bồ Đề chớ khá khinh người sơ cơ.

   Ta giác ngộ, tâm thanh tịnh, tĩnh mịch tức thời khi ấy cái “Quan Năng nhuệ mẫn” hiển lộ làm giềng mối cho bước đường của ta. Nó là con cưng, là Trò lớn đưa đường ta đến Tây Phương, là Quan Biệt Giá (Trí) giúp cho ta Nghe, cho ta Làm đúng lối thì cùng chung một Đường, trong một Chùa (Bản thân- đồng đạo) cần chi phải xin ta độ, dặn ta chớ quên lời.

   Thầy Pháp Hải kỹ lưỡng quá, hay tuyệt vời mà cũng bí mật u ẩn quá.

   55- Kệ biên rồi đồ chúng đều thất kinh . . .(ngoài sức tưởng tượng “không dè” của họ mà không hoảng kinh sao đặng?   

   Bấy lâu lấy “dạng bên ngoài”, chạy theo hư ảo, lấn áp Tinh Thần, tiếm vị chủ nhơn, sai khiến Bồ tát, nay kinh khiếp hoảng sợ, khi thấy được sự thật. (Chơn Lý) – Sống với ngoại cảnh, với sắc thinh chìu nhơn dục, tôn thờ Phàm Tánh là giúp Thừa tướng soán Ngôi Vua đồ chúng sai khiến Bồ tát, lầm nhận xác thịt là ta, Thức Thần ấy Chơn Ngã là thí Quân, sát Phụ, phạm tử tội, tự sát lấy mình vì trái đạo lý,nghịch Thiên,phản Chúa (giả vong).

   Kẻ không Tự chủ mất cả quyền hành, chơi vơi lạc lõng, bềnh bồng trôi dạt, không bến không bờ mặc cho nước cuốn gió đưa, đến đâu hay đó… - Đó là cái Vía dại, chẳng phải Hồn Khôn là Bát Giái trong Tây Du, phần Âm của Tâm nội, cái thụ động, theo màu thuốc nhuộm, theo lằn sóng đưa.

   “Tam Tạng không nghe lời Hành Giả bị yêu bắt. Hành Giả tức mình nói với Hai Sư đệ: thôi chúng ta chia đồ ra, ai về nhà nấy.

Bác Giái mau mắn chấp nhận: Phải, phải!

   Sa Tăng can rằng: Chúng ta nỡ nào bỏ Thầy, quên ơn cứu nạn. Hãy cùng nhau nỗ lực trừ yêu giải thoát Sư Phụ . . .

   Bác Giái lẹ làng: Cũng đặng, cũng đặng!

   Diễn tả quá rõ ràng “Vô Thường Tánh” của Đồ chúng. Thấy Tổ cho kệ Thần Tú nên dùng thì lễ bái, thấy kệ Huệ Năng thì hết hồn, nghe Tổ cho là đúng, không rõ ẩn ý cũng phụ hoạ theo. Không nên cho rằng việc ấy là “Phải” vì nhiều người công nhận là phải hoặc thấy nó trong các loại kinh sách mà ta gọi là Sách Thánh hoặc do miệng mà người đời gọi là Đức Thầy, là Hoạt Tiên, Phật Sống.

   Ta hãy cho nó là “Phải theo Bản Tánh” của ta. – Bản Tánh mới là Chơn Sư, mới xuất sinh Chánh tri kiến, chánh tư duy. Thể theo phàm tánh làm sao biết được điều Chơn, Lý thật.

   “Cái gì của Trực Giác tìm ra là Nên cả”.

   Thế thì bạn Đắc Tánh chưa? Nếu chưa, hãy cố gắng tìm “Chơn Phật”. Tất cả sự vật đều có hai bản chất: Tướng phần, Tính phần.

   Một bài diễn văn, một kịch bản, một vở tuồng cũng vậy, có hình thể và linh hồn của nó.

   Người đời sống với tình cảm, với lòng mê theo điều sắc tướng đã quen thuộc từ “vô thỉ đến giờ” bảo sao không quan niệm và thật hành theo “tâm tướng”và bỏ rơi tâm tính.(tưởng mọi việc, quên Thượng Đế)

   Truớc kia đã nói chẳng riêng gì người ngu mà kẻ trí thức uyên bác thông thạo cũng kiến chấp, vọng chấp, vô minh mê muội như ai.

   “Thế gian là một nhà thương điên mênh mông”. Lời của một Đại Triết gia đã nói. – Đúng vậy! Hầu hết thế nhơn đều loạn tâm, loạn óc, hành loạn, đảo điên điên loạn cuồng, “sống động”, mặc dù họ khôn tuyệt vời, tạo được Vệ tinh, Hoả tiển. Đã khùng điên thì phải nhờ Docteur – Soul, “Trí Dược Tam Tạng” chữa.

57- Tổ đến chỗ đối phòng.Giữa tương đối xuất hiện Tuyệt Đối(Trung dung)

Thấy Huệ Năng đương giã gạo cối đá nói:

“Người cầu đạo há phải như vậy sao”?

   Nguời hành đạo sơ cơ là hữu tác hữu vi, ra sức đổ mồ hôi, lột trần cái lớp võ ô trược, “đập đá lấy ngọc”, trong chỗ hỗn hợp vàng thau lẫn lộn (à l’ état de minerai) phải rõ được bước tiến của hành vi chớ chỉ cam làm có cái việc “ở đối phòng” ấy vậy sao?

   (Phải thoát ly tương đối, về tuyệt đối, nên Tổ).

   Gạo vậy trắng chưa?

   Gạo trắng đã lâu chỉ còn thiếu cái vần!

   (Ngọc lộn bùn đã Bạch hoá chưa?)

   Rồi đã lâu, chỉ còn thiếu dụng cụ phân kim, lấy thanh bỏ trược.

   Tốt lắm! Canh Ba vào liêu ta sẽ mật truyền.

   Nguời mới hành đạo, được dạy cho làm chớ chưa rõ “bí quyết của Chơn pháp phân chất lấy Vàng Ròng, Ngọc trắng”. Rủi có vấp phạm sa ngã thì máy linh khỏi bị tiết lậu. Chừng công phu có kết quả, ý chí vững vàng mới được mật truyền Y Pháp.

   Biết rằng mục đích duy nhứt của đời Ta là “Trau Đạo”, tuy nhiên chớ quên bước tiến đăng sơn, vượt đèo qua suối đầy hiểm nguy nhọc khó trên đường thiên lý ấy đòi hỏi một sức dõng mãnh phi thường liên miên Cảnh giác để khỏi trợt chơn, sa hầm sụp hố.

   Không thức tỉnh đợi chờ, chẳng đúng giờ đúng hẹn thì cửa không được mở, thế nào diện kiến Tổ Sư lãnh “Bảo Vật”. Chúa chỉ xuất hiện lúc nửa đêm canh Ba giờ Tý kia mà!

   Ngủ quên, mê man giấc điệp, không cẩn thận “dành dầu”, hỏng việc “rước Chúa”, không có Tiên dược chữa bệnh điên cuồng, đành cam muôn kiếp lẩn quẩn trong“Biên Hoà bịnh viện”. (nhà thương điên)

   61- huệ năng nầy liền hội được Y Tổ, nên khi trống trở canh Ba bèn vào Thất. Tổ lấy áo Cà Sa vây đấp cho huệ năng nầy, không cho người thấy, lại vì Huệ Năng nói kinh Kim Cang vừa tới câu: “Ưng vô Sở Trụ, Nhi sanh Kỳ Tâm” nghĩa là ưng không chỗ trụ mà sanh Thửa Lòng.

   62- Huệ Năng nghe qua câu đó liền ngộ cả thảy muôn Pháp chẳng lìa nơi Tánh Mình, bèn bạch với Tổ rằng:

(sẵn Thanh Tịnh,

(chẳng Sanh Diệt.

Chẳng dè Tánh mình vốn:(sẵn Đủ cả:

(không Động lay,

(sanh Muôn Phép.

   63- Tổ biết Huệ Năng ngộ được Bổn Tánh mới bảo rằng: Nếu không biết đặng “Bổn Tâm” thì học pháp không ích, “bằng biết đặng Bổn Tâm thấy được Bổn Tánh mình” mới gọi là bậc Đại Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư- Phật vậy.

   64- Canh Ba thọ pháp, người đều chẳng hay, bèn truyền phép Đốn giáo và Y bác mà rằng: “Ngươi làm Tổ đời đệ Lục, phải khéo niệm lấy mình, Rộng độ kẻ Hữu Tình, lưu khắp đời sau chớ khiến cho dứt mất.

   65- hãy nghe kệ ta đây:  Có Tình gieo Giống xuống,

Bởi Đất, trái bèn sanh.

 Không tình cũng không giống

 Không tánh cũng không sanh.

   Nguyên văn: Hữu Tình lai, Hạ chủng

Nhơn Địa, “Quả” huờn sanh

Vô Tình, diệt vô chủng

Vô Tánh, diệt vô sanh

   Giải: Việc khẩu truyền, Tâm lãnh Thần Hội phải kín đáo. – canh Ba là giữa đêm, “Cực Tịnh sanh Động”, âm dương giao cảm, Nhứt dương sanh (Trò vào Tổ thất, giờ thuốc đến).

   (Trò Tiểu Linh Quang- Tổ Đại Linh Quang)

   Tổ mật truyền “Chơn Pháp”, cách đào luyện

“Chơn Chủng nên Bồ Đề Chơn Tánh (Tổ).

   Âm Dương hiệp nhứt đẻ ra Trò

   “Ánh Sáng Từ Tôn tợ Núi To”

   Pháp đạo Trường sanh là thế đó

   Hiểu chăng Đệ Tử ráng mà lo!

   “Thọ trì Kim Cang” là bòn mót từ hột “Cát Vàng” tản mác đó đây trong Tiểu Thiên Địa đem về lò luyện nấu thành “Một khối”. (Áo Cà sa, Đạo y, do vô số vải nhỏ ráp lại, Tổ dùng đắp cho Trò và nói kinh Kim Cang).

   Cái “Kim Cang Tâm” ấy bao trùm khắp cả, chỗ nào cũng có nó, mà chỗ nào cũng không kiếm đặng nó. Biết rằng Có mà kiếm thì Không. Khi phóng ra ứng dụng thì lảu lảu phân minh, lúc thâu cuốn lại thì nhập vào Vô tướng, vô niệm, vô trụ (Hư vô).

   “Cái ấy” gốc ở nơi “Cha gieo vào lòng Mẹ”. Muốn trở về Cha, trước phải nương nơi Mẹ. – Mẹ là trung gian, là “Chơn Pháp, Chơn Khí”, (Tây phương canh tân Kim: Tây Đoài Vương Mẫu, Diêu Trì Kim Mẫu).

   Nói quanh quẩn, lộn xộn rộn óc. Nói ra ngay, ở người Kim thuộc Phế, bộ phận “Hô Hấp”. Người là nửa Tiên nửa tục, một khối Phật-yêu, Âm Dương hỗn hợp, có Thật có Hư.

   Nương Hư về Thật thành “Tiên - Phật”

   Biến Thật ra Hư hoá “Quỉ - Yêu”.

   “Luyện Hô Hấp phàm phu (Tốn phong) thành Hô Hấp Chơn Nhơn” (Chơn tức) thì đắc Chơn Pháp (Mẫu khí), được Vàng. – Vạn pháp (vật) đều do “Một Linh Khí” ngưng tụ mà sanh thành.

   Nghe đặng điều ấy (Pháp), Huệ Năng tỏ ngộ và xướng kệ chứng minh sự thấy biết “Bổn Tâm Bổn Tánh” của mình (Tri) chỉ còn theo đó mà làm (hành) để thâu thập kết quả của sự gieo trồng săn sóc mà thôi.

   Tất cả “Bí quyết” của sáng tạo, gầy dựng, được phó truyền, ẩn trong Bài kệ của Tổ: “Có Tình gieo Giống xuống,” . . .

Bày Giả để tìm Thật, một lần nữa tôi nhắc lại đừng chấp lời-Chấp tướng!

   Có vị Thiền Sư đã giải: “đại ý Bài kệ nầy Ngũ Tổ dạy đức huệ năng về việc Truyền Pháp”. (đã nói Truyền Pháp mà lại sa vào Truyền Giáo).

   Hai câu trên bảo: Phàm những kẻ Hữu Tình nghĩa là Có Tánh- Giác Ngộ thì nên truyền Phật Pháp cho họ, vì họ sẵn có Tánh Giác Ngộ nghe pháp rồi ắt đặng chứng quả. (nghe suông mà chứng đặng ư?)

   Hai câu dưới lại dặn: còn những người Vô Tình không có giống Phật Tánh tức là chưa phát Tánh giác ngộ thì chẳng nên truyền Phật Pháp, vì họ không có Tánh giác ngộ ắt không sanh quả Phật được.

(Giáo,Pháp rất khác xa).

                                                                         Kinh Huê Nghiêm.

Trở lại trang chánh

free web counter

Thư Viện 1      4   5