Phận sự Đồng Tử

Ở vào buổi Hạ-Ngươn nầy, Đức Cao Đài Thượng Đế lập giáo kỳ ba chỉ dùng huyền diệu thiêng liêng nương cơ tá bút để minh truyền giáo lý, lư ký chơn ngôn, đặng có thức tỉnh chúng sanh, dẩn dắc bước trở lần về nơi căn xưa vị trước, hưởng phước thanh nhà, dưỡng an chơn như bổn thể, chớ không mượn lấy tay phàm hướng dẫn như các kỳ lập giáo trước kia .
Về cách thức truyền giáo bằng quang tuyến điển linh nầy Đức Chí Tôn cần phải có người Đồng Tử làm trung gian để phò loan hoặc chấp bút , tiếp xúc với các đấng Thiêng Liêng mà mô tã ra thơ từ điển tích, thi-phú, văn -chương, ẩn vi lý Đạo để huấn bảo nhơn sanh biết việc đạo đức tu hành tầm thanh lánh trược .
Vậy Đồng Tử là người lãnh lấy phận sự thiêng liêng tối ư quan trọng của cơ Đạo. Mà riêng về phái Chiếu Minh Tam Thanh là phái tu dơn luyện mạng, phận sự của người Đồng Tử của cơ Đạo lại còn cần phải có nhiều đặc điểm hơn cơ "phổ-hóa" . Những người đãm nhận phận sự trọng đại nầy phải có đủ tư cách đạo đức và tánh chất đạo đức , chẵng có tư tâm, bãn ngã, không lòng dục vọng, háo thắng cầu danh, hay tự kiêu tự đắc .
Người làm Đồng Tử của phái Vô Vi Đại Đạo do nơi Đức Chí Tôn chọn lựa trong hàng môn đệ tu luyện từ ba năm sắp lên mà điểm hóa tánh linh,
 truyền thần khai khiếu cho mới là dùng đặng .
Người làm Đồng Tử cho cơ Đạo chẵng khác nào kẽ chèo thuyền để đưa người qua bờ giác ngạn, vượt bến mê tân. Nếu là người có tánh dặc dè cẩn thận, biết đề phòng từ bước một trên khoảng đường dài, canh chừng cho nhằm phương đúng hướng thì mới có thể đưa người đến bến đến bờ. Chí như kẽ tánh nết lao chao, lơ đỉnh thường để cho lạc mái sái dầm thì làm sao mà đưa người cho tận nơi tận chốn ?
Làm Đồng Tử mà biết giữ lấy tư cách cho hoàn toàn thừa hành phận sự một cách vô tư, không lỗi Đạo thì sẽ đặng hưỡng phần quả đậm công cao. Còn trái lại, nếu đem lòng dục vọng xen lẩn ý phàm làm cho sái lý Đạo , lạc đường tu của người thì tội tình chẵng nhỏ .
Vậy , những người lãnh phận sự nầy nên biết xét mình hầu có lập lấy chí đức, hạnh kiểm cho phù hạp với thiên chức đã ban hành. Lúc nào cũng phải gìn giữ tánh tình vô vi trầm tỉnh thanh-tịnh an-nhiên, năng định thần dưỡng khí, nhứt là trong những lúc phò loan hay chấp bút phải giữ tâm không không, vô vọng niệm, bất động tuởng, để cho đức Chí Tôn bố hóa điển lành hoặc chuyễn thủ, hoặc ứng tâm mà ban truyền chơn ngôn diệu lý .
Người làm Đồng Tử cần phải tịnh dưỡng tinh thần cho đầy đủ thì trí huệ mới quang-minh, có thể tiếp xúc trọn với các đấng Thiêng Liêng mà nghe lời truyền dạy. Nếu chẵng biết thận trọng lấy bổn phận , vọng động quá nhiều, tâm chí chẵng định thì thường hay bị thiểu thần lạc điển rồi sanh biến ra nhiều việc hại, lắm điều hư, làm cho người tưỡng tin phải lầm lạc .

Chung 

Thư Viện 1      4   5