THIÊN KHAI HUỲNH ÐẠO “LÝ HUYỀN THÔNG

Nguồn gốc, ý nghĩa và mục đích cùng tâm pháp của Cơ Ðạo.

1.   NGUỒN GỐC:

Từ ngàn xưa có nói: “Mạt Hậu Thiên Khai Huỳnh Ðạo.”

-.Thiên Khai Huỳnh Ðạo phát xuất từ Cao Ðài Ðại Ðạo, khởi sinh tại Hội Thánh Cao Ðài Nhị Giang (An Giang) vào năm Kỷ Hợi (1959), sau chuyển về Sàigòn tạm định tại Long Vân Ðại Pháp (Nam Thành Thánh Thất) và Long Vân Ðại Ðàn (Gia Ðịnh) vào cuối năm Tân Sửu (1961).  Nhưng mãi đến năm Nhâm Dần (1962), lời tiên tri này mới được thực hiện.  Ðức Cao Ðài Thượng Ðế mới chánh thức ban truyền Ðệ Nhứt Niên Kỹ Nguyên Huỳnh Ðạo tại trần và tuyên lập bản Hiến Chương Huỳnh Ðạo gồm có 11 chương chia thành 24 điều khoản

(Xin xem phụ lục chi tiết Bản Hiến Chương).

-  Ba năm sau, hệ thống Huỳnh Ðạo đã chiếu rạng nhiều nơi:

Trên có  Chưởng Tòa Tổ Ðình Huỳnh Ðạo Châu Ðốc do Ðức Thiên Ngọc Như Lai Ngọc Minh Linh được thiên lệnh sắc phong Chưởng Giáo vào năm 1964; chịu trách nhiệm hướng dẫn Phái Ngọc, Phái Sơn, Phái Huệ, Phái Bửu trên đường tu học.  Ðức Chưởng Giáo quí danh Ngô Văn Dư tự Hoàng Dư, sanh ngày 20 tháng 2 năm 1912 tại Hà Tiên; lúc thiếu thời Ngài đã được Ðức Ngôi Hai Ngô Minh Chiêu (lúc sinh tiền) nhiều lần điểm đạo truyền pháp Chiếu Minh Tam Thanh, nhưng đến năm 1954 Ngài mới hoàn toàn trường chay tịnh luyện.

 Ngài liễu đạo vào ngày mồng 02 tháng 10 năm Kỷ Dậu (1969) và được Quần Tiên Hội đắc phong Phó Chủ Khảo Long Hoa Hội vào ngày 15 tháng 10 năm Canh Tuất (1970)

Thống thuộc dưới có các Bửu Tòa Di Lạc:  Gò Công (Mỹ Tho), Tiền Giang (Gia Ðịnh), Trung Giang (Vĩnh Long), Hậu Giang (Bạc Liêu), Liên Giang (Phong Dinh) và những Bửu Tòa đại diện khác tại Bửu Sơn - Thất Sơn (Châu Ðốc), Kiên Giang, Hà Tiên,Long Khánh …cùng những nơi khác trong nước và ngoài nước sau nầy,

đúng với lời tiên tri “Kỳ Ba Cứu Thế”.

  2.  Ý NGHĨA và MỤC ÐÍCH:

 -  Thiên Khai Huỳnh Ðạo được gọi là Huỳnh Ðạo; là Vô Vi Ðại Ðạo lấy âm dương làm gốc, ngủ hành làm thể; hòa hợp ở Trung Huỳnh Mồ Kỷ Thổ để luyện Kim Thân Thánh Thể, xuất khiếu hiển thần, đoạn dứt luân hồi lục đạo.

 -  Huỳnh Ðạo là thể hiện hoàn mỹ của Ðạo Cao Ðài: hửu, vô trọn vẹn.  Huỳnh Ðạo là diệu lý của Tam Giáo, Ngũ Chi; lấy nhân, nghĩa, thành, tín làm căn bản; từ bi, bác ái, công bằng làm chuẩn thằng;  mật pháp siêu nhiên làm phương châm; cứu thế, lập đời làm mục đích.

 -  Thế gian thường tìm Ðạo ở ngoại cảnh, thường kiếm lý ở hữu hình, thường mưu trường sinh ở tứ đại; nên mãi quẩn quanh trong lục đạo thường tình.  Huỳnh Ðạo là cái Ðạo chơn thường ở Linh Tâm, cái Lý chơn thường ở Thiện Tánh, cái Sống chơn thường ở Thiên-Mạng. Tâm -Tánh - Mạng phục hòa, đồng vị ngôi Tiên Phật.

           -  Huỳnh Ðạo không phải là một tôn giáo riêng biệt với một khuôn khổ giáo lý eo hẹp, mà chính là đạo trời vỉnh cửu bao quát vạn loài, là nguồn sống tuyệt màu lưu hành trong vủ trụ.  Ðặc biệt, Huỳnh Ðạo là một Cơ Duyên Ðại Kiếp; kết tụ những nguyên căn, những kẻ phước đức ngàn đời để dự hội Long Hoa, để nghinh tiếp Ðức Di Lạc lâm phàm qui Tam Giáo, thống Ngũ Chi; lập lại khắp trần gian Ðời Tân Dân Minh Ðức. Huỳnh Ðạo sẽ chói rạng hoàn cầu và vạn quốc sẽ hướng về một mối Vô Vi Ðại Ðạo đặt tại Nam Bang Thánh Ðịa:

           “ DI LẠC hiện muôn Thần vạn Thánh,

             Các Thiên Tinh đại lảnh Linh Văn,

                   Qui nguyên Tam Giáo gọi rằng:

      Ngũ Châu vạn quốc phục thần Nam Bang.”

 3.  TÂM PHÁP:

Tâm Pháp Huỳnh Ðạo không những chỉ nhắm vào sự gìn tâm, giử ý, diệt lục dục, thất tình, mà lại còn phải chú trọng vào cái bản tánh, diệu dụng của tâm, đồng thời dùng những phương pháp hửu hiệu để làm cho tâm được sáng suốt, huyền diệu, linh-thông; hầu hội nhập trở về với Ðại Tâm Linh của vũ trụ.

Tâm là điểm linh quang của Thượng Ðế, bắt nguồn từ Hư không, Vô hình, Vô sắc, Tối diệu, Tối linh; lớn không có gì sánh, nhỏ không có gì bằng, linh động khắp càn khôn, nhưng thường trụ ở nơi Người vậy:  Tịnh thì làu làu sáng rở như ánh nguyệt đêm thu, động thì tán ra lục dục thất tình và muôn ngàn giả ánh.  Do đó, muốn phục hồi cái tâm được hoàn toàn sung mản, trọn vẹn linh thông, không phải dùng những cách thức đã dạy từ xưa, mà phải xử dụng một phương pháp chí nghiệm, chí linh, phương pháp của Tam Kỳ Cứu Thế -Thiên Khai Huỳnh Ðạo:

-a. Không phải diệt lục dục thất tình, vì nếu không có lục dục thất tình thì hóa ra Tâm là một vật vô tình cảm khác nào sắt đá.  Trái lại, phải thuần khiết lục dục, thất tình, chuyển nó thành lục thông, thất bảo nhập trở về Tâm thì Tâm mới không hao mòn mà lại càng được thêm sáng suốt, huyền diệu.

-b.  Chẳng phải không nhận thức mọi ảo ảnh của trần, như thế khác nào vô tri, vô thức, mà ngược lại không để các giả tưởng ấy làm lay động, ám ảnh tâm linh, và phải nhận thấy cái Không trong đó: nghe mà không nghe; thấy mà không thấy; ngửi, nếm, chạm mà không biết mùi, vị, cảm gì; có thế mới chuyển sắc hườn không, mới giử chơn tâm viên mản.

-c.  Hườn không chẳng phải là hườn lại thành không có gì cả, mà là không cảm, không xúc, không nhiểm, không đắm, không vương; cái không trong Huyền-nhiên chi-khí ứng biến vô cùng tận: phóng ra, thì hóa vũ trụ càn khôn; thu vào, thì vô hình vô sắc, huyền-huyền, diệu-diệu.

Các tâm pháp trên đây cũng chưa gọi là đủ.  Muốn đoạt được tột độ huyền linh, nghĩa là muốn thực hiện trọn vẹn chơn tâm, chơn tánh; hơn nữa, muốn sống trường miên vĩnh cửu, cùng thể Ðất Trời; vượt khỏi định luật Càn Khôn Vũ trụ; cần phải luyện Mật Pháp Chơn Truyền Huỳnh-Ðạo siêu nhiên để được ngàn thuở thung dung nhàn lạc; đó mới gọi là hoàn toàn giải thoát vậy.

Thật vậy, mổi Tôn Giáo đều có một Chơn Truyền, nghĩa là một giáo pháp, một tâm pháp vô hình để cứu người khỏi trần mê, bể khổ.  Chơn truyền ấy, dầu cao thâm, dầu mầu nhiệm, cũng chỉ ứng dụng một thời gian, rồi sau đó phải lu mờ vì không có đại duyên thọ lãnh, hoặc vì có người canh cải, sửa đương theo phàm tâm, nhơn ý.

Gương xưa còn đó, Ðạo Nho đã lạc bổn kể từ Mạnh Tử; Ðạo Lảo đã vong nguyên kể từ Dương Dương Minh; Ðạo Thích đã bế khuyết kể từ Thần Tú…  Gần hai ngàn năm nay, Tam Giáo đã thất chơn truyền, kẻ tu thì rất nhiều, mà người đắc chưa thật có; ngoại trừ lẻ tẻ Ðông, Tây một vài Giáo Chủ muốn nối tiếp duyên xưa…nhưng mà môn đệ noi theo thì thật là yếu ớt, mập mờ, như ngọn đèn lu trước gió.

Ngày nay, gặp cơn Mạt Hạ, huyền linh tiêu tán, vật chất tràn đầy, chánh pháp suy vi, tà thuyết lộng khởi; khiến nên nhân tâm rối rắm, thiên hạ đảo điên, thế giới cơ hồ đã biến thành một địa ngục.  Ðó là báo hiệu của một cuộc điêu tàn, sắp diển trên quả địa cầu và đó củng là báo điềm ngày Tam Giáo Qui Nguyên, Ngủ Chi Hiệp Nhứt để thiết lập trên toàn cỏi thế gian một mối Ðạo Trời duy nhứt, tối diệu, tối huyền, gọi là Thiên Khai Huỳnh Ðạo.

Chơn truyền Huỳnh Ðạo là tinh hoa của Tam Giáo được chấn chỉnh, hồi sinh; nó cũng là diệu lý, siêu pháp của Tam Kỳ ban truyền buổi mạt hạ Tàn Ngươn để đưa nguyên căn đến Hội Long Hoa, để lập Ðời Thượng Ngươn Thánh Ðức,     DI LẠC QUẢN QUYỀN, Thần Tiên ngự thế.

Chơn truyền nầy có ba sắc thái đặc biệt:  Sự, Lý, Pháp.

Sự  Huỳnh Ðạo hiểu theo lẻ cao nhiên, chớ không theo cách thường tình của nhân sanh bách-tuế.  Như hiếu, chẳng phải chỉ có kính trọng, vâng lời, chăm nom, phụng dưỡng cha mẹ theo lẻ thông thường; mà cần yếu là phải trọn dạ thương yêu, báo ân cúc dục, không phải chỉ lúc sanh tiền, mà còn sau ngày quá vãng, cứu vớt hồn linh của mẹ cha bằng cách lập công, bồi đức; tu hành theo thượng thừa chánh pháp.  Như tín, không phải chỉ vì một lời nói mà thi hành, hay vì hư danh mà giữ hẹn…đó chẳng qua chỉ là hành động theo bản ngã…; mà giữ tín, cốt yếu là vì tình thương yêu, vì ý giúp đỡ, vì không nở để người đợi chờ, thất vọng, thiệt thòi: đó là vì Người mà giử tín vậy.

Huỳnh Ðạo không quan niệm cái lý tương đối trong vòng trăm tuổi, mà quan niệm cái lý trường miên, vượt khỏi hạn giới của đời, nhưng vẩn ứng dụng linh diệu trong đời: đó là lý thiên-nhiên lưu hành trong Tam-Thiên, Ðại- Thiên thế giới.  Ðây thân tứ đại! Không phải vì nó là ô trược, giả tạm mà hủy hoại, bỏ bê, theo thuyết khổ hạnh; trái lại phải săn sóc, bồi bổ để dùng nó luyện Kim Thân Thánh Thể, xuất khiếu, hiển thần.

Nhưng cũng chẳng phải vì cần nó mà phải săn sóc, bồi bổ quá mức theo thuyết hiện sinh hưởng thụ; mà quên phần tịnh luyện cao nhiên, vô vi điều ngự.  Tại sao vậy?  Tại vì chơn giả đi đôi, thiếu một cũng không được.  Nếu chỉ thấy giả, thì đâu mà gặp được chơn; còn bằng chỉ tìm chơn, thì tìm ở đâu ra nếu bỏ giả? Chơn, giả dung hòa; âm, dương ngẩu-hợp thì mới đắc được chơn tâm, mới tạo được Xá-Lợi; đó là siêu lý thượng thừa Huỳnh Ðạo.

Pháp Huỳnh Ðạo không chấp vô, không chấp hữu, mà gồm cả hữu lẫn vô; cả Tiên thiên lẫn Hậu thiên; ứng hóa diệu mầu theo lẻ động tịnh: động thì vô hóa hửu, Tiên thiên biến Hậu thiên; tịnh thì hữu trở về vô, Hậu thiên hườn lại Tiên thiên.  Huỳnh Ðạo cũng không nhắm một sự ứng nghiệm, một huyền diệu nhất thời về hữu hình, hay vô hình, hay một quyền lực thậm thâm, vi diệu; mà nhằm cái lẽ sống trường miên vĩnh cửu, tự tại thung dung, sớm biển Bắc, chiều non Nam, khắp Càn Khôn Vũ Trụ.

Chơn truyền nầy không phải chỉ là vật báu riêng của Huỳnh Ðạo, mà là Bửu pháp vạn đời của chung Cửu Lưu Tam Giáo.  Người Huỳnh Ðạo mà không theo đúng, cũng chưa phải là Huỳnh Ðạo.  Còn trong Cửu Lưu Tam Giáo mà có kẻ hành theo, thì kẻ ấy vốn thật là Huỳnh Ðạo vậy.

Cho nên, Huỳnh Ðạo không phân biệt Tôn Giáo mà nó bao gồm, hòa hợp các tôn giáo trong một Thể Ðạo cao nhiên, một Lý Ðạo thâm diệu, một Pháp Ðạo siêu mầu mà Tam ngươn một thưở, Thượng Ðế ban truyền để mở lại cuộc tuần hườn dài mười hai vạn chín ngàn sáu trăm năm chẳn.

Ðặc biệt, khi các đạo sinh Huỳnh Ðạo tu học đầy đũ Công Phu Tịnh Luyện sẽ tiếp nhận được Ngọc Kinh của Ðấng Chí Tôn để lảnh sứ mạng thiên ân giao phó; như lời Ðức Chí Tôn giáng cơ vào Mẹo Thời ngày 19 tháng 12 Giáp Thìn (21/1/65), đã giảng về Ngọc Kinh huyền diệu xuất hiện kỳ ba, được tóm tắt như sau:

-a.  Ngọc Kinh là một bộ kinh vô ảnh, vô hình, vô vi, vô thính, vô trần; là một bộ Vô Tự Tâm Kinh, là một thiên thơ dạy theo lối giao cảm truyền thần do sự huyền diệu của Ðức Chí Tôn hồng ân ban cho những vị chí thành, dốc lòng tu niệm, hoàn thủ chánh tâm, tri hành chánh pháp mà chánh pháp ấy là Ðại Ðạo vậy.

-b.  Ngọc Kinh xuất hiện trong tâm trí của bậc chơn tu, công dày quả dặn đã được Ðức Chí Tôn điểm đạo và thọ điển linh của Thượng Ðế để hành thi Thiên Ý trong những ngày kỳ ba mạt hạ tới đây.

Thầy khai kinh hiệp vầy con trẻ

Thầy khai kinh mau lẹ không lâu”

Thầy truyền chơn điển, nhập thần vào những bậc Thượng Thừa.  Mở huyền quang linh khiếu cho tu sỉ được lục thông hầu trực tiếp thông công với Thầy để giải quyết kịp thời những vấn đề cấp bách trong buổi Hạ Ngươn.  Nhờ sự mầu nhiệm đó mà nhân sanh mới nhận thấy rỏ rệt câu:

“ Thầy là các con, các con là Thầy

           Thiên Thể Ðồng Qui”

Trước kia kinh điển dạy về phần lý thuyết nhiều hơn thực tập, ngày nay Ngọc Kinh dạy bằng thực tế; chỉ phương pháp thực hành ngay, để áp dụng và gặt hái kết quả mau chóng.

-c.   Ngọc Kinh có giá trị đối với mọi tu sỉ, vì Ngọc Kinh gồm chung “Thiên Thể Ðồng Qui” có thiêng liêng mà củng có tu sỉ nửa.  Công Phu, Công Quả, Công Trình đầy đủ, công đức càng to lớn bao nhiêu, thì Ngọc Kinh càng huyền thâm bấy nhiêu.  Các tu sỉ càng tu, càng mở mang trí huệ; lục thông càng làu thì pháp càng cao, thuật càng diệu.

-d.  Ngọc Kinh sẽ xuất hiện ở những bậc Thiên Sứ, sẳn sàng hi sinh dấn thân hành đạo; đó là những điển đồng được ân thiên khải khắp nơi trên hoàn vũ sẽ trổi những thiên âm có đủ huyền-lực để công bố sự cải tiến của quả địa cầu.  Một kỷ nguyên mới sẽ trổi lên trên thế giới: người Cao Ðài gọi đó là Ðời Tân Dân Thánh Ðức.

-e.   Ngọc Kinh không phải bất di, bất dịch.  Ngọc Kinh hiện hoặc biến, còn hay mất tùy theo người tu có những hành động chánh hay tà.  Theo Tân Pháp của Ðức Chí Tôn Cao Ðài, Ngọc Kinh chỉ huyền diệu trong tâm của người tu sỉ có đầy dư âm chất, một lòng hướng thiện, cứu dân, độ thế.  Nếu người tu sỉ bất lương, thì trong nháy mắt Ngọc Kinh sẻ biến mất.  Nhờ vậy, Ngọc Kinh vừa đủ để cứu đời, trợ khốn, phò nguy, an dân, an đạo; chớ không cho phép làm chuyện bất lương, bất chánh, nhiểu hại người lành.

Trên đây, đã đề cập sơ lược về Thiên Khai Huỳnh Ðạo; và sau đây là Lý Huyền Thông:

-  Trong thời kỳ binh đao khói lửa khắp nơi trên thế giới, nhứt là tại VN sau năm 1975; nhiều gia đình ly tan, kẻ còn, người mất, đói khổ khôn cùng; các việc tu học đều bị bế tắc, ngăn chận; Ðình, Chùa, Thánh Thất, Giáo Ðường,Tu viện đều bị đóng cửa, tịch thu….Ngày “Chuyển Thế” đã cận kề mà nhân sanh vẩn còn trầm luân trong biển khổ, nguyên căn còn đang đọa lạc nơi miền dục giới. 

Vào ngày 17 tháng 5 năm Mậu Ngọ 1978, Ðức Linh-Quang Ðịa Tạng Vương giáng bút tại Linh-Quang Ðạo Thục ở  Sài-gòn như sau:   

THI BÀI

            Thiên Khai Huỳnh Ðạo “Tân Sinh

Diêu Trì hóa độ nhất tình chủng nhân

Ðạo sinh Huỳnh Ðạo bảo thân

Trau dồi hạnh đức thoát lần oan ương

Bền tâm vửng trí sân trường

 Hành xong sứ mạng là đường Long Hoa

Chủng nhân hiệp hội chung nhà

Ðạo sinh hóa độ nhân hòa nước yên

Phật tâm vửng chí vửng thuyền

Thiên Tôn Di Lạc Quản Quyền Phật Vương

Hạ phàm ban rải tình thương

Ngự đàn phán xét đo lường tội công

 Ðạo sinh Huỳnh Ðạo giử lòng

Tạo công, giải oán, ân hồng hiển linh

Công phu, Công quả, Công trình

Ðạo đời hiệp nhứt thệ minh chứng nguyền

Không nương cửa Phật an nhiên

Thiên Khai Huỳnh Ðạo Lý Huyền Pháp Thông

Ðạo sinh tầm đạo một lòng

Linh Quang Ðạo Thục” mở “Vòng Nguyên Sinh”

Ân hồng vạn tải pháp linh

Ban trò chơn pháp, hiệp tình khai hoa

Ðường tu trên bước Long Hoa

Thượng Ngươn Thánh Ðức, đăng khoa hội kỳ

Ðạo sinh đoàn trẻ trở về

Hành xong sứ mạng trọn thề khi đi

Tâm vàng sỉ đạo khắc ghi

Song toàn Thiên Sứ ân thi độ đời…

      Củng vào năm 1978, Ðức Chưởng Giáo Huỳnh Ðạo, Thiên Ngọc Như Lai lâm đàn chuyển Ðạo Muội về chưởng tòa Châu Ðốc để học đạo và thọ thiên ân bái mạng trước Ðiện Tòa; minh thệ để lảnh sứ mạng nhiệm hành, chuẩn bị cho Cơ Lý Huyền Thông ra đời.

Vào ngày 27 tháng 6 năm Canh Thân 1980, Ðức Quan-Âm Nam-Hải giáng bút khai Cơ Lý Huyền Thông như sau:

                         THI BÀI                            

“LÝ HUYỀN THÔNG” muôn nơi chưa có

Pháp nhiệm mầu công khó gian lao

                  Con ơi! Huỳnh Ðạo bước vào

Trải bao khảo thí, tâm xao không thành

Ðường đạo quả nêu danh vạn thế         

Dạy con hiền “Tâm -Thể” hồi qui

Quan Âm cứu khổ từ bi

Lòng thành vửng chắc chứng tri tâm vàng

            Khi cơn khảo, đừng than con hởi

             Ráng miệt mài vì bởi “Nhẩn-Tâm

                        Nếu không chịu nổi, niệm thầm

  Nam Mô sáu chử, thì tâm tịnh liền

            Gặp cơn khảo liên miên kéo đến

Ráng trì tâm, đốt nến mà đi

Rồi qua khảo thí, lôi trì

Hồng ân ban bố Huyền Vi Ðiện Ðài

Giả tất cả an bài việc đạo

Khai Lý Huyền Thông thạo cao siêu

    Pháp Huyền đạo muôn điều

Mừng đàn con trẻ nhiệm siêu “Ðạo Vàng”.

           Ðến ngày mùng 9 Tháng 10 Canh Thân 1980, được sắc lệnh của Ðức Diêu-Trì Kim-Mẩu khai mở “Diêu-Trì Ðiện” tại Sài-gòn và thượng thờ Ngọc-Sắc; còn được gọi là “Vòng Nguyên Sinh Vô Cực”.

Vòng Nguyên Sinh Vô Cực gồm có năm màu chính:  Trắng, Ðen, Xanh, Ðỏ, Vàng.  Tượng trưng cho 5 bậc tiến hóa: Nhơn, Thần, Tiên, Thánh, Phật.  Ðó là một biểu đồ nói lên nguyên lý của Càn Khôn Vủ Trụ, giải thích được tất cả qui luật Tam Ngủ và sự sinh hóa của Ðấng Tạo Hóa: “Nhứt Bổn Tán Vạn Thù”.  Vòng nguyên sinh còn chỉ dẩn cho chúng ta về Pháp Ðạo để tu luyện tâm thể hầu trở về với khối Ðại Linh Quang của Thượng Ðế.

Các đạo sinh Lý Huyền Thông lần lượt được chuyển tu học và đi hành hóa các nơi, có khi phải vào tận rừng sâu hay lên cao núi thẳm...; những cuộc hành hóa trong thời gian này thật vô cùng vất vả, gian nguy.  Sau đó, các điện đài lần lượt được khai mở tại Sài-gòn và các tỉnh:  Chơn-Tâm Ðiện, Lý-Thái-Bạch Ðiện, Chuẩn-Mẩu Ðiện, Hồng-Quang Ðiện, Liên-Hoa Ðạo Tràng… 

          Vào Ngọ thời ngày mồng 9 tháng 5 năm Nhâm Thân 1992, Ðức Vô Cực Từ Tôn lệnh chuyển Ngủ Chi hợp nhất, lập Cơ Ðại- Ðồng Nguyên Chơn Lý gồm có:  Lý Huyền Thông, Tổ Tiên Chính Giáo, Tân Chiếu Minh, Nhị Thiên Pháp và Vô Vi Pháp với nhiệm hành trong 21 ngày khai mở các cửa sông,

cửa biển của thánh địa miền Nam…

          Và kể từ Tý thời Tết Nguyên Ðán ngày mồng 1 tháng giêng năm Quí Dậu 1993, các Cơ Ðạo Quốc Ngoại lần lượt được chuyển về để hợp cơ, mở đầu cho các cuộc hành nhiệm của Cơ Ðại Ðồng.  Và củng trong năm nầy, Ðức Từ Mẩu chuyển Ðạo Muội sang Mỷ Quốc để phối hợp cùng các cơ đạo tại đây, lần lượt khai mở các Ðiện Ðài:  Ngọc Châu, Thái Châu, Hoàng Kim Tịnh Thất, Thiên Kim Tịnh Thất, Pháp Hoa Ðạo Tràng và Linh Quang Bửu Ðiện…

          Sau đó, từ năm 1993 cho đến nay Lý Huyền Thông trong Cơ Ðại Ðồng, nhận Thánh Lệnh đã khai mở những cuộc hành nhiệm liên tục trong suốt thập niên vừa qua.   

           Môn sinh Huỳnh Ðạo LHT đã không quản ngại vạn dặm của Vạn Lý Trường Thành trong cơ “Qui Linh Vạn Lý”; đã vượt qua các đoạn đường dài để tìm về Nguồn Gốc Tổ Tiên Bách Việt và các nơi khởi thủy của Tam Hoàng, Ngủ Ðế, Nử Oa Thái Mẫu…; đã ngược dòng huyền sử trở về với  Kinh Dương Vương Tổ Phụ, Thượng Ngàn Long Mẫu, với Cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ; với Thập Bát Hùng Vương; tam cố Bạch Vân Am với Trạng Trình Nguyển Bỉnh Khiêm, với các vị Tổ  Quốc Công Thần: Phù Ðổng Thiên Vương, Trần Hưng Ðạo Vương, Tả Quân Lê văn Duyệt, Hỏa Hồng Nguyển Trung Trực…; với các Vương Triều: Thục, Trưng, Triệu, Ngô, Ðinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn…trong cơ “ Tổ Quốc Công Thần ”,  “ Hồn Thiêng Sông Núi ”,  “ Về Nguồn  và  Qui Linh Bách Việt ”.

            Ðoàn Lý Huyền Thông đã xuyên rừng lướt bụi vào tận đến đền hai vua Ðế Thiên , Ðế Thích; nhiều đêm Tý Thời tuyết đông giá lạnh lên tận đỉnh Cửu Long Sơn, Thiếu Thất Sơn, Tung Sơn, Quân Sơn, Ngủ Lỉnh Sơn, Phụng Hoàng Sơn, Fan Si Pan, Hoàng Liên Sơn, Yên Tử Sơn, Tam Ðảo, Ba Vì, Âm Dương Sơn, Hồng Lỉnh Sơn, Ngủ Hành Sơn, Bình Linh Sơn, Vệ Nữ Sơn, Kỳ Vân Sơn, Long Sơn, Dinh Sơn, Huyền Thiết Sơn, Thất Sơn , Thượng Nghị Sơn, Ma Thiên Lảnh …trong cơ “Cửu Cửu Càn Khôn Chuyển”, “Cửu Vị Tinh Quân Chuyển Thế”;  lúc thì vượt sóng gió ba đào nơi Hoàng Hà, Ðộng Ðình Hồ, Trường Giang, Dương Tử Giang, Tương Giang, Tam Giang, Côn Sơn, Cửu Long Giang, Biển Hồ…và đã năm lần tuần du Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Phú Quốc  trong cơ “ Khởi Dòng Nguyên Sinh Thánh Thủy ”, “Khai Nguồn Thiếu Âm - Thiếu Dương ”; hay nhiều lần nhập định giửa Ngọ thời nắng cháy phồng da và Tý thời lộng gió của sa mạc Mojavie - California nơi hiện thân của Ðức Mẹ Maria  hoặc tại Hỏa diệm sơn Hilo của Big Islands-Hawaii…trong cơ “Hồi Sinh Thánh Thể”, “Bát Quái Hợp Thiên”.

Trong những công trình này, Ðoàn đã hợp cơ với Chư Huynh Ðệ Tỷ Muội trong Hội Thánh Cao Ðài Tây Ninh, Ban Chỉnh Ðạo, Minh Chơn Ðạo, Hội Thánh Tiên Thiên, Bạch Y Ðoàn, Tam Giáo Tòa Phinom…nhất là đã tích cực trong công trình xây dựng Ðiện Thờ Phật Mẫu tại Liên Hoa Cửu Cung Thủ Ðức và trùng tu Liên đài của Ðức Hộ Pháp tại Nam-vang.  Ngoài ra, Ðoàn củng đã phối hợp hành nhiệm với các tôn giáo khác như Phật Giáo, Thiên Chúa, Tin Lành, Chính Thống Giáo, Mạc Môn… Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Ðại Ðồng Cứu Thế…Gần đây, Ðoàn đã có làm việc với Huynh Ðệ Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý và Chiếu Minh Tam Thanh và cũng đã không ngừng nghỉ, vượt ngàn dặm đường trường để kịp ngày giờ Qui Linh đã định trong “Ngày 11 Tháng 9 Năm 2002” tại Washington DC và NewYork vừa qua.

Cẩm Nhung

Thư Viện 1      4   5

Bủu Minh Ðàn.Trang Web Phục Vụ Nhơn Sanh Miễn Phí.Webmaster Trương Ngọc An