Thưa Chư Vị,
Giảng Đàn hôm nay do theo Thánh-Giáo Chơn-Lý đã chỉ dạy và chỗ đã lập tâm hiểu rõ thấy rõ - trong mình của mình nên đem ra đây luận-xét, cùng chư-vị trau đổi ý-kiến phòng giúp ích cho nhau trong sự Tu-Hành thường nhựt. Luật Thiên Điển thuộc về sự sống thiên-nhiên ở trong châu thân Con Người mà cũng là Luật Sanh Sanh Hóa Hóa của Võ Trụ vạn vật, trật-tự phân-minh nên mới có tiếng gọi "Đạo là Trật-Tự".
Chư-vi nghe đặng rồi, hiểu đặng rồi, thấy đặng rồi thì tự mình hãy "Tu Tỉnh" lấy mình cho khỏi Luật thiên Điều báo ứng, cho gặp đặng Trời Trong trong Người thì mới có thể sống vui theo Đạo.
Đầu đề nầy là:
"Sự Sống của Người và trong Người"
Hiểu đặmg rồi, Biết đặng rồi, Thông đặng rồi, Sống đặng như thế Một thể Vô-Vi, thung dung tự-toại, tự mình mình biết, tự mình mình hay thì mới Biết:
"Đạo Trời có Một cứu Người thế-gian"
Người Trời quí nhứt, trọng nhứt mới có thể dứt được cái tánh mê trần là cái màng vô-minh vậy!
Vô-minh che án trẻ thơ,
Lạy Thầy cứu trẻ đến bờ giác mê.
Một kiếp sống nầy, Tu Tỉnh đặng mình, gặp Trời gặp Đạo là Phước nhà đó.
Trưóc hết phải biết sự sống của Người là:
Cái Xác thân hữu-hình nầy, Đạo gọi nó là Cái Người của Tứ Giả, thuộc về vật-chất hữu-hình.
Trong Cái Người của Tứ Giả nầy có phần Hồn của nó là: Cái Vô-hình thân-hữu. Sự sống của Vô-hình thân-hữu phát ra bằng những cảm giác: vui, buồn, lo sợ, tủi, hổ, v.v...
Trong cái Vô-hình thân hữu có cái Vô-hình tinh-thần. Hồn là những ý-tưởng, cảm-tưởng, trí-tưởng v.v... về nhữnh sự vật hữu-hình là: cái tinh thần của Vô-hình thân hữu.
Trong cái Tinh-thần Vô-hình thân-hữu còn có: Cái Tinh-thần tinh-thần là: Lý-tưởng về Đạo Đức vô-hình, vô-vi, v.v... gọi là cái Tinh-thần của tinh-thần Vô-hình thân-hữu thuộc về Tinh Khí Thần của Tiên-Thiên vậy.
Trong cái Thể Người đây còn có cái Thể Tinh Anh thuần túy hơn là: Cái Tinh-thần Đoàn-kết, đoàn-thể phát ra trong những sự là vô-tư, tình thương vô-tư, biết thương người và biết hy-sinh.
Loài Thảo Mộc Hoa Cỏ cũng đều có cái Thể tinh-anh thuần-túy nầy cũng gọi là cái Xuân của nó sẵn có. Nếu nó không có có cái Thể ấy thì nó nhờ đâu cũng trong vật mà tiết ra đặng mùi hương thơm tho, trái chín ngọt bùi, lá màu tươi tốt.
Còn "Người" chẳng phải là cái Hoa tươi-tắn của Trời hay sao?
Về thảo mộc hoa cỏ, cái vật tối linh ấy gọi là cái Xuân của nó sẵn có, ấy là một sức mạnh, sức sống, sức hóa, sức sáng vô-hình tinh-thần đoàn-kết đoàn-thể. Loài thảo mộc hoa cỏ đều đứng cứng một chỗ mà tiết mùi hương, khoe vẽ đẹp, giúp sự sanh hóa của Trời, bồi đấp công sanh thành cho nó có sự sống, cũng chỗ Hiệp chỗ Hòa của vạn-vật vậy.
Vậy, Người là một vật sống khôn hơn muôn loài vật lại không có cái Thể ấy hay sao?
Có chớ! Song Người không biết đó thôi, nên Thể ấy không phát hiện ra đặng vì Người mảng đua chen theo tình-dục vật-dục nên mất cả cái vật tối linh ấy.
Hãy nghe Thánh-giáo của Đức Chí Tôn có nói:
"Cần phải Tu Tỉnh đặng tỏ bày vẽ đẹp thiên-nhiên với Đấng Hóa Công là giúp Hóa Hóa Sanh Sanh của Trời".
Người nầy không phải làmột cái Bông đầy vẽ đẹp màu tươi để dâng lại cho Trời hay sao? Cái Bông - đồng Thể với Trời, biết sự Cảm hóa như Trời, thiết lời cầu-nguyện, cái Hơi cầu-nguyện của Người không phải là Hơi Hương sao, mà là Hơi sanh sống tự-nhiên, tự-nhiên nó tiết ra mùi hương.
Sự Sống sát cận mật thiết của Người từ mặt hữu-hình đến vô-hình, từ lớp vật-chất nặng-nề đến cái tinh-ba thuần-túy gom có bấy nhiêu Thể-chất và Tánh-chất đó.
Nhưng cái Thể-chất và Tánh-chất đó sống trong vòng của Tiên Hậu Thiên luân-chuyển tấn-hóa và sanh hóa mãi mãi như cái xác thân nầy, thì phần Thể hữu-hình của nó thay đổi hoài mới có ra Sanh, Lão, Bịnh, Tử v.v... còn từ sự sống Vô-Hình Thân-Hữu đến sự sống Tinh-Thần của Lý-Tưởng Đoàn-Kết cũng đều ở trong Luật Biến-Chuyển Tấn-Hóa từ những cảm-tưởng, tư-tưởng, lý-tưởng của Người đều còn chịu sự thay đổi trong công cuộc liên tiếp của hoàn-cảnh khác nhau mãi mãi vì con đường tấn-hóa của Người là gì nếu chẳng phải là con đường sanh sống và sanh hóa biện phân và biện biệt sao? Đó:
Đạo dạy kỹ Một, Hai, Ba, Bốn,
Đến Năm rồi định chốn Trung-Ương.
Do tinh-thần biến chuyển đó, thì, lẽ tự-nhiên, trong Người phải có Một Thể Sống Vô-Hình Vô-Vi Vô-Thỉ Vô-Chung, Thường Thường hoài, không thay đổi, do "ĐÓ" mà Người mới thông đặng chỗ sống luôn luôn biến-chuyển kia, ấy là: "Trung-Ương là giữa Trung Tâm" đó.
Cái thể sống tinh-thần vô thỉ vô chung không hề thay đổi đã chứng kiến biết bao cuộc đổi thay kia là chi trong Người nếu chẳng phải là cái Thể Vô-Vi hiện tại của Trời Độc-Nhứt nơi Tâm Con Người. Một Mối Vô-Vi liên lạc với Người làm căn bản sự sống tinh-thần cho Người do "Đó" mà Người biết biện-phân so-sánh, nghiệm tường lẻ chánh đó chăng?
"Mối Vô-Vi Âu Mỹ đương tìm"
mà Thầy dạy tất tim con cái Thầy đây.
Thưa chư vị,
"Con Nhà Trời", chư vị đây, có hiểu do đâu mà những Bực Đắc Đạo, toàn Chơn toàn Giác muốn biết điều quá khứ vị lai của một ai chỉ Định Thần dùng Điển-Lực Vô-Vi mà cảm ứng với cái Thể sống vô-vi ấy khiến đó giao-thông với Trời Độc Nhứt nơi Tâm Con Người mà trả lời lại đó vậy. Cái Thể Tinh-Thần ấy làm sao trả lời đặng nếu "Đó"" chẳng phải là cái Thể Vô-Vi Vô-Thỉ Vô-Chung đã chứng kiến biết bao cuộc sống luân hồi của Người đó vậy. Trung Tâm báu lạ vô cùng là thế.
Đó là Một Mối Vô-Vi mà Trời Thiêng-liêng Vô-hình đặt để liên lạc trong Người, ai ai cũng có, song Người chẳng rõ đó thôi.
Vậy, Người muốn đến với Trời Độc Nhứt nơi Tâm thì phải thể theo Tánh Trời nầy làm Thể sống Vô-Vi cho mình sống hằng giờ hằng phút thì lo gì Tâm chẳng Định, Thần chẳng An, lo chi không vẹt nổi cái màng vô-minh che án mà cảm ứng với Trời Trong trong Người, như vậy mới thấu câu:
Bạch phân Lý chánh gắng công tìm,
Thắng đặng phàm Tâm thấu Bạch Âm,
Chơn-Lý phăng cầm noi Mối Một,
Nhơn nhơn tự tỉnh giấc muôn năm.
Nên đặng là Con Trời ở thế-hạ là không phải dễ. Người thiệt Người là Người của Trời ở thế-hạ. Con Người Trời sanh nầy có hiện-diện tại thế-gian đây.
Người đây đã có lại với mình cái Thể Vô-Vi của Trời: "Thể Người dây vốn Thể của Trời" là vậy đó.
Người của Trời là còn trong ranh hạng thuộc về Tinh Khí Thần của Tiên Hậu Thiên. Thể của Trời là đến cõi Vô-Vi: làm mà chẳng thấy làm, có mà chẳng thấy có mà có, chẳng thấy có mà thiệt có.
Vậy, Người học Đạo, Người Tu-Chơn, Người tu theo Chơn-Lý Tầm Nguyên, phải đứng về mặt Tinh-Thần của Thiêng-Liêng mà học mà nghe mà thấy mà hiểu, mà sống theo Thể Vô-Vi là sống theo Chơn-Thân Chơn-Thể của mình thiệt thiệt mình chớ có chi lạ.
Đứng về mặt Tinh-Thần của Thiêng-Liêng mà nghe mà hiểu đặng tức là "Sống Tại" là tại Ngôi Trời Độc Nhứt nơi Tâm.
Thể nầy có mà không, không mà có là có hiện-hữu với Người Vô-Ngã Vô-Nhơn:
Cái Thể Trường Sanh của Đạo vậy,
Con Người Trời sanh,
Thể sống vô-ưu vô-lự,
Vốn là kiếp sống vô-hình
của Con Người Trời muốn có Người Giống của Trời ở thế-hạ.
Sống theo Thể vô-hình trường-sanh cúa Trời lập cho con Trời có phải mình sống vô cùng vô tận không, mình nầy có phải là vô ngã không? Mình nầy là Mình Điển trọn đủ Hồn.
I
Nhớ nhớ đâu là cảnh sắc không, Vô-Vi thanh ĐiểnĐiển Trời Trong,
Bao luồng Quang Tuyến đương liền "Đó",
Thân-thể Người đây khỏi Đại-Đồng. I I
Đại Đồng qua khỏi mộng trần quên,
Dứt sạch bợn đời cặn tuổi tên,
Phơn-phớt cánh hồng thanh thoát nhẹ,
Một vừng Ngươn bẩm khí thênh thênh. I I I
Thênh Thênh vô-tướng lại vô-nhơn,
Tợ Ngọc Đài Gương giá trắng ngần,
Thông suốt dưới trên Đường cảm ứng, Điển Linh Thầy rọi quí muôn phần. I V
Muôn phần trong suốt Ngọc Non côn, Mình Điển ngày nay trọn đủ Hồn, Hiệp nhứt Vô-Vi Ngôi Thánh Định,
Trời trong Chúa Tể Tiểu Kiền Khôn.
Thưa chư-vị,
Chư-vị hãy ôn lại cho thuần thục trong Linh Quang của mình. Học Đạo là phải như vậy đó, thì sự Hành Đạo mới một Thể Vô-Vi tự mình mình biết tự mình mình hay vì mình là cái hiện-tướng của sự Sống rồi đó.
Vui thay!