Huyền Cơ  Hay Thần Cơ

Huyền cơ là gì? Có khác với thần cơ ra sao?
Tuy cũng là Thần Tiên giáng dạy, mà phương pháp dùng chỉ truyền có khác.
Theo thần cơ (psychographie), Thần Tiên mượn tay của đồng tử, người phàm, mà viết ra.
Có khi dùng cơ, có khi chấp bút.
Từ xưa, trong nước ta cũng có nhiều đàn Tiên, mà sự tín ngưỡng của thiên hạ hãy còn mơ màng. Họ chỉ đến hầu đàn cầu thuốc, hay cầu hỏi việc tương lai mà thôi, chớ ít ai để tâm về đạo đức. Nhờ có huyền cơ, mà số người nói trên mới bắt đầu tin chắc trong cõi thế giới vô hình, quả thật có Trời, Phật, Tiên,
Thánh không còn ngờ vực gì nữa.
Huyền cơ là gì? Có khác với thần cơ ra sao?
Tuy cũng là Thần Tiên giáng dạy, mà phương pháp dùng chỉ truyền có khác.
Theo thần cơ (psychographie), Thần Tiên mượn tay của đồng tử, người phàm, mà viết ra.
 Có khi dùng cơ, có khi chấp bút.
Cơ là một khí cụ đặt trong tay đồng tử. Hình cơ như cái giỏ nhỏ, có cán dài độ năm tấc. Đầu cái cán này đặng chạm giống như mỏ con chim loan, ngậm một cây cọ để viết chữ trên mặt bàn. Dùng cơ loan thì phải có hai đồng tử nắm vành giỏ cơ, mà đưa theo sức điều khiển của Thần Tiên. Một người có đủ sức cũng có thể cầm cơ một mình được. Nếu chấp bút thì dễ dàng hơn. Chỉ một đồng tử nắm cây bút chì trong tay mặt, tịnh tâm mà tiếp điển và viết ngay trên tờ giấy trắng để sẵn trước mặt. Vì vậy mà khi nói phò loan, thủ cơ,
 chấp bút, thì đều hiểu là thỉnh Tiên.
Còn theo huyền cơ (pneumatogra-phie), Thần Tiên tự viết ra, không cần có tay người đồng tử xen vào, cũng không có cái cơ hay là cây bút chì chi làm món khí cụ để viết, như cách nói trên. Không biết các vị Thiêng Liêng viết bằng cách nào, mà tự nhiên trên giấy ta thấy có chữ hiện ra rõ ràng đủ ý nghĩa. Tôi có thể nói: Đây là nhờ một sự huyền diệu phi thường, chúng tôi đặng trực tiếp với Thần Linh bằng văn tự.

CÁCH TẬP HUYỀN CƠ

Nguyên ông Âu Minh Chánh chủ trì đầu tiên của chùa Tam Tông Miếu, có nhờ một vị giáo sư Pháp ở Nancy viết thơ truyền phương pháp huyền cơ và lại có gặp một vị pháp sư Tàu chỉ bảo thêm nữa. Do đó, ông mới hợp ý lập ra phương pháp trong một bài của ông tự tay viết ra, nguyên văn như sau đây:

HUYỀN CƠ

Huyền cơ là một việc rất khó làm. Muốn thành công thì phải bền chí và cố công.
Lại cần phải ăn chay, tịnh tâm để cầu nguyện.
Trước hết, nên đặt một cái bàn có đủ hương đăng, hoa quả, day mặt về hướng Bắc,
 là nơi Ngọc Hoàng Thượng Đế ngự, lạy và vái như vầy:
Cung kỉnh cúi đầu đốt nén hương,
Khói bay nghi ngút thấu thiên thương,
Kiền thiền tấc dạ xin bày tỏ,
Nguyện thỉnh tiên ông đến bửu đường.
Vái rồi, niệm như vầy: "Hương hoa thỉnh, hương hoa nghinh,
 Tiên giá lâm, chí tâm quy mạng lễ."
Rồi cứ định trí mà nguyện việc mình muốn cho đủ 36 giờ. Một ngày phân làm bốn lần cầu nguyện, mỗi lần là một giờ, ít lắm là nửa giờ. Phải nhớ trong lúc nguyện, rán kềm tâm trí đừng cho nó tưởng niệm nhiều việc thì hết linh.

Làm như vậy đúng 36 giờ,
 mới nên khai đàn.
Phải sắp đàn như vầy:
1. Dọn một cái bàn trải khảm đỏ, để ngay giữa nhà.
2. Trên bàn, phía trước để một cái lư hương ở giữa,
 hai bên lư mỗi bên một cây đèn sáp lớn
và phải phụ thêm bảy ngọn đèn nhỏ.
3. Một cái lư đốt trầm cho thiệt thơm.
4. Một bài vị Tam Giáo Đạo Chủ, một bình bông thượng phẩm và chút đỉnh trái cây (cấm cúng đồ khói lửa, đồ nấu chẳng đặng tinh khiết).
5. Dùng một lưỡi gươm để ngay giữa bàn (nếu không có gươm thì thế dao cũng được).
6. Phía sau đặt một cái ghế mới ngay giữa bàn,
 rồi dùng một lá cờ vuông vức tròng đỏ bìa vàng trải trên ghế.
7. Lấy một miếng giấy trắng, rồi cắt hai đạo phù bằng giấy đỏ dán lên mặt giấy trắng (kiểu đạo phù tức lá bùa sẽ đăng [báo] sau) rồi bỏ vô bao thơ, treo ngay nơi bàn vọng (phải nhớ khi cắt phù thì phải rán nín hơi).
8. Rồi pháp sư phải dùng một cây cờ ngũ sắc, cầm nơi tay, đi giáp vòng (đông, tây, nam, bắc, trung ương) miệng niệm: "Hương hoa thỉnh, hương hoa nghinh, v. v..." Niệm lầm thầm rồi phất cờ ba lần. Trong lúc phất cờ, phải nhớ nguyện lại những điều của mình đã nguyện mấy ngày trước. Mỗi hướng đều làm như vậy, cho đủ ba lần,
 rồi lấy bao thơ xuống khai ra xem, thì thấy ứng nghiệm chẳng sai.
Có lẽ ông Minh Chánh giáp mặt với vị pháp sư Tàu truyền miệng cho ông mà thôi, cho nên không thấy để văn từ chi lại cả. Còn lời chỉ bảo của vị giáo sư Pháp, lẽ tự nhiên là bằng tiếng Pháp. Chúng tôi xin dịch ra tiếng Việt như sau đây:
"Nancy, ngày 13 tháng 6 năm 1916
Kính ông,
Để phúc đáp thơ ông hỏi, tôi xin gởi thơ này cho ông rõ: các đồng tử huyền cơ (médium pneumatographes) thâu hoạch nhiều kết quả đặc biệt mà người ta không thể hy vọng thực hiện dễ dàng. Họ đặng các Đấng Thiêng Liêng dạy bằng "văn tự trực tiếp". Người ta gọi như thế là những thánh giáo do tay các Đấng Thiêng Liêng tự động viết ra, khỏi phải có bàn tay của đồng tử xen vào đó phần nào cả.
Mặc dầu khỏi cần bàn tay của đồng tử viết, nhưng mỗi lần cần phải có người đồng tử có khiếu riêng biệt, đứng ra chủ trương để cầu Thần Linh. Trước hết, đồng tử đem để sẵn một tờ giấy trắng cho Thần Linh sử dụng. Muốn tránh sự lừa dối, phải đặt tờ giấy trắng ấy vào hộc tủ, hoặc trong một cái hộp có khóa để trên bàn đàn,

hoặc trên tủ, ghế nào cách xa đồng tử,
 hay là bất luận chỗ nào mà đồng tử không thể rờ mó tay tới được.
Sau đó một thời gian ngắn, trên tờ giấy có hiện ra dấu gạch, hoặc chữ một, hay là dòng chữ viết bằng một chất màu xám. Cái hiện tượng này là một triệu chứng, hơn nhiều bằng cớ khác,
minh xác có các vị Thiêng Liêng thị hiện hoàn toàn ở ngoài người đồng tử.
Lối cầu này không thể đem ra thí nghiệm giữa đám đông người, vì nó không hạp với ý tọc mạch của phần đông công chúng. Phải có những điều kiện: tịnh tâm, nâng cao tinh thần, lại chỉ nên nhóm hiệp một số ít người, cùng đồng một mối tín ngưỡng và cùng đọc kinh cầu nguyện, mới mong đặng kết quả
Đây là những món đồ dùng để thiết đàn:
1. 1 cái đèn và 1 cặp đèn cầy.
2. 1 cái bình chưng bông.
3. 1 tờ giấy trắng.
4. 1 chiếc đũa bằng đá nam châm, hay bằng sắt mà có quẹt đá nam châm.
5. 1 cái bàn đàn và 1 tấm khảm trắng trải bàn.
6. Hãy đặt bàn đàn ấy trong phòng thật kín, có xông trầm hương thơm.
Muốn tiếp xúc với một Thần Linh nào chủ về vận mạng cõi đời này,
 thì phải thỉnh cầu vị ấy, theo các điều kiện đặc biệt về tinh thần như sau:
Trong 12 ngày, đồng tử phải ở chỗ vắng vẻ, lặng lẽ và tịnh tâm
ăn ròng chay lạt và đem hết tư tưởng hướng về sự thỉnh cầu đó.
Khi lập đàn, phải vận lễ phục nghiêm trang. Muốn cầu Thần Linh giúp đỡ mình, thì phải cầu kinh mới thấu đến các đấng ấy. Kinh cầu khỏi phải lựa thứ kinh của đạo này hay là của đạo khác, miễn là thứ kinh đó có phần cao thượng và đặng hạp với việc mình đương cầu.
Chúng tôi tưởng việc cầu mà đặng ứng nghiệm hơn hết là nhơn danh một vị Thần Linh Thượng Đế cao cả, nguyện với Hộ Mạng Thần Quan, thỉnh giúp cho mình,
 vì Hộ Mạng Thần Quan thấy rõ các vị Thần Linh ở xung quanh chúng ta.
Tôi khuyên nên đọc câu này: "Thành khẩn Thượng Đế Chí Tôn ban cho một vị Thiên Thần đến chỉ giáo chúng tôi." Rồi hãy chờ vị của mình mong mỏi đó đến.
Một việc quan trọng nhứt là cần giữ yên lặng và tịnh tâm với một lòng mong muốn tha thiết và một ý chí cương quyết thành công. Tôi nói ý chí, chớ không phải dục vọng ít nhiều, thường bị gián đoạn, bởi tính lo nhiều việc. Ý chí phải nghiêm chỉnh, bền dai, vững chắc mà không vội vàng, hấp tấp. Sự tịnh tâm phải nhờ có cảnh vắng vẻ, yên lặng,
 xa nơi phiền ba náo nhiệt, có thể làm xao lảng tâm trí.
Lắm khi, tuy là lập đàn đúng theo điều kiện, mà ta thường không tiếp được chi, cả ngày đầu và luôn nhiều ngày kế tiếp đó. Đừng hy vọng hễ lập đàn là đặng ban ơn ngay.
Có nhiều đồng tử cầu cả năm,
và lâu hơn nữa không chừng, mới có Thần Linh giáng."

THỜI KỲ THÀNH TỰU CỦA HUYỀN CƠ

Ông Minh Chánh đặng trước cái thơ này đề năm 1916, sau nhờ có vị pháp sư Tàu chỉ bảo thêm, mới nhứt định tập luyện theo cách nói trên,
 nhiều năm công lao khó nhọc mới là đặng thành tựu.
Kỳ thành tựu thứ nhứt, có nhiều vị trí thức theo Tây học, ít tín ngưỡng đến dự đàn. Đây nói thành tựu thứ nhứt là vì trước khi đặng kết quả, biết mấy lần đã hỏng rồi,
 mặc dầu người chủ đàn làm đủ các phép nói trên.
Khi lập đàn, có nhiều người dự đàn đứng xung quanh cầu nguyện. Còn ở giữa cái đàn thì treo một cái bao thơ trên xà nhà thiệt cao, đừng ai rờ mó tay tới được. Trong bao thơ đó, có để sẵn một tờ giấy trắng trên đó dán hai lá bùa nói trên và mỗi người dự đàn đều ký tên vào đó, làm chắc là tờ giấy ấy không ai lên thay đổi được.
Ai muốn hỏi điều chi thì phải thành tâm tưởng mạnh vào câu mình muốn hỏi,
 chớ không nên nói ra lời. Mỗi người chỉ đặng hỏi một câu,
 không nên tưởng nhiều việc,
để tránh khỏi sự lộn xộn.
Chừng 10 hay 15 phút sau, ông Minh Chánh mới bắt ghế lên lấy cái bao thơ xuống. Khi ông mở bao thơ ra, thì thấy trên giấy đầy chữ viết. Trước ghi câu hỏi, rồi sau có một bài thơ của Thần Tiên trả lời cho mỗi câu hỏi ấy. Nét chữ rất sắc bén, tinh xảo, viết bằng một chất xám xám, tựa như một cục than hay là một cây viết chì Comté (viết chì lớn và đậm).
Ai ai cũng lấy làm ngạc nhiên, cho đó là một việc xưa nay chưa từng có và là một cái bằng chứng thiệt có Thần Tiên trong cõi vô hình, không còn ngờ vực gì nữa.
Mỗi người đặng lời Thần Tiên dạy bảo, thì đều phấn khởi vui mừng,
lòng thêm tín ngưỡng thập bội.
Một đàn thứ nhứt, một đàn thứ nhì, kế đàn thứ ba lại xảy ra một chuyện lạ như sau đây:
Khi ông Âu Minh Chánh bắt ghế lên bàn đàn, vói lấy cái bao thơ, vừa mói tay tới thì bị điển giựt rất mạnh, dường như mất hồn. Ông xuống nghỉ một chút để đọc thêm kinh cầu nguyện. Rồi ông cũng cố gắng đứng lên lấy bao thơ và mở ra xem, thì thấy có ba bài thơ trả lời, mà bài thơ sau rốt, chỉ có một câu đầu và một chữ đầu câu thứ hai. Kế đó,
 là một đường viết chì kéo dài xuống, để chấm dứt.
Có người dự đàn phỏng đoán rằng: Đó là Thần Tiên viết chưa rồi,
 mà vì ông Minh Chánh vội gấp lấy bao thơ, nên Thần Tiên không cho trọn đủ được.
Cách tiếp điển trực tiếp của Thần Tiên bằng huyền cơ như nói trên chẳng phải lạ. Bên Tàu đã có từ xưa, bên Pháp và bên Huê Kỳ cũng có nữa. Người Pháp gọi cách viết đó là:
 "Médiums pneumato-graphes" cũng gọi là "Ecriture directe"
(coi cuốn "Le livre des Médiums" par Allan Kardec, chương 12).
Có người đã đem các việc cầu đàn Huyền Cơ nói trên mà đăng trên mặt báo "Echo Annamite" (Tiếng dội của người An Nam), viết bằng tiếng Pháp lối năm 1922-1923. Nhưng tác giả các bài báo đó không có nói rõ
người nào lập đàn và lập tại đâu.

TÌNH CẢNH BẮT BUỘC PHẢI DÙNG THẦN CƠ

Sau quả Thần Tiên cũng nhìn nhận ông Minh Chánh đã vội gấp lấy bao thơ như nói trên và khuyên không nên dùng thường huyền cơ. Vì điển Thần Tiên giáng bút theo huyền cơ rất mạnh, nếu sau này ai còn phạm lỗi như thế nữa, thì có thể bỏ mạng được. Cho nên từ đó, Thần Tiên dạy phải dùng thần cơ nghĩa là dùng đồng tử và cơ loan mà viết theo lối thường.
(Báo Đại Chúng, số 242 và 243, năm 1963)
Ngài cố Minh Thiện (Minh lý Thánh Hội)

Thư Viện 1      4   5

Bủu Minh Ðàn.Trang Web Phục Vụ Nhơn Sanh Miễn Phí.,Webmaster Trương Ngọc An