Chơn cũng đọc là chân : thực, không giả dối, có thực, không phải hư ảo. ; Bản chất Lý : Lẽ
Chơn lý Ðạo Phật : Phần căn bản hay bản chất có thực, không hư ảo của Ðạo Phật.
Chơn lý Ðạo Phật lúc ban sơ gồm các điểm cốt yếu như sau :
Vấn đề khổ , vấn đề vô thường, vấn đề vô ngã. Ba diểm nầy được lấy làm tôn chỉ của Ðạo Phật ngay từ buổi đầu.
Vấn đề Khổ : Ðược lồng vào chương trình giáo lý của Ðạo Phật gồm bốn mục gọi là Tứ Diệu Ðế hay là Tứ Thánh Ðế như sau
A) Khổ Ðế : hay là Khổ Ðề ( sanh là Khổ, lão là Khổ; bệnh là Khổ, tử là Khổ).
B) Tập Ðế ( nguyên nhân sự Khổ gồm thập nhị nhân duyên từ vô minh ở các tiền kiếp đến thời kỳ " Tử" của kiếp nầy : Luật Nghiệp báo và Luân hồi.
C) Diệt Ðế ( diệt sự Khổ : con người tự đem xiềng xích buộc cho mình thì phải tự mình tháo nó ra chớ không ai làm việc ấy cho mình được).
D) Ðạo Ðế ( phép mầu diệt Khổ tức là "Ðạo bát chánh" gồm 8 điểm sau đây:
1. Chánh kiến ( tín ngưỡng chơn chánh)
2. Chánh tư duy ( tư tưởng chơn chánh)
3) Chánh ngữ ( lời nói chơn chánh)
4) Chánh nghiệp ( việc làm chơn chánh, đúng theo Tam Qui, Ngũ giới).
5) Chánh mạng ( nghề nghiệp chơn chánh) đúng theo ngũ giới.
6) Chánh tinh tấn ( sự cố gắng chơn chánh, tinh khiết trong sự tu học, trong những hoạt động)
7) Chánh niệm ( sự tưởng nhớ chơn chánh). Vấn đề Vô Thường :
Ðề cập đến vấn đề Vô Thường ( Impermanence) là cố ý nói : Các hiện tượng ( phénomène) vô tri, vô giác, hoặc hữu tri, hữu giác cũng được gọi chung là : Vạn pháp trong thế gian nầy từ nhựt, nguyệt, tinh tú, sơn hà, đại địa cho đến côn trùng , thảo mộc, cầm thú và loài người ( hiền ,ngu, thánh, phàm), không có vật nào đã có mà lại không tiêu mất ( hữu hình tất hữu hoại, hữu thỉ tất hữu chung).
Vạn pháp sở dĩ có là bởi nhân duyên ở ngoài tạo ra rồi lại theo nhân duyên ấy mà tiêu diệt và như vậy, vạn pháp nhứt thiết không trường cửu, không có thường định : nghĩa là vô thường. Vấn đề Vô ngã :
Nêu lên vấn đề Vô ngã ( non égo, non moi, impersonnalité) là cố ý nói trong vạn pháp không có thần ngã bất diệt ( nghĩa là các cơ ngã riêng trường cửu của mỗi pháp).
Theo Phật giáo, cái mà người ta tưởng lầm là thần ngã (égo, le moi) là cái do ngũ uẩn ( sắc, thọ, tưởng, hành, thức) hòa hợp lại mà thành và sự thật nó là uẩn ngã ( thí dụ : sanh hồn hay mê hồn ( âme végétative) gồm những bản năng sinh tồn ( les instincts), giác hồn ( âme sensitive) gồm những thất tình và lục dục.
Khi con người chết, nhục thể tan rã thì mê hồn hay sanh hồn và giác hồn sẽ cùng với nó mà tan rã theo. Như vậy uẩn ngã cũng do đó mà tan rã nốt. Vậy không nên lấy cái uẩn ngã nầy mà làm cái chân ngã (sẽ được giải thích ở đoạn sau).
Sự phân chia Ðạo Phật ra làm hai Phái : Tiểu Thặng : petit véhicule và
Ðại Thặng : grand véhicule)
Ba điểm căn bản : Khổ, Vô thường, Vô ngã nói trên là tôn chỉ của Ðạo Phật từ buổi sơ khai và suốt trong thời kỳ Ðức Phật còn tại tiền.
Trong thời gian ấy, các vị tông đồ của Ðức Phật từ bậc Thinh Văn, bậc Duyên Giác cho đến bậc La Hán là bậc Thánh đã đoạn tuyệt hết thảy những Kiên, Tư, Hoặc , ở trong tam giới đều noi theo đó mà tu hành để đi đến Niết bàn ( Nirvana), là cảnh không sanh, không diệt nữa.
Nhưng sau khi Ðức Phật tịch diệt rồi thì trong số môn đồ lại chia ra làm hai Phái có ý kiến khác nhau như sau: 1) Phái Tiểu Thặng ( Petit véhicule) - Phái nầy do các bậc trưởng lão theo đúng giáo pháp mà Ðức Phật đã hoạch định khi còn tại tiền và không được thay đổi, thêm bớt gì cả. Phái nầy mệnh danh là : Phật giáo nguyên thủy và chọn Ðảo Tích Lan làm nơi phát xuất. Về sau Phái nầy được gọi là Phật giáo Nam Tông và đã truyền sang Mã Lai, Thái Lan, Miến Ðiện, Ai Lao, Cam Bốt...vv..
Nơi am tự, Phái Tiểu Thặng chỉ thờ có một vị Phật duy nhứt trong quá khứ, trong hiện tại và trong tương lai là Ðức Thích Ca Như Lai.
Theo gương Ðức Thích Ca còn tại tiền, Phái Tiểu Thặng trước đây hằng ngày thi hành thủ tục " hóa trai" ( Trì bình khất thực). Thủ tục nầy hiện nay không còn thực hành nữa. Danh từ Tiểu Thặng có nghĩa là : Chiếc thuyền con chở được một số ít hành khách mà thôi. 2) Phái Ðại Thặng ( Grand véhicule) là Phái do Ðại Chúng lãnh đạo. Ðại Thặng có nghĩa là : Chiếc thuyền to chở được số lớn người quá giang.
Phái Ðại Thặng cho rằng: "Cái giáo pháp để chữa các bệnh của người đời quá say đắm về những học thuyết của Ðạo Bà La Môn, cho nên Ðức Phật có ý không nói đến cái học Hình Nhi Thượng, bỏ cái học ấy ra ngoài vòng luân hồi sanh tử, chớ không phải giáo pháp của Ngài chỉ có thế mà thôi.
Phái Ðại Chúng (Ðại Thặng) sở dĩ có thái độ như thế là cũng vì có tư tưởng của phần nhiều người thời bấy giờ rất khuynh hướng về cái học thuyết siêu việt để sưu tầm cho ra Chân Lý (điều mà trước kia Ðức Phật không cấm đoán). Vì lẽ đó mà Phái Ðại Thặng mỗi ngày một bành trướng lên và lâu ngày thành một học thuyết lớn lan rộng ra nhiều nước ngoài như Tây Tạng, Trung Hoa, Mông Cổ, Việt Nam, Cao Ly và Nhựt Bổn vv...Ðức Phật trước khi đắc Ðạo đã học hết các học thuyết trong Bà La Môn giáo, thì chắc chắn Ngài cũng không bỏ những giáo pháp ấy. Bởi thế cho nên sau khi Ðức Phật tịch diệt thì các môn đồ của Ngài không đồng ý kiến với nhau về cách áp dụng giáo pháp của Ngài.
Phái Ðại Thặng chủ trương lấy "vi ý" của Ðức Phật mà lập ra một giáo pháp có học Hình Nhi Thượng mà gây thành một học thuyết có chủ đích rộng lớn hơn, có thể cứu độ được hết thảy chúng sanh.
Về sự tín ngưỡng, Phái Tiểu Thặng chỉ nhận có Niết Bàn là cõi cùng tột của người tu đạo. Ai tu hành đắc Ðạo là vào Niết Bàn. Niết Bàn không phải là cõi hư vô trống rỗng, tuyệt nhiên không có gì cả, mà là mọi sự ham muốn khát vọng và những đỰều điên đảo, giả dối đều tuyệt nhiên không có. Thật là một cảnh an vui vô cùng! ở cảnh nầy không còn phân biệt hiền ngu, phàm Thánh gì nữa. Vì lẽ đó mà các môn đồ Tiểu Thặng chỉ sùng bái Tam Bảo : (Phật, Pháp, Tăng) và chỉ có thờ Ðức Phật Thích Ca là vị đạo sư đã khải ngộ cho chúng sanh để đi đến chỗ giải thoát ra ngoài vòng luân hồi.
Phái Ðại Thặng tuy đã theo đúng tôn chỉ của Ðức Phật đã dạy nhưng đã mở đường lối để đi đến chỗ chân lý tuyệt đối.
Lẽ tất nhiên Phái Ðại Thặng tự hỏi rằng:" Vạn pháp đã vô thường thì cái gì là thường? Vạn pháp đã vô ngã thì cái gì đi đến chỗ giải thoát mà vào Niết Bàn?".
Vì có những câu hỏi ấy cho nên Phái Ðại Thặng đi thẳng vào cái học Hình Nhi Thượng và truyền ra những kinh như Bác Nhã Ba La Mật Kinh, Kim Cương Kinh, Pháp Hoa Kinh, Hoa Nghiêm Kinh, Lăng Nghiêm Kinh, Vô Lượng Thọ Kinh và các luận thuyết nói về Chân Như Chân Ngã : Linh hồn (esprit); về Không, về Pháp, về Duy Thức vv...
Về sự thờ phụng trong các chùa thuộc Phái Ðại Thặng trước đây mấy chục năm, thì có thờ chư Phật và các vị Bồ Tát. Nguyên do là theo lý thuyết Hình Nhi Thượng Học của Phái nầy thì trong Vũ Trụ chỉ có một Ðức Phật, tức là một cái Biết, cái Sáng độc nhất, tuyệt đối, bất sinh, bất diệt thường trụ trong Tam Thế : Quá khứ, hiện tại, vị lai. Vạn pháp ( vạn tướng) nói trên đều do đó mà sinh hóa rồi trở về đó ( Bổn lai diện mục).
Cái Biết, cái Sáng độc nhất ấy gọi là Pháp Thân Phật, chư Phật ở cõi Phật hay cõi đời, hết thảy đều là những cái ảnh, cái bóng của cái Biết, cái Sáng ấy và tất cả đều do Pháp Thân Phật hiện ra chớ không có cái gì khác.
Vì lý do đó mà trong chùa thuộc Phái Ðại Thặng trước kia có thờ Tam Thế Thường Trụ Pháp Thân Phật (Vairocana),, Báo Thân Phật tức là Ðức A Di Ðà Phật tức Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ Phật và Hóa Thân Phật là Ðức Thích Ca Mâu Ni Phật cùng chư vị Bồ Tát như Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, Ðại Thế Chí Bồ Tát, Ðịa Tạng Vương Bồ Tát vv
Ðó là những điểm khác biệt bề ngoài nhưng bề trong hai Phái Ðại Thặng cùng
Tiểu Thặng theo đúng lời dạy của Ðức Phật.
Ý nghĩa câu : Chơn Lý Ðạo Phật qua Tam Kỳ Phổ Ðộ.
Câu trên đây có nghĩa sau đây: Xuyên qua Tam Kỳ Phổ Ðộ, chơn lý của Ðạo Phật được áp dụng như thế nào ? Nói một cách khác, trong Tam Kỳ Phổ Ðộ, các điểm trọng yếu của giáo lý Ðạo Phật vừa nói trên đã được giải thích và áp dụng dưới hình thức nào.
IỊ Mối Liên Quan mật thiết giữa Ðạo Phật và Tam Kỳ Phổ Ðộ.
Ạ Ðịnh nghĩa :
1) Tam Kỳ Phổ Ðộ hay là Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ có nghĩa là : Ðạo Trời ( Ðại Ðạo) khai diễn lần Ba để cứu độ chúng sanh. Tiêu ngữ ấy đáng lẽ phải được viết như sau:
đại đạo : tam kỳ phổ độ
2) Tam Giáo Qui Nguyên : Ba Giáo lớn và lâu đời nhứt ở Á Châu là Nho, Thích, Ðạo, nay cùng nhìn nhận đồng thuộc về một nguồn gốc.
3) Ngũ Chi Phục Nhứt :Năm trình độ tu hành trong Ðại Ðạo là : Nhơn Ðạo, Thần Ðạo, Thánh Ðạo, Tiên Ðạo và Phật Ðạo, đồng trở về Ngôi Một là Ðại Ðạo hay Lý Nhứt Nguyên ( Thượng Ðế không thị hiện).
B. Các Thánh giáo tiếp được từ buổi sơ khai của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ cho đến nay
nói về mối liên quan mật thiết ấy.
1) Ðàn cơ tại Vĩnh Nguyên Tự ( Cần Giuộc) đêm 7/4/1926.
Ngọc Hoàng Thượng Ðế Viết Cao Ðài Tiên Ông Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát giáo Ðạo Nam Phương :
Nhiên Ðăng Cổ Phật thị Ngã,
Thích Ca Mâu Ni thị Ngã,
Thái Thượng Nguơn Thỉ thị Ngã,
Kim viết Cao Ðài.
2) Ðàn cơ tại Chùa Giác Hải ( Phú Lâm Chợ Lớn) đêm 15 tháng 8 Bính Dần (1926) :
Thích Ca Mâu Ni Phật viết Cao Ðài Tiên Ông Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát chuyển Phật Giáo Nam Phương.
Như Nhãn con nghe Thầy :
Khi giáng trần Chí Tôn Phật Tổ, Thầy dạy rằng có 5 môn đệ, chúng nó đều chối Thầy.
Khi giáng lập Ðạo Tiên, Thầy có một trò là Nguơn Thỉ.
Khi lập Ðạo Thánh , Thầy đặng 12 môn đệ. Song đến khi bị bắt và hành hình thì chúng nó đều trốn hết,
lại còn bán xác Thầy nữa....
Phụ giải : Như Nhãn là pháp danh của vị Hòa Thượng trụ trì Chùa Giác Hải.
3. Ðàn cơ tại Long ẩn đàn (Sàigòn) đêm 8 tháng 10 năm Kỷ Mão ( 18/11/1939):
Thầy các con . Mừng các con nam nữ.
THI BÀI :
Thích Ca xưa vốn Cao Ðài,
Cao Ðài nay cũng Như Lai giáng trần.
Các con rõ ý Thầy phân,
Phật Tiên chi cũng phàm thân luyện thành.
Cùng chung một Phái Tam Thanh,
Chuyên lo tu tịnh căn lành huờn nguyên.
Thoát vòng khổ hải truân chuyên,
Muôn năm mới gặp chơn truyền Thầy ban.
Huệ đao đoạn dứt dây oan,
Tu thành chánh quả Hội Bàn Cung Diêu.
4) Ðàn cơ tại Liên Hoa Cửu Cung (Thủ Ðức) độ vào năm 1940/1941) :
Vào độ thời gian nói trên, trong một đàn cơ lập tại Liên Hoa Cửu Cung, sau khi Ðức Thượng Ðế giáng xuống thì một vị hầu đàn ( Chủ tịch một Hội Phật học trứ danh ở miền Nam) bèn quì xuống dâng lên một cái khải (mật sớ) trong đó có viết 6 chữ : Nam Mô A Di Ðà Phật và cầu xin Ơn Trên minh cái sớ ấy . Ðại Ngọc Cơ chuyển động và viết : "Thập nhị tùng lục". Người dâng sớ nói lớn :"Trật". Ðại Ngọc Cơ chậm rãi viết : "Thầy cho phép con khai cái mật khải ấy và đọc lớn lên cho cả đàn cùng nghe". Vị ấy tuân lịnh và đọc lớn :"Nam Mô A Di Ðà Phật" . Cơ viết :" Con đếm xem mấy chữ ?" Vị ấy đếm và bạch :" Sáu chữ" . Cơ lại tiếp tục viết :" Còn tá danh của Thầy có mấy chữ ?" . Vị ấy đếm và bạch :""Mười hai chữ". Cơ tiếp tục viết :" À ! mười hai chữ ngày hôm nay do sáu chữ xưa kia mà ra . Trật chỗ nào ? . Vị nói trên bèn sụp xuống lạy và xin lỗi. 5) Ðàn Cơ tại Thiên Lý Ðàn ( Hòa Hưng) đêm Giao Thừa 30 tháng Chạp năm Giáp Thìn (1/2/1965).
Tại đàn cơ nầy, Ðức Thượng Ðế Cao Ðài giáng xuống xưng danh như sau:
Muôn thuở từ bi với chúng sanh,
Không phân kẻ dữ với người lành,
Nghiệp duyên vay trả tùy căn độ,
Tam Giáo khác màu cũng một danh.
Sau khi dạy xong mọi việc, Ngài sắp thăng thì một vị hầu đàn bạch yêu cầu Ngài cho biết
trong hai pháp danh mà các Ðấng Thiêng Liêng đã ban cho vị ấy phải chọn phán danh nào thì
Ðại Ngọc Cơ vừa viết câu:"Thầy ban ơn các con - Thăng ", liền huy động mạnh trở lại và viết
ra đoạn như sau;
THI :
Tự con nhận hiểu đủ rồi,
Tên nào cũng phải ngược xuôi làm gì?
Tu đi con hãy tu đi !
Tên nào cũng được ngại chi con hiền ?
Hiểu rằng : Nghiệp quả trần duyên,
Tên là cái giả triền miên muôn đời.
Xuống lên, lên xuống luân hồi,
Ðến tên Ngọc Ðế mấy hồi đổi thay !
Khi xưng Giáo Chủ Cao Ðài,
Khi xưng Thiên Chúa khi khai Di -Ðà.
Lắm hồi Bồ Tát Ma Ha,
Bao lần Khổng Mạnh cũng già nầy đây !
Khuyên con an dạ từ rày,
Nghiệm suy cho hiểu lời Thầy định phân.
IIỊ chơn lý dạo phật qua tam kỳ phổ độ.
A) Về Hình Nhi Hạ Học
1) Cách thờ phượng trong Ðạo Cao Ðài: Trên Thiên Bàn ở cấp bực Tam Thanh Giáo Chủ thì
có pho tượng hoặc linh vị của Ðức Thích Ca Như Lai. Dưới đó một bậc trong hàng Tam Trấn
Oai Nghiêm, Ðại Diện cho Ðạo Phật, có pho tượng hoặc linh vị Ðức Quan Âm Bồ Tát, và bên
ngoài ngó vào Thiên Bàn thì có pho tượng Ðức Hộ Pháp cầm giáng ma xử.
2) Các nghi lễ :
a) Kinh Nhật tụng : Có Kinh xưng tụng Ðức Nhiên Ðăng Cổ Phật.
b) Trong số 14 bài Kinh Nôm do Toà Thánh Ðịnh Tường (Mỹ tho) tiếp được thì có bài Kinh
xưng tụng Ðức Thích Ca Phật Tổ và bài Kinh Xưng tụng Ðức Quan Âm Nam Hải.
Về việc tang lễ thì trước kia trong Tam Kỳ Phổ Ðộ còn dùng Kinh Di - Ðà, Hồng Danh, Vu
Lan. Nhưng sau này quyển Kinh nầy được thay thế bằng quyển Di Lạc Tâm Kinh.
Quyển Kinh Phổ Môn xưa bằng chữ Hán thì nay được thay thế bằng quyển Kinh Phổ Môn
Quốc Âm, phiên dịch quyển trước.
Lấy dấu Tam Qui : Qui y Phật, Qui y Pháp, Qui y Tăng.
3) Về nhạc cụ : Dùng trống lớn gọi là Lôi Âm Cổ và Ðại Hồng Chung gọi là Bạch Ngọc
Chung để đầu lễ đại đàn, đánh lên Ngọc Hoàng sấm.
4) Lễ phẫm: Hương, hoa, trà, rượu, trái cây, sớ điệp.
B ) Về Hình Nhi Thượng Học : Những điểm tương đồng với Ðạo Phật :
a) Ý nghĩa Tam Qui - Thiên đàng, Ðịa ngục.
b) Giải thích và áp dụng Ngũ giới cấm.
c) Công nhận thuyết : Hữu - Vô , Không - Sắc.
d) Công nhận cảnh Niết Bàn.
đ) Công nhận thuyết Tứ Diệu Ðế - Luật Nghiệp Báo và Luân Hồi.
e) Công nhận thuyết Tham Thiền Nhập Ðịnh để đi đến Minh Tâm Kiến Tánh ( Giác Mê ).
C) Các bài Thánh Giáo giải thích một ít điểm quan trọng nói trên.
1) Ðàn cơ tại Cao Thiên Ðàn ( Kiên Giang) đêm 28 tháng 4 Canh Ngọ ( 20/9/1930) : Giải thuyết Ðạo Phật .
THI :
Tây cảnh gìn lòng độ chúng sanh,
Phương nào cũng độ khắp u minh.
Thích môn huệ tánh giồi tâm tướng,
Ca giáo hư vô luyện tánh linh.
Chứng cấp huyền cơ ban Nữ Phái,
Minh mông Ngọc sắc hội Tiên Danh.
Thể vân xá lợi đồng vui hưởng,
Liên(g) các cung Quỳnh bước rộng thinh.
Thượng ỷ chứng đàn cho :
Thể Sắc không không hữu bất không,
Liên(g) Hoa vạn đóa hiện vu trung,
Tiên đơn ký đắc Minh Tâm tánh,
Nữ, nữ, nam, nam tánh diệc đồng.
thuyết giảng đạo phật
1. Tây phương Giáo Chủ Thích Ca,
Giảng minh thuyết pháp Thiên Hoa Liên Ðài,
Hằng sa số Phật hôm mai,
Nhứt tâm qui hướng Như Lai phước điền.
2. Có câu Phật độ hữu duyên,
Khuyên ai rán giữ bổn nguyên của mình.
Nhơn sanh vạn vật tối linh,
Tiền nhân hậu quả như hình rọi gương.
3. Phật Ca hạ giáng Tây Phương,
Xả thân cầu Ðạo bởi thương loài người.
Thương vì sanh đứng giữa Trời,
Sánh cùng Thiên Ðịa đáng ngôi Tam Tài.
4. Lý ưng mạnh giỏi hoài hoài,
Có đâu già yếu hôm mai tật nguyền.
Ðến cơn bịnh khổ triền miên,
Thác rồi hết kiếp đảo điên trăm bề.
5. Sanh rồi lại bịnh làm chi ?
Lão rồi lại Tử thảm thê vô cùng !
Nghĩ suy chi xiết não nùng !
Tuyết sơn tu luyện dày công được thành.
6. Quyết lòng độ khắp chúng sanh,
Niết Bàn diệu quả chứng minh Bồ Ðề.
Rèn lòng nguyện lực Ðại Bi,
Vô thượng chánh giác, kiếp thì viên minh.
7. Ðạo Phật càng gẫm càng kinh !
Bất sinh bất diệt minh minh muôn ngàn,
Ðại thiên thế giới mang mang,
Vô biên ,vô lượng , thanh nhàn trang nghiêm.
8. Sắc, Không, Không, Sắc nan chiêm,
Vô ảnh, vô tướng cổ kim diệu huyền.
Tầm lưu , nhứt đán đắc nguyên,
Diệu trung Chí diệu , hiển nhiên phi phàm.
9. Bình tâm dưỡng tánh cho kham,
Tu lai cải vãng chớ ham vọng cầu.
Trong mình sẵn ngọc Minh Châu,
Trong mình sẵn Phật phải đâu mà tìm.
Trăng trong, gió lặn, nước êm,
Gay chèo Bác Nhã, khoát rèm Chơn Như.
Lần lần dọ bến Không Hư,
Nọ bờ Cực Lạc, kìa bờ Phi Phi.
11. Vượt qua Bát Chánh Ðạo chi,
Trần sa vô bất liểu tri hiện tiền.
Trải sanh vô sắc Trùng Thiên,
Linh Sơn chứng quả vô phiền vô ưu.
Mấy ai rõ thấu Ðạo mầu,
Thông hành, thể dụng, nguyên lưu Di Ðà.
2) Thánh Giáo giải thích Qui Y : THI :
Thể đắc Kiền Khôn bí diệu huyền,
Liên(g) đài Cực Lạc khám hồn nhiên,
Tiên gia khẩu thọ truyền tâm yếu,
Nữ phái ưu tư ngộ giác duyên. Qui Y :
1. Qui y chánh nghĩa : Về nương,
E đường lầm lạc phải nương có người.
Xét coi dưới Ðất trên Trời,
Có ba ngôi chánh đáng nơi cậy nhờ.
2. Minh mông thế giới cõi bờ. Qui Y Phật :
Nhứt nương theo Phật đại từ đại bi,
Các em vụng tính, hẹp suy,
Cứ tưởng rầm rì Phật ở Tây phương.
Nào hay trước mắt chán chường,
Phật là tri giác ở lương tâm mình.
Khuyên em hãy giữ lấy thân,
Trong mình đã sẵn Tam Thân Phật rồi.
Tánh người bẩm tại khí Trời,
Tam thân Phật Tánh trau giồi bổn căn.
Một là thanh tịnh Pháp Thân,
Hai là thiên ức Hóa Thân Bồ Ðề.
Qui y tự tánh kiêng dè,
Báo thân viên mãn, chở che hằng hà.
Tam thân thứ tự đủ ba,
Tự tâm qui hưởng thật thà đừng gian.
Qui Y Pháp : Qui y Phật tóm ít hàng,
Bước qua Qui Pháp một đàng chỉ cho.
Pháp giả Chánh giả nghĩa to,
Nguơn thần giữ chặt chớ vô nẻo tà.
Nhứt tâm nhứt niệm thiết tha,
Vô nhân, vô ngã thiệt là không không.
Vô ưu, vô lự thong dong,
Bất tham, bất dục, Pháp trong Tánh mình.
Cho nên tu phước phóng sinh,
Có mong thì phải có tình ý tham.
Lo sao việc phải nên làm,
Ðừng toan tính trước giành cam danh phần.
Dầu cho phước đức vô ngần,
Phước tuy có đó, tội hằng đuổi theo.
Vì chưng có ý dệt thêu,
Phải chi gặp dịp, gặp dèo , làm doan,
Vô tâm vi thiện mới ngoan,
Hữu tâm vi thiện ai màng mà ham ?
Biết rằng bất chánh mà làm,
Tội càng bội tứ, bội tam tội thường.
Chánh là một bực bình thường,
Kìa Trời Nhựt Nguyệt Âm Dương đến ngày.
Dầu cho tiết khí đổi thay,
Cũng là mục chánh chuyển day tứ mùa.
Qui Y Tăng : Luôn lời chị giải Qui Tăng,
Tam Qui gìn giữ khít khăng chớ rời.
Tăng là thanh tịnh trong vơi,
Như trời im lặng, không mời gió mưa.
Lòng không ham, ghét, chuộng ưa,
Gìn cho trong sạch bổn sơ tánh mình.
Nhựt nguyệt còn có hồi minh,
Tăng Qui nghiêm nên tánh tình giồi trau.
Vững vàng chẳng núng, chẳng nao,
Lặng trang như nước, không chao, không tràn.
Công danh phú quí chẳng màng,
Ðịa ngục, Thiên đàng chẳng vọng, chẳng mê.
Ðại hùng dõng lực từ bi,
Vô thinh, vô xú, vô khi mực thường.
Biết sao thiệt thiệt, hơn hơn,
Biết sao thương ghét, ghét thương cõi trần.
Kìa kìa một đám phù vân,
Mà trời thanh tịnh lần lần trong xanh.
Tăng Qui khuyên khéo giữ gìn,
Cho thanh, cho tịnh, như bình nước trong.
Chớ rằng Ðạo ở đâu xa ,
Minh Tâm kiến Tánh, liên hoa hầu kề.
Qui Y chánh pháp chỉ rành,
Phải chuyên qui hướng trọn lành mới nên.